Chương 4


Người ta tháo còng tay, cởi xích chân và, sau hết, người ta gỡ miếng vải bịt kín mắt chàng. Chậm rãi, chàng mở mắt. Người ta bảo chàng ngồi xuống ghế. Rồi người ta biến đâu mất. Bây giờ, chỉ còn một mình chàng trong căn phòng sạch sẽ ngập đầy ánh sáng điện, trước một cái bàn nhỏ. Chàng nắn cổ tay, nắn cổ chân. Chàng vươn vai, duỗi chân. Rồi chàng đưa những ngón tay lên đầu, nhẹ nhàng rẽ tóc, rờ rẫm những vết thương. Máu ở những vết thương đã khô nhưng những vết thương còn đau nhức. Chàng, hai bàn tay sướt sát vì nan tre cần xé. Và chàng tự hỏi người ta dẫn chàng tới đây làm gì.

Một người xuất hiện. Chàng ngồi im và đợi mãi không quên quan sát người ấy. Ông ta đứng tuổi, mang kính cận, mặc quần áo dân sự đơn giản, chân đi giày da và vai đeo cái túi xà cột. Ông ta tới sát cái bàn, gỡ túi xà cột đặt trên mặt bàn, kéo ghế ngồi đối diện chàng.

- Mạnh khỏe chứ, anh Bá? Ông ta mở đầu.

- Vâng, chưa chết. Cám ơn ông. Chàng đáp.

Ông ta ngạc nhiên:

- Anh nói gì? Chết. Tại sao phải chết? Tôi không hiểu. Thành thật tôi không hiểu.

Chàng thản nhiên:

- Tôi chưa chết.

Ông ta mím môi giận dữ, rồi gọi lớn:

- Đồng chí bảo vệ!

Người công an bảo vệ mở một cánh cửa gần đó, bước ra:

- Chờ lệnh đồng chí lãnh Đạo.

Ông Lãnh Đạo - hay tạm hiểu vậy - hất hàm:

- Đồng chí báo cáo những sự việc đã xảy ra. Khẩn trương và vắn tắt!

Người công an bảo vệ đứng nghiêm:

- Báo cáo đồng chí lãnh đạo, chỉ thị của Sở là áp dụng hình thức kỷ luật cao đối với tên phản động nguy hiểm Hoàng Văn Bá.

Ông Lãnh Đạo đập bàn:

- Hiện tượng và hiện tượng! Các đồng chí vô trách nhiệm. Tôi yêu cầu các đồng chí làm tự kiểm rút kinh nghiệm sai lầm. Đây là anh Trần Văn Bá, không phải Hoàng Văn Bá gài mìn đánh sập cầu cống bậy bạ. Rõ chưa?

Người công an bảo vệ khúm núm:

- Rõ.

- Đồng chí hiểu những vấn đề cần thiết phải giải quyết ngay không?

- Tôi hiểu.

Người công an bảo vệ mời chàng theo ỵ Y dẫn chàng vào phòng tắm, bảo chàng tắm gội và thay quần áo mới. Chàng không từ chối. Người công an đứng canh chàng ở ngay trong phòng. Xà phòng thơm, khăn tắm đầy đủ. Chàng mở hoa sen. Những tia nước phun xuống đầu tóc chàng mát rượi khiến chàng quên nhức nhối vết thương. Chàng sát xà phòng, khe khẽ vò tóc. Chàng vò thật lâu cho máu khô quánh tan ra. Người công an bảo vệ thân mật hỏi chàng:

- Anh là Trần Văn Bá, hả?

- Phải.

- Anh... Tôi nhận khuyết điểm với anh vì tưởng anh là Hoàng Văn Bá.

- Rồi sao?

- Anh trong vụ Hoàng Văn Bá à?

- Không.

- Nó đã giết năm đồng chí của tôi. Tôi lầm anh với nó.

- Anh lầm thật hay lầm giả đó?

- Thật.

- Nhưng chỉ thị của lãnh đạo không lầm đâu nhỉ?

Người công an bảo vệ nín thinh. Chàng sát xà phòng khắp mình mẩy, tắm một trận thoải mái. Bỗng chàng thấy hố là đã nói một câu đang lẽ không nên nói với công an. Vặn cái hoa sen lại, chàng dùng khăn lau khô mình mẩy, chà nhẹ tóc và niềm nở nói:

- Ở đời, ai mà chẳng có khi lầm. Chỉ thị của lãnh đạo đúng nhưng cán bộ thực thi sai lầm. Lỗi do tôi trùng tên với tên Hoàng Văn Bá, phải không anh?

- Đúng thế. Người công an hồ hởi.

Người ta để sẵn cho chàng bộ quần áo tù xám đậm còn mới nguyên. Chàng mặc xong, soi gương chải tóc rồi theo người công an bảo vệ trở ra chỗ cũ. Chàng thấy, trên chiếc bàn nhỏ, đã bày hai ly cà phê đá và một gói thuốc lá Thủ Độ Và đứng gần đó, một người con gái cầm một chiếc hộp. Người công an bảo vệ đã hết nhiệm vụ Ở đây.

Ông Lãnh Đạo ân cần:

- Anh ngồi đi! Ngồi xuống để cô y tá săn sóc vết thương cho anh kẻo bị làm độc.

Cô y tá tới chỗ chàng ngồi, mở hộp đồ nghề, dùng bông thắm khô nước trên những vết thương ở đầu chàng, ở má chàng, ở trán chàng rồi bôi thuốc đỏ lên. Cô ta đưa chàng mấy viên thuốc kháng sinh. Chàng cảm ơn cô y tá. Cô ta mỉm cười, bước khỏi căn phòng. Bây giờ, chỉ còn ông Lãnh Đạo và chàng.

- Anh dùng nước kẻo đá tan mất.

Ông Lãnh Đạo mời chàng. Chàng nâng ly cà phê đá uống một ngụm rồi, tiện thể, uống luôn mấy viên thuốc. Ông Lãnh Đạo bóc gói thuốc lá, niềm nở.

- Anh hút thử sản phẩm hảo hạng của ta.

Chàng rút một điếu thuốc Thủ Đô:

- Cám ơn ông.

Ông Lãnh Đạo bật lửa. Chàng mồi thuốc. Hít một hơi đầy dạ, chàng nhả khói:

- Thuốc lá ngon lắm, thưa ông. Tôi mong ước, con người đối với con người sẽ thơm như khói thuốc.

- Mọi việc sẽ tốt đẹp. Vấn đề cần bàn là thiện chí của mọi con người.

Ông Lãnh Đạo nâng ly cà phê, uống một hơi dài.

- Những gì người của chúng tôi đối xử với anh tôi đã được báo cáo. Bắt đầu từ giây phút này, mọi sự việc sẽ thay đổi, thay đổi hẳn.

Chàng thấy không cần thiết phải xoáy vào sự > Hãy để mặc Lãnh Đạo diễn xuất trọn vẹn vai trò của ông ta trong vở kịch Nhân Nghĩa ngắn ngủi. Và hãy để mặc Lãnh Đạo tưởng rằng chàng là một khán giả ngây thơ, một cậu bé nghe ba kể chuyện cổ tích, thần thoại.

- Tôi đến đây để thăm sức khỏe của anh và mạn đàm thân mật.

- Cám ơn ông.

- Tôi sẽ còn đến đây nhiều lần. Anh có thể yêu cầu bất cứ điều gì, nếu trong khả năng của tôi, tôi giải quyết tức thời.

- Vâng, tôi yêu cầu ông một điều.

- Ang cứ đề xuất.

- Ông cho tôi biết nhà tù này tên là gì?

Ông Lãnh Đạo cười:

- Anh Bá, không có nhà tù bình thường cho anh đâu. Những nhà tù mà bọn chúng đã tới, đã ra, đã vượt biên để viết sách, viết báo láo lếu là Sở Công An Thành phố, đề lao Gia Định, khám Chí Hòa, nhà tù Đại Lợi,v.v... đều không phải là nơi chốn của anh. Cũng chẳng bao giờ anh được đi học tập lao cải, nơi chốn mà bọn phản động gọi là trại tập trung, đâu. Đây là một biệt thự. Anh muốn hiểu là nhà tù thì nó là nhà tù Biệt Thự. Một can phạm như anh, tôi tưởng anh đã hiểu mình sẽ ở thứ nhà tù nào chứ?

Chàng nói:

- Tôi tưởng mọi can phạm đều bình đẳng và tôi yêu cầu được nhốt chung với các can phạm khác.

Ông Lãnh Đạo vẫn giữ nguyên nụ cười:

- Một anh, chúng tôi đã thấm mệt, nhốt chung anh với bọn phản động trong nước để anh tuyên truyền à? Anh không hiểu nguyên tắc làm việc của công an hay anh giả vờ ngây thở Tôi nói thật với anh đấy, anh Bá: Anh sẽ trở về Pháp hoặc anh sẽ ở đây cho đến khi anh chết. Cả hai trường hợp, anh đều không gặp ai và chẳng ai biết tới anh. Ngoài người cộng sản, không ai được phép làm anh hùng.

Chàng hỏi:

- Tôi sẽ trở về Pháp?

Ông Lãnh Đạo gật đầu:

- Phải, anh sẽ về Pháp, sẽ về bằng máy bay của hãng Air Francẹ Điều này, tôi hiểu, anh sẽ phải phấn đấu với bản thân anh khá lâu đấy. Nói đơn giản đi, anh muốn về Pháp, bất cứ lúc nào, đều do anh cả. Mà thôi, chúng ta mạn đàm thân mật.

Ông ta chuyển đề:

- Anh lập gia đình chưa anh Bá?

Chàng đáp:

- Chưa.

- Muộn quá đấy nhé! Đáng lẽ phải có, ít nhất, hai cháu rồi. Bác gái sống ở Paris, hả?

- Mẹ tôi sống ở tỉnh nhỏ.

- Bên ấy làm ăn dễ dàng không, anh Bá?

- Dễ và khó. Tất cả đều phải làm việc chăm chỉ.

- Lao động là cái đích của loài người.

- Vâng lao động là vinh quang, vinh quang thật sự. Làm nhiều hưởng nhiều chứ không làm nhiều ăn ít hay làm nhiều nhịn đói.

- Anh thích đời sống bên Pháp?

- Không.

- Sao vậy?

- Ở đấy tôi cảm tưởng tôi không phải là tôi.

- Vì thế anh xin người ta đưa anh về Việt Nam?

- Ông quyết đoán vội vàng quá.

- Tôi nhận khuyết điểm...

Chàng thấy > của Lãnh Đạo đã chẳng thân mật tí nào. Ông ta hỏi han vớ vẫn rồi dẫn chàng vào quỹ đạo của ông ta.

- Anh cần bảo vệ sức khỏe, anh Bá ạ! Đấ t nước ta khan hiếm tài năng và những người có lòng như anh. Anh sẽ gặp các vị lãnh đạo của tôi. Tôi nhắc lại: Mọi việc sẽ tốt đẹp. Anh nên nghỉ ngơi. Sẽ gặp anh sau.

Ông Lãnh Đạo gọi người công an bảo vệ dẫn chàng về phòng. Chàng đã được chuyển phòng. Và căn phòng mới đúng nghĩa là căn phòng của ngôi biệt thự. Một chiếc giường có đệm trải drap trắng muốt. Một chiếc bàn viết. Một chiếc ghế. Một cái cầu tiêu giật nước. Một cái lavabọ Tiện nghi chỉ có thể, dành cho một can phạm đặc biệt. Cửa sổ đã bị xây kín mít. Cửa ra vào khoét một cái lỗ để bên ngoài dễ kiểm soát bên trong. Ngọn đèn tràn đủ ánh sáng và công tắc đã chuyển ra ngoài. Người công an bảo vệ dẫn chàng:

- Cần gì thì anh báo cáo.

- Báo cáo?

- Anh gọi tôi.

- Tên anh?

- Anh cứ hô > là tôi tới.

Y đóng cửa, khóa bên ngoài. Chàng không còn bị còng tay, xích chân nữa. Chàng gieo mình xuống đệm, lăn đi lăn lại rồi ngủ một giấc dài. Người công an bảo vệ mang cơm vào lúc nào chàng không haỵ Y đánh thức chàng dậy. Khay cơm đặt trên bàn. Chàng thấy có dĩa cơm sườn nướng và tô canh. Chàng nhẩn nha ăn một cách thích thú. Trái chuối tráng miệng và ly nước trà gây cho chàng nhiều cảm hứng. Người công an bảo vệ ngồi ở mép giường.

- Khẩu phần đền bù ha, cán bộ? Chàng hỏi.

- Tôi không nắm vững. Người công an đáp.

- Tôi sẽ hưởng khẩu phần này bao lâu?

- Tùy thuộc chỉ thị của lãnh đạo.

Cơm nước xong, người công an mời chàng điếu Thủ Độ Y mồi lửa cho chàng.

Tôi để lại cái ca nhựa cho anh uống nước khi khát. Nước ở vòi, cứ việc mở. Cần hút thuốc thì anh báo cáo. Diêm quẹt để trong phòng bất tiện.

Y bưng khay chén bát ra khỏi phòng, đóng cửa lại. Chàng đốt hết điếu thuốc, đứng dậy, đi quanh quẩn trong phòng một lát. Rồi nằm ngủ. Rồi thức. Chàng nhớ câu nói của Lãnh Đạo: > Câu nói khiến chàng suy nghĩ. Nó mở đường rồi nó bịt lối. Nó gợi tưởng một thua thiệt ghê gớm mà chàng mơ hồ cảm thấy. Cái ngọt ngào của cộng sản mới đáng khiếp sợ. Cái giường đệm, drap trắng này nguy hiểm hơn cái sàn xi măng lởm chởm đá râm.

Chàng giật mình, ngồi vụt dậy.

- Báo cáo cán bô...

Người công an bảo vệ xuất hiện vội vàng.

- Anh cần gì?

- Cần anh nói chuyện.

- Không có chỉ thị ấy.

- Vậy có những chỉ thị nào?

- Bảo vệ anh! Anh cần hút thuốc không? Uống trà nhé!

- Có tờ báo nào không?

- Không.

- Thời tiết bên ngoài ra sao?

- Trời đầy nắng.

- Anh có hay đi Vũng Tàu tắm biển không?

Không có tiếng trả lời. Chàng hiểu người công an bảo vệ đã tuân hành chỉ thị triệt để. Chàng đứng dậy, ra ghế ngồi, chống tay lên cằm nghĩ cách gợi chuyện để biết nơi chàng đang bị nhốt. Buổi chiều, người công an bảo vệ lại mang cơm nước cho chàng. Tuyệt nhiên, y không trả lời những câu hỏi của chàng nữa. Ăn xong, chàng nằm ngủ dưới ngọn đèn chàng bao giờ chịu tắt. Ngọn đèn đã biến thành công cụ của chủ nghĩa. Để canh chừng chàng vượt ngục. Để bên ngoài nhìn rõ mọi cử chỉ, hành động của chàng. Chàng đành nằm úp mặt tránh cái thứ ánh sáng soi mói. Rồi một đêm cũng trôi qua, một đêm của nghìn đêm cuộc đời. Sáng hôm sau, người công an bảo vệ dục chàng tắm gội. Cô y tá săn sóc những vết sướt sát trên đầu chàng. Nhờ mấy viên thuốc kháng sinh, những vết thương đã không làm mủ. Chàng uống thêm mấy viên thuốc nữa. Ông Lãnh Đạo giữ lời hứa đã tới thăm chàng và mời chàng dùng bữa điểm tâm, uống cà phê sữa nóng.

- Anh cảm thấy thế nào, anh Bá? Ông Lãnh Đạo hỏi.

- Bình thường. Cảm ơn ông. Chàng đáp.

- Anh có nhớ nhà không?

- Ở đây là nhà tôi rồi.

- Trong ý nghĩ của anh, ở đây là nhà tù mà?

- Nhà tù trên quê hương tôi. Thưa ông Lãnh Đạo, được sống ở nhà tù trên quê hương mình, được chia sẽ nổi đau khổ với dân tộc mình, tôi nghĩ, là hạnh phúc.

- Ý nghĩ của anh thành khẩn và đáng quý lắm. Anh nói điều này tôi tin anh. Người khác thì tôi cho là già đời. Rất tiếc là anh không có cơ hội sống chung với bọn bộ trưởng, tướng lãnh, chính khách xôi thịt. Nếu anh phải sống chung với chúng nó, anh sẽ được chia sẽ nỗi đau khổ với dân tộc anh bằng cung cách khác.

- Như thế nào, thưa ông Lãnh Đạo?

- Bằng lối về thênh thang. Anh xa quê hương lâu rồi, làm sao anh cảm nỗi nỗi khổ của dân tộc mà đòi chia sẽ? Ngay cả nỗi khổ của dân tộc Việt Nam cũng bị kẻ thù và bọn phản động quốc tế xuyên tạc một cách bỉ ổi. Anh yêu nước nhưng anh đã đi trên con đường vẽ láo của bọn phản động.

- Thưa ông, tôi hiểu về con đường tôi đi.

- Anh hiểu gì về dân tộc ta?

- Tôi là người Việt Nam.

- Anh đâu còn là người Việt Nam!

- Đó là cách suy diễn của ông thôi. Tôi không muốn làm mất lòng một người đã đối xử tốt với tôi nên xin miễn tranh luận.

- Thế anh hiểu gì về nỗi khổ của dân tộc ta?

- Nỗi khổ hôm qua, hôm nay; nỗi khổ dĩ vãng, nỗi khổ tương lai, nỗi khổ triền miên, ông muốn nghe về nỗi khổ nào?

Ông Lãnh Đạo cười nửa miệng:

- Sẽ có lần anh chỉ nói về nỗi khổ của bản thân anh. Tôi nhấn mạnh để anh suy nghĩ: Với cộng sản, anh không bao giờ là anh hùng cả. Và anh sẽ ân hận anh đã đánh mất cơ hội về quê hương qua một cửa rộng để chia sẻ nỗi khỗ với dân tộc anh.

Chàng tròn xoe mắt, giả bộ làm nai tơ:

- Tôi không hiểu cửa rộng mà ông nói.

- Cửa rộng mà những Việt kiều yêu nước đã về.

- Tôi thích qua cửa hẹp.

- Lạ nhỉ, sao lại cửa hẹp?

- Đâu có gì lạ. Thưa ông, ông có đọc Thánh kinh không?

- Sách phản động!

- Sách để suy gẫm. Karl Marx đã lấy cảm hứng từ sách phản động - theo ông- để viết chủ nghĩa mác xít đấy.

- Anh nói vô căn cứ.

- Tùy ông hiểu. Tôi cũng xin nhấn mạnh để ông suy nghĩ: >

- Anh tìm cái lối ấy?

- Vâng.

- Và lối ấy đưa anh vào tù.

- Không, lối ấy đưa tôi đến sự sống, đưa dân tộc tôi đến sự sống.

- Chúng tôi không cho anh sống.

- Các ông giết tôi là dẫn tôi đến sự sống.

- Chúng tôi không giết anh. Để tự anh chết dần chết mòn trên đường hẹp hòi, thiển cận và lạc hậu của anh.

Ông Lãnh Đạo đổi giọng:

- Anh Bá à, sự kiêu ngạo của anh không tạo điều kiện thuận lợi cho ngày trở lại nước Pháp của anh đâu. Sự kiêu ngạo không thể dẫn anh đến sự sống như anh mong muốn. Muốn đến sự sống, anh phải biết sống. Muốn biết sống anh phải tự hỏi anh đang ở đâu, phải truy nã thân phận hiện tại của anh. Giữa tôi và anh, chẳng cần gì phải dấu diếm kinh nghiệm tù đày của người cộng sản. Hồ chủ tịch đã không kiêu ngạo để chết rũ trong tù. Đồng chí Lê Duẩn đã không kiêu ngạo để chết rũ trong tù. Họ kiêu ngạo, lấy ai trở thành lãnh tụ, lấy ai đưa dân tộc đến sự sống? Những kẻ kiêu ngạo trong ngục tù để chết là những kẻ bất trí, Những liệt sĩ mù lòa, ngu xuẩn.

- Liệt sĩ của các ông?

- Đúng thế. Anh điểm mặt những liệt sĩ xem có thằng nào đủ khả năng làm lãnh tụ không. Chúng nó nên dại dột can đảm chết để chúng tôi sinh tồn. Còn anh, anh có khả năng trở thành lãnh tụ đấy, anh đừng dại dột tìm cái chết hèn mọn, mà rồi cũng chẳng ai biết tới anh mà phong anh làm liệt sĩ!

Chàng nhún vai:

- Tôi không thích làm lãnh tụ hay liệt sĩ hiểu theo ý của ông hoặc của bất cứ ai. Tôi là người, tôi cố sống đúng nghĩa một con người cả chết đúng nghĩa một con người.

- Tùy anh đấy, tôi chỉ gợi ý. Điều này không phải để răn đe, dọa nạt mà là sự thật: Sự kiên trì của người cộng sản đã chiến thắng tất cả. Chúng tôi đủ khả năng biến sự kiên trì thành át xít sói mòn sắt thép.

- Cám ơn ông. Ước mơ của tôi tránh nổi sự sói mòn của át xít.

- Anh kiêu ngạo quá.

- Thưa ông, nếu ông ở trong trường hợp tôi, ông sẽ kiêu ngạo hơn. Người cộng sản kiêu ngạo nhất thế giới. Tôi nghĩ, lúc này sự kiêu ngạo cần thiết hơn lúc nào. Vì, nhờ nó, tôi có thể bảo vệ được phẩm cách của tôi.

Ông Lãnh Đạo ngó đồng hồ:

- Anh về nghĩ ngợi nhé! Chiều nay, người ta sẽ cấp giấy bút cho anh để anh làm bản tự khai.

Chàng hỏi:

- Tự khai về cái gì?

Ông Lãnh Đạo đã đứng dậy:

- Một thủ tục thông thường cho bất cứ một can phạm nào. Sau tự khai, anh sẽ làm việc với các cấp lãnh đạo của tôi. Hãy nhớ kỹ: Anh là người đặc biệt và chúng tôi sẽ đối xử với anh thật đặc biệt.

Người công an bảo vệ đưa chàng về phòng.