Chương 11


Cách mạng Tây Sơn theo sự hiểu biết của tôi

Chúng ta đã có giòng sông Gianh chia đất nước làm hai. Đàng ngoài của chúa Trịnh. Đàng trong của chúa Nguyễn. Tham vọng quyền bính đã làm chúa Trịnh mờ mắt và đưa dân tộc vào cuộc chiến tranh huynh đệ ngót nghét trăm năm. Phiêu lưu mù quáng và vô vọng của chúa Trịnh tạo ra đau khổ, lầm than cho dân chúng cả hai đàng. Chiến tranh làm nghèo đất nước. Của cải dồn hết cho những trò chơi giết nhau. Chiến tranh đẻ ra ngàn vạn tệ đoan. Sưu cao, thuế nặng. Bắt lính. Hối lộ. Tham nhũng. Guồng máy thống trị siết cổ dân chúng. Trái đau khổ khi chín mùi thì biến thành trái phẫn nộ. Và đó là nguyên do của cách mạng Tây Sơn. Đàng ngoài thối nát. Đàng trong thối nát, cơ cấu quốc gia nằm trong tay Trương Phúc Loan. Nguyễn Nhạc xuất hiện.

Nguyễn Nhạc là ai? Lịch sử không ghi rõ thân thế và sự nghiệp của ông cùng những sinh hoạt hàng ngày với bạn rượu. Tôi nghĩ, xuất xứ đời ông cũng giống Lưu Bang, người diệt Tần với Hạng Võ rồi diệt Hạng Võ mà lập ra nhà Hán. Lưu Bang được mô tả trong Hán Sở tranh hùng là một tên đình trưởng hạng bét. Đúng nghiã, y là tên phóng đãng mà chữ nghiã hôm nay gọi là du đãng. Lưu Bang lười biếng không chịu làm việc gì cả. Y thường ra quán, tụ tập bằng hữu, uống rượu say sưa, có tiền thì trả, không tiền thì quỵt. Y chọc gái trơ trẽn, phá xóm phá làng, dân chúng ai cũng ghét bỏ, khinh bỉ. Nhà Tần độc ác, bắt phu đi làm xâu triền miên. Lưu Bang trốn mãi không xong, đành phải gia nhập đám phu đi phá núi. Ngày thường, Lưu Bang nhát như cáy, hễ đánh nhau là bỏ chạy trước. Thế mà hôm leo núi, Lưu Bang dám mở miệng nhi nhô đòi diệt Tần Thuỷ Hoàng. Dân phu hoan hô Lưu Bang. Y can đảm, phóng lên phiá trước, chém chết con mãng xà. Dân phu phục lăn, bầu Lưu Bang làm minh chủ. Đó, Hán Cao Tổ trảm xà khởi nghiã một cách ngẫu nhiên chưa? Thừa thắng xông lên, Lưu Bang dẫn đám dân phu vây một huyện thành. Nhờ Tiêu Hà, Đằng Công nội ứng, Lưu Bang giết viên tri huyện, giải phóng cả huyện. Tiêu Hà là người tài giỏi, theo Lưu Bang luôn. Rồi đến cả Trương Lương cũng theo. Kế nữa là Hàn Tín và vô số anh hùng hào kiệt. Lưu Bang giải phóng Hàm Đan. Lưu Bang cho Hạng Võ chết nhục ở Ô giang. Lưu Bang lên ngôi hoàng đế. Cái gì thôi thúc anh hùng hào kiệt phò Lưu Bang? Đó là quyền uy tự tạo. Một người muốn tự mình tạo quyền uy cho mình để thu phục người khác thì phải can đảm hoặc liều lĩnh và gặp thời cợ Nhiều người đã can đảm và liều lĩnh hơn Lưu Bang nhưng không làm nên sự nghiệp. Vì thiếu thời cợ Kinh Kha chẳng hạn. Người ta thường rè bỉu tướng Ba Cụt, cho rằng ông ta chưa từng học ở trường đào tạo sĩ quan nào. Tôi nghĩ quyền uy tự tạo của Ba Cụt đã cho phép ông tự phong tướng. Và ông can đảm hơn khối vị tướng được gắn lon trên đời này. Quyền uy tự tạo nó chứng minh giá trị đích thực của con người và nó thu hút nhiều người khác.

Vậy thì Nguyễn Nhạc, tự Biện Nhạc, chỉ là anh thu thuế ở một xã nhỏ. Anh rất chịu chơi, ham uống rượu với bạn giang hồ và hào sảng, đem tiền thuế thu của nhà giầu thù tạc bạn bè. Có thể, anh đã không thu thuế nhà nghèo. Nhờ sự hào sảng và tính chịu chơi của anh, bằng hữu giang hồ cảm phục. Anh bèn chơi bạo, lập mưu cướp huyện thành. Bằng hữu tán đồng. Biện Nhạc tự nằm trong cũi, nhờ bằng hữu hộ tống khiêng mình nộp cho tri huyện về tội tiêu hết tiền thuế. Tri huyện ngu dốt tưởng thật. Thế là Biện Nhạc cướp huyện, giải phóng sưu thuế, tạo cho mình thứ quyền uy để từ đó đi xa hơn. Nguyễn Nhạc mở đường cho Nguyễn Huệ. Anh em nhà Tây Sơn chơi đúng lúc vì dân chúng cả hai đàng cũng đều đã chán ghét chúa Trịnh, chúa Nguyễn. Anh hùng, hào kiệt, sĩ phu hướng về nhà Tây Sơn bầy mưu, lập kế. Tây Sơn diệt Nguyễn, diệt Trịnh, diệt xâm lăng Tầu mở một kỷ nguyên sáng tạo cho đất nước. Cái quyền uy tự tạo nó quyến rũ vô cùng. Nó đòi hỏi can đảm, liều lĩnh và thời cợ Nhưng những người can đảm, liều lĩnh không bao giờ là trí thức hay những kẻ đã thụ hưởng thừa mứa. Khổng Minh phò anh bán chiếu Lưu Bị. Trương Lương phò anh đình trưởng Lưu Bang. Phạm Tăng phò anh vũ phu Hạng Võ. Nguyễn Trãi phò Lê Lợi. La Sơn Phu Tử phò Nguyễn Huệ. Cao Ba Quát phò Lê Duy Cư...

Ở thời đại của tôi và ở đất nước tôi, mỗi cuộc dấy động có tính chất lịch sử, những người tiên phong hứng đạn và lưỡi lê đàn áp đều là những người không biết sợ hãi, những người mà cuộc đời quen gọi là dân anh chị, dân du đãng. Và họ đều là tuổi trẻ. Tuổi trẻ ngoài đời và tuổi trẻ trong quân dội. Những người tuổi trẻ trí thức đứng sau họ. Rồi đến nhân dân. Bọn đạo diễn thủ lợi không bao giờ có mặt. Tại sao Phật giáo xuống đường tỏ thái độ vối nhà cầm quyền phải nhờ vả anh em giang hồ dẫn đường? Tại sao Công giáo xuống đường đòi hỏi quyền lợi phải nhờ vả anh em giang hồ mở lối? Tại sao cảnh sát muốn dẹp xuống đường cũng phải nhờ vả anh em giang hồ? Bởi vì du đãng có quyền uy tự tạo. Bởi vì mỗi đàn anh của họ đều có tinh thần đại cạ Tinh thần đại ca là gì? Là sự hào sảng, bao dung, chịu thiệt thòi vì đàn em. Từ ba mươi năm nay, ở miền Nam, tôi chưa thấy một lãnh tụ tuổi trẻ nào xứng đáng so sánh với một đại ca du đãng. Từ mười năm nay, ở châu Âu, châu Mỹ, tôi chưa thấy một lãnh tụ kháng chiến nào xứng đáng so sánh với một du đãng bình thường. Hãy hỏi ông chủ tịch một hội đoàn, một phong trào xem có bao nhiêu hội viên, bao nhiêu đàn em thân tín. Chẳng có ai thân tín cả. Nhưng một đại ca du đãng có hàng trăm đàn em. Đại Cathay có ba ngàn đàn em một lòng một dạ với đàn anh. Môt tay anh chị Ở một khu vực là một tổng thống trong bóng tối của khu vực. Bởi thế, không chứa nổi tâm hồn Đại Cathay nên, sau khi mời Bộ tham mưu của Đại về ngự Ở Ngã Năm Bình Hòa giao du với Đại úy Chi, Trưởng ban bài trừ du đãng, ông Nguyễn Ngọc Loan đã hạ lệnh bắt Đại đầy ra đảo và thủ tiêu Đại Cathay.

Tại sao cộng sản đã gom hết những tay anh chị có tiền án và những tay bị tình nghi anh chị vào các trại tập trung lao cải rồi đầy đọa chết dần, chết mòn? Vì họ sợ du đãng, sợ sự liều lĩnh của du đãng. Họ lo ngại du đãng sẽ phát động quần chúng xuống đường chống đối chế độ mới. Họ hoảng hốt khi cán bộ, bộ đội, công an của họ đã bị ám sát. Họ đề phòng du đãng cuốn hút mọi khuynh hướng phản kháng họ. Chế độ nào cũng nể và cũng ghét du đãng. Nhưng du đãng, họ là ai? Trước hết, họ là những người tuổi trẻ như những người tuổi trẻ khác với đầy đủ cái tốt và cái xấu. Hoàn cảnh xã hội, gia đình tạo họ thành những người phóng đãng. Xã hội hẹp hòi đã phán xét họ nặng nề, đã lấp hết lối về của họ. Họ trở thành du đãng. Dưới mắt thành kiến của xã hội, du đãng là hạng người xấu xa nhất, tồi tệ nhất. Xã hội đồng hoá du đãng với bọn cướp giật đê tiện. Xã hội mù lòa không thể biết du đãng là những người tình cảm nhất, hào sảng nhất, giữ lời hứa nhất, dám nói và dám làm. Và làm là được. Một số người đã lợi dụng du đãng, lợi dụng sự can đảm và liều lĩnh của du đãng vào những mục đích xấu xa để họ mang tiếng. Tôi nghĩ, nếu du đãng có lý tưởng, nếu họ biết Lưu Bang là ai, Nguyễn Nhạc là ai thì thời cơ này dân tộc rất cần họ. Và tôi suy tư về cách mạng Tây Sơn.

Tôi không muốn đếm xỉa đến trí thức lưu vong nữa. Tưởng chừng như họ đã chết, dù họ vẫn còn sống. Những kẻ trốn tránh và sợ hãi thực tại, cố thu mình vào vỏ ốc mà mơ tưởng dĩ vãng huy hoàng, không dám dấn thân làm lại từ đầu, ta chẳng nên phí thì giờ nghĩ về họ. Bọn tướng tá đào ngũ thì tôi đã để lòng khinh bỉ. Lũ nghị sĩ, dân biểu bỏ cử tri đau khổ mà đi tìm sự an thân, càng đáng khinh bỉ. Tôi đã gặp trí thức kẹt lại. Họ hư đốn hết rồi. Sáng giá như kiến trúc sư Ngô Viết Thụ mà sau khi rời trại cải tạo, được cộng sản đoái hoài, cho sang Liên xô một chuyến, về nhà hót Liên xô như khướu. Trí thức hư đốn vào hết cái chuồng Hội Trí Thức Yêu Nước. Trí thức còn lương tri thì bải hoải, bạc nhược. Ngó trước, nhìn sau, tôi thấy chỉ còn tuổi trẻ đáng tin cậy. Tuổi trẻ Sàigòn hôm nay bất mãn và bất cần đời gấp ngàn lần tuổi trẻ trước 1975. Người tuổi trẻ tiểu tư sản lãng mạn rất nhiều ẩn ức và đang chờ cơ hội phóng những ẩn ức đó ra. Tôi còn biết tuổi trẻ Hà Nội muốn phá tung cái lưới chế độ chụp bủa lên thân phận họ. Ngay cả Võ Điện Biên, con trai Võ Nguyên Giáp, đã trở thành du đãng, sống ngoài vòng pháp chế xã hội chủ nghiã.

Tôi muốn vận động tuổi trẻ...

Chàng phải ngừng ở đó vì, tự nhiên, chàng nhức đầu ghê gớm. Rồi chàng lên cơn sốt. Chàng bỏ cơm. Người công an bảo vệ cho chàng ăn cháo, uống sữa. Bác sĩ của Sở Công An đến khám bệnh, chích thuốc. Mất ba ngày chàng mới lành mạnh. Chàng định viết tiếp > sang phần kỹ thuật vận động. Rồi thôi. Không nên để kẻ thù biết những điều họ cần biết. Cứ lơ lửng thế này, họ sẽ tưởng chàng khủng hoảng thần kinh đề cao du đãng. Một tuần lễ, tính từ ngày chàng gặp Mai Chí Thọ, công an bảo vệ gọi chàng ra làm việc. Vẫn cái bàn cũ, cảnh cũ, nước trà và thuốc lá. Khác một chút, lần này, thuốc là Vàm Cỏ và lãnh đạo trẻ trung. Chàng đặt tên lãnh đạo là Lãnh Đạo 6.

- Anh khỏi sốt rồi chứ, anh Bá?

- Cám ơn ông, tôi đã khỏi.

- Ngày mai tôi sang Paris công tác, anh có muốn gửi gì không?

- Gửi gì, thưa ông?

- Thư từ.

- Tôi biết ông không chuyển, ông sẽ bỏ vào hồ sơ của tôi, nên tôi không viết thư.

- Anh đa nghi quá.

- Ở đây, tôi chỉ còn tin tôi. Nếu ông muốn tôi tin ông, xin ông cho tôi gửi một thứ.

- Được. Cái gì?

- Một miếng cô đơn cho bạn bè tôi ỏ Paris chia sẽ với tôi.

- Bạn bè anh là ai, ở đâu?

- Ở Paris. Tất cả những người tuổi trẻ chống cộng sản.

Lãnh Đạo 6 cười:

- Đồng chí Mai Chí Thọ bảo anh bị crise!

Chàng cười theo:

- Có lẽ.

- Ta ôn chuyện Paris đi. Tôi đã ở trong phái đoàn hội đàm năm 1968 đến 1969.

- Ông yêu Paris?

- Yêu chứ.

- Tôi thì chỉ yêu Sàigòn.

- Anh không yêu Hà Nội?

- Tôi yêu Hà Nội hơn cả ông. Tại sao tôi không yêu bất cứ một thành phố nào của quê hương tôi nhỉ?

- Nhưng mà ta nên nói chuyện Paris.

- Tùy ý ông.

- Mùa này giữa thu Paris phải không, anh Bá?

- Phải.

- Có lần tôi vào vườn Luxembourg dịp khai trường và tôi nhớ Anatole France.

- Ông cũng đọc Anatole France?

- Tôi thích cuốn Livre de mon ami.

- Đoạn Anatole hồi tưởng ngày khai trường?

- Đúng.

- Tôi lại thích Thanh Tịnh.

- Anh khác tôi.

- Luôn luôn tôi khác ông. Ông đã đọc André Gide chưa?

- Rồi.

- Cuốn gì của Gide làm ông thích?

- Le retour de l'URSS.

- Tôi lại thích cuốn A la retouche sur mon retour de l'URSS.

- Cuốn đó phản động.

- Nhưng của André Gide, nhà văn mà ông thích.

- Anh Bá!

- Tôi nghe ông đây.

- Tôi muốn nói chuyện tâm cảm với anh.

- Thì ông cứ nói.

- Anh thích tạo mâu thuẫn. Tôi đến gặp anh nói chuyện Paris, không đến để thẩm vấn anh.

- Tôi không thích chuyện Paris. Ông nên nói chuyện Hà Nội, thành phố tôi ao ước tới.

- Anh sẽ tới Hà Nội.

- Vâng, tôi hy vọng sẽ tới Hà Nội.

- Giả sử ngày mai anh tới Hà Nội, nơi nào anh sẽ thăm viếng trước tiên?

- Chỗ Nhượng Tống gục ngã bởi những viên đạn hèn.

- Anh... Việt Nam Quốc Dân Đảng?

- Không phải đâu. Tôi yêu mến và cảm phục tài hoa của Nhượng Tống. Ông đọc bản dịch Nam Hoa Kinh của Nhượng Tống chưa?

- Chưa.

- Thế thì làm sao ông cảm nổi Nhượng Tống. Riêng bài Tựa của Nhượng Tống cho bản dịch đã làm tôi ngây ngất. Tôi nói ông đừng buồn nhé?

- Anh cứ nói.

- Cộng tất cả tinh hoa văn chương của lãnh tụ các ông cũng chưa thể so sánh với bài Tựa bản dịch Nam Hoa Kinh của Nhượng Tống.

- Anh nói quá đáng.

- Tôi nói theo ý nghĩ của tôi. Nằm trong tù, tôi có dịp nhớ lại bài Tựa ấy, và lòng tôi dạt dào cảm xúc. Tôi tưởng tượng tôi đang đứng ở Quảng Trị, ở một làng nghèo nhất Quảng Trị, Gio Linh chẳng hạn, ngước mắt nhìn lên phương Bắc, ngoảnh mặt quay xuống phương Nam. Trên miền đất khổ quê hương tôi, thời đại tôi, tại sao lại sẽ chẳng có dân tộc Kinh nhỉ?

- Anh lãng mạn quá đà!

- Qúa đà lãng mạn, tôi hình tưởng từ dân tộc Kinh, một Nguyễn Huệ mới đứng dựa lưng vào Trường Sơn nhìn ra biển Đông, vươn tay trái hất đổ triều đình nhà Trịnh, vươn tay phải hất đổ triều đình nhà Nguyễn; đạp chân trái, 20 vạn quân Thanh chết thảm, đạp chân phải, 2 vạn quân Xiêm chết nhục; mỉm nụ cười nhân ái, đất nước rực rỡ tự hào.

- Quả thật anh bị khủng hoảng thần kinh. Có lẽ, chúng tôi phải đưa anh vào nhà thương Chợ Quán.

- Ông đe dọa?

- Chữa bệnh cho anh mà gọi là đe dọa à?

- Đưa tôi vào nhà thương điên để tôi trở thành người điên thật sự! Các ông cứ việc đưa đi. Đó là quyền của các ông. Trước khi tôi hoàn toàn mất trí, ông nên nhớ điều này: Các ông, những người cộng sản Việt Nam đã mất gốc cộng sản rồi, các ông đang bơ vơ tội nghiệp. Tội nghiệp hơn nữa là các ông không biết mình đang bơ vơ.

- Anh Bá, tôi kiểm chứng từ lúc gặp anh tới bây giờ, chuyện của anh đúng là chuyện của người điên. Chúng tôi sẽ làm anh hết điên.

- Ông nói thẳng là các ông sẽ làm tôi chết.

- Không, anh sẽ sống.

- Tại sao các ông sợ tôi điên?

- Vì chúng tôi quý mến anh.

- Các ông sợ sự thật. Sự thật làm các ông cuống quýt nhất là chế độ của các ông sắp tàn rồi. Các ông đang ở đỉnh ngọn cây và cây thì đã trốc gốc. Cộng sản Việt Nam hôm nay có đến 12 giai cấp. Những giai cấp thiệt thòi nhất sẽ bứng gốc cây. Khi cách mạng Tây Sơn bùng dậy.

- Khẩu khí người điên.

- Tôi chưa điên.

- Anh chưa điên thì hẳn anh còn nhớ lời anh hứa với đồng chí Mai Chí Thọ.

- Tôi nhớ.

- Gì?

- Tự khai.

- Anh đã viết thự khai chưa?

- Rồi.

- Vậy thì anh chưa điên mà là ngông cuồng, dại dột. Tôi biết, trước sau anh cũng phải viết tự khai. Như thế; chúng ta có thể tiếp tục chuyện Hà Nội.

- Bằng Nhượng Tống?

- Được.

- Tại sao các ông nỡ ám hại một nhà văn mảnh mai và tài hoa như thế?

- Điều này đã thuộc về quá khứ.

- Tại sao các ông sát hại thi sĩ Vũ Hoàng Chương? Cũng thuộc về quá khứ chăng?

- Sai lầm hiện tượng.

- Còn bản chất, nhiều nhà văn, nhà thơ vô tội vẫn nằm trong các trại tập trung?

Lãnh Đạo 6 đứng dậy:

- Tôi muốn đọc bản Tự Khai của anh.

- Ông ta không trả lời câu hỏi của chàng. Vẫy tay, ông ta ra lệnh người công an bảo vệ:

- Dẫn anh Bá về phòng và đem bản Tự Khai ra cho tôi.

Người công an tuân lệnh. Cánh cửa khép lại. Chàng đoán trước những sự việc sắp xẩy ra sau khi người ta > những gì chàng viết trên những trang giấy trắng. Thản nhiên, chàng đợi chờ. > chàng thầm nghĩ thế.