Hồi 5


A Thanh lại hỏi:

- Phạm Lãi, râu ông trông kỳ cục quá, cho tôi vuốt một cái được không?

Phạm Lãi nghĩ thầm, không biết nàng lúc này đang cười hay đang khóc. A Thanh lại nói:

- Phạm Lãi, râu của ông có hai sợi trắng, thật là vui, trông giống lông dê của tôi quá.

Phạm Lãi nghĩ tiếp:

- Ngày chia tay, nàng gục đầu vào vai ta mà khóc, nước mắt nàng thấm ướt một bên vạt áo tạ Chiếc áo đó ta không bao giờ giặt, trong nước mắt nàng có lẫn cả nước mắt ta.

A Thanh nói:

- Phạm Lãi, tôi muốn nhổ một sợi râu của ông để nghịch chơi, có được không? Tôi chỉ nhổ khe khẽ thôi, không làm đau ông đâu.

Phạm Lãi nghĩ tiếp:

- Nàng nói rằng nàng thích nhất được ngồi trên thuyền trên sông, trên hồ chầm chậm theo nước mà bơi . đợi khi nào đoạt được nàng về, chức đại phu ta cũng chẳng màng, chỉ mong được mỗi ngày cùng nàng ngồi trên thuyền, bơi dạo khắp sông hồ.

Bỗng nhiên thấy cằm đau nhói, A Thanh đã nhổ được một sợi râu của chàng. Chỉ thấy A Thanh cười khanh khách, nhưng tiếng cười chưa dứt đã reo lên:

- Ông đến rồi!

Như một làn khói nhấp nháy, A Thanh đã chạy vụt ra. Thế là một bóng xanh, một bóng trắng quấn quít nhanh vô tả, hai bên đã đấu với nhau . Phạm Lãi mừng quá: “ông Bạch tới rồi!”.

Hai người đấu một lúc, thân pháp chậm lại, chàng không nhịn được phải kêu “A” lên một tiếng. Kẻ đang đấu với A Thanh không phải người mà là một con vượn trắng.

Con vượn cũng cầm trong tay một cây gậy trúc, múa tít đấu với cây gậy trong tay A Thanh. Con vượn đó ra chiêu cực kỳ xảo diệu, kình đạo lợi hại, mỗi lần vung ra có tiếng kêu vù vù. Thế nhưng chiêu nào nó đánh ra A Thanh cũng đỡ được, nàng còn tùy thời mà phản kích lại, tung ra những chiêu lợi hại không kém.

Mấy hôm trước, khi A Thanh đấu với bọn kiếm sĩ nước Ngô trên đường cái, mỗi lần vung gậy ra đều đâm mù mắt một tên, nhưng lần nào ra chiêu cũng như lần nào . đến bây giờ Phạm Lãi mới thực thấy sự tinh xảo về kiếm thuật của cô gái . Tuy sở học về đánh kiếm của chàng không nhiều, nhưng vì vẫn thường xem các vệ sĩ nước Việt luyện kiếm, kiếm ai hay, kiếm ai dở chỉ liếc mắt là biết ngaỵ Khi hai bên kiếm sĩ Ngô Việt đấu với nhau, chàng đã hết sức bội phục, nay xem A Thanh đấu với con vượn, tuy chỉ cầm cành tre, nhưng chiêu pháp tinh kỳ, kiếm thuật của bọn kiếm sĩ hai nước Việt Ngô xem như trò trẻ.

Cây trúc trong tay con vượn trắng mỗi lúc một nhanh, A Thanh thỉnh thoảng lại đứng im không động đậy, chỉ lâu lâu lại phóng gậy ra, nhanh như một ánh điện chớp, ép cho con vượn phải lùi lại.

A Thanh đẩy cho bạch viên lùi được ba bước, lại thu gậy đứng nhìn. Con vượn trắng hai tay cầm gậy, nhảy vọt lên cao, dùng hết sức từ trên cao đánh xuống. Phạm Lãi thấy tình hình cực kỳ nguy cấp, sợ quá, kêu lên:

- Coi chừng!

đã thấy A Thanh vung gậy tạt ra, nghe hai tiếng lách cách, cây gậy của con vượn đã rơi xuống đất.

Con vượn trắng hú lên một tiếng dài, nhảy phắt lên cây, nhún vài cái, đã ra ngoài hơn mười trượng. Chỉ nghe tiếng kêu não nề, mỗi lúc một xạ Trong sơn cốc tiếng vượn hú đáp lại, hồi lâu không dứt.

A Thanh quay đầu lại, thở dài, nói:

- Ông Bạch gãy hai cánh tay rồi, từ nay không còn ra ngoài chơi đùa với tôi được nữa.

Phạm Lãi ú ớ:

- Cô đánh gãy hai cánh tay của y ư?

A Thanh gật đầu:

- Sao hôm nay ông Bạch hung tợn quá, liên tiếp ba lần định xông vào giết ông đó.

Phạm Lãi giật mình:

- Y ... y định đâm chết tôi ư? Sao lại thế?

A Thanh lắc đầu:

- Tôi cũng chẳng biết tại sao.

Phạm Lãi thấy rờn rợn trong lòng:

- Nếu không phải A Thanh cản được nó thì con vượn này muốn giết ta thật dễ như thổi tro trong bếp.

Sáng sớm hôm sau, trong phòng luyện kiếm của Việt vương, A Thanh cầm một thanh gậy trúc đứng trước hai chục kiếm sĩ cao thủ hạng nhất nước Việt. Phạm Lãi biết cô ta không biết cách dậy người khác sử kiếm, nên chỉ còn cách để cho kiếm sĩ nước Việt bắt chước kiếm pháp của cô ta.

Thế nhưng không một kiếm sĩ nào đỡ được đến ba chiêu . Mỗi lần A Thanh giơ gậy lên, hoặc là bị đâm trúng cổ tay, rơi kiếm, hoặc trúng chỗ yếu hại lăn quay ra đất.

Hôm thứ hai, ba mươi kiếm sĩ bị cô ta đánh bại . Hôm thứ ba, lại thêm ba mươi võ sĩ bị cô ta dùng thanh gậy trúc đánh què tay, gẫy vai . đến ngày thứ tư, khi Phạm Lãi yêu cầu cô ta tái đấu với võ sĩ nước Việt thì không còn thấy cô đâu nữa . Tìm đến nhà, chỉ thấy nhà trống không và mươi con dệ Phạm Lãi sai vài trăm bộ thuộc đi khắp trong ngoài thành Cối Kê, khắp hoang sơn, thôn xóm để tìm nhưng không ai thấy tung tích gì của cô ta cả.

Tám mươi kiếm sĩ nước Việt không người nào học được chiêu thức nào của A Thanh, nhưng người nào cũng tận mắt nhìn thấy hình ảnh của thần kiếm. Ai nấy đều biết rằng, quả thực trên thế gian này có loại thần kỳ kiếm pháp đó. Tám mươi người chỉ miễn cưỡng tìm ra được một chút manh mối về thân pháp phiêu phiêu hốt hốt đem truyền thụ lại cho người khác. Chỉ có thế mà kiếm pháp võ sĩ nước Việt đã trở thành vô địch thiên hạ rồi.

Trong khi đó, Phạm Lãi ra lệnh cho Tiết Chúc đốc thúc thợ giỏi, đúc ra hàng nghìn, hàng vạn thanh kiếm tốt.

Ba năm sau, Câu Tiễn hưng binh phạt Ngô, đụng trận tại bờ Ngũ Hồ. Năm nghìn quân Việt cầm kiếm đi trước, quân Ngô chặn lại . Hai bên giao tranh, trường kiếm quân Việt lấp lánh, quân Ngô tan tác. Vua Ngô Phù Sai phải lui về núi Dư Hàng. Việt binh truy kích, quân Ngô không cách nào đương cự với lối đánh kiếm thần tốc của quân Việt. Phù Sai thua trận tự sát. Quân Việt tiến vào kinh thành Cô Tô nước Ngô.

Phạm Lãi tự mình dẫn một ngàn binh cầm kiếm, đi thẳng vào Quán oa cung của Ngô vương. đây chính là nơi Tây Thi ở. Chàng dẫn vài tên vệ sĩ, chạy vào cung, gọi:

- Di Quang! Di Quang!

Phạm Lãi chạy tới một hành lang dài, mỗi bước chân vang lại tiếng trong trẻo êm tai, hóa ra dưới chân là lòng đất rỗng. Tây Thi bước chân rất êm, mỗi bước đi uyển chuyển chẳng khác chi tiếng cầm tiếng sắt. Phù Sai làm đường hầm này, chỉ để nghe tiếng chân nàng thay tiếng nhạc.

ở đầu phía bên kia, vang lại tiếng chân người . Mỗi bước chân tiếng nhạc lại tấu lên, vui mừng như tiếng sắt, trong trẻo như tiếng dao cầm. Một giọng nói nhỏ nhẹ cất lên:

- Thiếu Bá, có phải chàng đấy không?

Phạm Lãi thấy máu trong ngực sôi lên, vội đáp:

- Chính ta đây! Chính ta đây! Ta đến đón nàng đây!

Chàng thấy chính giọng mình cũng xúc động, nghe như giọng ai khác văng vẳng từ đâu đến. Chàng xăm xăm bước tới . Tiếng nhạc trong đường hầm càng dồn dập hơn, một thân hình mềm mại ngả vào lòng chàng.

đêm xuân êm đềm, mùi hoa thơm từ vườn bay xuyên qua rèm cửa, tỏa đầy Quán oa cung. Phạm Lãi và Tây Thi hai người tận hưởng những ngày mong nhớ.

Bỗng dưng trong đêm thanh vắng, nghe đâu văng vẳng tiếng dê kêu be bẹ Phạm Lãi mỉm cười:

- Nàng vẫn không quên phong vị quê hương, trong cung thất mà cũng nuôi dê sao ?

Tây Thi cười lắc đầu, chính nàng cũng lạ, sao lại có tiếng dê kêu ở đây . Thế nhưng đang ở bên ý trung nhân, chỉ có tình yêu êm đềm, mọi ý niệm khác đều tan biến trong khoảnh khắc. Nàng chậm rãi đưa tay nắm lấy bàn tay Phạm Lãi . Một luồng máu nóng cùng dâng lên trong huyết quản của hai người.

đột nhiên trong đêm khuya tĩnh mịch, tiếng một người con gái ở đâu vang lại từ xa:

- Phạm Lãi, ngươi gọi Tây Thi của ngươi ra, ta muốn giết cô ta đi!

Phạm Lãi giật mình nhỏm dậy . Tây Thi thấy tay chàng bỗng dưng lạnh ngắt. Phạm Lãi đã nhận ra đó chính là tiếng của A Thanh. Tiếng kêu của cô vượt qua tường cao chung quanh Quán oa cung, lọt vào tận đây.

- Phạm Lãi, Phạm Lãi, ta muốn giết Tây Thi của ngươi, chạy không thoát đâu . Ta nhất định sẽ giết cho bằng được Tây Thi.

Phạm Lãi vừa sợ hãi, vừa bàng hoàng:

- Tại sao cô ta lại muốn giết Di Quang? Di Quang từ trước tới nay đã phạm tội lỗi gì với cô ta đâu.

Nhưng chỉ một khoảnh khắc, mọi việc đều rõ ràng:

- Cô ta không phải hoàn toàn chỉ là một cô gái quê, không hiểu chuyện đời . A Thanh đã yêu ta.

Càng thấy bàng hoàng, càng thấy sợ hãi . Phạm Lãi trong đời đã từng gặp nhiều chuyện lớn, quyết đoán những việc hồ nghi, trải qua không biết bao nhiêu gian hiểm. Năm trước tại Cối Kê sơn bị quân Ngô vây hãm, lương thực hết, viện binh không, thế nhưng không hoang mang như lúc này . Tây Thi thấy lòng bàn tay chàng đầy mồ hôi lạnh, lại thấy tay run run.

Nếu như A Thanh muốn giết chính bản thân chàng, Phạm Lãi hẳn không sợ hãi, thế nhưng người nàng muốn giết lại là Tây Thi.

- Phạm Lãi, Phạm Lãi, ta muốn giết Tây Thi của ngươi, chạy không thoát đâu.

Tiếng của A Thanh khi bên đông, khi bên tây, từ ngoài tường thành vọng vào . Phạm Lãi trấn tĩnh lại, nói:

- để ta đi ra ngoài gặp người này.

Chàng nhẹ buông tay Tây Thi ra, nhanh nhẹn đi ra ngoài cửa cung. Mười tám vệ sĩ lập tức theo sau . Tiếng gọi của A Thanh ai ai đều nghe, thấy nàng đứng ngoài cửa cung kêu tên tục người anh hùng phá Ngô Phạm đại phu, lấy làm lạ lùng.

Phạm Lãi ra đến ngoài cửa cung, ánh trăng sáng giãi đầy mặt đất. Nhìn quanh, không thấy bóng người, lớn tiếng nói:

- A Thanh cô nương, mời cô lại đây, ta có chuyện muốn nói.

Bốn bề tĩnh mịch, không một âm thanh. Phạm Lãi nói tiếp:

- A Thanh cô nương, lâu không gặp, cô có được khỏe không?

Thế nhưng không nghe tiếng trả lời . Phạm Lãi đứng đợi hồi lâu nhưng chẳng thấy A Thanh xuất hiện.

Chàng quay lại dặn nhỏ vệ sĩ, lập tức điều một nghìn tên giáp sĩ, một nghìn kiếm sĩ, chia ra thủ ngự mặt trước, mặt sau Quán oa cung.

Phạm Lãi về gặp lại Tây Thi, ngồi xuống nắm lấy tay nàng, không nói một câu . Trên đường đi từ cửa cung đến phòng, trong đầu chàng nổi lên bao nhiêu ý niệm:

- Hay là đưa một cung nữ giả làm Di Quang, để cho A Thanh giết? Hay là ta cùng nàng hóa trang thành giáp sĩ nước Việt, trốn khỏi Ngô cung, từ nay ẩn tính mai danh? Hay khi A Thanh đến ta tự sát trước mặt nàng, xin nàng tha mạng cho Di Quang? Hay ta điều hai ngàn cung thủ bảo vệ cửa cung, A Thanh tiến vào, lập tức bắn ra giết nàng ta đi?

Thế nhưng kế nào xem ra cũng có chỗ sơ hở, không vẹn toàn. A Thanh có đại công với nước Việt, lẽ nào lại giết cô tạ Chàng lặng nhìn Tây Thi bỗng nhiên trong lòng nảy sinh một ý niệm ấm áp: "Thôi hai người cùng chết với nhau, thế là tốt hơn cả. Hai người được chết cùng nhau một chỗ, còn gì hơn”.

Thời gian dần dần trôi . Tây Thi thấy tay Phạm Lãi ấm lại . Chàng không còn sợ hãi nữa mà trên khuôn mặt đã nở một nụ cười . Từ ngoài song cửa, ánh mặt trời đã le lói chiếu vào.

Bỗng từ ngoài vang lại những tiếng loảng xoảng, leng keng kéo dài bất tuyệt, rõ ràng là tiếng binh khí rơi xuống đất. Âm thanh đó từ cung môn tới, tưởng như một con rắn dài, trườn vào thật nhanh. Trong hầm cũng đã nghe tiếng binh khí loảng xoảng rơi . Một ngàn giáp sĩ cùng một ngàn kiếm sĩ cũng không ngăn nổi A Thanh. Chỉ nghe tiếng A Thanh kêu lên:

- Phạm Lãi, ngươi ở đâu ?

Phạm Lãi nhìn Tây Thi rồi lớn tiếng nói:

- A Thanh, ta ở đây.

Tiếng “đây” chưa dứt, đã nghe “binh” một tiếng, cửa phòng mở tung, một bóng xanh bay vụt vào . Chính là A Thanh. Cây gậy trúc trên tay nàng chỉ thẳng vào ngực Tây Thi.

Nàng ngưng lại ngắm dung mạo Tây Thi, sát khí trên mặt dần dần dịu xuống, biến thành nỗi thất vọng, buồn rầu, rồi biến thành nỗi lạ lùng, hâm mộ, sau cùng trở nên cung kính, lẩm bẩm:

- Trong ... trong đời này, sao lại có người ... có người đẹp đến thế? Phạm Lãi, cô ấy còn đẹp hơn những gì ông mô tả.

Nàng uốn chiếc eo thon, hú lên một tiếng trong trẻo rền vang, vượt cửa sổ ra ngoài . Tiếng hú thoáng đã thật xa, mỗi lúc một nhỏ dần, nhưng dư âm còn vang động chưa dứt.

Mấy chục vệ sĩ vội chạy đến trước cửa . Vệ sĩ trưởng khom lưng thưa:

- đại phu không sao chứ?

Phạm Lãi xua tay, mọi người lui ra. Chàng cầm tay Tây Thi, nói:

- Chúng mình thay quần áo dân thường, đến Thái Hồ bơi thuyền, không trở lại đây nữa.

Ánh mắt Tây Thi sáng lên, tỏa ra một niềm vui vô bờ bến. Bỗng nhiên, nàng hơi nhíu mày, đưa tay ôm lấy ngực. đường gậy của A Thanh tuy chưa đánh trúng, nhưng kình lực từ đầu gậy đã khiến nàng bị thương nơi tâm khẩu.

Hai nghìn năm qua, ai ai cũng biết rằng: “Tây Thi ôm ngực” là hình ảnh đẹp nhất trên cõi đời này.

California, 5/1996

Hết



A Thanh lại hỏi:

- Phạm Lãi, râu ông trông kỳ cục quá, cho tôi vuốt một cái được không?

Phạm Lãi nghĩ thầm, không biết nàng lúc này đang cười hay đang khóc. A Thanh lại nói:

- Phạm Lãi, râu của ông có hai sợi trắng, thật là vui, trông giống lông dê của tôi quá.

Phạm Lãi nghĩ tiếp:

- Ngày chia tay, nàng gục đầu vào vai ta mà khóc, nước mắt nàng thấm ướt một bên vạt áo tạ Chiếc áo đó ta không bao giờ giặt, trong nước mắt nàng có lẫn cả nước mắt ta.

A Thanh nói:

- Phạm Lãi, tôi muốn nhổ một sợi râu của ông để nghịch chơi, có được không? Tôi chỉ nhổ khe khẽ thôi, không làm đau ông đâu.

Phạm Lãi nghĩ tiếp:

- Nàng nói rằng nàng thích nhất được ngồi trên thuyền trên sông, trên hồ chầm chậm theo nước mà bơi . đợi khi nào đoạt được nàng về, chức đại phu ta cũng chẳng màng, chỉ mong được mỗi ngày cùng nàng ngồi trên thuyền, bơi dạo khắp sông hồ.

Bỗng nhiên thấy cằm đau nhói, A Thanh đã nhổ được một sợi râu của chàng. Chỉ thấy A Thanh cười khanh khách, nhưng tiếng cười chưa dứt đã reo lên:

- Ông đến rồi!

Như một làn khói nhấp nháy, A Thanh đã chạy vụt ra. Thế là một bóng xanh, một bóng trắng quấn quít nhanh vô tả, hai bên đã đấu với nhau . Phạm Lãi mừng quá: “ông Bạch tới rồi!”.

Hai người đấu một lúc, thân pháp chậm lại, chàng không nhịn được phải kêu “A” lên một tiếng. Kẻ đang đấu với A Thanh không phải người mà là một con vượn trắng.

Con vượn cũng cầm trong tay một cây gậy trúc, múa tít đấu với cây gậy trong tay A Thanh. Con vượn đó ra chiêu cực kỳ xảo diệu, kình đạo lợi hại, mỗi lần vung ra có tiếng kêu vù vù. Thế nhưng chiêu nào nó đánh ra A Thanh cũng đỡ được, nàng còn tùy thời mà phản kích lại, tung ra những chiêu lợi hại không kém.

Mấy hôm trước, khi A Thanh đấu với bọn kiếm sĩ nước Ngô trên đường cái, mỗi lần vung gậy ra đều đâm mù mắt một tên, nhưng lần nào ra chiêu cũng như lần nào . đến bây giờ Phạm Lãi mới thực thấy sự tinh xảo về kiếm thuật của cô gái . Tuy sở học về đánh kiếm của chàng không nhiều, nhưng vì vẫn thường xem các vệ sĩ nước Việt luyện kiếm, kiếm ai hay, kiếm ai dở chỉ liếc mắt là biết ngaỵ Khi hai bên kiếm sĩ Ngô Việt đấu với nhau, chàng đã hết sức bội phục, nay xem A Thanh đấu với con vượn, tuy chỉ cầm cành tre, nhưng chiêu pháp tinh kỳ, kiếm thuật của bọn kiếm sĩ hai nước Việt Ngô xem như trò trẻ.

Cây trúc trong tay con vượn trắng mỗi lúc một nhanh, A Thanh thỉnh thoảng lại đứng im không động đậy, chỉ lâu lâu lại phóng gậy ra, nhanh như một ánh điện chớp, ép cho con vượn phải lùi lại.

A Thanh đẩy cho bạch viên lùi được ba bước, lại thu gậy đứng nhìn. Con vượn trắng hai tay cầm gậy, nhảy vọt lên cao, dùng hết sức từ trên cao đánh xuống. Phạm Lãi thấy tình hình cực kỳ nguy cấp, sợ quá, kêu lên:

- Coi chừng!

đã thấy A Thanh vung gậy tạt ra, nghe hai tiếng lách cách, cây gậy của con vượn đã rơi xuống đất.

Con vượn trắng hú lên một tiếng dài, nhảy phắt lên cây, nhún vài cái, đã ra ngoài hơn mười trượng. Chỉ nghe tiếng kêu não nề, mỗi lúc một xạ Trong sơn cốc tiếng vượn hú đáp lại, hồi lâu không dứt.

A Thanh quay đầu lại, thở dài, nói:

- Ông Bạch gãy hai cánh tay rồi, từ nay không còn ra ngoài chơi đùa với tôi được nữa.

Phạm Lãi ú ớ:

- Cô đánh gãy hai cánh tay của y ư?

A Thanh gật đầu:

- Sao hôm nay ông Bạch hung tợn quá, liên tiếp ba lần định xông vào giết ông đó.

Phạm Lãi giật mình:

- Y ... y định đâm chết tôi ư? Sao lại thế?

A Thanh lắc đầu:

- Tôi cũng chẳng biết tại sao.

Phạm Lãi thấy rờn rợn trong lòng:

- Nếu không phải A Thanh cản được nó thì con vượn này muốn giết ta thật dễ như thổi tro trong bếp.

Sáng sớm hôm sau, trong phòng luyện kiếm của Việt vương, A Thanh cầm một thanh gậy trúc đứng trước hai chục kiếm sĩ cao thủ hạng nhất nước Việt. Phạm Lãi biết cô ta không biết cách dậy người khác sử kiếm, nên chỉ còn cách để cho kiếm sĩ nước Việt bắt chước kiếm pháp của cô ta.

Thế nhưng không một kiếm sĩ nào đỡ được đến ba chiêu . Mỗi lần A Thanh giơ gậy lên, hoặc là bị đâm trúng cổ tay, rơi kiếm, hoặc trúng chỗ yếu hại lăn quay ra đất.

Hôm thứ hai, ba mươi kiếm sĩ bị cô ta đánh bại . Hôm thứ ba, lại thêm ba mươi võ sĩ bị cô ta dùng thanh gậy trúc đánh què tay, gẫy vai . đến ngày thứ tư, khi Phạm Lãi yêu cầu cô ta tái đấu với võ sĩ nước Việt thì không còn thấy cô đâu nữa . Tìm đến nhà, chỉ thấy nhà trống không và mươi con dệ Phạm Lãi sai vài trăm bộ thuộc đi khắp trong ngoài thành Cối Kê, khắp hoang sơn, thôn xóm để tìm nhưng không ai thấy tung tích gì của cô ta cả.

Tám mươi kiếm sĩ nước Việt không người nào học được chiêu thức nào của A Thanh, nhưng người nào cũng tận mắt nhìn thấy hình ảnh của thần kiếm. Ai nấy đều biết rằng, quả thực trên thế gian này có loại thần kỳ kiếm pháp đó. Tám mươi người chỉ miễn cưỡng tìm ra được một chút manh mối về thân pháp phiêu phiêu hốt hốt đem truyền thụ lại cho người khác. Chỉ có thế mà kiếm pháp võ sĩ nước Việt đã trở thành vô địch thiên hạ rồi.

Trong khi đó, Phạm Lãi ra lệnh cho Tiết Chúc đốc thúc thợ giỏi, đúc ra hàng nghìn, hàng vạn thanh kiếm tốt.

Ba năm sau, Câu Tiễn hưng binh phạt Ngô, đụng trận tại bờ Ngũ Hồ. Năm nghìn quân Việt cầm kiếm đi trước, quân Ngô chặn lại . Hai bên giao tranh, trường kiếm quân Việt lấp lánh, quân Ngô tan tác. Vua Ngô Phù Sai phải lui về núi Dư Hàng. Việt binh truy kích, quân Ngô không cách nào đương cự với lối đánh kiếm thần tốc của quân Việt. Phù Sai thua trận tự sát. Quân Việt tiến vào kinh thành Cô Tô nước Ngô.

Phạm Lãi tự mình dẫn một ngàn binh cầm kiếm, đi thẳng vào Quán oa cung của Ngô vương. đây chính là nơi Tây Thi ở. Chàng dẫn vài tên vệ sĩ, chạy vào cung, gọi:

- Di Quang! Di Quang!

Phạm Lãi chạy tới một hành lang dài, mỗi bước chân vang lại tiếng trong trẻo êm tai, hóa ra dưới chân là lòng đất rỗng. Tây Thi bước chân rất êm, mỗi bước đi uyển chuyển chẳng khác chi tiếng cầm tiếng sắt. Phù Sai làm đường hầm này, chỉ để nghe tiếng chân nàng thay tiếng nhạc.

ở đầu phía bên kia, vang lại tiếng chân người . Mỗi bước chân tiếng nhạc lại tấu lên, vui mừng như tiếng sắt, trong trẻo như tiếng dao cầm. Một giọng nói nhỏ nhẹ cất lên:

- Thiếu Bá, có phải chàng đấy không?

Phạm Lãi thấy máu trong ngực sôi lên, vội đáp:

- Chính ta đây! Chính ta đây! Ta đến đón nàng đây!

Chàng thấy chính giọng mình cũng xúc động, nghe như giọng ai khác văng vẳng từ đâu đến. Chàng xăm xăm bước tới . Tiếng nhạc trong đường hầm càng dồn dập hơn, một thân hình mềm mại ngả vào lòng chàng.

đêm xuân êm đềm, mùi hoa thơm từ vườn bay xuyên qua rèm cửa, tỏa đầy Quán oa cung. Phạm Lãi và Tây Thi hai người tận hưởng những ngày mong nhớ.

Bỗng dưng trong đêm thanh vắng, nghe đâu văng vẳng tiếng dê kêu be bẹ Phạm Lãi mỉm cười:

- Nàng vẫn không quên phong vị quê hương, trong cung thất mà cũng nuôi dê sao ?

Tây Thi cười lắc đầu, chính nàng cũng lạ, sao lại có tiếng dê kêu ở đây . Thế nhưng đang ở bên ý trung nhân, chỉ có tình yêu êm đềm, mọi ý niệm khác đều tan biến trong khoảnh khắc. Nàng chậm rãi đưa tay nắm lấy bàn tay Phạm Lãi . Một luồng máu nóng cùng dâng lên trong huyết quản của hai người.

đột nhiên trong đêm khuya tĩnh mịch, tiếng một người con gái ở đâu vang lại từ xa:

- Phạm Lãi, ngươi gọi Tây Thi của ngươi ra, ta muốn giết cô ta đi!

Phạm Lãi giật mình nhỏm dậy . Tây Thi thấy tay chàng bỗng dưng lạnh ngắt. Phạm Lãi đã nhận ra đó chính là tiếng của A Thanh. Tiếng kêu của cô vượt qua tường cao chung quanh Quán oa cung, lọt vào tận đây.

- Phạm Lãi, Phạm Lãi, ta muốn giết Tây Thi của ngươi, chạy không thoát đâu . Ta nhất định sẽ giết cho bằng được Tây Thi.

Phạm Lãi vừa sợ hãi, vừa bàng hoàng:

- Tại sao cô ta lại muốn giết Di Quang? Di Quang từ trước tới nay đã phạm tội lỗi gì với cô ta đâu.

Nhưng chỉ một khoảnh khắc, mọi việc đều rõ ràng:

- Cô ta không phải hoàn toàn chỉ là một cô gái quê, không hiểu chuyện đời . A Thanh đã yêu ta.

Càng thấy bàng hoàng, càng thấy sợ hãi . Phạm Lãi trong đời đã từng gặp nhiều chuyện lớn, quyết đoán những việc hồ nghi, trải qua không biết bao nhiêu gian hiểm. Năm trước tại Cối Kê sơn bị quân Ngô vây hãm, lương thực hết, viện binh không, thế nhưng không hoang mang như lúc này . Tây Thi thấy lòng bàn tay chàng đầy mồ hôi lạnh, lại thấy tay run run.

Nếu như A Thanh muốn giết chính bản thân chàng, Phạm Lãi hẳn không sợ hãi, thế nhưng người nàng muốn giết lại là Tây Thi.

- Phạm Lãi, Phạm Lãi, ta muốn giết Tây Thi của ngươi, chạy không thoát đâu.

Tiếng của A Thanh khi bên đông, khi bên tây, từ ngoài tường thành vọng vào . Phạm Lãi trấn tĩnh lại, nói:

- để ta đi ra ngoài gặp người này.

Chàng nhẹ buông tay Tây Thi ra, nhanh nhẹn đi ra ngoài cửa cung. Mười tám vệ sĩ lập tức theo sau . Tiếng gọi của A Thanh ai ai đều nghe, thấy nàng đứng ngoài cửa cung kêu tên tục người anh hùng phá Ngô Phạm đại phu, lấy làm lạ lùng.

Phạm Lãi ra đến ngoài cửa cung, ánh trăng sáng giãi đầy mặt đất. Nhìn quanh, không thấy bóng người, lớn tiếng nói:

- A Thanh cô nương, mời cô lại đây, ta có chuyện muốn nói.

Bốn bề tĩnh mịch, không một âm thanh. Phạm Lãi nói tiếp:

- A Thanh cô nương, lâu không gặp, cô có được khỏe không?

Thế nhưng không nghe tiếng trả lời . Phạm Lãi đứng đợi hồi lâu nhưng chẳng thấy A Thanh xuất hiện.

Chàng quay lại dặn nhỏ vệ sĩ, lập tức điều một nghìn tên giáp sĩ, một nghìn kiếm sĩ, chia ra thủ ngự mặt trước, mặt sau Quán oa cung.

Phạm Lãi về gặp lại Tây Thi, ngồi xuống nắm lấy tay nàng, không nói một câu . Trên đường đi từ cửa cung đến phòng, trong đầu chàng nổi lên bao nhiêu ý niệm:

- Hay là đưa một cung nữ giả làm Di Quang, để cho A Thanh giết? Hay là ta cùng nàng hóa trang thành giáp sĩ nước Việt, trốn khỏi Ngô cung, từ nay ẩn tính mai danh? Hay khi A Thanh đến ta tự sát trước mặt nàng, xin nàng tha mạng cho Di Quang? Hay ta điều hai ngàn cung thủ bảo vệ cửa cung, A Thanh tiến vào, lập tức bắn ra giết nàng ta đi?

Thế nhưng kế nào xem ra cũng có chỗ sơ hở, không vẹn toàn. A Thanh có đại công với nước Việt, lẽ nào lại giết cô tạ Chàng lặng nhìn Tây Thi bỗng nhiên trong lòng nảy sinh một ý niệm ấm áp: "Thôi hai người cùng chết với nhau, thế là tốt hơn cả. Hai người được chết cùng nhau một chỗ, còn gì hơn”.

Thời gian dần dần trôi . Tây Thi thấy tay Phạm Lãi ấm lại . Chàng không còn sợ hãi nữa mà trên khuôn mặt đã nở một nụ cười . Từ ngoài song cửa, ánh mặt trời đã le lói chiếu vào.

Bỗng từ ngoài vang lại những tiếng loảng xoảng, leng keng kéo dài bất tuyệt, rõ ràng là tiếng binh khí rơi xuống đất. Âm thanh đó từ cung môn tới, tưởng như một con rắn dài, trườn vào thật nhanh. Trong hầm cũng đã nghe tiếng binh khí loảng xoảng rơi . Một ngàn giáp sĩ cùng một ngàn kiếm sĩ cũng không ngăn nổi A Thanh. Chỉ nghe tiếng A Thanh kêu lên:

- Phạm Lãi, ngươi ở đâu ?

Phạm Lãi nhìn Tây Thi rồi lớn tiếng nói:

- A Thanh, ta ở đây.

Tiếng “đây” chưa dứt, đã nghe “binh” một tiếng, cửa phòng mở tung, một bóng xanh bay vụt vào . Chính là A Thanh. Cây gậy trúc trên tay nàng chỉ thẳng vào ngực Tây Thi.

Nàng ngưng lại ngắm dung mạo Tây Thi, sát khí trên mặt dần dần dịu xuống, biến thành nỗi thất vọng, buồn rầu, rồi biến thành nỗi lạ lùng, hâm mộ, sau cùng trở nên cung kính, lẩm bẩm:

- Trong ... trong đời này, sao lại có người ... có người đẹp đến thế? Phạm Lãi, cô ấy còn đẹp hơn những gì ông mô tả.

Nàng uốn chiếc eo thon, hú lên một tiếng trong trẻo rền vang, vượt cửa sổ ra ngoài . Tiếng hú thoáng đã thật xa, mỗi lúc một nhỏ dần, nhưng dư âm còn vang động chưa dứt.

Mấy chục vệ sĩ vội chạy đến trước cửa . Vệ sĩ trưởng khom lưng thưa:

- đại phu không sao chứ?

Phạm Lãi xua tay, mọi người lui ra. Chàng cầm tay Tây Thi, nói:

- Chúng mình thay quần áo dân thường, đến Thái Hồ bơi thuyền, không trở lại đây nữa.

Ánh mắt Tây Thi sáng lên, tỏa ra một niềm vui vô bờ bến. Bỗng nhiên, nàng hơi nhíu mày, đưa tay ôm lấy ngực. đường gậy của A Thanh tuy chưa đánh trúng, nhưng kình lực từ đầu gậy đã khiến nàng bị thương nơi tâm khẩu.

Hai nghìn năm qua, ai ai cũng biết rằng: “Tây Thi ôm ngực” là hình ảnh đẹp nhất trên cõi đời này.



Hết