Hồi 34
Nhờ minh quân , Bích Ngọc đặng thành hôn
Gặp Thánh chúa , Hứa Anh đàm chiến pháp


Nói về Thiên tử với bọn Huỳnh Vỉnh Thanh đang đứng trước sân xem trăng, bỗng nghe văng vẳng có tiếng tiếng đờn kìm rất nên thê thảm, vừa muốn lóng tai nghe, vùng bị gió thổi ù ù, không nghe rõ đặng; bèn dắt nhau xuống lầu mà nghỉ.

Qua đến đêm sau cũng ra trước sân nghe tiếng đờn, quả nhiên lối đầu canh một cũng nghe như trước, âm vận du dương, đem ấy gió xuôi nghe càng tỏ rõ.

Thiên tử lóng tai nghe bài ca như vầy :

Kìm thinh lộng xuất oán thời oai, xũ mạng sanh lai hát tự bài, niên lão song thân kim dĩ tạ, oán cừu tuy khuyết bị nhơn hoài, luỵ trước Kim Cang trung nghĩa hớn, như kim tị họa tẩu thiên nhai , thiên nhai hải giác hà khương mích ; Bích Ngọc tình nguyện kết hòa hài.

Thiên tử nghe đã rõ rằng bèn nói rằng :

- Té ra nàng nầy đờn kìm , than thân trách phận nhơn vì Kim Cang cứu nàng mà bị nạn, nên nàng than thỡ cũng phải ; vậy thì ngày mai ta sẽ dọ coi nàng ở chổ nào, rồi ta làm chỉ hôn cho Kim khanh cưới nàng; cho hai đàng phỉ lòng mơ ước mà hòa hảo với nhau, ấy cũng là một việc tốt.

Nói rồi bèn đi xuống lầu mà nghỉ.

Sáng ra bửa sau, Thiên tử cho thỉnh Công tử ra nói rằng :

- Nàng Vương Ngọc Bích mà Kim Cang đã cứu hôm tháng trước đó thì chắc là người đờn kìm hồi hôm đây , vì trẩm đã nghe tiếng đàn rõ ràng, trong bài ca nàng lại than rằng : Cha mẹ đã qua đời rồi, nàng mong ơn Kim Cang chân cứu , tình nguyện lấy Kim Cang làm chồng, vậy thì khanh hãy chọn một đứa gia nhơn cho lanh lợi, dắt một bà già qua đó nói cho nàng biết rằng Kim Cang nay đã làm Du Phủ Võ niên, biểu hãy về đây ở, rồi trẫm sẽ hạ chỉ triệu Kim Cang về đây, đặng tạm trú trong phủ nầy cho vợ chồng hắn thành thân với nhau cho rồi.

Huỳnh Vỉnh Thanh vưng lịnh , liền sai người đi tìm Vương Bích Ngọc nói các lời như Thiên tử đã dặn.

Nguyên Vương Bích Ngọc từ ngày Kim Cang cứu khỏi tay Trương Hiệu Quí bèn trốn đến đó ở, chẳng dè lại rủi cho nàng, cha mẹ đều chết hết, còn có một mình rất nên khổ sở bèn ở đậu nơi nhà một bà già góa kia , vá may độ nhựt ; nay nghe đặng tin ấy thì mầng rở chẳng xiết chi , nên từ giả bà già theo gia nhơn về đến Huỳnh phủ , trong nhà có những đàn bà con gái ra tiếp rước vào đó ở yên.

Ngày ấy Thiên tử cho triệu Kim Cang.

Kim Cang vâng chiếu đến Thiên tữ bèn nói lại cho Kim Cang hay, Kim Cang cã mừng vội vàng lạy tạ.

Huỳnh Vỉnh Thanh bèn chọn ngày huỳnh đạo kiết kỳ rồi lo sắm lễ vật cho Kim Cang với Vương Bích Ngọc thành thân, ở chơi ít ngày rồi vợ chồng Kim Cang dắt nhau vào tạ Ơn Thiên tử và từ biết mấy vị Công tử trở về chổ nhậm.

Khi Thiên tử thấy việc đã xong rồi, liền từ biệt bọn Huỳnh Vĩnh Thanh đi đạo chơi xứ khác.

Thuở ấy tại phủ Tòng giang, chợ Lưu Tiên, có một người văn võ song toàn , họ Hứa tên Anh, người môi son răng trắng, tướng mạo siêu quần, văn tợ Giang Lang võ như Lữ Bố, lục thao tam lược không chổ nào mà chẳng biết, ưa kết giao với thiên hạ anh hùng, song chưa gặp đặng người tri kỷ , tánh ham bố thí, xài vàng như đất ; gia tài hơn bá vạn . Khi cha mẹ qua đòi rồi, thì xài lần hết sạch, lúc có tiền thì nhiều người quen biết, chừng hết lúi rồi , đến anh em mượn một cắc cũng chẳng ai cho , túng thét đi rồi phải đem gia tài sản vật bán lần hết mà xài, một ngày qua một ngày, đồ đạc bán bán lần hết , chừng ấy lại càng khốn đốn hơn nữa, cực chẳng đã không biết làm sao, phải ra chợ Lưu Tiên tại trước miếu Quan đế múa võ kiếm tiền, thiên hạ tựu đến coi đông dầy như kiến cỏ.

Hứa Anh bèn nói rằng :

- Xin liệt vị khán quan miễn lỗi , vì tôi bình sanh tánh hay huy hoạt, xài hết của cha mẹ để lại, nên phải ra đây múa võ, như có sơ lược chỗ nào xin chỉ biểu thêm, mưa chớ chê cười thiệt tôi lấy làm may lắm.

Nói rồi liền múa bộ song đao, xem như tuyết trên trời bay xuống , ban đầu còn múa huởn huởn, múa thét đến sau duy còn thấy đao chớ chẳng thấy người, trong giây phút múa đao xong rồi bèn lấy côn ra múa, hoặc tiền hoặc hậu , hoặc tả hoặc hữu, thiệt là đường roi thần xuất quĩ nhập , võ nghệ vô song, những kẻ đứng coi thảy đều khen dậy.

Người thì cho bạc kẻ cho tiền , tuy vậy song cũng không đũ dùng ; như kẻ khác đặng bấy nhiêu tiền ấy thì đã đũ dùng rồi, ngặt vì Hứa Anh xài lớn đã quen , cho nên bấy nhiêu đó cũng chưa lấy khi làm dũ, bèn nói rằng :

- Nãy giờ tôi chưa đi quờn, tôi cũng muốn múa hết cho liệt vị xem chơi luôn thể , ngặt vì liệt vị ưa xem song chẳng ưa ra tiền, cho nên tôi ngả lòng không muốn múa nữa.

Trong bọn đứng coi có một người tên là Thượng ác.

Nguyên nó là một đứa ác ôn cho nên trong xứ thấy vậy thì gọi nó là Thượng ác.

Khi nghe Hứa Anh nói vừa dứt lời , bèn nạt lớn lên rằng :

- Mi là một đứa mải võ kiếm tiền lẻ thì đi xứ khác kiếm ăn mới phải, chớ tại chợ nầy là xứ sở của ta, đặng bao nhiêu hay bấy nhiêu, lẽ đảu lại chê nhiều chê ít, ta cũng biết mi vốn là con nhà thế gia đó chút, nhưng nay ngươi đã nghèo mạt đi rồi, thì trả thồ cơm hẩm cũng xong , lại còn đám nói hơi kiêu thái với ai, hãy dọn đồ đi về phứt cho rồi, chớ có nói dai mà mang xấu.

Hứa Anh nghe nói đõ mặt tía tai, bèn nạt lại rằng :

- Ông ở đây múa võ , lẽ thì mi phải đến hỏi thăm, mi đã vô lễ thì thôi lại còn dám cả gan chọc ông nữa sao? Nay ông chẳng dọn đồ về, mi làm chi thì làm thử cho ông coi.

Thượng ác nói :

- Nến mi chẳng dọn đi thì ta ắt đánh mi cho chết.

Lúc ấy thiên hạ tựu tới càng đông , hai người nói qua nói lại một hồi, rồi đánh nhầu với nhau.

Thượng ác đánh không lại, bèn bỏ chạy dài.

Hứa Anh rượt nà theo.

Vừa gặp Thiên tử với Nhựt Thanh dạo chơi đến đó thấy hai người chạy tới thì cản lại hỏi rằng :

- Xin nhị vị dừng lại , có điều chi bất bình thì nói, lựa là phải đánh đập với nhau làm chỉ Chẳng hay duyên cớ ra sao, xin nói cho tôi rõ với.

Hứa Anh bèn đem hết đầu đuôi thuật lại một hồi.

Thiên tử nghe nói bèn day lại nạt Thượng ác và đuổi đi , rồi dắt Hứa Anh và Nhựt Thanh vào nơi tữu lầu, kêu tữu bảo biểu dọn đồ ăn uống ra.

Húa Anh nói :

- Xin để cho tôi trở lại nơi miếu mà dọn đẹp đồ nghề của tôi, rồi tôi sẽ đến đây bây giờ.

Nhựt Thanh bèn theo giúp Hứa Anh , dọn dẹp xong rồi mới dắt nhau trở lại tữu lầu.

Chừng ấy Hứa Anh mới hỏi rằng :

- Chẳng hay nhị vị tên họ là chi?

Thiên tử đáp :

- Tôi họ Cao tên Thiên tứ , người ở xứ Bắc kinh , đi với xá thân là Châu Nhựt Thanh đến đây thăm bạn hữu , dọc đường gặp đặng túc hạ đây thiệt cũng là may , tôi xem túc hạ anh hùng như vậy , sao chẳng đi thi cử mà lập chữ công danh? Đặng có ra sức với triều đình , lại để ở đây mà chịu gian truân như vậy, chẳng hay tên họ là chi, xin nói ra cho tôi rõ.

Hứa Anh nói :

- Nhị vị chưa rõ, nguyên tôi là người ở tại chợ nầy, họ Hứa tên Anh, gia tài bá vạn, cũng vì chẳng biết làm ăn , duy cứ chuyên cần học tập văn chương thi phú, cùng là võ nghệ công phu , dù chẳng biết làm chi cho sanh lợi, lại hay giao kết thiên hạ anh hùng, xài phí hay hoát, cho nên gia tài hết sạch cha mẹ lại qua đời. Còn một mình trọi lũi , túng thiếu không biết hỏi ai, nên phải đến trước miễu làm điều hèn hạ đặng có kiếm chác mà chi độ cho qua ngày. May đâu tình cờ găp nhị vị là người cao nghĩa như vầy, thiệt tôi rất tiếc vì gặp nhau muộn quá.

Thiên tử nói :

- Té ra túc hạ cũng là con nhà giàu có , nay rủi gặp lúc truân chuyên, cũng nên thương xót, như túc hạ ý muốn đầu quân, thì tôi tiến cử giùm cho , chẳng hay túc hạ liệu ra thể nào?

Hứa Anh nghe nói cả mầng bèn nói rằng :

- Nhờ quí nhơn chỉ dẩn, tôi cảm đội chẳng cùng.

Nói rồi bèn ngồi lại ăn uống với nhau đến tối mới mãn tiệc.

Rồi đó Hứa Anh đi theo Thiên tử về tiệm ngủ mà nghỉ ngơi.

Sáng ra bửa sau , dùng cơm điểm tâm rồi, ba người ngồi lại đàm luận binh thơ chiến pháp với nhau.

Thiên tử nói :

- Tôn Võ Tử mười ba thiên binh pháp, giúp Ngô vương là Cơ Quan hùng cớ nhứt phương, chư hầu chẳng dám động binh ; Trương Lương nhờ Huỳnh thạch công thọ truyền binh pháp giúp Hớn cao tổ diệt Sở hưng Lưu, qua đến đời Hớn mạt, Gia Cát Khỗng Minh giúp Lưu tiên chúa, chiến tất thắng, công tất khắc ; cả thảy cũng đều nhờ binh pháp mà nên, túc hạ đã từng nghe đến hay chăng ? Hứa Anh đáp :

- Gia cát khỗng Minh là nhơn tài đệ nhứt , công cái thiên hạ, biết máy qnĩ thần chẳng lường giỏi thuật kêu mưa hú gió , thiệt là người đời sau ít ai học đặng ; tuy tôi bất tài, song cũng có học theo sách vở của người, ngày đêm siêng đọc một chữ chẳng quên, nếu nhị vị chẳng chê, tôi xin đọc thử cho nhị vị nghe.

Thiên tử nói :

- Tôi muốn nghe lời cao luận.

Hứa Anh nói :

- Võ hầu tân thơ có hơn năm mươi cuốn, biến thông có phép, bắt từ cuốn mà nói, thì trong ấy Phép hay vô cùng, dùng binh rất lợi, thắng bại đều biên rõ, hễ hiền tài thì ở trên, bất hiếu thì ở dưới, ba quân vui đẹp tướng sĩ kính sợ, hễ tương nghị thì lấy dõng , tương vọng thì lấy oai, tương khuyến thì lấy hình, ấy là cái lý ẩn thắng đó ; nếu ba quân chẳng kiêng, sĩ tốt bê trể , ân oai chẳng có, người chẳng sợ phép, ấy là cái đạo tất bại đó.

Đại thế thiên nói rằng : Hành binh có ba chỗ chí yếu, một là trời, hai là đất, ba là người. Cái thế trời là mặt nhựt, mặt nguyệt, có tinh minh năm ngôi sao cho hiệp độ, phòng khí cho điều hòa ; cái thế đất , ấy là thành bền luỷ cứng rõ xa ngàn dậm, bất kỳ tà thạnh môn u động, đường qnanh nẻo tắt cũng phải cho thông.

Còn cái thế người, ấy là kính sĩ chuộng hiền, ba quân dùng lễ , sĩ tốt vâng mạng, lương hướng đều đũ ; cho nên thắng kẻ biết dụng binh, thì phải nhơn theo thời trời, lấy theo thế đất, nương theo sức người, đặng như vậy thì kẻ cự với mình ắt cự không lại, còn mình đánh tới đâu cũng ắt đặng trọn thắng.

Trong Địa thế thiên nói rằng : Địa thế giúp binh nhiều lắm, nếu chẳng biết chỗ chiến địa mà muốn cho thắng thì ít có lắm ; non cao chớn chổ đường tắt rừng quanh, ấy là chổ dùng binh bộ . Đất bằng đồng trống, tràng cát đường ngay, là chổ dùng binh xe binh ngựa, còn như dựa núi gần bưng, rừng cao vực thẩm, ấy là chỗ dùng binh cung tên, chổ thắp đất bằng tới đặng lui đặng ấy là chổ trường chiến ; cỏ cây rậm rạp, tre trúc mọc lang, ấy là chổ dùng thương dùng mâu mới đặng.

Trong Tình thế thiên luận rằng : Vã kẻ làm tướng, có dõng mà khinh thác, có gấp mà đặng mau, có tham mà muốn lợi, có nhơn mà chẳng nỡ, có chí mà lòng vui, có mưu mà nhu nhược ; hễ có dõng mà khinh thác ấy thì dễ bắt, lòng gấp ý trượng ấy thì dễ liệu , có mưu huởn đải ấy thì dễ đánh.

Trong Kiên Thế Thiên lại luận rằng : Xưa những kẻ dụng binh hay ấy, thì phải liệu cái tình hình của quân giặc trước hết , rồi sau mới đánh ; phàm hễ binh đóng lâu mà lương hết, bá tánh oán hận , quân lịnh chẳng nghiêm, khí giới chẳng trau dồi, chẳng lo kế trước, ngoài thì chẳng có binh cứu. Tướng lại khổ khắc, thưởng phạt chẳng minh, dinh trận lộn xộn , hễ thắng thì kiêu, binh như vậy thì dễ phá lắm. Còn như biết trọng hiền kính sĩ, lương thảo đầy đủ, binh khí sắc sảo, bốn phía hòa lục, đại quốc ứng tiếp, nếu binh giặc đặng vậy, thì binh ta phải lánh, ấy là luận theo đại lược đó mà thôi, chớ Khỗng Minh điều binh khiễn tướng, thì trải hết mấy đời quân sư có ai dám bì cho đặng ; chớ tôi đây cũng chưa học cho kịp đặng.

Thiên tử nghe nói lấy làm khâm phục bèn nói rằng :

- Phàm cái đạo dụng binh, thì phải đánh lòng trước, đánh thành sau ; tâm chiến làm trên, binh chiến làm dưới, cho nên Khỗng Minh cũng phục cái lời ấy lắm ; thiệt là binh pháp tuyệt diệu , dẫu cho họ Tôn với họ Ngô cũng chẳng hơn đặng.

Hai người đàm luận với nhan qua đến tối mới nghỉ.

Sáng ra bửa sau, Thiên tử nói với Hứa Anh rằng :

- Ta với quan Tuần phủ tỉnh này vốn là chí giao với nhau, để ta viết một phong thơ tiến dẫn túc hạ cho người, thì ắt có chỗ xuất thân , hoặc có chút chức chi, thì phải cho hết ngay mà đền nợ nước , thương xót lấy dân lành, chớ phụ lời ta phú thác.

Nói rồi liền viết một tờ mật chiếu giao cho Hứa Anh.

Hứa Anh tiếp lấy rồi bước tới cúi lạy tạ Ơn tiến dẫn.

Lạy rồi liền từ biệt hai người, tìm qua nha quan Tuần phủ.

Thiên tử thấy Hứa Anh đi rồi, bèn từ biệt chủ tiệm dắt Nhựt Thanh dạo chơi xứ khác.