Chương 4


Chắc chắn Cù Thái Hậu bày kế để bắt sống các anh hùng nghĩa sĩ đến giải cứu cho Thái Tử Kiến Đức. Chính tai nàng nghe ác phụ bàn giết Kiến Đức một cách âm thầm để khỏi chấn động lòng dân thì cớ sao lại truyền cho cha nàng kéo quân đi rầm rộ như vậy? Quả là cha nàng đã đi đến vùng "Mò chầu bờ Nam Hải, để vây bắt các nghĩa sĩ đến đó mà thôi.
Hồng Yến kinh khiếp mưu sâu của Cù thị. ác phụ biết việc bại lộ, mới tương kế tựu kế mà hành động; còn nàng lại không dò xét kỹ đã vội báo tin cho Tiểu Lý Bá nên mới xảy ra cớ sự thế này.
Bây giờ phải làm thế nào? Chính nàng đã hối thúc Tiểu Lý Bá đưa các trung thần nghĩa sĩ để cứu giải cho Thái Tử, để nạp mạng cho cha nàng; rồi đây, nàng biết làm sao mình oan trước mọi người được? Trong lòng Hồng Yến bây giờ thật là rối như tơ vò? Nàng càng suy nghĩ càng hồi hộp lo âu....
Nàng thẫn thờ ngồi xuống chiếc cẩn đôn trong vườn khiến Phi Hồng Phong phải ngạc nhiên. Hắn nhìn em với đôi mắt lạ lùng và tự hỏi tại sao Hồng Yến cứ chú ý đến công việc của triều đình và lộ vẻ băn khoăn, tư lự thế kia?
Phi Hồng Phong chưa đủ sức ngờ vực em thông đồng với phe Lữ Quốc Công nhưng hắn quyết một điều là Hồng Yến không được bình thường như xưa. Đ ĩã có một sự biến chuyển lớn lao trong lòng Phi Hồng yến mà Phi Hồng Phong nhất định khám phá cho được.
Trong lúc đó, hai tên bộ hạ thân tín nhất của Phi Hồng Phong là Hắc Tử Hoành và Lưu Hán vừa đi tới. Chúng chợt thấy Phi Hồng Phong và Hồng Yến trong vườn vội vã chạy đến gọi:
- Công tử? Công tử?
- Chuyện gì thế nhị vị?
Hắc Tử Hoành liền nói:
- Không hiểu cớ gì mà đội do thám của Thái Hậu lục soát quanh tòa miếu Long Vương hết sức gắt gao. Nghe đâu đã giết được một tên gia tướng cũ của Đề đốc Hoàng Quốc Kính.
Lưu Hán nói thêm vào:
- Một người bạn trong đội do thám đã nói với tôi là bè đảng của Hoàng Quốc Kính đã trở về Phiên Nàng và sẽ hoạt động trở lại chống bọn ta.
Hồng Phong cả cười:
- Nhị vị tướng quân nghi là chúng hành động thế ư? Quân Hán hùng mạnh đóng khắp hoàng thành? Chúng là phường trẻ con nào đáng ngại gì.
Phi Hồng Yến nghe tin đó trong lòng nôn nao khó tả. Nàng độ chừng Anh Kiệt, Lệ Hồng từ Hạnh Hoa thôn đã trở về đến rồi. Nhưng tại sao họ không vào thẳng trong dinh Lữ Quốc Công mà lại trú ẩn nơi miếu Long Vương để phải bại lộ? Ai đã bị bọn do thám vừa giết đi thế? Đúng là một gia tướng của Đề đốc Hoàng Quốc Kính hay chính là một trong các người bạn thân của nàng?
Tự nhiên Hồng Yến nghĩ đến Hà Minh, chàng thanh niên đối với nàng có rất nhiều thiện cảm. Bây giờ làm thế nào nàng cũng phải ra khỏi dinh thự để rõ mọi việc, và đến gặp Tiểu Lý Bá hay Lữ Quốc Công để báo tin chẳng lành....
Nàng lại nghe Hắc Tử Hoành bảo Hồng Phong:
- Việc lục soát miếu Long vương chưa rõ lý do gì nhưng hiện nay quan đô thống đi xa, chúng tôi khuyên công tử cho tăng cường thêm lính canh nơi nhà ngục của Hoàng Đề đốc. Biết chừng đâu, chúng thừa lúc quan ĐÔ thống đi vắng mà tìm đến giải cứu cho Hoàng Quốc Kính cũng nên.
Hồng Phong đáp :
- Được rồi, tôi sẽ y lời dạy của tướng quân. Nếu cần đêm nay chúng ta sẽ tiếp tay với quân sĩ trong việc canh phòng.
Hắc Tử Hoàng bỗng quay nhìn Phi Hồng Yến. Thiếu nữ vẫn lạnh lùng ngồi trên chiếc cẩm đôn làm như không chú ý đến chuyện vừa rồi.
Hắn bỗng lân la đến gần Hồng Yến và gợi chuyện:
- CÔ nương có điều chi buồn phiền ư?
Hồng Yến quay lại nhìn hắn bằng đôi mắt khinh bỉ. ít lâu nay nàng thấy tên võ sư đen đũa kia sanh tà tâm đối với nàng. Đôi khi nhìn vào mặt hắn, nàng thấy rõ sự thèm khát của kẻ dâm ác. Nàng toan nói chuyện đó với cha nàng nhiều lần nhưng chưa có dịp. Hôm nay giữa lúc nàng đang có việc lo nghĩ hắn lại quấy rầy, nàng bực dọc vô cùng.
Hắc Tử Hoành thấy Hồng Yến nhìn mình với đôi mắt thiếu thiện cảm thì có vẻ nể sợ nhưng Hồng phong trái lại, không để ý việc Hắc Tử Hoành đèo bồng đến em mình, nén vội hỏi Hồng Yến:
- Kìa em? Sao Hắc tướng quân hỏi mà em không đáp?
Hồng Yến tức giận đến cực độ, quyết hạ nhục tên Hắc Tử Hoành cho bỏ ghét, nàng cố giữ vẻ bình tĩnh đáp lời hắn:
- Không ? Thiếp nào có việc buồn đâu mà Hắc tướng quân hỏi thế ? Chẳng qua quá nhàn hạ nên sinh ra nghĩ vẫn vơ thế thôi.
Rồi làm ra vẻ thân mật nàng hỏi:
- Chẳng hay nhị vị tướng quân có trò chơi giải trí nào có thể giúp chúng ta khuây khỏa được chăng?
Câu hỏi quá bất thình lình khiến Hắc Tử Hoành và Lưu Hán đều lộ vẻ lúng túng.
Bọn chúng là phường vô lại, từng lẫn lộn trong đám "Lang bạt kỳ hồ" nên thường được nghe kể những mối tình vụng trộm giữa các tiểu thư đài các, kín cổng cao tường với lulullg chàng "Giang hồ mã thượng" nên vẫn thầm ao ước được sống những giờ phút thần tiên đó.
Hắc Tử Hoành từ ít lâu nay bỗng sinh ra say mê sắc đẹp diễm kiều của Phi Hồng Yến nên tìm cách để chiếm đoạt nàng vì hắn nghĩ rằng, thiếu nữ kia ngày đêm bị ràng buộc trong chốn phòng khuê làm sao khỏi kháo khát tình yêu.
Đã bao lần gợi chuyện với nàng, hắn đều bị đáp lại bằng sự lạnh nhạt, bỗng dưng hôm nay, miệng hoa cười duyên với hắn rồi thố lộ buồn bã vì quá nhàn?....
Hắc Tử Hoành cười lên khanh khách. Nhìn vẻ mặt tự kiêu của hắn, Phi Hồng Yến chỉ muốn đập cho nát tan ra.
Nàng không chịu đựng được nữa nên bắt đầu hành động theo sự dự tính của nàng.
Hồng Yến bỗng hỏi:
- Người ta đồn rằng nhị vị hảo hớn là những người võ nghệ tuyệt luân và nhất là Hắc tướng quân, kiếm pháp tinh nhuệ lắm phải không?
Hắc Tử Hoành tưởng người đẹp khéo léo khen tặng mình nên sung sướng cười híp cả mắt, trong lúc Lưu Hán rất bực tức, nhưng trước mặt Phi Hồng Phong, hắn đành bóp bụng chịu.
Hắc Tử Hoành càng khoe khoang hơn:
- Đa tạ lời khen tặng của cô nương? Quả tình về kiếm pháp thì ở Phiên Nhung này thật tôi khó tìm người giao đấu.
Rồi như sợ phật lòng Lưu Hán, Hắc Tử Hoành tiếp lời:
- Riêng về đao pháp thì tôi xin nói thêm cho cô nương được rõ. Khó tìm ai hơn được Lưu huynh.
Phi Hồng Yến rất khinh bỉ những kẻ khoác lác, nhưng cũng cố nhịn cười đáp:
- Thế à? Thật là hân hạnh cho cha tôi được nhị vị hảo hớn giúp sức. Nhưng nếu tôi nhớ không lầm thì hình như lúc trước, Hoàng Lệ Hồng, ái nữ của Hoàng đề đố có thiết lập vũ đài và nhị vị lên giao đấu, rồi bị hạ nhục ? Trên đài của Lệ Hồng, còn người tài giỏi hơn nữa ư?
Hắc Tử Hoành và Lưu Hán nhớ chuyện nhục nhã trong đêm hội hoa đăng năm trước mà xấu hổ vô cùng. Cả hai không ngờ bị người đẹp hạ nhục thái quá, nên câm họng gầm mặt xuống....
Phi Hồng Phong biết em gái mình quái ác, nên vội cất tiếng gỡ nhục cho các vị võ sư của mình.
Chàng nói:
- Em không rõ chớ việc nhị vị đây bị Hoàng Đề đố hạ nhục, không phải vì bị chúng đánh bại đâu mà vì cả hải làm đúng theo kế hoạch "Trá bại" của anh?
Không có Hắc Tử Hoành và Lưu Hán dò xét bên trong thì làm sao triệt hạ được vây cánh của Hoàng Đề đốc như ngày nay.
Thấy anh tận tình gỡ nhục cho hai tên bất tài, Phi Hồng Yến chúm chím cười.
Trái lại Hắc Tử Hoành vẫn chưa biết xấu hổ, càng huênh hoang hơn:
- Chuyện năm xưa, tôi vẫn câm lặng đúng theo lệnh truyền của công tử.
Nhưng nay vì công tử đã thố lộ ra, tôi cũng xin nói thêm:
Muốn hạ ngục Hoàng Đề đốc nào phải chuyện dễ dàng gì đâu, phải cực khổ dò xét từng chút để mật báo cho Cù Thái Hậu....
Phi Hồng Yến gật đầu nói:
- Nhị vị hảo hớn quả là bậc kỳ tài mới hành động như vậy.
Nàng nói xong bước đến bên Hắc Tử Hoành chăm chú nhìn từ đầu đến chân khiến Phi hồng Phong, Lưu Hán đều kinh ngạc.
Hồng Yến bỗng nói:
- Hảo hớn nào khác chi người thường nhưng sao tài giỏi đến thế nhỉ? Rủi bị đánh bất thình lình hảo hớn chống đỡ làm sao?
Hắc Tử Hoành nghĩ đến lúc cần biểu diễn chút ít tài riêng cho Hồng Yến xem qua, mới mong chiếm được lòng nàng.
Hắn rút thanh kiếm báo trao cho nàng rồi bảo:
- CÔ nương cứ tự tiện chém vào mình tôi đi.
Hồng Yến làm bộ sợ hãi, giẫy nẩy kêu lên:
- Không? Ai lành thế, rủi hảo hớn có mệnh hệ nào thì thiếp ân hận suốt đời.
Hắc Tử Hoành cười lên khanh khách:
- Không sao? Không sao? CÔ nương đừng sợ? Có nhân gì với tôi....
Hồng Yến tuy nói thế, nhưng nàng đã liếc nhìn cái hồ sen trước mặt và nàng nhất định cho Hắc Tử Hoành một bài học để chừa thói sàm sỡ đối với nàng.
Nàng đợi Hắc Tử Hoành nói xong liền bảo:
- Thôi được rồi, thiếp dùng tạm một nhánh cây cũng đủ thử tài hảo hớn.
Nàng đến cạnh bờ hồ tìm nhánh cây cho vừa tay và dụ cho Hắc Tử Hoành đến bên hồ. Thấy Phi Hồng Yến cầm nhánh cây trên tay có vẻ lúng túng. Hắc Tử Hoàng cành khinh thường hơn? Hắn bước gần bên hồ rồi quay mặt đi bảo Hồng - Đây? CÔ nương cứ thử đập mạnh vào đầu tôi đi....
Hồng Yến chờ có thế ? Nàng không để chậm trễ một phút, vội bước tới dùng thế hiểm độc "đá" trên đầu mà đập ngang hông Hắc Tử Hoành.
Tên khoác lác không ngờ Hồng Yến đánh bất thình lình và nhanh nhẹn quá sức nên không đỡ kịp bị trúng một cây văng tuốt xuống hồ.
Phi Hồng Yến làm ra vẻ sửng sốt, kêu rú lên:
- Ôi ? Trời ơi ?
Nàng hành động rất nhanh, chính Hồng Phong và Lưu Hán cũng không ngờ trước được:
Hắc Tử Hoành đã té xuống hồ mà Hồng Phong còn ngơ ngác, tròn xoe đôi mắt nhìn em trong lúc đó Lưu Hán đã nhảy xuống hồ lôi Hắc Tử Hoành lên.
Hắn nằm thiêm thiếp như người chết, nhưng thật ra vì quá xấu hổ nên giả bộ lịm luôn.... Phi Hồng Phong thấy thế lại lo sợ cuống cuồng, đến bên hắn lay gọi....
Thấy anh và Lưu Hán bận rộn bên mình Hắc Tử Hoành, Hồng Yến mỉm cười từ từ bước vào nhà.... Nàng định thừa dịp này để lẻn ra ngoài thành, dò xem tình hình thế nào và tìm đến dinh Lữ Quốc Công báo hung tin...
Ngoài vườn, Phi Hồng Phong truyền quân canh đem Hắc Tử Hoành vào trong rồi quay lại tìm Phi Hồng Yến thì không thấy nàng đâu nữa.
Hồng Yến đã cải trang làm đứa nô tỳ để vượt khỏi vòng dinh thự của cha nàng. Nàng cần gặp ngay Tiểu Lý Bá để báo tin cha nàng đã đem quân đi Nam Hải.
Nàng biết rõ Tiểu Lý Bá, Lữ Quốc Công và toàn thể các trung thần nghĩa sĩ đều tin tưởng ở lòng trung thành của nàng, nhưng trước việc này chắc gì họ khỏi nghi ngờ nàng thông đồng với cha, để hãm hại những người đến giải cứu Thái Tử Kiến Đức.
Vì chính nàng đã bày ra việc giải cứu Thái Tử Kiến Đức nên các trung thần nghĩa sĩ mới đến bờ Nam Hải.
Nếu họ rơi vào nơi mai phục của cha nàng thì chừng đó "Tình ngay, lý gian" Tiểu Lý Bá cũng khó lòng minh oan cho nàng được.
Càng nghĩ Phi Hồng Yến càng thấy mình phải gặp ngay chàng dũng sĩ thôn Cao Đồng. Biết chừng đâu, các nghĩa sĩ vẫn chưa rời khỏi Phiên Nhung để đi Nam Hải? Nàng hy vọng đến kịp báo tin chẳng lành, để họ chuẩn bị đối phó với tình Phi Hồng Yến dồn bước mỗi lúc một nhanh hơn.
Chiều xuống vội vàng trên khắp hoành thành. Những tia nắng bắt đầu nhạt dần trên nóc dinh thự và tan đi trên cành cây, ngọn lá.
Càng đến gần dinh Lữ Quốc Công, Phì Hồng Yến càng thận trọng hơn. Nàng cũng biết lúc nào An Quốc Thiếu Qúy cũng cho bọn do thám lẩn quẩn quanh dinh thự rình rập những kẻ ra vào để dò xét.
Trong bộ y phục nô tỳ, Phi Hồng Yến đã thay đổi hẳn đi, nên nàng cũng không ngại chúng nhìn ra được. Tuy nhiên, Hồng Yến cũng kéo sụp chiếc khăn bịt đầu xuống khỏi trán rồi bước nhanh trên con đường đá sạn thẳng đến dinh thự.
Phi Hồng Yến bỗng dừng chân lại, kinh hãi nhảy vẹt sang bên đường, nép mình sau một gốc đại thọ. Trước cổng dinh của Lữ Quốc Công, quân Tàu đứng đông vây, cửa vào dinh mở toang ra và không thấy một tên quân canh nào của Quốc Công.
Hồng Yến lẩm bẩm một mình:
- Trời ? Quân Hán đã báo động ? Có phải chăng đã chiếm dinh thự của Lữ Quốc Công rồi?
Nàng mất cả bình tĩnh vì không ngờ cuộc diện thay đổi nhanh chóng như vậy.
Cù Thái Hậu đã bất kể lòng dân, xem thường sự uất hận của muôn người thì làm sao chặn đứng được quân giặc? Quân Hán rồi đây như bầy lang sói súc chuồng, chúng sẽ tàn bạo hơn và dày xéo lên trên mảnh đất này?
Không biết Lữ Quốc Công có mệnh hệ nào chăng? Và Tiểu Lý Bá có thoát được hay đã rơi vào tay chúng?
Phi Hồng Yến ngồi sụp xuống đất cố định tĩnh tâm thần nhưng lòng nàng thật rối như tơ vò Nàng độ chừng công việc ở miếu Long vương bị bại lộ, những người ở Hạnh Hoa thôn trở về đã bị bắt và chính vì có công tử Lữ kỳ trong nhóm người kia mà Lữ Quốc Công bị vạ lây.
Càng suy đoán, Phi Hồng Yến càng bối rối hơn:
Nàng không ngờ việc "Phù Kiến Đức, phế Ai vương" sắp hoàn thành mà nay đành bỏ dở.
Viễn cảnh đen tối hãi hùng như trùm lên đe dọa dân Nam. Nàng chắc chắn quân hán sẽ thừa dịp này cướp hoàng thành và Cù thị sẽ được thỏa lòng trong việc sát nhập nước Nam vào đất Tàu. Hành động của chúng quá đột ngột đến như nàng bên trong mà còn không hay biết mảy may nào?
Điều đó làm cho Phi Hồng Yến suy nghĩ kỹ càng hơn. Tại sao giữa lúc lật đổ Lữ Quốc Công, cướp hoàng thành mà Thái Hậu lại sai cha nàng đi Nam Hải? Liệu ác phụ có nghi ngờ lòng dạ cha nàng không? Có lẽ Cù thị sợ lúc hành động, lại bị chính ĐÔ thống Phi Hồng Xà phản bội trở lại....
Mà khi ác phụ đã không tin thì khi trở về hoàng thành trong tình thế mới này, chắc gì cha nàng còn sống được.
Hoàng hôn đã bắt đầu phủ xuống kinh thành. Quân Tàu vẫn canh gác cẩn mật trước cổng dinh. Bóng tối tan dần, dinh thự Lữ Quốc Công càng lặng lẽ âm u, gây vào lòng Phi Hồng Yến niềm chua xót.
Nàng lẩm bẩm một mình:
- Thế là hết? Từ nay dân Nam đành chịu lệ thuộc mãi mãi thôi?
Nàng thấy mình không cần nấn ná thêm làm gì nữa, vội phóng mình vùn vụt trở lại dinh thự của cha nàng, xem tình thế nơi hoàng cung biến chuyển ra sao?....
Mọi người trong gian hầm bí mật dưới miếu Long vương đã tìm chỗ nghĩ ngơi sau một ngày mệt nhọc.
Huyền Châu đạo sĩ ngồi lặng yên như suy tưởng đến việc gì. Trước mặt người ngọn nến vẫn cháy đều đều.
Lệ Hồng bỗng rón rén đến người nhưng thấy đạo sĩ ngồi trầm ngâm suy tưởng, nàng lại không dám mở lời.
Bỗng đạo sĩ cất tiếng hỏi, đôi mắt nhắm nghiền:
- Lệ Hồng? Con muốn hỏi điều chi?
Lệ Hồng vui mừng quỳ xuống bên ngài:
- Thưa bá phụ? Con đã tra hỏi xong hai tên do thám. Bọn chúng khi xưa là hai tên giáp sĩ của Cù Thái Hậu được đưa vào Ban do thám của An Quốc Thiếu Quý:
Một đứa tên Hoài, một đứa tên Sung. Chức vụ và lý lịch của chúng con đều thuộc nằm luôn luôn cả những sự việc xảy ra từ mấy tháng nay trong quân ngũ và hoàng cung.
Huyền Châu đạo sĩ không khỏi ngạc nhiên vụt mở to đôi mắt nhìn Lệ Hồng:
- Lệ Hồng? Con dự định việc chi mà hỏi lý lịch của tên Hoài và tên Sung như vậy?
- Thưa bá phụ....
Thiếu nữ ngập ngừng nhìn xuống đất. Một lúc nàng nói:
- Thưa bá phụ con rất nóng lòng về bệnh tình của cha con. Con muốn được thấy mặt người một lần thôi dù có phải chết con cũng cam lòng.
Huyền Châu đạo sĩ thở dài nhìn vào ngọn nến trước mặt.
Theo lời các gia tướng đã len lỏi được vào bên trong lao ngục thì Hoàng Đề Đốc, phần già yếu, phần uất hận về chuyện nước, chuyện nhà, nên bệnh tình mới phát nhưng xem mòi trầm trọng lắm. Bây giờ Lệ Hồng quyết liều chết để thấy mặt cha. Thật Huyền Châu khó nghĩ vô cùng.
Cho nàng đi thì muôn phần nguy hiểm vì lao vào ngục nào phải dễ đâu trở ra.
Quân lính triều đình trùng điệp, đội vũ sĩ của ĐÔ thống Phi Hồng Xà ngày đêm túc trực, thêm vào đó bọn do thám lẩn quẩn khắp nơi tuy không ra mặt canh phòng, nhưng không một động tịnh nào qua được mắt chúng.
Bây giờ không cho nàng đi, rủi Đề đốc có mệnh hệ nào thì tội nghiệp cho Lệ Hồng không được thấy mặt cha lần cuối cùng. Vả lại, xem chừng thái độ của nàng dám lẻn trốn một mình vào lao ngục lắng! Trong khi đó, Lệ Hồng lại cất tiếng nghẹn ngào:
- Thưa bá phụ, con cũng biết điều con xin thật quá liền lính, nhưng bá phụ cũng nên hiểu giùm nỗi đau khổ của con? Mẹ con đã qua đời, con chỉ còn một cha già đang lâm nạn.... Rủi người.... Có mệnh hệ nào làm sao thấy mặt được.... Con....
Xin b á phụ thương tình...
Huyền Châu đạo sĩ ngước mặt nhìn Lệ Hồng lộ vẻ xúc động.
ông nói:
- Lệ Hồng? Việc vào ngục thất thăm thật vô cùng nguy hiểm, nhưng con đã nhất quyết, ta biết nói làm sao?
Lệ Hồng vui mừng vội nói:
- Bá phụ an lòng, con sẽ giả dạng quân do thám của Cù Thái Hậu thì sẽ đi lại dễ dàng.
Huyền Châu gật đầu rồi cất tiếng gọi:
- Trương B á ?
Từ trong góc gian hầm, một thanh niên vạm vỡ vội bước bên đạo sĩ chắp tay thưa:
- Sư phụ gọi con?
Huyền Châu chỉ Lệ Hồng bảo Trương Bá:
- Đệ tử sửa soạn đưa tiểu thơ vào thăm Hoàng Đề đốc.
Vẻ điềm đạm trên khuôn mặt của thanh niên vụt biến đi. Chàng chăm chú nhìn Lệ Hồng rồi hỏi:
- Tiểu thơ định liều thân vào ngục ư?
Lệ Hồng chưa kịp đáp thì Huyền Châu đã tiếp:
- Trương Bá? Tiểu thơ đã nhất quyết, ta cũng không khuyên được nàng. Vậy con hãy vào cải trang thành một tên do thám và đưa nàng đi cho cẩn thận.
Trương Bá vái chào đạo sĩ và thi hành ngay nghiêm lệnh. Huyền Châu quay lại bảo Lệ Hồng:
- Trương Bá là đồ đệ duy nhất của bá phụ, tài nghệ tuy không có bao nhiêu nhưng rất nhanh nhẹn và sức mạnh trăm người không hơn được. Trương Bá rất thông thuộc đường lối vào lao ngục, chắc sẽ giúp con được nhiều. Thôi con hãy vào thay đổi y phục và ráng cẩn thận bảo trọng lấy thân.
Lệ Hồng vâng dạ rồi cúi chào đạo sĩ để sửa soạn lên đường.
Mọi người trong gian hầm hay tin Lệ Hồng sắp vào ngục thất đều xôn xao cả lên, nhất là các gia tướng, ai cũng đòi theo để bảo vệ nữ chủ nhân của mình....
Lệ hồng và Trương Bá cải trang không khác gì Hoài và Sung, hai tên do thám của Cù Thị vừa bắt được. Lệ Hồng thấy mọi người lo lắng cho mình trong lòng hết sức cảm kích.
Nàng nói với các gia tướng:
- Cám ơn lòng tốt của các bạn? Nhưng hãy an lòng và tôi sẽ trở lại bình yên vô sự Huyền Châu đạo sĩ đưa nàng đến chỗ nắp hầm bí mật mới bảo:
- Vì bệnh trạng của cha con mà ta đành để con vào nơi hiểm địa? Con ráng thận trọng, đừng quá liều lĩnh mà để ta phải ân hận suốt đời.
Lệ Hồng cúi chào đạo sĩ rồi theo chân Trương Bá lên khỏi nắp hầm.
Đêm đã khuya lắm rồi ?
Bốn bề trời tối như mực, miếu Long Vương hoang vắng lạ lùng.
Trương Bá và Lệ Hồng ngồi dưới bệ thờ nghe ngóng động tịnh giây lâu, mới ra khỏi miếu hoang.
Bầu trời đầy sao, cao thăm thẳm. Sương đêm lạnh lùng tỏa xuống, ướt đẫm cành cây ngọn lá.
Trương Bá nhắm phương hướng xong xuôi, liền bảo Lệ Hồng:
- Với y phục này và những khẩu hiệu mà chúng ta đã biết vào nhà ngục rất dễ dàng. Nhưng muốn vào tận nơi giam riêng Hoàng Đề đốc, còn khó khăn lắm.
Chừng đến nơi chúng ta sẽ tùy cơ ứng biến.
Lệ Hồng hỏi:
- Cha tôi bị giam riêng biệt ư?
- Vâng? Đề Đốc bị chúng đưa xuống nhà hầm, muốn vào đó phải có lệnh của Thái Hậu, An Quốc Thiếu Qúy hay ĐÔ thống Phi Hồng Xà mới được. Mỗi một lần, đến độ trăng tròn, người quét ngục mới được vào bên trong các gian hầm dọn dẹp....
- Trời ơi? Cha tôi làm sao chịu nổi?
Trương Bá nói tiếp giọng bùi ngùi:
- Chúng tôi đã hết sức vận động, mua chuộc người quét ngục, chỉ chờ đến phiên anh ta vào nhà hầm là đưa Hoàng Đề đốc trốn ra? Rủi thay, Đề đốc lại lâm bệnh, mọi việc sắp đặt đều bất thành....
Lệ Hồng nghiến chặt hàm răng để dằn cơn xúc động, rồi cương quyết nói:
- Dù có chết, tôi cũng quyết vào tận hầnl sâu để gặp cha tôi?
Trương Bá lắc đầu nói:
- Tiểu thư muốn cứu Hoàng Đề đốc thoát khỏi ngục hình thì đừng nóng nảy?
Phải dè dặt từng chút, khi này không vào được thì ta chờ khi khác tiện hơn.... Nếu tiểu thư liều lĩnh rủi có mệnh hệ nào, Đề đốc làm sao sống được. Tiểu thư quên rằng chính Tiểu thư là nguồn an ủi cuối cùng, khiến người cố sống đến ngày nay.
Giọng nói của Trương Bá buồn buồn làm dịu đi sự nóng nảy trong lòng Lệ Hồng, giúp nàng nhận được lẽ phải.
Trương Bá bỗng nói:
- Thôi chúng ta lên đường. Mọi việc trả lời với quân canh gác, tiểu thư cứ để mặc tôi.
Chàng nói xong, bước vào bụi rậm bên miếu, dẫn ra hai con tuấn mã của bọ do thám.
Lệ Hồng vừa lên ngựa thì Trương Bá đã ra roi. Đôi ngựa rời khỏi miếu Long vương, chạy thẳng lên đường đưa đến hoàng thành.
Đường đêm vắng lặng, chỉ nghe có tiếng vó câu rộn rịp, đều đều, vang xa....
Lệ Hồng còn nhớ, nhà ngục của Ai vương nằm trong những bức thành kiên cố, cách dinh thự của ĐÔ thống Phi Hồng Xà một mảnh vườn.
Ngày xưa, nàng thường cùng Anh Kiệt, Phi Hồng Yến nhiều lần đến đó nhởn nhơ vui đùa tìm trái chín trên các cành cây.
Có lần vì Phi Hồng Phong trêu ghẹo, mà nàng cho hắn té xuống mương nhỏ trong vườn.
Chuyện ngày xưa xa lắm rồi. Bây giờ Hồng Phong bắt gặp nàng trong vườn cũ, chắc sẽ cho quân sĩ giết ngay đi.
Lệ Hồng chợt nghĩ đến Phi Hồng Yến người bạn gái thuở nhỏ của nàng.
Tuy hai gia đình những năm về sau này không thuận với nhau nữa, nhưng trên đường đời lúc nào hai người cũng thương yêu nhau như ruột thịt. Nàng cảm mến Hồng Yến vì tấm lòng cương trực của nàng. Dù cha, anh tham tàn, bạo ngược, Hồng Yến lúc nào cũng trong trắng, đáng yêu.
Từ lúc trở về Phiên Ngang đến giờ, nàng chỉ mong gặp Hồng Yến, nhưng công việc dồn dập, nàng không thể tìm đến bạn được.
Trương Bá bỗng ghìm cương ngựa bảo Lệ Hồng:
- Đến nơi rồi, tiểu thư nên cẩn thận.
Lệ Hồng như sực tỉnh, nắm chặt cương ngựa nhìn phía trước. Dinh thự của ĐÔ thống Phi Hồng Xà hiện ra sừng sững trong khu vườn. Muốn đến lao ngục trước tiên phải qua cổng dinh quan ĐÔ thống.
Trương Bá dặn thêm nàng lần nữa:
- CÔ nương ráng bình tĩnh và lúc nào cũng phải sẵn sàng chiến đấu, sự bất trắc khó lường trước được. Đôi ngựa bước chậm song song trên đường đá sỏi và từ từ ngang qua cổng dinh.
Trương Bá vẫn lạnh lùng như pho tượng, trái lại Lệ Hồng không khỏi lo âu, tay nàng nắng chặt chuôi kiếm.
Trương Bá không thấy ngại lắm, vì bình thường quân lính của Phi Hồng Xà ít dám động đến ban do thám của Cù Thái Hậu, hễ thấy dạng chúng ở đâu thì bọn kia đã lẩn mất....
Mà quả đúng với sự nghĩ ngợi của Trương Bá. Khi hai người qua ngang cổng thì có tiếng lào xào vang động, rồi nhiều bóng người lố nhố bước ra.
Một lúc có tiếng thì thào:
- Thôi.... đừng chân hỏi.... đội do thám đấy.
Rồi những bóng người kia lẩn mất trong khoảnh khắc, trả lại sự yên lặng cho đêm sâu.
Lệ Hồng không khỏi ngạc nhiên vì hành động của chúng nhưng nàng sợ bại lộ nên không dám hỏi Trương Bá. Nàng không rõ là mình đang đi giữa đường trống hay chung quanh có quân nghịch đang rình.
Trương Bá bỗng nói:
- Bọn chúng đi hết rồi? Chúng không dám động đến bọn do thám đâu?....
Rồi chàng thúc ngựa đến bên Lệ Hồng bảo nhỏ:
- Từ đây, tiểu thư hãy ráng bảo trọng lấy thân và nên nhớ là lúc nào cũng phải bình tĩnh để khỏi lộ dạng vô lối.
Lệ Hồng đáp:
- Tráng sĩ đừng lo cho tôi nữa? Cứ tiếp tục con đường đi.
Đôi ngựa bắt đầu qua khu vườn rậm, nơi mà Lệ Hồng còn ghi lại bao kỷ niệm thuở ấu thời. Phía trước mắt nàng, đầu vườn bên kia, đèn sáng rực:
Lệ Hồng biết đấy là nơi lao ngục, chốn giam giữ cha nàng.
Tự dưng lòng nàng hồi hộp vô cùng. Sự hồi hộp pha lẫn chút gì nôn nao của đứa con đi xa về sắp gặp lại cha.
Nàng còn đang miên man với bao ý nghĩ bỗng có tiếng thét vang lên:
- Đứng lại ? Coi chừng mất mạng.
Trương Bá, Lệ Hồng kinh hãi ghìm cương ngựa nhìn quanh. Bốn bề vắng lặng, lá cây rào rát lạnh lùng.
Có lẽ bọn chúng đang chăm chú dò xét mình ? Lệ Hồng nghĩ thế nhưng tay nàng không rời đuôi kiếm.
Đã dấn thân vào nơi hiểm địa, cái chết thật dễ như trở bàn tay, nên lúc nào Lệ Hồng cũng thấy mình như đang đứng trước kẻ địch.
Tiếng người lúc nãy lại cất lên, có vẻ dịu hơn:
- Đường xa gần?
Trương Bá biết ngay là bọn do thám của Cù Thái Hậu, nên vội đáp ngay khẩu hiệu:
- "Bạn thì gần, thù thì xa? " Tiếng nói bí mật dõng dạc hơn:
- Cho đi tới ?
Trương Bá không dám chậm trễ, thúc ngựa lên trước. Lệ Hồng vội theo sau, trong lòng bớt lo ngại. Đã qua được mặt quân do thám thì việc vào cửa ngục không còn khó khăn nữa.
Trương Bá từ từ cho ngựa đi chậm lại để đợi Lệ Hồng rồi bảo nàng:
- Chúng ta còn qua một tốp quân canh nữa mới vào được trong ngục.
Qua khỏi khu vườn, cả hai đã nhìn thấy nhà ngục. Vài ba tên lính vác giáo qua lại trước cổng, dưới ánh sáng rực của những ngọn đèn lồng. Chung quanh nhà ngục, hào sâu bao bọc làm cho những dãy tường cao càng có vẻ kiên cố hơn.
Lệ Hồng khẽ hỏi Trương Bá:
- Chúng ta lấy cớ gì để vào đó bây giờ?
Trương Bá đáp:
- Đối với ban do thám thì thiếu gì cớ, vì bọn lính kia có bao giờ dám hạch hỏi điều gì đâu?
Ngưng lại một chút, Trương Bá tiếp:
- Tuy nhiên, khi vào bên trong rồi chúng ta hãy hành động gấp rút, bắt buộc Ngục quan đưa xuống hầm sâu? Phải thu ngắn thời gian vì bọn do thám rất tài tình có thể chúng sẽ khám phá được sự giả dạng của ta.
Trương Bá nói xong liền giục ngựa thẳng tới cổng nhà ngục. Nghe tiếng vó câu rộn rịp, bọn lính canh liền túa ra chân đầu ngựa, giáo gương sáng ngời đưa tới trước?
Nhiều tiếng thét vang lên:
- Các người đi đâu?
Trương Bá dõng dạc nói:
- Ta có lệnh của An Quốc sứ giả cho Ngục quan đây.
Bọn lính canh đã nhìn ra sắc phục của đội do thám, nên khi nghe nói đến mật lệnh của An Quốc Thiếu Quý, chúng vội vã vẹt đường cho đôi ngựa đi thẳng vào trong.
Lệ Hồng vui mừng liếc nhìn quanh nhà ngục thấy tường cao vòi vọi, quang cảnh bên trong ngục có phần lạnh lẽo, thê lương.
Trương Bá vẫn thúc ngựa đều đi lần vào bóng tối.
Chàng khẽ bảo Lệ Hồng:
- Đến chỗ khuất ở góc tường kia, chúng ta giấu ngựa để dễ bề hành động.
Lệ Hồng có ý thúc ngựa theo sát bên Trương Bá. Vừa đến chỗ khuất, hai người nhanh nhẹn nhảy xuống đất, giấu ngựa vào bụi rồi thụp xuống nghe ngóng động tĩnh.