Chương 14 - Dấu Tích Luân Hồi Biểu Hiện Qua Sự Yêu Thích Chán Ghét Hay Nhớ Lại Một Nơi Chốn Nào Đó
Những trường hợp điển hình.
Có một điều mà ai cũng nhận ra ngay bản thân mình chúng ta nhiều khi cảm thấy yêu mến nơi mình đã sống hay một nơi nào đó có một quốc gia mà ta chưa hề đến. Dĩ nhiên đối với quê hương xứ sở nhiều người sẽ bảo rằng vì nơi ấy nhiều kỷ niệm đã in sâu vào trong trí óc ta từ lúc trẻ thơ đến khi khôn lớn làm ta khó quên. Tuy nhiên có nhiều người dù ở một nơi từ nhỏ đến già họ vẫn cảm thấy thích một xứ khác một nước khác. Có người chỉ học địa lý các nước, tự nhiên họ cảm tình sâu đậm với nước nào đó dù rằng nước ấy không giàu, không văn minh. Ngay trong một quốc gia, có người tự nhiên cảm thấy yêu mến, cảm tình với một tỉnh lẻ nào đó qua tên gọi hoặc qua phong tục tập quán hay khí hậu. Dù rằng những địa danh, phong tục, tập quán khí hậu hay con người ở đó chẳng có gì đặc sắc cũng như họ chẳng có kỷ niệm nào. Ai trong chúng ta cũng chẳng đã một lầy ý nghĩ ấy. Người ta tự hỏi do nguyên nhân nào mà một vùng xứ sở kia lại có liên hệ với người này dù không đem lại lợi nhuận hay kỷ niệm gì? Có những người đã vượt đại dương rời bỏ quê hương xứ sở có khi rất trù phú để tới một vùng đấy xa lạ khốn khổ khô cằn và sống cho đến già.
Trường hợp Jocélyn Crane: là một cô bé ra đời vào năm 1959 tại tỉnh Saint Louis. Lúc còn bé mỗi lần nhìn vào bảng đồ thế giới là cô nói với mẹ: "Con thích chỗ này, con muốn tới đây", chỗ cô bé là vùng đất Á Châu. Điều kỳ lạ là từ nhỏ cô bé đã ham thích các loài sinh vật, điều mà cả gia đình chẳng có ai thích ấy. Khi lớn lên Jocélyn tốt nghiệp ngành sinh vật học (1930) và sau đó đến sống ở Á Châu để nghiên cứu về sinh vật học.
Trường hợp bà Lise Meitner: là nhà nữ vật lý học nổi tiếng ở thành phố Vienna nhưng lại yêu mến nước Thụy Điển và bà đã nhập quốc tịch tại đây và chọn Thụy Điển làm quê hương thứ hai của bà. Nhiều người Âu Mỹ tự nhiên ham thích và cảm thấy yêu mến vùng đất Phi Châu hoang dã, nghèo nàn và quyết tâm đến sống chung cùng các thổ dân xa lạ nhưng họ cảm thấy thích thú, hạnh phúc vô cùng. Hoặc trường hợp của nhà lafcadio Heam người Hy Lạp nhưng lại chỉ thích qua Nhật sống và biết rất rành về văn hóa Nhật.
Trường hợp bà Alexandra David Neel: là một nữ phóng viên nổi tiếng. Từ nhỏ bà đã say mê đất nước Tây Tạng, không phải vì đất nước này giúp bà viết những bài báo hấp dẫn lạ kỳ, huyền bí mà theo bà, khi còn ở nhà trường, học lịch sử, nghe thầy giáo giảng về xứ sở của Đỉnh Trời này thì tâm hồn của bà dậy lên lòng cảm mến dạt dào và bà ước có ngày sẽ đặt chân đến đó. Mặc dầu vào những năm 1900, Tây Tạng được xem như là một xứ sở khắc nhiệt về nhiệt độ, cuộc sống và luật lệ. Tại đây luật lệ đặt ra chặt chẽ, không nhận sự hiện diện của một người ngoại quốc trên Tây Tạng nhất là những kẻ "mặt xanh mũi lõ". Vậy mà vào năm 1914 bà Alexandra David Neel vẫn quyết tâm tìm đường đến Tây Tạng, bà phải giả làm một người hành khất mới lọt được vào sâu trong lãnh đạo đất nước này. Nhưng khi gần đến thủ đô, bà tìm đến một ngôi chùa và vào đó xin cơm và may mắn gặp một nhà sư, bà ngỏ ý xin quy y. Thế là bà trở thành sư nữ và cũng từ đó bà trở thành người Tây Tạng và dân chúng quanh vùng đều biết đến bà. Trong cuốn nhật ký của mình bà có ghi chú những câu đáng lưu tâm như sau:
"Tôi luôn luôn có cảm tưởng rằng Tây Tạng là quê hương thân thuộc của mình. Tây Tạng như có mãnh lực lạ kỳ lôi cuốn tôi theo. Điều kỳ dị là có nhiều vùng xa lạ nhưng tôi lại có cảm tưởng như mình đã đi qua nhiều lần trong đời, điều đó làm tôi suy nghĩ rằng phải chăng ở tiền kiếp tôi đã làm người dân Tây Tạng?
Có lần ông Cayce đã tìm hiểu tiền kiếp của một Nha sĩ khi thấy ông này ham thích vùng đồng quê hoang vắng, giấc ngủ thôi miên đã giúp ông Cayce biết được tiền thân của ông này là một người Đan Mạch di cư đến vùng Bắc Mỹ trong thời kỳ có chiến tranh thuộc địa. Hình ảnh những vùng hoang dã, tĩnh mịch đã đi sâu vào ký ức ông đến độ ở kiếp hiện tại vẫn còn ảnh hưởng khiến ông ham thích môi trường sống cũ một cách say mê.
Một trường hợp lạ lùng khác mà nhiều người trong chúng ta ai cũng đã một lần trải qua. Đó là đôi khi đến một vùng nào đó tự nhiên trong tâm trí ta xuất hiện câu hỏi rằng chỗ này hình như có lần ta đã đến đó rồi, cũng hàng câu ấy, dãy nhà ấy, khúc đường ấy ánh nắng và tiếng động ấy... không phải ngay trong một tỉnh khác và ở nước khác nữa hình ảnh, nơi chốn, không gian, thời gian khiến ta như chợt nhớ rằng nơi đây mình đã sống qua hay đã đi qua.
Phải chăng đó là dấu tích của tiền kiếp? Câu hỏi tại sao mọi người trong chúng ta ai cũng đã một vài lần cảm nhận điều đó thì câu trả lời có thể rằng mọi người ai cũng đều phải trải qua nhiều kiếp và trong tiền kiếp có lần ta đã sống ở đó, ghé lại đó và hình ảnh ấy vẫn còn tồn tại trong tiềm thức tuy không rõ ràng ở kiếp hiện tại. Chính hình ảnh môi trường chợt hiện lên trong trí óc ta đó là dấu tích của luân hồi.
Trường hợp bé David: Đại Đức Dhamananda đã thuật lại câu chuyện lạ lùng về một cậu bé tên là David sống ở Luân Đôn (Anh Quốc) như sau:
Lúc cậu bé David vừa tròn 5 tuổi, cậu đã làm cho gia đình ngạc nhiên nhiều lần vì lời phát biểu của cậu, cậu bé thường nói một cách tự nhiên:
"Hồi trước con làm việc nhiều lắm, lúc đó, con là một người chuyên đi xem xét kiểm tra đôn đốc các hàng hóa, con còn được đi thăm nhiều nơi và hồi đó con còn gặp nhiều điều lạ lùng".
Một hôm, David được mẹ dẫn đi theo trong một chuyến du lịch sang La Mã. Tại đây, hai mẹ con đi theo một nhà khảo cổ để đến một ngôi làng vừa mới được các người phu khai quật lên. Khi đến một gian phòng nọ, David bỗng thấy cái bồn tắm xưa cũ vội chạy đến lần mò tìm kiếm các chữ khắc trên thành bồn, rồi cậu la lên: A! Đây chính là cái bồn tắm của con! Người mẹ nghe nói chẳng hiểu cậu nói cái gì chỉ kêu: "Ái chà! Con nói gì tầm phào thế, thôi dậy đi thôi...
Nhưng David vẫn không đứng dậy, cậu mân mê miếng ngói vỡ vừa nhặt lên trong tay vừa nói với mẹ: "Mẹ ơi! Hồi đó con thường lấy các mảnh ngói như thế này để chơi, mỗi mảnh chúng con đập cho có dạng thể một con vật... A! Đây là mảnh giống con cá, ngày xưa Macus rất thích mẫu cá...
Có lần, David được dẫn đi viếng một động đá huyền bí trên đảo Channel thuộc Guernsey, (một vùng đảo nằm ở vị trí gần bờ biển nước Pháp). Sau khi đi một vòng trước động đá, David bỗng như nhớ ra điều gì, chạy lại nắm tay mẹ nói:
"Trong động này có một người tù bị lính Pháp dẫn vào đây để giết, bọn lính Pháp đóng đinh người tù vào thành động rồi xây gạch bít kín lại". Người mẹ vừa sợ vừa không tin nên bảo David đừng nói bậy, nhưng cậu bé vẫn nhất mực quả quyết đó là chuyện có thật... Cậu phân bua với mẹ:
"Hồi đó, con là một lao công chiến trường, chính con đi theo đoàn lính này khuân đồ đạc..."
Về sau, chính quyền của xứ Guernsey đã cho người tới quan sát động đá và khám phá ra điều cậu bé David đã nói với mẹ. Cuối động đá, sau một bức vách được xây thêm là bộ xương của một người đàn ông bị đóng đinh dính vào vách động đá.
Tuy nhiên, mẹ của cậu bé David lúc nào cũng nhìn con trai mình qua hình ảnh một cậu bé con mà thôi. Có lần, David theo mẹ đi thăm viện bảo tàng nước Anh. Khi đến khu vực trưng bày các đồ vật xưa cổ thuộc xứ Ai Cập huyền bí, cậu bé vội vã chạy ngay đến bên những chiếc hòm gỗ, chỉ cho mẹ xem rồi nói:
"Mẹ biết không! Hồi con còn làm chức vụ thanh tra, con thường kiểm soát nhiều hàng hóa đồ vật. Chính các hòm này phải qua sự kiểm nhận của con. Nếu mẹ không tin, thì hãy lật xem ở dưới đây các hòm này đều có dấu kiểm nhận của con cả. David muốn mẹ tin mình hơn nên đã dùng cái que nhỏ viết lên nền viện bảo tàng những mẫu chữ tượng hình Ai Cập. Những mẫu chữ mà từ ngày được sinh ra đến bây giờ, cậu bé chưa bao giờ biết tới cũng chưa bao giờ được thấy.
Trong một tài liệu tương tự đã kể lại trường hợp một người Anh tên là Lawrence, người này mặc dầu là dân Anh chính gốc nhưng từ nhỏ chỉ thích giao du với người Ả Rập mà thôi. Khi khôn lớn, ông quyết định rời bỏ quê hương mình để đến đất nước xa xôi cằn cỗi của vùng bán đảo A Rập để có dịp sống chung với người dân xứ này. Từ đó ông ăn mặc và hành xử hoàn toàn giống như người Ả Rập.
Báo chí Hoa Kỳ trong năm 1992 cũng đã đăng tải một câu chuyện liên quan đến vấn đề nêu trên, đó là trường hợp Derek Klinger: Câu chuyện có thật do chíng Derek Klinger, giáo viên người Anh dạy học tại trường trung học ở Waterford kể lại. Lúc còn bé ông đã có cảm tình với nước Đức nhưng ông cũng không hiểu tại sao. Càng lớn lên, ý nghĩ ấy vẫn không giảm trong trí óc ông. Thế rồi nhân một lần nghỉ hè, ông quyết định đi du lịch nước Đức (lúc đó ông 32 tuổi). Tại Đức ông đã đi nhiều nơi và điều kỳ lạ là có nơi khi đến ông có cảm tưởng như đã đến đó một vài lần. Cảnh trí nơi ấy đối với ông có vẻ rất quen thuộc. Tuy nhiên vấn đề không làm ông quan tâm. Hôm gần quay về nước Anh, ông tìm tới một tiệm đồ cổ mong mua được một vài thứ lạ làm kỷ niệm vì ông rất thích đồ xưa. Tiệm đồ cổ này nổi tiếng ở Munich vì có đủ thứ. Tại đây ông đã trầm ngâm trước một tấm ảnh chụp rất xưa, nước thuốc đã ngả sang màu nâu vàng. Tấm ảnh chụp 14 người lính Hải Quân Đức. Nhưng đối với ông lại vô cùng kỳ lạ vì làm ông nhớ lại quá khứ xa xôi vào khoảng thời gian mà ông là một trong 14 người lính đó. Dần dần ông nhớ lại tên từng người một trong ảnh. Ông đứng ngẩn ngơ chăm chăm nhìn bức ảnh và ông nhớ lại năm đó là 1942 ông cùng 13 đồng đội, cùng ở trong một chiếc tàu ngầm và đang có cuộc hải chiến trong vùng. Một chiến hạm Anh đã phóng ngư lôi vào trong vùng. Một chiến hạm Anh đã phóng ngư lôi vào ngay bụng chiếc tàu ngầm làm cho nổ tung lên khiến ông và 13 đồng đội tử thương... Ông Derek vội vã mua ngay tấm ảnh và tức tốc hỏi nhân viên cảnh sát Đức địa điểm của vân khố chiến tranh rồi tìm đến để hỏi về trường hợp chiếc tàu ngầm. Được biết cơ sở này là nơi lưu trữ,sưu tập, phân tích các sư kiện đã xãy ra trong cuộc chiến tranh giữa cuộc chiến tranh giữa Đức và Đồng Minh. Cơ này có vô tài liệu và tự hào là có thể trả lời trong một thời gian ngắn về những gì có liên quan tới cuộc chiến tranh, kể cả các cuộc hành quân của Đức. Khi Derek Klinger yêu cầu muốn biết số phận của các chiếc tiềm thủy đỉnh mà ông đã nhớ số hiệu và cuộc hải hành cùng năm tháng thì được chuyên viên văn khố chiến tranh cho biết như sau: "Chiếc tàu ngầm này có 14 người. Đó là tàu ngầm chữ U của Đức, tàu ngầm này bị Hải Quân Anh đánh chìm ở Bắc Hải và trước khi tàu chìm, trung tâm hành quân thuộc bộ Hải Quân có nhân được điện kêu cứu..." Ngày nay, Derek Klinger vẫn còn lưu giữ tấm ảnh lạ lùng này nhưng ông rất sợ nhìn nó vì theo ông, mỗi lần nhìn vào tấm ảnh ông lại có cảm tưởng xao xuyến lạ thường và bên tai như có tiếng nổ vang rền và tiếng la hét của 13 người đồng đội. Ông nói với các phóng viên nhà báo như sau:
"Tôi thấy rõ hình ảnh tôi lúc đó trong ảnh. Đó là hình ảnh của tôi ở tiền kiếp. Khi đó tôi là 1 quân nhân Đức. Giờ đây tôi là một giáo viên người Anh. Tôi chắc chắn lúc trước tôi là người Đức, điều dễ hiểu là từ nhỏ tôi đã có cảm tình với nước Đức và trong lần du lịch sang Đức, nhiều nơi tự nhiên có vẻ rất quen thuộc đối với tôi. Lúc đó tôi có phần ngạc nhiên nhưng giờ tôi đã biết rõ vì sao..."
Trường hợp của danh tướng George S. Paton.
George S. Paton là một danh tướng, một nhà chiến lược kỳ tài mà cả thế giới đều biết. Tánh tình nghiêm khắc và luôn luôn chỉ biết có "kỷ luật sắt, kỷ luật là sức mạnh của quân đội". Con người hùng ấy lại có một bộ óc lạ lùng là luôn luôn tin vào thuyết luân hồi. Ông thường bảo: "cuộc đời và cuộc sống là cái vòng tuần hoàn chuyển tiếp nhau. Đời tôi cũng nằm trong một cái vòng tuần hoàn chuyển tiếp đó".
Một sĩ quan cao cấp đã kể lại câu chuyện có thật về tướng Patton: "Hôm đó tướng Patton đến thăm một vùng đất lịch sử tại Ý. Đó là vùng đất nằm cạnh sông Métaure, nơi mà xưa kia, trong trận chiến hãi hùng giữa Carthage và Rome với những đoàn quân dũng mạnh của 2 phe đã để lại trên chiến trường hàng ngàn tử thi đẫm máu, mặc dầu hai bên đều đã được những chiến lược gia, những danh tướng điều khiển.
Hình ảnh hùng tráng rùng rợn ấy đã đi vào quá khứ và cách thời đại của tướng Patton đến 1800 năm nhưng khi tướng Patton cùng các tướng lãnh và số sĩ quan chuyển về sử học tháp tùng đến thăm vùng đất này và thử ôn lại những chiến thuật và chiến lược của trận đánh ấy thì điều kỳ dị mới xảy ra. Nhân lúc một Đại Tá trình bày những nơi đóng quân của hai phe Carthage và Rome cho tướng Patton nghe thì ông này nhiều lần tỏ ý không hài lòng. Sau cùng tướng Patton cắt ngang lời viên Đại Tá và nói như sau: "Tôi xin lỗi Đại Tá, mặc dầu Đại Tá là chuyên gia nghiên cứu về các trận chiến trong cuộc chiến tranh La Mã nhưng tôi khẳng định rằng đoàn kỵ binh của tướng Hasdrubul lúc bấy giờ (trong trận này) không phải đóng tại địa điểm mà Đại Tá đã trình bày mà là ở vị trí đầu kia kìa. Tôi quả quyết điều đó vì... một điều rất dễ hiểu là thời đó, chính tôi đã có mặt ở đó..."
Và để tăng cường cho sự tin tưởng của mọi người có mặt quanh mình, tướng Patton nghiêm nét mặt, đưa cao chiếu can cầm ở tay lên chỉ về một điểm ở trước mặt và lập lại câu nói thậm chậm rãi, rõ ràng.
"Đó! Địa điểm mà đoàn kỵ binh của Hasdrubul là ở đó và tôi nhắc lại là lúc ấy tôi đã ở đó!".
Trong những lần dừng chân nơi chiến trận hay những lúc nghỉ ngơi, tướng Patton thường nói đến những địa danh và những mặt trận cổ xưa mà ông đã có mặt tuy rằng những nơi đó đã đi vào quá khứ xa xăm hay chỉ còn lại trong các bộ sử nơi thư viện.
Trong nhật ký của mình, tướng Patton thường gi lại các cảm nghĩ lạ lùng của mình về những gì mà ông gọi là kiếp trước, có đoạn viết:
"Tôi tin là có tiền kiếp và hậu kiếp, tôi tin, thật sự là tôi biết rằng tôi đã có ít nhất là một quãng đời trước đây trong binh nghiệp và hiện nay tôi lại "Đầu thai" lần nữa vào đời binh nghiệp..."
Về sau, trong một hội nghĩ Quốc Tế với chủ đề là "Ứng dụng về khoa tâm lý học" tổ chức lần thứ 14 vào năm 1961, một nhân vật có tên tuổi là Aldous Huxley đã trình bày những trường hợp của tướng Patton cùng câu chuyện lạ lùng xảy ra trong lần đi thăm chiến trường La Mã cổ xưa ấy. Trường hợp này đã được báo Paris Match đăng tải và bình luận ngày 23 tháng 3 năm 1989). Trong lần diễn đàn này, Aldous Huxley đã phát biểu như sau: không riêng gì tướng Patton, mà ngay cả chúng ta đây, đôi lúc ở một thời điểm nào đó trong đời ta bỗng có cái cảm giác, cái suy nghĩ, cái nhìn kỳ lạ mà ý thức của chính ta như bỗng nhiên hé mở có khi ta bắt gặp một hình ảnh, một sinh hoạt, một tiếng nói, một cảnh tượng, một con người mà hình như có lần ta đã thấy, đã nghe, đã ở, đã đi qua, mặc dầu trong cuộc đời chưa hề gặp bao giờ. Đó là quá khứ, quá khứ ấy không phải trong một cuộc đời hay nói khác đi là trong "một kiếp" mà trước đó nữa. Cảm nhận ấy đôi khi vượt ra khỏi cái cảm nhận của giác quan thông thường ở mỗi con người... để đi về quá khứ xa xăm hay có thể gọi là tiền kiếp..."
Những dấu tích luân hồi thật ra bàng bạc, tản mạn trong mỗi đời người. Nó như dấu ấn chứng nhận cho một người phải đi qua nhiều trạm gác, nhiều biên giới của các quốc gia, chúng ta cũng còn thấy được dấu tích ấy ở mối liên hệ cha mẹ, vợ chồng, con cái, anh em, bè bạn.v.v. và có thể nói đó là dấu tích luân hồi rõ ràng và thâm diệu nhất.
Bookmarks