Chương 25 - Trường Hợp Trẻ Con Sống Với Thú Rừng
Khi xét về những trường hợp kỳ lạ đặc biệt về những em bé sống với thú trong rừng sâu núi thẳm thì câu hỏi được đặt ra là tại sao trong hàng triệu con trẻ sinh ra lại có những đứa bé chịu cuộc sống man dã với loài thú có khi đến cả mười mấy năm trời. Trên thế giới không hiếm trường hợp trẻ con bị thú rừng bắt đi, đôi khi may mắn hay một lý do nào đó mà cho đến nay các nhà khoa học vẫn chưa thể giải thích được là có những cháu bé bị heo, gấu bắt mang vào rừng nhưng không bị ăn thịt mà để cho sống theo đàn.
Năm 1973 báo Sunday Time ở Hoa Kỳ (ngày 26 tháng 8) có đăng tải một tin liên quan đến một em bé 12 tuổi sống chung với một đàn khỉ trong rừng tại miền nam Sri Lanca. Dân làng sống ở gần đó đã trông thấy cháu bé này và mang về làng. Đây là một đứa bé trai, khi di chuyển chỉ bò và nhẩy xổm như khỉ chứ không đi được. Vì khi sinh ra được sáu tháng thì em bé này đã bị đàn khỉ bắt theo chúng. Từ đó, trong suốt 11 năm, em bé này hoàn toàn sống chung với khỉ nên cách phát âm giống khỉ chớ không nói được tiếng người.
Mới đây, tại một vùng hẻo lánh ở Ấn, một nhân viên kiểm lâm đã gặp một em bé sống lẫn lộn trong đàn sói rừng. May mắn là em bé này chỉ mới bị sói rừng bắt đi vài tháng nên khi cha mẹ em đem em về nhà săn sóc chu đáo, em đã trở lại đời sống bình thường của một con người.
Cách đây 9 năm (1980) tại Úc một em bé đã bị chó sói bắt vào rừng. Em bé này mới sinh được 3 tuần lễ nhưng thay vì nuôi em bé, chó sói này đã giết em. Lúc đầu dân làng không biết rõ chuyện này nên khi thấy xác em tưởng là người mẹ đã giết em rồi đem bỏ vào rừng. Nhưng sau đó, qua sự điều tra cẩn thận của cảnh sát, người ta mới biết rằng em bé đã bị chó sói loại Dingo, một loại sói rừng dữ tợn ở Úc Châu giết chết. Thế là người mẹ của em bé được minh oan.
Ngày 11 tháng 12 năm 1954 tại Tân Đề Li cảnh sát Ấn đã bắt được một em bé sống lẫn lút trong rừng. Họ gọi em là "em bé sói" vì em sống với một đàn sói rừng. Tên em là Ramy (khoảng độ 16 tuổi). Em bé được đưa về bệnh viện săn sóc nuôi nấng đàng hoàng nhưng đã qua nhiều năm vẫn không bỏ được tính sói và thích chạy 4 chân hơn là đi bằng 2 chân. Tháng 2 năm 1977, tại Indonêxia, một em bé đi lạc trong rừng khi theo mẹ đi hái nấm. Em bé này đã sống chung với một đàn sói và mãi đến 6, 7 năm sau người ta mới phát hiện ra em và đem về nhà. Em đã quên hết cả tiếng người, quên cả cách ăn uống và cách đi đứng. Tại Ấn Độ, trong một cuộc hành quân, một bin sĩ Ấn đã bắt gặp một em bé lẫn trong đàn sói. Khi sói phóng mình vào rừng sâu thì em bị bỏ lại bên bờ suối. Bé sói này được đem về nuôi cẩn thận nhưng em chết một năm sau đó (1944). Người mẹ ruột của em đã nhận ra con mình nhờ trên mình em bé có một vết sẹo.
Tuy nhiên, đặc biệt nhất là về chuyện em bé sói là 2 chị em cô gái sống chung với đàn sói đã nhiều năm trong rừng ở Ấn Độ, vào năm 1920. Lúc bấy giớ tại Calcuttua có một vị mục sư tên là Singh, ông này thuờng đi giảng đạo nhiều nơi và một hôm đi qua khu rừng để đến một làng hẻo lánh ông bỗng trông thấy trên cành 2 con vật kỳ lạ giống như khỉ giã nhân. Khi nhìn kỹ, mục sư thấy rõ ràng đây là 2 người con gái mái tóc xõa dài, móng tay dài, thường nhe răng ra để hăm dọa. Khi mục sư lại gần, 2 cô chạy theo 5 con chó sói đang ở gần đó. Mục sư thấy làm lạ, liền yêu cầu cảnh sát Ấn tìm cách vây bắt 2 cô gái. Khi vòng vây siết chặt, 2 cô gái và cả bầy sói chống lại rất hăng. Cảnh sát phải nổ súng khiến cả 2 cô gái và 5 con sói bỏ chạy những 2 cô gái tuy đã sống quen với đàn sói những vẫn không chạy theo kịp đồng bạn và cuối cùng bị bắt. Mục sư đưa 2 cô gái về nuôi ở một trại cô nhi và đặt tên cho cô gái lớn độ 7, 8 tuổi là Kamala còn cô gái 6 tuổi là Amala. Mặc dầu được nuôi nấyg và chăm sóc tận tình, 2 cô gái sói vẫn không bỏ được tính sói, thường tru lên vào mỗi đêm khuya khiến mọi người ở trại cô nhi rất sợ. Chỉ một năm sau Kamala chết vì cuộc sống không thích hợp, còn Amala thì chết 10 năm sau đó. Suốt trong 10 năm chăm sóc nuôi dạy, Amala đã tập được nhiều tính người như tự mặc áo mặc quần, ăn uống và tập đọc tuy nhiên thỉnh thoảng vẫn có ý muốn như trốn chạy vào rừng...
Khoảng năm 1985, ở Kenya, một nhóm người Anh đi săn bắn gặp một đứa bé khoảng 9 tuổi đang di chuyển bằng 4 chân theo một đàn voi rừng. Một người trong nhóm đi săn tìm cách rình bắt đứa bé khi nó tách ra khỏi đàn voi đến bên suối nước gần đó. Đứa bé có lớp da sần sùi, nâu đen và có nhiều vết sẹo lớn. Các bác sĩ ở Nakuru hết lòng săn sóc và nuôi nấng. Bác sĩ Batshavre Devoie ghi nhận những cử chỉ lạ lùng của đứa bé vì hầu hết các hành động của nó đều rập khuôn đúc với loài voi. Bác sĩ Devoie cho rằng: có lẽ đứa bé này đã bị voi bắt theo sống với chúng ít nhất là 2, 3 năm, và báx sĩ cũng đã kết hợp với sự kiện xảy ra trước đó khoảng 3 năm khi có một báo cáo cho biết một đứa bé tên là Miru Gabon con của hai vợ chồng người Kenya bị Hổ tha mất trong khi cha mẹ nó đang đi đàng các loại củ trong rừng. Các dấu vết trên người đứa bé chứng tỏ nó đã bị thương vì móng vuốt của hổ. Nhưng có lẽ một đàn voi rừng đã tấn công khiến cọp phải thả đứa bé và sau đó đứa bé được voi đem về chăm sóc và dẫn dắt theo đàn.
Đối với các nhà khoa học, thì những trường hợp có thật vừa kể trên chỉ là trường hợp tình cờ, ngẫu nhiên nhưng đối với các nhà nghiên cứu về hiện tượng luân hồi, tái sinh, thì đây không phải là vấn đề ngẫu nhiên. Không phải vì tự nhiên mà trong số hàng triệu trẻ con mới có một trường hợp có trẻ bị thú rừng bắt theo chúng và sống theo đàn với chúng. Phải có một nguyên nhân sâu xa nào đó mà thuyết luân hồi quả báo gọi là nghiệp. Những trẻ con ấy đã có một liên hệ ràng buộc nào đó trong quá khứ (mà quá khử ở đây phải được hỉeu là tiền kiếp) với loài thú nào đó nên ở kiếp hiện tại còn phải tiếp tục liên lạc qua hình thức sống chung theo đàn... một thời gian nào đó và thời gian ấy chính là giai đoạn mà đứa bé phải trả nghiệp. Thường thì những đứa bé này không sống được lâu. Một số sau khi đã sống một thời gian với thú, được đem về sống lại với người chúng cũng khó gột rửa được tính thú và chỉ sống được vài năm rồi cũng qua đời. Như thế những trẻ này tuy được sinh ra nhưng rồi cũng không được sống kiếp người như mọi trẻ khác. Có lẽ chúng phải hoàn tất cho xong một kiếpmà kiếp đó chưa thể là kiếp người?
Một câu hỏi khác lại được đặt ra: do đâu mà dân số thế giới ngày nay lại đông lên trong khi thời cổ đại lại không nhiều?
Câu giải đáp của những nhà nghiên cứu về thuyết luân hồi lại nêu thắc mắc ngược lại: "biết đâu ngày xưa, vào thời cổ đại xa xăm, có những vùng đất rộng lớn đông dân cư và những đại tai biến nào đó như trận Đại Hồng thủy chẳng hạn làm tất cả bị tiêu diệt?" Câu trả lời cũng có thể dựa vào thuyết đột biến của Cuvier như đã trình bày từ trước. Rằng qua những cuộc đột biến ấy mà một số rất đông các loài sinh vật, những cổ sinh vật đều bị tiêu diệt. Một số lượng lớn lao các sinh vật xưa cổ ấy chết đi, chúng mất hẳn hay đã đi đâu? khi đứng về mặt luân hồi tái sinh thì phải chăng nhờ sự tiến hóa trong giống sinh tử, tử sinh hay nói cách khác là sự luân hồi chuyển sinh mà chúng có thể tái sinh tiếp tục nhưng xuất hiện ở dạng khác và qua giòng thời gian dài đằng đẵng của nhiều đời sinh vật, sự tiến hóa đã giúp một số lớn thành người?
Vấn Đề Chuyển Sinh Giữa Người Và Thú:
Ở đây đây cần lưu ý đến một vấn đề thường gây tranh luận lớn lao đó là vấn đề cho rằng sinh vật này có thể chuyển sinh thành sinh vật khác sau khi chết do nghiệp quả. Con người có thể tái sinh thành loài sinh vật thấp kém hay loài thú có thể chuyển sinh thành người.
Theo thuyết luân hồi của Phật giáo thì chính nghiệp lực đã làm phát sinh chuyển hóa biến đổi, như đã nói trên. Đại Đức K. Sri Dhammananda cho rằng: Kiếp sống của mọi sinh vật diễn tiến qua nhiều hình thức một cách liên tục không ngừng nghỉ. Tuy nhiên tất cả chỉ là sự biểu lộ thoe từng giai đoạn tạm thời của nghiệp lực mà thôi. Hiện tại, xác thân không phải phát sinh một cách trực tiếp từ hình thể vật chất có từ quá khứ mà là sự thừa kế của sinh mạng trong quá khứ và nối tiếp cùng nó theo cùng một dòng nghiệp lực.
Về nghiệp lực thì có nghiệp lực được thể hiện dưới hình thức con người hay có khi biểu lộ dưới hình thức con vật. Do đó nếu sinh vật sống mang dạng thể con người nhưng có hành động và ý nghĩ thấp hèn, man dã, ngu si như loài thú, và biểu lộ theo bản năng giống loài thú thì cái nghiệp xấu xa hạ đẳng ấy sẽ dẫn họ thọ sanh chuyển sinh dưới hình thức của loài thú là lẽ tự nhiên. Nhưng sua khi họ chuyển sinh làm kiếp thú thì những gì tốt lành, phước thiên mà họ đã có từ quá khứ hay tồn trữ từ nhiều kiếp trong quá khứ tuy đang tiềm tàng, ẩn náu trong trạng thái bất động nhưng rồi khi gặp điều kiện thuận lợi lại phát lộ ra và theo sự tiến hóa ấy họ lại dần dần thoát khỏi khuôn khổ, kiếp sống của loài vật để rồi ở kiếp kếp tiếp có thể lại chuyển sinh thành người. Trong xã hội, cuộc đời mỗi chúng ta thường gặp khá nhiều con người dáng dấp, cử chỉ, cá tánh... tầm thường xấu xa đê hèn đôi khi còn thua cả loài vật nhưng đôi khi chúng ta cũng gặp một số con vật như chó, mèo, ngựa, khỉ có phong cách chững chạc, thông minh, hiện thực, hiền dịu, trung thành còn hơn cả người...
Nhiều người đã thắc mắc khi bắt gặp lý luận vừa qua vì họ cho rằng loài vật không thể có tư tưởng và lý trí như người được vì thế chúng không thể so sánh với con người, hơn nữa loài vật làm sao có khả năng và ý tưởng làm việc thiện, việc tốt lành. Ở đây vấn đề được đặt ra không nhằm vào kiếp hiện tại của loài vật đó ma chỉ nói đến những gì ở quá khứ, ở nhiều kiếp trước đó của nó nghĩa là những hành động từ kiếp trước nó đã gây ra trong vòng luân hồi nghiệp báo sanh tử mà thời gian ấy có khi rất lâu nhưng chưa có cơ hội phát sinh ra kết quả. Theo đại Đức K. Sri Dhammamda thì "khi con vật sắp lìa đời, điều thiện ở quá khứ xa xăm bất chợt theo "chập tư tưởng" đi vào nó và đó đã tạo duyên khởi thọ sanh tốt lành và hy vọng chuyển sinh làm người".
Xét về mặt sinh vật học thì từ lâu, các nhà khoa học đã quan tâm tìm hiểu và nghiên cứu về khả năn trí tuệ của loài vật. Trong thập niên 1970 nhiều cuộc tranh cãi xoay quanh vấn đề trí thông minh của thú vật nhất là loài khỉ đã xảy ra vô cùng sôi nổi. Điều này đã khiến một số lớn nhà khoa học đi sâu hơn nữa vào lãnh vực tìm hiểu trí thông minh của loài vật và mong có lời giải đáp thỏa đáng sau những quyết định chính xác. Mới đây nhiều nhóm khoa học gia ở Anh, Pháp, Nhật, Đức và Hoa Kỳ đã vô tình đưa ra một nhận xét rằng: có nhiều bằng chứng cho thấy các loài động ật cũng có khả năng trí tuệ cao.
Viện Đại Học Georgia ở Hoa Kỳ đã có một số báo cáo đầy khích lệ về trí thông minh của loài vật. Tại đây, một số nhà khoa học đã nuôi nấy tìm hiểu, qua sát và nghiên cứu về loài vật. Đặc biệt, loài khỉ được lưu ý nhiều. Hai nhà nghiên cứu nổi tiếng thuộc lãnh vực này là bà Savage và nhà tâm lý học Rose Sevcik đã theo dõi chú khỉ Kanzi. Đây là chú khỉ được xem là có khả năng trí tuệ cao vì đã học được rất nhan các hình ảnh và các chữ, sau đó thường biểu lộ ý muốn hay "nói chuyện" với người thì chú khỉ Kanzi này chỉ việc chỉ tay vào dấu hiệu, hình ảnh hay chữ trên bảng. Điều kỳ lạ là Kanzi cón biết quy luật văn phạm mà nó đã được chỉ dạy nên khi sắp xếp câu nói ít khi bị nhầm lẫn về thứ tự các chữ. Từ kết quả thành công vượt ngoài sự tưởng tượng này đã giúp đánh tan mối nghi ngờ từ lâu về khả năng hiểu biết của loài vật. Thật vậy, từ lâu không những các nhà khoa học mà ngay cả những người bình thường cũng đều nghĩ rằng loài vật không có sự thông minh và nếu chúng làm những điều gì theo ý người chỉ là do chúng đã phản ứng trước những mệnh lệnh phát sinh bởi những tín hiểu của người dạy chúng mà thôi.
Mặc dầu vậy, vẫn không thiếu người cho rằng chỉ có loài khỉ, vì sống gần gũi với người nên chúng dễ bắt chước những hành động, cử chỉ, việc làm của người. Các nhà khoa học đã chứng minh ý nghĩ trên không đúng hoàn toàn bằng cách nghiên cứu những loài sinh vật khác không phải là khỉ. Nhà huấn luyện loài động vật nổi tiếng không phải là khỉ. Nhà huấn luyện loài vật nổi tiếng đều có khả Herman đã cho biết rằng phần lớn các loài động vật đều có khả năng tri thức. Ông Herman nghĩ rằng nếu nghiên cứu, huấn luyện loài khỉ thì dễ bị phê bình là cho loài sinh vật có sự tiến hóa cao và gần gũi với người. Vì thế ông chọn một loài sinh vật mà sự tiến hóa của tổ tiên chúng phát sinh từ những động vật có vú trong khoảng thời gian gần 46 triệu năm đó là loài cá heo. Các nhà huấn luyện cá heo thuộc nhóm Herman cho biết cá heo rất thông minh, chúng có thể hoạt động theo các dấu hiệu của các nhà huấn luyện, sự nhận thức của chúng rất nhanh và chúng còn có khả năng giữ lại trong bộ óc những hình ảnh mà chúng đã học được vì thế chúng có thể canh giữ, chờ đợi hay làm một việc gì đúng theo sự "dặn dò" của con người. Điều đáng nói là mỗi khi hoàn thành một việc, cá heo thường tỏ ý vui mừng hớn hở giống như một con người cảm thấy thỏa thích khi đã hoàn thành nhiệm vụ. Trái lại mỗi khi làm sai, chúng tỏ vẻ âu sầu buồn bã và lắc cái đầu như con người lắc đầu vì chán nản thất vọng vậy. Cho đến nay các nhà sinh vật học và các nhà khoa học phần lớn đều thừa nhận rằng loài vật có khả năng hiểu biết và sự hiểu biết ấy cũng tùy theo cấp độ tiến hóa của các loài vật. Từ lâu con người biết những con vật có khả năng tir1 óc, người ta không cần căn cứ vào bộ óc to hay nhỏ của chúng mà tùy vào khả năng "nhận thức" với các sự việc. Con chuột tuy nhỏ những không ranh, con voi to lớn và khôn theo kiểu khôn của người nhiều kinh nghiệm chững chạc. Con chó vừa nhớ lâu vừa có khả năng trí óc cao. Con mèo cũng vậy...
Tất cả những điều vừ trình bày ở trên mà chính các nhà khoa học đã thừa nhận, đã giúp cho luận cứ rằng có nghiệp lực được thể hiện dưới hình thức con người hay có khi biểu lộ dưới hình thức con vật và tùy theo sự tiến hóa của hành động và tư tưởng mà sự chuyển sinh sẽ được tốt lành ở kiếp kế tiếp.
Bookmarks