Chương 15 -Tiếng cu kêu



Cô Lan, 16 tuổi , cô gái thứ tư trong 8 người con của một gia đình người Hoa đang sống tại làng NgọcHải, cách Cao Bằng 15 cây số và cách biên giới Việt Hoa khoàng 45 cây số. Cha cô làm nghề đan ghế tre và chuyên chở gạo bằng xe bò. Là thợ may của hợp tác xã, mẹ cô thỉnh thoảng cũng nhờ bọn lính gác để đi qua bên kia biên giới bán đường hóa học Việt Nam và mua về các nữ trang bằng cẩm thạch. Năm vừa qua cô đã đỗ bằng Trung học đệ nhất cấp. Cô chỉ đến trường mỗi tuần có 3 ngày để có thể đi làm thay cho mẹ cô ở hợp tác xã. Công việc cũng không có gì khó khăn. Vải của Liên Xô đã được cắt sẵn ra thành từng miếng, chỉ cần ráp lại thành những chiếc sơ mi, dài tay, ngắn tay hay quần, v..v.. là xong. Càng ráp được nhiều thì càng lãnh được nhiều tiền. Ráp một chiếc sơ mi ngắn tay thì lãnh được 7 hào 70 xu. Nếu có ai đưa vải nhờ may thì giá phải bằng hai. Mẹ cùa cô đang mang thai, mà muốn lãnh được khẩu phần lương thực của mình thì mẹ cô phải làm việc 20 ngày mỗi tháng. Cha cô thì được lãnh 50 gam thịt heo phụ trội . Gíá chính thức của một kí lô gạo là 40 hào trong khi giá chợ đen phải là 16 đồng một kí. Một kí lô thịt heo giá chánh thức là 2 đồng 70, và giá chợ đen là 25 đồng.



Trong giờ học về lịch sử ở trường, cô giáo đã từng nói:



‘’ Chúng ta hy vọng là nước Việt Nam sẽ được sống trong thanh bình và độc lập. Miền Nam và miền Bắc sẽ được thống nhất. Sẽ không có sự can thiêp nào của cả người Mỹ lẫn người Trung Hoa.



Cô giáo cũng đã từng nói là đất nước đã bị 14 thế lực ngoại bang xâm lăng, trong đó có người Tàu, người Pháp, người Đức và người Ý. Tất cả đếu đã bị đánh đuổi chỉ còn có người Mỹ.



Cô cũng còn nói:



-‘’ Chúng ta phải chiến đãu đến thắng lợi cuối cùng. Dù phải mất 50 hay 100 năm nữa. dù chúng ta phải chiến đãu đến người cuối cùng trong gia đình .



Cô Lan không thích chiến tranh. Cô có họ hàng ờ Sài Gòn trong Miền Nam, em của bà nội cô và các con của bà. Cô cảm thấy có nghĩa vụ đối với đại gia đình của cô. Theo cô thì nhiều người không hiểu tại sao họ phải chiến đãu. Họ phải thi hành nghĩa vụ quân sự. Cô biết có một người Thái bị chung thân khổ sai vì tội đào ngũ. Cô đã thấy một số bạn trẻ đã khóc vì bị bắt đi thi hành nghĩa vụ quân sự nhưng rồi cũng phải đi. Tại Cao Bằng, có không ít người Việt lai Tàu trốn khòi các trại lính và đào ngũ. Cô Lan đã gặp được một số thương binh. Với một anh bộ đội bị mất cả đôi chân, chánh quyền đã cấp cho anh một đôi chân giả và một chiếc xe gắn máy cà tàng cho anh ta xử dụng.Một người khác thì được một chiếc xe đạp và những bộ phận tay chân giả.



Cô Lan thích các bài tập hát trên đài phát thanh lúc 14 giờ 30. Họ dạy từng đoạn một. Cô cũng thích nghe những bài học về xã giao, về luân lý hay về vệ sinh trong các buổi phát thanh đó. Cô thuộc nằm lòng nhiều bài hát và nhiều bài thơ nhất là thơ của Tố Hữu.



Mặc ai nói xỏ nói xiêng



Lòng tôi vẫn vững như kiềng ba chân



Cô hiểu rõ những câu thơ đó lắm. Trong các nhà bếp tập thể trong làng, người ta thường xừ dụng kiềng ba chân, tượng trưng cho ba miền Bắc, Trung và Nam. Cô thích nhắm nhìn giòng nước trong vắt của con sông Bằng Giang, những ngọn đồi và những ruộng xanh của làng mình. Cô không quan tâm đến vấn đề chánh trị . Cô không đọc báo mà làng cô thường nhận được, dù đó là tờ Nhân Dân, tờ báo của đảng , trong đó có những bài rất dản dị mà người nông dân nào cũng có thể hiểu được. Trong số báo ngày 5 tháng 4, trong mục ‘’Thời sự lịch sữ’’, người ta đọc được là : Tuổi Tý con chuột trong năm Mão con mèo’’ : ông Thiệu tuổi Tý. Tự nhiên là con chuột Thiệu bò từ cống của người Pháp sang cống của người Mỹ. Bị tấn công ở Ban mê Thuột , Thiệu bỏ chạy tới Huế và Đà Nẳng để nhảy xuống biển Trung Quốc trở về Miền Nam chui vào Sài Gòn . Theo âm lịch năm nay là năm Mão, năm con mèo. Khi mèo gặp chuột thì mèo sẽ ăn chuột. Chỉ trong thời gian một tháng, mèo đã ăn được một số chuột rồi. Làm sao ông Thiệu vốn là tuổi Tý chạy thoát được miệng con mèo ? Số mệnh được an bài rồi: sanh vào tuổi Tý phải chết vào năm Mèo !



Trong báo cáo tiến quân của mình Văn tiến Dũng ghi là ông đã dừng chân chỗ nầy hay chỗ nọ để tỏ tình cảm của mình đối với cảnh vật, một niềm vui khi nhìn các ngọn đồi dưới nắng vàng, hay màu xanh tươi của cỏ cây, hoặc những vưồn cao su dày đặt chạy dài suốt tận chân trời .. ..hay các cây cổ thụ hùng vĩ trong rừng già.. .. và những cành lan xinh đẹp đang nở. Ông thường la cà bên các hỏa đầu quân ngay ở bờ suối đang làm bếp bằng những chiếc lò Hoàng Cầm, với một bộ phận ‘’ém khói’’ tinh vi. Ông cũng hay đứng nhìn các anh bộ đội đang ngủ say trên võng sau một đêm dài di chuyển, hoặc những dòng chữ kiểu cọ trên các tấm bản chỉ đường hướng dẫn cho họ khi họ muốn tìm đường về đơn vị hay ban ngành nào đó trên đường tiến quân. Vị Tổng tư lệnh Bắc Việt cũng thích nghe những mẩu chuyện răn đời. Ông Đinh đức Thiện, một người có trách nhiệm về tiếp vận đã kể cho ông một câu chuyện sau đây :



‘’một ngày nọ ờ một bãi đậu xe gần quận Đức Lập ông ta thấy hai người tài xế đang loay hoay sửa một chiếc xe vận tải. Ông hỏi : Các anh thuộc đơn vị nào đây? Ta đang sấp sửa kết thúc cuộc chiến rồi mà sao các anh còn mãi loay hoay ở đây ? Các anh không biết thẹn sao ? Và hai anh tài xế trả lời ngay là : Ông ơi, hai chúng tôi là tù binh !’’



Tướng Dũng đã ghi lại là:



‘’ Trên khắp các mặt trận và trong tất cả các đơn vị, người của chúng ta đã xử dụng các cựu quân nhân và chyên viên dân chính của quân đội Sài Gòn trong công tác tu bổ nhiều loại xe. Họ đã giải thích cho chúng tôi những đặc điểm của từng loại vũ khí và quân cụ của Mỹ để cho chúng tôi xử dụng , và người ta có thể thấy là trong các đoàn xe của chúng tôi đã có những thiết vận xa M.113, những chiến xa M.41, M.48, hay những khẩu đại bác 105 , 155 ly và những máy truyền tin chiến thuật PCR 25, hoàn toàn của Hoa Kỳ. Các phi công của ta đã nhanh chóng học và điều khiển được các phi cơ săn giặc A.37 hay F.5. Hơn bao giờ hết chúng tôi đã đánh địch được bằng chính những vũ khí của họ. Tất cà những chiến lợi phẩm nầy đã tăng sức mạnh hỏa lực của chúng tôi gấp 10 lần và giúp tăng nhanh nhịp độ tiến quân của chúng tôi ‘’



Tướng Dũng cũng đã ghi rõ trong Nhựt ký hành quân của ông ta:



-‘’ Sau khi giải phóng được Đà Nẳng , Quân Đoàn số 2 được lệnh tiến nhanh dọc theo bờ biển xuống phía Nam, để đến Biên Hòa (một căn cứ lớn nằm về phía Bắc của Sài Gòn ) trong một thời gian là 18 ngày. Trên 900 cây số mà Quân Đoàn nầy phải đi, nhiều cây cầu đã bị phá hủy. Từ Đà Nẳng đến Quảng Ngãi đã có 6 cây cầu sập, và dẫn một đoàn xe 2000 chiếc, phải vượt qua 6 con sông, chưa nói đến các trận chiến.. .. quả là một bài toán phức tạp về tổ chức và chỉ huy !’’



Tướng Dũng luôn luôn dựa trên quá khứ để phân tách các bài toán của năm 1975:



‘’ Trong cuộc hành quân năm 1972, sư đoàn 308 chỉ có 400 xe, đã không tiến lên được vì những nút chận ở dọc đường’’.



Viên tổng tư lệnh và Bộ Tham Mưu của ông ta đã đoan chắc là sự hợp đồng giữa các binh chủng đã được hoàn hảo hơn.



‘’ Quân Đoàn 2 đã được tổ chức làm nhiều thành phần; mở đường và sửa cầu là Công Binh. Đi kế đó là Chiến xa sẳn sàng tiếp ứng nếu gặp trường hợp có kháng cự. Hai thành phần nầy được một trung đoàn phòng không yểm trợ. Bộ binh và Pháo binh đi sau cùng.’’



Bây giờ thì tuớng Dũng đã không còn ngần ngại khi ông biệt phái các chiến xa tách rời xa các đơn vị bộ binh .. ..



‘’ Các bô lão đứng dọc theo đường cùng phụ nữ và trẻ em để cho chúng tôi trà, nước dừa và mía’’ .Tướng Dũng không dám nói thật là thường thường thì dân chúng ‘’bán’’ cho bộ đội những tách trà, những trái dừa hay những khúc mía.



‘’Các anh bộ đội với lệnh ‘’Tốc chiến Tốc thắng’’ trên mũ, không thể dừng chân để trò chuyện với dân chúng mà họ chỉ vẫy tay chào khi đi ngang qua và tiến thẳng về trận tuyến. ’’







Tướng Dũng đến Lộc Ninh, một địa điểm cách biên giới Cambốt 15 cây số và cách Sài Gòn 100 cây số về hướng Bắc, sau khi đã đi qua các vườn cao su bạt ngàn từng bị hư hại qua các trận không kích của Không lực VNCH, và các vườn tiêu, vườn soài riêng, vườn mít hay vườn dừa vừa mới được chỉnh đốn lại gần đây. Ông viết trong nhựt ký vài đoạn tuyên truyền. Lộc Ninh đã được Quân Đội Bắc Việt chiếm cách đây 3 năm. Trong thời gian thi hành Hiệp Định Paris, Lộc Ninh là thủ đô bán chánh thức của CPLTCHMN. Từ lâu liên lạc giữa Sài Gòn và Lộc Ninh đã được thiết lập bằng phi cơ. Tướng Dũng đã viết với một niềm vui cách mạng của một nông dân hơn là của một anh bộ độI:



‘’Hai bên đường được sửa chửa và mở rộng thêm ra; đã có những nhà lá vừa mới được dựng lên, với những cánh đồng sắn và ruộng lúa xinh tuơi’’.



Ông sung sướng đứng nhìn các công nhân đang bứng các gốc cây và làm cỏ trong vườn cao su.



Ông ta đang nghĩ ngơi, sau khi ngắm nhìn không chán các vườn rau và vườn cây ăn trái; ông đánh một giấc ngũ trưa sau khi chiêm ngưỡng một cây chuối. Ông ước mơ một ngày nào đó các sư đoàn của ông sẽ tiến đến Cà Mau, điểm cực Nam của Miền Nam Việt Nam và dĩ nhiên ông nhớ ngay đến những câu thơ của Tố Hữu:



Ôi Bình Long, mảnh đất của Miền Nam



Tôi đã gặp lần đầu tiên trong một buổi sáng



Nắm đất đỏ nầy, ta đã nắm được trong tay



Gần như có chất rượu làm cho ta say



Khi ta ôm người chiến sỉ của Mặt Trận trong tay



Qua các cánh đồng của Cà Mau ta đi như ngựa chạy.. (1)







Tướng Dũng đã đi gặp ông Phạm Hùng trước hết ở Tổng Hành Dinh của Nam Bộ, nằm về phía Tây của Lộc Ninh. Ông Phạm Hùng, người chỉ huy cuộc chiến ở Nam Bộ từ năm 1967 trên phương diện chánh trị là một nhân vật quan trọng ở phía Nam của vĩ tuyến 17. Ông là bí thư Trung ương đảng cộng sản của xứ ủy Nam Bộ, một đảng viên đã từng đãu tranh từ năm 1930 trong các cuộc đình công ở Miền Nam Việt Nam , từng bị bắt nhiều lần, bị án tử hình rồi lại được ân xá và bị đày ra Côn đảo. Lần cuối cùng ông ra khỏi khám đường của người Pháp vào tháng 8 năm 1945. Ông biết rành mạch Miền Nam Việt Nam và đã từng cộng tác với Lê Duẫn trước đó ở Nam Bộ. Bây giờ ông là chánh trị viên của chiến dịch tổng tấn công, trên ông chỉ có Lê đức Thọ.



Về mặt quân sự đối ứng với ông là tướng Trần văn Trà. Ông nầy vừa mới đi thanh sát quân đoàn 4, đơn vị nầy sẽ phải tấn công vào tuyến phòng thủ phía Đông của Sài Gòn , nằm chung quanh Xuân Lộc. Tướng Trà tường trình cho tướng Dũng.



Người ta dựng lều chung quanh Tổng hành dinh cho Bộ Tham Mưu, người ta cũng đào các hầm trú ẩn và giao thông hào dưới các hàng cây. Ban ngày thì các hoạt động được tiết giảm tối đa vì Không lực của VNCH có thể đến bất thần. Ban đêm thì khu rừng mới trở nên náo nhiệt . Người ta nghe thấy tiếng xe chạy trên các tuyến đường, tiếng chạy của máy đèn, và tiếng tạch tạch sè liên tục cùa các đài truyền tin. Các phòng ban, dịch vụ được phân tán rãi rác khắp nơi để tránh tác xạ của phi cơ địch.



Rất thận trọng, tướng Dũng đôi khi được mô tô đèo đi thanh sát tất cả và khắp nơi. Các cận vệ của ông choàng khăn ca rô đen trên cổ. Các xe truyền tin thuôc Bộ Tham mưu của ông đậu sâu trong rừng ở cuối các con đường mòn quanh co khúc khuỷu để tránh không bị địch kiểm thính từ trên không, hay để tránh các cuộc hành quân đột kích của đơn vị biệt kích Miền Nam Việt Nam.



Ông Phạm Hùng nêu lên câu hỏi về các kho dự trử đạn dược. Một sĩ quan trả lời :



‘’ Tôi bảo đảm là chúng tôi có đủ để làm cho họ rung lên trong 3 thế hệ.



Về sau nầy, cứ mội lần có câu hỏi về đạn dược thì người ta lại vừa cười vừa nhắc lại công thức:



-‘’ Phải cấp phát nhanh đủ để làm cho ‘’3 đời’’ họ phải rung lên !







Một phiên họp vừa mới kết thúc ngay tại Tổng hành dinh. Một chiếc mô tô đến đổ ngay tại Bộ Tham Mưu : ông Lê đức Thọ đến. Ông mặc một chiếc quần ka ki và một áo sơ mi mầu xanh dương, với chiếc nón cối nhẹ trên đàu. Đây là lần thứ ba ông đến Nam Bộ trong vòng 30 năm qua. Ông đã đến bằng phi cơ, bằng ô tô và lần nầy thì bằng mô tô.



Trong số những người đang chỉ huy chiến dịch tổng tấn công nầy, Lê đức Thọ là người quan trọng nhất. Ông ta là người có đủ các thông số trong đầu, chánh trị ,quân sự , ngoại giao. . . và cả quốc tế quốc nội nữa. . . .. . Ngày 8 tháng 4 ông đưa ra một Nghị quyết , được Bộ Chánh trị ở Hà Nội chấp thuận ngày 22/3 :’’ Tiến lên cho đến chiến thắng cuối cùng’’



Các trận mưa đầu mùa trong cánh rừng đã làm cho cán bộ không ngủ được . Làm sao để ngủ bây giờ đây ? Lê đức Thọ lấy giấy ra viết một bài thơ mà tướng Dũng cho là ‘’ rất đúng với hoàn cảnh lúc bấy giờ’’. Đối với người cộng sản, muốn thấy được vị trí của mình trong hệ thống lãnh đạo đảng thì phải nhìn vào danh sách đảng viên được niêm yết ở Đại Hội đảng xem mình nằm ở hàng thứ mấy, mình được lên phát biểu lúc nào, và vị trí của mình trên khán đài trong mọi cuộc mít tinh. Người ta cũng có thể xét đoán tầm quan trọng của mình qua số lượng thơ phú mà mình đã sáng tác và được các đồng chí cùa mình ưa thích. Trong nhựt ký của mình tướng Dũng tự cho mình còn quá thấp trước một Lê đức Thọ. Vì Lê đức Thọ hiện là người lãnh đạo trong giai đoạn nầy của xứ ủy Nam Bộ. Hơn thế nữa, ông có thể là người số 1 sẽ thay thế Lê Duẫn trong chức vụ Tổng bí thư của đảng. Người ta không sao không đề cao Lê đức Thọ được khi ông làm thơ trong cánh rừng ở Lộc Ninh. Thơ rằng:



Tôi lắng tai nghe tiếng gáy của chim cu đen



Trong rừng Lộc Ninh lúc mặt trời vừa ló dạng



Tôi không sao chợp mắt được thâu đêm suốt sáng



Đếm từng giọt nước mưa rơi trên giường



Lo cho binh sĩ chúng ta đang dầm mưa lội nước



Trên con đường dài vô tận theo tank pháo cùng đi



Ta chờ đón tin vui của những người sấp đến



Từng phút từng giây trận tuyến đang mong chờ



Để đường sá khô cứng lại mưa ơi !



Đưa chúng tôi mau đến đích



Của trận chiến lịch sử hôm nay



Vì phát súng đầu tiên đã được ta khai hỏa (2)







Cấp lãnh đạo Bắc Việt lúc nào cũng làm thơ rất dễ dàng như họ đã bắt giam hay hành quyết những người đối lập của họ vậy.



Lê đức Thọ và Phạm Hùng cùng ra những chỉ thị của họ trong các vùng vừa tạm chiếm mà họ gọi là ‘’vùng vừa được giải phóng.’’ Như : ‘’Bộ đội phải giữ tư cách và thái độ đứng đắn của mình. Nhưng cán bộ của chánh quyền Miền Nam Việt Nam nhất là cảnh sát, phải được bắt giữ’’. Bộ Chánh Trị muốn rằng cuộc tổng tấn công phải được bắt đầu trễ lắm là vào tuần lễ thứ ba của tháng tư nầy.







Trong vùng Đông Nam Á Châu, đặc biệt là Thái Lan và Phi luật Tân, đều có căn cứ Không quân của Hoa Kỳ, ở đó có phóng pháo oanh tạc cơ và pháo đài bay B.52. Vào những ngày đầu tháng 4 , lãnh đạo Bắc Việt không còn sợ sự trở lại của Quân Đội Mỹ nữa. Họ còn tin chắc 100 phần trăm là không còn sự can thiệp nào cũa Không lực Hoa Kỳ nữa. Ở Lộc Ninh, tại Tổng hành dinh Bắc Việt tướng Dũng giải thích là người ta theo dõi rất sát những cuộc hành quân ở Cam Bốt từ đầu tháng 4.



Từ lâu rồi các cuộc hành quân thường phải theo một chu kỳ nhứt định: vào tháng 2, tháng 3 và tháng 4 thì cộng sản đưa người và vũ khí đạn dược vào cho bố trí sẳn tại chỗ để sẳn sàng tiến hành các cuộc hành quân tấn công lấn chiếm dự trù trong năm. Các cuộc xâm nhập do đó chậm lại vào mùa mưa khi mưa bắt đầu rơi ở Lào. Vào tháng 4, Bắc Việt mở các cuộc tấn công thăm dò vào hệ thống phòng thủ của Sài Gòn . Các cuộc tấn công lớn nhỏ đều phải chấm dứt vào tháng 7. Lúc bấy giờ phần lớn lãnh thổ Miền Nam bị chìm trong biển nước trong lúc các chiến xa, lực lượng búa tạ chính của Bắc Việt thì lại cần có mảnh đất khô ráo.







Tại Sài Gòn nhiều người tưởng rằng thủ đô có thể phòng thủ và giữ vững được nhờ số lượng phi cơ khả dụng của Không quân còn nhiều . Chỉ cần giữ vững tuyến phòng thủ đến tháng 7. Sau đó là đến tháng 10 là chu kỳ mới lại bắt đầu. Người Mỹ và người Miền Nam sợ bộ đội Bắc Việt sẽ bắt tay được với các sư đoàn dọc theo bờ biển và các trung đoàn đang thành lập ở đồng bằng sông MeKong rồi tập trung bao quanh Sài Gòn..Một vài nhân viên ngoại giao Hoa Kỳ thì thầm với nhau rằng các sư đoàn Bắc Việt giờ đây tương tự như các quân đoàn của Đồng Minh đang trên đường tiến vào Bá Linh vào năm 1945 vậy.







Ngày 8 tháng 4, lúc 8 giờ 25, Đại sứ Nhật Bản đã trò chuyện với ông Jean Meric Mérillon, Đại sứ Pháp. Cuộc nói chuyện có vẻ khó khăn: người Nhật thì không biết gì nhiều và người Pháp thì lại không chịu nói nhiều. Ông ta không thực sự hứa hẹn gì cả với ông khách người Nhật như ông nầy đã tin tưởng và hy vọng là : ‘’nước Pháp sẽ dàn xếp được tất cả’’



Cuộc chiến bộc phát. Bom đạn rơi vài trăm thước cách nhà thờ chánh tòa. Lại thêm sự ồn ào của các súng liên thanh và súng cá nhân nữa. Ông Mérillon đã cho gắn một tấm kính mầu lớn ờ cạnh văn phòng của ông ta. Nếu tấm kính nầy bị vỡ tan thành từng mảnh thì rất là nguy hiểm. Phẩm cách về ngoại giao đã bắt buộc hai Đại sứ lại tiếp tục nói chuyện với nhau, đại sứ Nhật vẫn giữ vẽ bình tỉnh của một Hiệp sĩ Phù Tang.







Một chiếc oanh tạc cơ F.5 bay từ hướng Nam, là là trên con rạch rồi nhắm thằng Dinh Độc Lập lao đến, từ cao độ 300 thước thả xuống 2 trái bom loại 250 cân anh. Bom nổ ngay trên sân làm chết 2 người làm vườn, Dinh Độc Lập cũng bị thiệt hại, nhưng rất nhẹ gần như không đáng kể. Chiếc F.5 bay lên cao độ 900 thước rồi lại lao trở xuống một lần nữa thả thêm xuống 2 trái bom nữa, nhưng lần nầy bom không nổ. Phi cơ lại dùng đại bác liên thanh 20 ly bắn vào một kho xăng Shell ở Nhà Bè nhưng cũng không gây thiệt hại. Phi cơ lấy cao độ và bay về hướng Bắc- Tây Bắc.



Loại mưu sát vào dinh Tổng Thống kiểu nầy là một phần trong bản nhạc chánh trị ở Việt Nam. Vào tháng 2 năm 1962, hai phi công Miền Nam Việt Nam đã thả bom và bắn liên thanh xuống . dinh Độc lập cũ với hy vọng thanh toán Tổng Thống Diệm. Họ đã đánh sập một cánh của dinh nầy nhưng không một người nào trong gia đình của Tổng Thống bị hại. ở Việt Nam cũng như ở Á Châu và Phi Châu ngày nay hoặc Âu Châu ngày hôm qua , nhiều người tin rằng nếu thủ tiêu được những diễn viên chính của chánh quyền thì có thể thay đổi được chánh thể trong lịch sử. Phải chăng đây là một trong những căn bệnh ấu trĩ cũa những nước chậm phát triển ?



Ở thủ đô, người ta hỏi nhau có phải việc đánh bom vào dinh Độc Lập vừa rồi có phải là hành động khởi đầu của môt cuộc đảo chánh hay không ? Tướng tư lệnh Không quân Nguyễn cao Kỳ có âm mưu gì chăng ? vì tướng Kỳ và Không quân đến một thời điểm nào đó, chỉ là một thôi. Người ta vẫn biết là cộng sản Bắc Việt trong hiện tại, đang đòi tướng Thiệu phải ra đi. Người ta quả quyết là tướng Kỳ muốn thương thuyết với họ. Do đó nếu ông loại được tướng Thiệu là ông đã thỏa mản được một điều kiện của cộng sản rồi. Có nhiều xe phóng thanh chạy khắp Sài Gòn thông báo lệnh giới nghiêm bắt đầu từ 12 giờ trưa nay, đồng thời cho phát thanh nhiều bài hát yêu nước.



Về giả thuyết tường Kỳ, Chủ Tịch Thượng Viện và một số người khác đều nhận xét là viên phi công ưu tú nầy không hơn gì Tổng Thống Thiệu trong tư thế đàm phán với cộng sản . Có nhiều người quả quyết là họ đã thấy một chiếc MIG. Như vậy thì đây là hành động của Bắc Việt. Một số người khác giàu óc tưởng tượng và có ý xấu đã cho là Tổng Thống Thiệu đã dàn dựng lên việc nầy để có lý do bắt đối lập.



Vào hồi 10 giờ, ở trung tâm báo chí, một phát ngôn viên tuyên bố là các vụ nổ đã xảy ra ‘’ trong chu vi dinh Tổng Thống’’ . Và sau đó, như thường lệ, phát ngôn viên nầy phân phối bản thông cáo báo chí trong ngày : ‘’ Trong 24 giờ qua, cộng sản đã có 142 vi phạm lệnh ngưng bắn.’’



Lúc 12 giờ trưa, các đường phố vắng tanh. Hàng quán đóng cửa. Ở khắp các khu phố người ta liên lạc hỏi nhau bằng điện thoại : Cuộc tấn công vào Sài Gòn đã bắt đầu? quân Bắc Việt đã tới rồi? Tổng Thống Thiệu đã chết ? các tướng lãnh đã nắm chánh quyền ? tướng Minh Dương sẽ là Tổng Thống . . . . . ?



Tổng Thống Thiệu chứng minh là ông vẫn còn sống khi ông nói chuyện trên đài phát thanh. Ông bảo đảm là không có môt người nào trong gia đình của ông bị thương. Quân lực VNCH vẫn trung thành với ông. Không có đảo chánh gì hết. Tổng Thống Thiệu vẫn còn là Tổng Thống của VNCH.Ông ứng khẩu nói :



‘’Cuộc tấn công nầy là một cuộc tấn kích lẻ loi của một nhóm người muốn ám sát tôi, để thay đổi tính chất hợp hiến và đúng pháp lý của chế độ nầy.’’







Sự thật đã quá rõ ràng ngay buổi chiều hôm đó. Cất cánh từ sân bay Biên Hòa với nhiệm vụ đánh các vị trí của Bắc Việt , trung úy phi công Nguyễn thành Trung đã nói là phi cơ có trục trặc kỹ thuật nên đã trở về căn cứ Biên Hòa. Chính anh ta đã thả bom xuống dinh Độc Lập. Và anh đáp xuống một sân bay dưới quyền kiểm soát của Bắc Việt ở miền Trung. Sau đó chánh quyền cộng sản đã nhanh chóng xác nhận trung úy phi công nầy là người của họ từ lâu rồi. Đó chỉ là đề tài tuyên truyền của Bắc Việt để kêu gọi quân lực VNCH rã ngũ, và đi đến nổi dậy. Người ta có cảm tưởng rằng trung úy Trung bị mất hết tinh thần vì gia đình của anh ta vẫn còn kẹt lại ở Đà Nẳng, nên động cơ hành động của anh là vì vấn đề cá nhân hơn là chánh trị . Cộng sản cho anh vào sát nhập và Không quân Bắc Việt và giao cho anh ta chỉ huy một phi đội gồm các phi cơ của Miền Nam mà họ vừa mới chiếm được .Anh được thăng cấp đại úy và được trao tặng huy chương giải phóng hạng 2.



Không còn lo lắng gì nữa, người dân Sài Gòn nói đùa: ‘’nếu anh ta mà giết được Tổng Thống Thiệu thì có lẻ anh sẽ được trao tặng huy chương giải phóng đệ nhất hạng rồi !’’



Và đến 6 giờ chiều thì Sài Gòn hết thiết quân luật.







Dù là ồn ào và không có ý nghĩa gì, nhưng biến cố nầy cũng gây được một cảm tưởng không tốt ờ Hoa thạnh Đốn. Người ta ghi nhận là ít nhất vấn đề phòng không của Sài Gòn phải được tăng cường. Một phong trào chạy ra ngoại quốc đã bắt đầu ờ thủ đô Sài Gòn . Đây là một chỉ dấu đáng lo ngại: sự ra đi của các giám đốc chi nhánh ngân hàng Bank of America, của First National City Bank, của Chase Manhattan Bank ở Sài Gòn .Hơn thế nữa họ còn cho ngưng mọi giao dịch về ngoại tệ mà không có lời báo trước. Và họ cũng không muốn tích trữ đồng bạc Việt Nam . Đại sứ Martin đã tỏ thái độ bất bình với các ngân hàng nầy. Các phòng sở của ông cho biết là các giám đốc ngân hàng nầy chỉ ‘’vắng mặt tạm thờI’’ mà thôi.







Tướng Kỳ rõ ràng là không có dính líu gì vào hành động mưu sát nầy, nhưng người ta vẫn lo ngại về những kế hoạch bất thần của ông ta. Chiều hôm dinh Độc Lập bị dội bom, trong bửa ăn tối, ông Wolfgang Lehmann đã chăm chú để ý đến những lời nói của tướng Tổng Tham Müu trưởng. Đại tướng Viên là người ít nói , lời nói của ông cầu kỳ nhưng ông Lehmann có ý nghĩ là ông Tổng Tham Mưu Trưởng muốn tìm hiểu xem liệu Hoa Kỳ có chấp nhận một cuộc đảo chánh ông Thiệu hay không ? Đã hết rồi những trò chơi ấu trĩ đó !



‘’ Không, Hoa Kỳ chống lại các cuộc hành quân kiểu đó, ông Lehmann nói .







Tàu chiến của Hoa Kỳ đang tiến về bờ biển Việt Nam. Đùng một cái không khí lạc quan đã lên độ ở Sài Gòn . Các hàng không mẫu hạm Coral Sea từ Phi luật Tân, Midway từ biển Nhật Bản, hay Enterprise ở nữa đường Manila và Sài Gòn , chiếc Hancock đang tiến tới Vịnh Subic. . . có phải tất cả sẽ đến lo phòng thủ cho Miền Nam Việt Nam? Không phải tự nhiên mà Lê đức Thọ từ Tổng hành dinh ở Nam Bộ lại cẩn thận theo dõi những gì đang xảy ra ở Đông Nam Á Châu.



Trong vịnh Thái Lan, ngoài khơi của Cam Bốt chiếc Okinawa, một chiến hạm chuyên chở trực thăng đang tuần tra tại đó. Tại Hoa thạnh Đốn người ta ước tính Cam Bốt đã sấp sửa mất rồi. Từ ngày 7 tháng 4, ba trăm sáu mươi (360) thủy quân lục chiến thuộc lực lượng can thiệp Alpha đã được lệnh báo động sẳn sàng lên đường trong 3 giờ. Phải di tản 800 người từ Phnom Penh. Cuộc hành quân nầy đã được mang tên là ‘’ Eagle Pull’’ (cuộc rút lui của con ó).Ở Tòa Đại sứ Mỹ tại Sài Gòn người ta biết là tất cả chỉ nhằm bảo vệ cho cuộc di tản mà thôi, không hơn không kém .



Không khí rất căng thẳng giữa những người có trách nhiệm chính trong tòa đại sứ Hoa Kỳ . Theo hệ thống công vụ đẳng cấp càng cao thì người ta càng thấy lạc quan.



Ngày 9 tháng 4, Thomas Polgar gởi một công điện về cục CIA Hoa thạnh Đốn mà không qua ông Martin:



- ‘’ Tôi đã bỏ một thời gian khá dài để bàn cải về giá trị của các tin tức không tốt và cũng đễ tranh cải về sự cần thiết của những quyết định hành chánh mà Tòa đại sứ vì một lý do nầy hay lý do khác đã không chịu ban hành.’’ Đại sứ Martin cũng vậy .



Ông Polgar thực sự rất ghét sự trì trệ. Người ta không có thay đổi nào về giờ giấc làm việc ỡ văn phòng. Ít ra, trong những giờ bi thảm nầy người ta có thể tăng cường thêm giờ thường trực.



‘’ Đại sứ đã dùng gần hết thì giờ của ông ta để tìm sự giúp đỡ trong việc xin ngân khoản viện trợ kinh tế , quân sự cho Miền Nam Việt Nam và ông luôn luôn muốn giữ trật tự kỹ cương trước một tình hình càng ngày càng xấu tệ.’’



Nếu ông Martin đọc được nội dung của bức công điện nầy, ông ta sẽ thích lối suy luận nầy lắm.



Polgar tố cáo chánh phủ VNCH (chưa được cải tổ xong) :



‘’chánh phủ nầy không tập họp được cho một hướng hành động hữu hiệu’’. Theo ý Polgar thì khả năng diễn tiến sẽ phải như thế nào đây?



-‘’ Tin tức cho biết là giờ đây Bắc Việt đã quyết định theo đuổi và mở rộng áp lực quân sự nhằm cô lập Sài Gòn, với mục tiêu cuối cùng là một chiến thắng quân sự trong năm 1975.’’



Để cô lập Sài Gòn : Dù là có tin tức do một ‘’nguồn tin’’ được Snepp cấy vào Nam Bộ (cục R), Polgar vẫn tin là cộng sản Bắc Việt cầm chắc sẽ cô lập được thủ đô Miền Nam . Polgar có một tâm hồn của một triết gia. Ông nói một cách oai phong về ông ta trong phúc trình:



‘’người trưởng cơ quan nhận định rõ ràng là lịch sử hiếm hoi lắm mới tiến tới bằng con đường thẳng . Tuy nhiên chúng ta đang đi đến một sự sụp đổ có tầm vóc lịch sử nếu những thay đổi cần thiết không được thực hiện đúng lúc.’’



Vào đầu tuần lễ thứ hai của tháng 4, Polgar vẫn không loại ra ngoài các chuyển biến có thể thay đổi được tình hình:



‘’ Quan điểm của ông trưởng cơ quan vẫn là tình hình quân sự sẽ không ổn định được nếu không có một hành động nào có tánh cách quyết định. Nếu không có môt hành động nào từ phía Hoa Kỳ thì chúng tôi nghĩ là một sự tắm máu quan trọng và vô ích sẽ không sao tránh khỏi được, nếu tướng Thiệu ra đi và nếu một chánh phủ đoàn kết quốc gia được dựng lên theo đề nghị của Ba Lê, áp dụng công thức như các người cộng sản đã từng định nghĩa.’’



Như vậy là người trưởng cơ quan nầy đã để tang cho ông Thiệu rồi !.



Ông Polgar không lưu ý đến bản phân tách của cộng sự viên Frank Snepp. Ông nầy đã có viết một dư thảo công điện như sau :



‘’ Tát cả cho thấy là Bắc Việt đã thay đổi kế hoạch và thời khắc biểu của họ, theo đó các cuộc tấn công vào Sài Gòn có thể sẽ vào giữa tháng 4.’’



Ông Snepp khẳng định :



-‘’ Sẽ không có viễn ảnh nào về vấn đề đàm phán hay về một chánh phủ ba thành phần’’



Polgar và ông Martin cùng đọc bản tường trình nầy. Cả hai ông đều cho bản tường trình nầy là quá ‘’hoảng hốt’’. Bản nầy sẽ được gửi về Hoa thạnh Đốn nhưng phài được ông Polgar sửa lại. Đoạn văn ‘’tấn công vào Sài Gòn ‘’ của ông Snepp được cây bút của ông Polgar viết lại là ‘’ tấn công vào các vùng chung quanh Sài Gòn ‘’



Tại Hoa thạnh Đốn trong một phiên điều trần trước Ủy Ban An Ninh Quốc Gia, Ông William Colby, người có trách nhiệm cao nhất của CIA, đã giải thích là tình hình quân sự ở Việt Nam là bi đát. Những người phân tách và viết lại phúc trình của CIA ở Hoa thạnh Đốn đã theo đùng nhận định của Frank Snepp. Họ nói thẳng thừng rằng ‘’tất cả những chuyện lao xao về ‘’đàm phán’’ của những người cộng sản chỉ là một ‘’mưu kế’’ mà thôi’’



Ai sẽ đề cao những nguy cơ và tầm quan trọng trong công tác ‘’viết lại’’ phúc trình trong hành chánh ngoại giao, trong cơ quan tin tức tình báo , và trong ngành báo chí ?, Ý nghĩ về khả năng đàm phán vẫn còn lảng vảng đâu đây, ngay trên các tầng quan trọng của sứ quán Hoa Kỳ tại Sài Gòn . Trong số dân chúng Miền Nam Việt Nam cũng còn có nhiều người vẫn đeo đuổi hay chạy theo những cuộc đàm phán bóng gió . . . .Trong giới báo chí, một trong 3 chàng ngự lâm pháo thủ là Phạm xuân Ẩn đã cả quyết với hai người bạn là Vượng và Cao Giao rằng:



‘’ cộng sản muốn có đàm phán .’’ (3)



Ẩn là một người to con, nhã nhặn, là một người rất thông thạo trong việc xử dụng tiếng Anh và tiếng Pháp, cảm hóa được mọi người. Lúc nào ông ta cũng biết được nhiều tin tức, ông làm việc toàn thời gian cho báo Times tại Sài Gòn và có giao dịch với các bộ tham mưu quân sự và chánh trị . Ông đã từng cộng tác với tờ Christian Monitor và hảng thông tấn Reuter. Dưới trào Tổng Thống Diệm thì ông ở bên Mỹ nhờ có được một học bổng của Asia Founation vì người ta tưởng ông là nhân viên cũa CIA. Ông ta thích nuôi chó và chim. Ông là người cung cấp ít nhất 80 % tờ báo Times từ Việt Nam . Ông nói với Cao Giao :



‘’ người cộng sản không vướng mắc gì về tình cảm đâu. Quyền lợi của họ là cho hình thành một chánh phủ lâm thời. Và hoạt động của họ là nhắm vào chuyện đó.’’



Phài chăng ông Ẩn chỉ lo về công việc nên ít khi cho biết ý kiến cũa mình trừ khi đứng trước những người Việt Nam . Đối với bà Nga, người cùng làm việc chung với ông ở văn phòng của tờ Time, đôi khi ông để lộ cho thấy là ông ta không thích người Mỹ. Ông khuyên bà Nga nên rời khỏi Việt Nam . Riêng ông thì ước mong di tản được bà mẹ của mình. Trong hiện tại thì tờ Time đang sửa soạn cho di tản vợ con các cộng sự viên của tờ báo. Tuy nhiên ông giải thích cho ông Cao Giao là cũng chưa có gì phải hốt hoãng :



‘’ Rất có thể người ta đang nghĩ tới môt nước Việt Nam thứ ba. Nhưng chưa có gì là xác thực hết. Ông Thiệu phải đi đã !’’



Các tin tức và những lời phân tích của ông Ẩn đã được nhiều phóng viên ngoại quốc xử dụng. Trong quá khứ, ông Ẩn đã tỏ ra là một người thấy xa.



Mặc dầu tin tức có vẻ nghiêm trọng, các rạp chiếu bóng, các quán rượu và các tiệm ăn vẫn đầy người . Vẫn có nhiều khách hàng tấp nập ở chợ Bến Thành và chợ trờI, dù giá cả có lên cao. Những người vừa mới nói hôm qua rằng bộ đội của tướng Giáp sẽ tiến vào Sài Gòn thì hôm nay lại xác quyết với một giọng cương quyết chắc nịch rằng ‘’Dù có việc gì xảy ra thì Sài Gòn vẫn sẽ được cứu’’. Giữ được bộ mặt bề ngoài, cũng là một cách che dấu nổi lo sợ của mình. Các tờ báo Việt Nam có rất nhiều mục ‘’Rao Vặt’’. Giá thuê mướn phòng, hay bán nhà đang xuống . Các văn phòng lo về hôn nhân hoạt động mạnh, Các cô gái Việt Nam đang tìm một ông chồng để mong có được chiếu khán. Đôi khi lại có đề nghị của người Mỹ. . . .



Tờ Saigon Post có mục rao ‘’tìm bạn’’ như sau:



‘’ Đại tá thuộc Quân Đội Hoa Kỳ . Mong được gặp và đi tới hôn nhân với một bạn gái người Việt Nam trẻ, đẹp để cùng chung sống ở Ba Lê (Pháp) . Phải có hiểu biết Pháp ngữ và Anh ngữ và thuộc gia đình đàng hoàng. Thư cho: Đại tá Mark Broman, 200 N. Howard, phòng số 24, Clarksville, Indiana, USA. 47130.’’



Nhiều người xấu miệng cho rằng : Người Việt Nam cũng xuống giá như nhà cửa vậy.



Người dân Sài Gòn chen nhau vào các ngân hàng rút tiền Việt Nam ra để đổi đồng mỹ kim. Thủ tục khó khăn kinh khủng: Muốn rời khỏi nước, một người Việt Nam phải có thông hành, một chiếu khán xuất ngoại , và một chứng chỉ không thiếu thuế. Một vài chiếu khán xuất ngoại được thương lượng với giá 10 triệu đồng, tương đương với 14.000 mỹ kim (hối đoái chánh thức). Những người trong tuổi quân dịch không có quyền ra khỏi nước. Để cho hồ sơ được cứu xét, các công chức Việt Nam càng ngày càng làm khó.



Nhân viên sứ quán Mỹ thì nóng lòng muốn biết rõ xem : Hà Nội có kế hoạch gì về quân sự và chánh trị hay không ? Những gì sẽ xảy ra ở Cam Bốt ? Tổng Thống Ford có xin được ngân khoản viện trợ bổ túc hay không ?



Trong tuần lễ thứ nhì của tháng tư, có 9 sư đoàn Bắc Việt cùng tiến về hướng Sài Gòn . Tướng Tổng Tham mưu trưởng Miền Nam không còn nghi ngờ gì là họ sẽ tấn công vào Sài Gòn . Tướng Viên không hơn gì Tổng Thống Thiệu cũng không tin vào một giải pháp chánh trị . Khi ông không suy gẫm về cái ‘’nghiệp’’ của mình hay về bản chất của Chân Thiện Mỹ thì ông thấy rất khó xử. Ông không muốn trung thành với Tổng Thống . Nhưng ông tân Tổng trưởng Quốc Phòng của ông nói cho ông biết là Tổng Thống giờ đây đã trở thành một chướng ngại. Ngoài ra ông cũng lưu ý đến tinh thần cùa Quân Đội . Có không ít tướng tá đã cho Tổng Thống là người có trách nhiệm trong vấn đề triệt thoái vô trật tự của Huế và Đà Nẳng .



Tướng Viên không ước tính được xem nếu Bắc Việt tấn công vào Sài Gòn thì sẽ tấn công từ đâu ? Bộ Tham Mưu Bắc Việt rất giỏi về thuật ‘’dương đông kích tây và đánh nhứ’’ nên họ đã hoàn toàn vận dụng QLVNCH ỡ Cao nguyên theo ý của họ. Họ đã áp dụng nguyên tắc của Mao trạch



Đông và của các chiến lược gia: ‘’nếu anh muốn đánh vào hướng Tây, thì hãy nhúc nhích ở hướng Đông’’. Tin tức tình báo cũa Phòng nhì ước tính là cuộc tấn công chính và quan trọng sấp tới của Bắc Việt sẽ là Xuân Lộc, quận lỵ của tỉnh Long Khánh với 100.000 dân, nằm giữa những vườn cao su và giữa hai triền đồi , cách 100 cây số về hướng Đông của Sài Gòn . Giữa Sài Gòn và Xuân Lộc chỉ có mỗi một căn cứ quan trọng, đó là Biên Hòa và sân bay quân sự của nó.



Quân lực Miền Nam đoán chừng cách điều quân của Bắc Việt theo lối cổ điển, gọng kềm.







Tướng Trà sẽ tung 3 sư đoàn thuộc Quân Đoàn 4 của ông ta vào trận chiến. Sư đoàn 341 sẽ từ hướng Tây Bắc sau khi vượt qua sông Đồng Nai. Sư đoàn 7 xuống từ hướng Tây Tây Bắc. trong lúc sư đoàn 6 từ phía Tây sẽ tiến theo đường 333. nhưng sẽ xuất hiện từ hướng Tây Nam. Sư đoàn 341 không phải là môt sư đoàn thiện chiến. Sư đoàn nầy có rất nhiều lính mớI, trong đó có một số chưa tới 17 tuổi.



Cũng như Huế, Đà Nẳng hay Tây Ninh, Xuân Lộc đã dính vào thần thoại quân sự Hoa Kỳ . Đại tá George Patton con của một đại danh tướng Mỹ, là trung đoàn trưởng của trung đoàn 11 kỵ binh thiết giáp nổi danh, đã từng đặt Tổng hành dinh của mình ở Xuân Lộc. Các sĩ quan Mỹ đóng ở Xuân Lộc đều sẵn sàng tuyên bố là thành phố ở quá xa Sài Gòn để có thể hưỡng được cái đẹp cũa tỉnh nhà và Xuân Lộc ở quá gần thủ đô để thấy mình luôn luôn được bảo vệ .







Sư đoàn Bắc Việt 341 được pháo binh bắn dọn đường và được chiến xa T.54 yểm trợ đã tiến vào thành phố Xuân Lộc trước tiên, rất dễ nhận qua tháp chuông cao ngất của nhà thờ của tỉnh..



Có một ít đơn vị Bắc Việt tiến đến khu chợ và bến xe. Nhưng bị các binh sĩ của sư đoàn 18 bộ binh của tuớng Lê minh Đảo đảy lui. Binh sỉ thuộc trung đoàn 43 /sư đoàn 18 sau nhiều pha cận chiến cũng đã đẩy lui được bộ phận tiền tiêu của sư đoàn 6 Bắc Việt. Tướng Dũng nói là các trận kịch chiến rất là dữ dội trong những ngày đầu. Trong 24 tiếng đồng hồ Bắc Việt đã rót đến 10.000 quả đạn pháo vào các vùng ngoại ô của thành phố . Họ mất rất nhiều chiến xa và đang thiếu đạn pháo binh. Đây là lần đầu tiên từ tháng giêng đến nay, Bắc Việt đã gặp khó khăn nghiêm trọng trong vấn đề tiếp liệu. Các T.54 đang thiếu đạn và nhiên liệu. Tướng Trà phải xử dụng đến các trung đoàn trừ bị của sư đoàn 6 và sư đoàn 7 .



Dù sao thì binh sỉ Miền Nam vẫn giữ vững được vị trí của họ trong thành phố Xuân Lộc điêu tàn. Họ không có lo lắng gì cho gia đình của họ. Hầu hết gia đình binh sỉ và vợ con của sỉ quan thuộc sư đoàn 18 đều đã được di tản, có khi bằng phương tiện trực thăng nữa. Ở đây họ chỉ còn nghĩ đến chiến đãu. Tuy nhiên họ cũng còn bị vướng víu vì dân tỵ nạn, vì dân Xuân Lộc và vùng phụ cận đang tìm cách trốn chạy về Sài Gòn. Con đường dẫn về thủ đô đã không thể xử dụng được vì pháo binh Bắc Việt đã liên tục băn phá dữ dộI, nên dân chúng tỵ nạn phải dồn hết về thành phố Xuân Lộc. Có một số chạy thoát được bằng cách băng qua chiến tuyến của Bắc Việt. Bọc vòng qua con đường chính và các con đường nhỏ, có nhiều toán dân tỵ nạn đã thoát về được đến thủ đô sau khi băng qua các hàng rào y tế của chánh phủ .



Ngày 10/4, Bộ Tổng Tham Mưu QLVNCH phải lấy môt quyết định quan trọng. Các đơn vị phòng giữ Xuân Lộc không lùi bước trước quân Bắc Việt nhưng họ rất cần được quân tăng viện.Lý lẽ mà người ta đã dùng trong trường hợp của Huế hay Đà Nẳng ‘’ không thể rút quân phòng thủ Sài Gòn’’ không còn dùng ở đây được nữa, bởi vì Xuân Lộc thuộc vòng đai phòng thủ của thủ đô. Tướng Viên tuy vậy còn ngại những mũi tấn công khác vào Sài Gòn nữa. Đùng một cái tướng Viên không còn thụ động nữa đã quyết định tung trừ bị vào trận tuyến Xuân Lộc. Dĩ nhiên với sự đồng ý của Tổng Thống Thiệu. Ngay như Không lực VNCH dù đã không được phối hợp chặt chẽ trong những tuần lễ gần đây, đã bắn phá rất hiệu quả bộ binh và chiến xa của Bắc Việt. Tướng Viên đã tung quân nhảy dù vào trận chiến Xuân Lộc. Patrick Hays, bên cạnh hảng Michelin, trên con đường đến Xuân Lộc, đã chứng kiến sự xuất quân của đơn vị Dù với con mắt của người biết chuyện. Hăng hái và dũng cảm như những vị anh hùng, các binh sỉ Dù dùng mũ sắt đội lên mũ nồi đỏ của binh chủng . Các binh sỉ nầy có một tinh thần rất cao. Gần hai lữ đoàn dù đã mất 30 % binh sỉ trong nhiệm vụ làm chậm lại bước tiến của quân địch trên tuyến Nha Trang và Phan Thiết.



Tại căn cứ Tân sơn Nhất, các sĩ quan Mỹ chung quanh tướng Homer Smith đều nghĩ rằng trận chiến ở Xuân Lộc dù không phải là trận chiến quyết định, biết đâu chừng sẽ chận đứng được sức tiến cũa Bắc Việt hay có thể ổn định được trận tuyến. Phải chăng đó là một chiến thắng mà nhân viên của phái đoàn tướng Weyand đòi hỏi ? Binh sĩ Miền Nam Việt Nam đã chứng tỏ rằng họ biết phòng thủ và phản công, như vậy họ rất xứng đáng được nhận viện trợ quân sự của Hoa Kỳ. Sẽ có một số trực thăng dành cho các nhà báo ngoại quốc đề họ có thể làm chứng cho một chiến thắng cùa Miền Nam Việt Nam . Bộ tham mưu của tướng Viên khám phá ra là không có thiếu vũ khí và đạn dược. nên họ cấp phát cho binh sĩ của hai tiểu đoàn thuộc lữ đoàn 1 Nhảy Dù mỗi người một khẩu súng nhẹ chống chiến xa . Họ sẽ nới rộng gọng kềm Bắc Việt . Chiến đãu oanh tạc cơ F.5, phi cơ săn giặc A. 1 thi nhau đánh phá các điểm tập trung của Bắc Việt, nhất là các trung đoàn thuộc sư đoàn 341.Các phi cơ vận tải C.130 đã can đảm thả những trái bom loại 750 cân anh từ một cao độ thật thấp qua cánh cửa sau của phi cơ. Bộ Tư lệnh tối cao Bắc Việt cũng tung vào Xuân Lộc các sư đoàn 325 và 312.



Tinh thần của các binh sỉ phòng thủ Xuân Lộc. hình như còn rất tốt. Hệ thống truyền tin còn hoàn hảo. Các đơn vị Biệt động quân và Nhảy Dù đã đến Xuân Lộc. Đường đến Sài Gòn đã được giải tỏa và lực lượng tăng cường đã đi qua. Các trực thăng đã di tản thương binh. Trực thăng võ trang đã tham chiến. QLVNCH đã chiến đãu một chống ba, nhưng Bắc Việt không có lực lượng không trợ.



Phần lớn các pni cơ đã xuất phát từ căn cứ không quân Biên Hòa đang bị Bắc Việt pháo kích nặng nề , nhưng các oanh tạc chiến đãu cơ được chuyễn về sân bay Tân sơn Nhứt để được tiếp tế xăng và đạn dược. Chung quanh Xuân Lộc các căn cứ yễm trợ hỏa lực được che dấu cẩn thận trong các vườn cao su và được chỉ huy và tiếp tế đạn dược đày đủ. Trực thăng đã báo cáo vị trí chính xác của pháo binh và chiến xa Bắc Việt . Các sỉ quan bộ binh Miền Nam Việt Nam được pháo binh và không lực yểm trợ một cách dễ dàng. Gần như họ đã sống trở lại thời kỳ đẹp nhất trong cuộc chiến ờ Miền Nam Việt Nam . Không khí lạc quan lan truyền đến đổi từ Sài Gòn tướng Homer Smith gởi một công điện cho tướng George Browne, chủ tịch các ủy ban tham mưu ở Hoa thạnh Đốn, người có địa vị cao nhất trong hệ thống quân sự Hoa Kỳ :



-‘’ Miền Nam Việt Nam đã thắng được một giai đoạn đầu. Lòng can đảm, ý chí cang cường trong chiến đãu của QLVNCH hình như trong một lúc nào đó đã giải quyết được một câu hỏi : ‘’Quân lực VNCH đã thực sự chiến đãu ?



Một chiến tuyến được ổn định + ý chí muốn đàm phán của cả 2 bên = giải pháp chánh trị .



Bà Nguyễn thị Bình đang đi du thuyết ở Phi Châu đã tuyên bố là CPLTCHMN cố gắng đạt được những mục tiêu ở Miền Nam Việt Nam bằng những phương tiện không phải là quân sự, nếu được .







Chú giải:



(1)- Người dịch chỉ dịch ý 2 bài thơ bằng tiếng Pháp của tác giả Olivier Todd. Dịch giả vẫn biết 2 bài thơ tiếng Pháp nầy (một của Tố Hữu một của Lê đức Thọ) đã được tác giả Olivier Todd dịch từ 2 bài thơ tiếng Việt nhưng nhất thời dịch giả không kịp sưu tầm được nguyên tác. Một ngày nào đó dịch giả nhất định sẽ tìm ra nguyên tác để bổ túc cho bản dịch. Trong khi chờ đợi chúng tôi xin đăng nguyên văn 2 bài thơ bằng tiếng Pháp của tác giả để quý đọc giả thưỡng thức.



(1.a )- O Binh Long, sol du Việt Nam du Sud



Pour la première fois, je t’ai rencontré, ce matin



Cette poignée de terre rouge que j’ai pris dans ma main



M’enivrai comme un alcool



En serrant dans mes bras le maquisard du front



Je galoppais deja dans les plaines de Camau







(1.b) J’entends l’appel du coucou noir



Au soleil levant sur Loc Ninh et sa jungle.



Je n’ai fermé les yeux de la nuit



Je comptais sur mon lit les gouttes qui tombaient



Inquiet pour nos soldats



Pateaugent sur la piste à n’en plus finir



Encore des canons après les tanks



On espère après ceux donc on est sans nouvelles



Le front les attend d’une minute à l’autre,



Arrête toi, veux tu, ô pluie,



Pour que sèche et durcisse la piste



Qui nous conduit au but.



De cette bataille historique



Les premiers coups de feu ont déjà éclaté


(2)- Phạm xuân Ẩn là một nhân viên tình báo và điệp viên cấp cao của Bắc Việt , nằm vùng ờ Miền Nam Việt Nam trong vai một nhà báo,một phóng viên của cả báo Việt và Hoa Kỳ . Đã tung tin thất thiệt và ‘’hòà đàm, giải pháp chánh trị’’ v.v.. theo lệnh của cộng sản Bắc Việt suốt chiều dài cuộc chiến dể ru ngũ dư luận trong và ngoài nước. Ông ta đã là đại tá của quân đội Bắc Việt từ trước năm 1975, và sau đó vào thập niên 80 đã được cộng sản thăng cấp thiếu tướng.