Chương 14 - Tình yêu chân chính là quả táo trên vườn địa đàng


Trong Kinh Thánh, chính là khi bị rơi từ Thiên đàng xuống, không được hưởng những ơn lành của đức Chúa mà Adam và Eva bị lưu đầy và từ đó có con người chúng ta: dù tò mò, yếu đuối và khao khát vì nhau nhưng chúng ta vẫn trung thành với Đức Chúa Trời. Chính là vì trái cấm mà họ không thể kháng cự. Liệu có đáng không khi mà chúng ta từ một tình trạng hoàn hảo, trần truồng và bất tử biến thành những người phải lao động và biết xấu hổ? («Con chỉ có thể ăn miếng bánh mì có được từ mồ hôi chảy ròng trên mặt con»).

Sự phát triển bình thường của con người hiện diện cho một câu chuyện dài lâu về sự sa ngã. Thời thơ ấu là hàng loạt những ảo ảnh tan vỡ, theo đó, chúng ta trưởng thành dần từ những đứa trẻ tin vào niềm tin ngây thơ đến thực tại tàn nhẫn. Từng ảo ảnh một rời bỏ chúng ta như những ý niệm về ông già Nôel, chiếc răng thần tiên, sự hoàn hảo của cha mẹ và sự bất tử của chính mình. Khi chúng ta cố tìm sự thoả mãn trong những ý tưởng trẻ thơ đó, chúng được thay thế bởi một ý nghĩa khác, nhờ có Adam và Eva, cuộc sống là một cuộc đấu tranh, đầy những nỗi đau và mất mát và kết thúc thật tồi tệ.

Khi bạn nghĩ về điều đó, đáng chú ý rằng, thay cho việc sợ hãi tuyệt vọng bởi những hoàn cảnh đáng sợ đó, chúng ta cứ khăng khăng bám lấy việc thử nghiệm để có được hạnh phúc từ những khoảnh khắc ngắn ngủi của chúng ta khi tồn tại trong cuộc sống. Và trong số tất cả những cách mà chúng ta theo đuổi điều đó, chính là nhờ sự gắn bó với nhau mà chúng ta trở nên những người gần gũi nhất (từ «gắn bó» thật là một từ tuyệt vời, nó có thể mô tả được những điều đối nghịch: chia lìa thành từng mảnh và gắn với nhau rất nhanh).

Mark Twain, trong Nhật ký của Eva đã để cho nàng phát ngôn khi bị giáng xuống trần: «Khi tôi nhìn lại, Khu vườn Địa đàng đã trở thành một giấc mơ đối với tôi. Nó thật là đẹp, đẹp vô song, đẹp không bút nào tả xiết; và giờ đây Thiên Đàng đó đã mất và tôi sẽ không bao giờ còn nhìn thấy nó nữa. Khu vườn đã mất nhưng tôi đã tìm ra chàng và tôi hài lòng».

Không ai có thể, cả tôi cũng vậy. có thể bị tình yêu rời bỏ mà không có chút cay đắng khi nghĩ về cách mà mọi người lựa chọn những người mà họ định gắn bó cuộc đời cùng. Tôi đã hỏi rằng: nếu người này hoàn toàn khác thì bạn có quyết định gắn bó suốt đời với anh ta hay không. Chẳng hạn như bạn có tin rằng anh ta xứng đáng là cha của con cái bạn hay không? Liệu bạn có nghi ngờ về sự chung thuỷ, sự bền vững và tình yêu mà anh ta giành cho bạn hay không? Những cuộc thảo luận như vậy luôn hé lộ sự ngu ngốc và nông cạn của chính bạn khi còn trẻ.

Có thể đây chính là một ví dụ tốt về việc chúng ta đã trưởng thành lên. Rất ít người mà tôi nói chuyện ngưỡng mộ những gì cha mẹ họ đối xử với nhau về phương diện tình cảm và sự cam kết với nhau. Trong thực tế, tôi thường nghe thấy sự mỉa mai về khả năng liệu có một tình yêu dài lâu hay không dựa trên những điều mà mọi người quan sát thấy ở thế hệ trước họ.

Dường như thật mỉa mai rằng khi mọi người phải lòng nhau, người ta không coi chuyện trói buộc hay cam kết với nhau là cần thiết. Họ chấp nhận rằng tiến trình mà chúng ta bị lôi cuốn lại với nhau là huyền bí và không thể giải thích được. Mọi người nói về những sự lôi cuốn về thể xác, những lợi ích được chia xẻ cùng nhau, một loại «chất hoá học» huyền bí nào đó đã kéo họ lại với nhau và làm cho họ quyết định chia xẻ cuộc sống cùng nhau. Mọi người xung quanh chấp nhận điều này và đi trước cùng sự gắn kết và những nghi lễ đắt tiền để chào mừng lúc họ khởi đầu sống chung cùng nhau. Ngược lại, khi họ không còn yêu nhau nữa, nhu cầu giải thích về điều đó lại có vẻ rất cấp thiết: Tại sao chuyện đó lại xảy ra? Ai là người có lỗi? Tại sao anh chị không thể thành công trong việc kiếm tìm hạnh phúc cùng nhau? Câu trả lời «Chúng tôi không còn yêu nhau nữa» không được coi là một câu trả lời đầy đủ trong hầu hết trường hợp.

Thực ra, đây là vần đề của sự giáo dục. Người ta nghĩ rằng một lĩnh vực quan trọng như vậy trong hành vi của con người sẽ trở thành chủ đề để xem xét và nghiên cứu trong các trường học. Simon và Garfunkel, trong bài hát của họ Kodachrome đã tóm tắt việc học hành của họ ở trường trung học như sau: «Khi tôi nghĩ về tất cả những thứ kinh khủng mà tôi đã học ở trường, thật là một điều kỳ diệu là tôi vẫn còn có thể suy nghĩ như thường». Giữa đám mây mù của những khóa học tương ứng đầy hạn chế như mỹ thuật công nghiệp, đại số, giáo dục thể chất... người ta tìm kiếm trong vô vọng trong một khoá học như vậy về cá tính và hành vi của con người những thông tin hữu ích về việc làm thế nào để tránh những lỗi lầm nghiêm trọng trong sự lựa chọn bạn bè và người yêu. Cho nên, giống như hầu hết cuộc đời, nhiệm vụ quan trọng về chọn ai để yêu trở nên một ví dụ về việc thử nghiệm và học qua những lần phạm lỗi. Giá mà những sự thử nghiệm ấy không đắt giá đến vậy!

Tôi có thể xem qua một giáo trình hướng dẫn xung quanh việc «Kiếm tìm hạnh phúc». Những lời chỉ dẫn sẽ bắt đầu với một cuộc thảo luận về việc định nghĩa tình yêu. Sau đó, người ta sẽ nói tới một vài hướng dẫn về những rối loạn nhân cách khá điển hình cho những ai hầu như chắc chắn sẽ làm bạn đau lòng. Sau đó, người ta có một phần tiếp theo được gọi là «Đặc điểm của một người bạn đời lý tưởng». Lòng tốt và sự thông cảm và làm thế nào để nhận ra sự hiện diện của những đặc tính như vậy sẽ được học viên thảo luận.

Cuối cùng, chúng tôi sẽ mời những giáo viên thỉnh giảng vốn là những người phải trải qua những kinh nghiệm ly hôn cay đắng cũng như những ai có hôn nhân thành công lâu dài. Những người thành công được lựa chọn cẩn thận hơn. Khi tôi lắng nghe những lời khen từ những người lớn tuổi đã từng lấy nhau từ năm mươi, sáu mươi năm hoặc lâu hơn nữa khi họ trả lời những câu hỏi không thể tránh được như «Thế nào là bí quyết của một cuộc hôn nhân thành công?», tôi nhận thấy người ta thường đặt sự khoan dung đối với sự buồn chán lên hàng đầu. Những câu trả lời như «Chúng tôi không bao giờ đi ngủ mà giận dữ với nhau» hay «Sự khiêm tốn trong mọi việc» có vẻ như một vấn đề triết học để tồn tại hơn là đem lại cho người ta sự vui sướng. Người ta tự hỏi là tình yêu vô tận và luôn tươi mới ở đâu rồi?

Nếu Ađam và Eva có điều gì để dạy chúng ta với việc họ từ bỏ phước lành của Chúa thì đó chính là sự hoà hợp và sát cánh của hai con người, cái đã đem lại cho chúng ta sự đền bù hàng đầu đối với tất cả những gánh nặng của con người: lao động vất vả, những khó khăn gian khổ. thăng trầm trong cuộc đời và sự nhận biết của chúng ta về cuộc đời ngắn ngủi hữu hạn của mình. Thứ quả cấm ấy chứa đựng cái gì xứng đáng với việc chịu đựng cơn giận dữ kinh hoàng của Chúa Trời? «Khu Địa Đàng đã mất nhưng tôi đã tìm thấy chàng và tôi hài lòng với điều đó''