Chiếc Vương Miện Gắn Ngọc Berin


- Holmes!
Buổi sáng hôm đó, tôi đang đứng bên cạnh cửa sổ căn phòng của chúng tôi ở đường Baker.
- Holmes! Tôi gọi lại một lần nữa - một người điên đang đi dạo ngoài đường. Thật là một cảnh đáng buồn. Đáng lẽ người ta không nên để ông ta đi như thế...
Holmes uể oải rời khỏi ghế bành, tiến đến cửa sổ, nhìn xuống. Lúc bấy giờ là tháng hai, không khí lạnh giá. Dưới ánh mặt trời yếu ớt của mùa đông, lớp tuyết rơi xuống đêm qua vẫn sáng lấp lánh, trắng xóa và trơn trợt. Con đường vắng ngắt, duy nhất chỉ có một người đàn ông...
Ông ta khoảng năm mươi tuổi, thân hình cao lớn, vạm vỡ, dáng dấp có vẻ uy nghiêm trong bộ y phục màu sẫm sang trọng với chiếc áo rơ đanh gót đen, chiếc nón mới toanh, đôi ghệt sạch bóng và quần tây dài đúng mốt, nhưng trong lúc này cái phong cách uy nghiêm đã biến mất! Ông ta vừa chạy vừa nhảy như một người điên, hai tay huơ lên xuống loạn xạ, cái đầu lắc qua lắc lại và gương mặt nhăn nhó một cách thảm hại.
- Chuyện gì đã xảy đến cho ông ta? Dường như ông ta đang tìm số nhà? - Tôi nói.
-Ông ta sẽ đến đây! - Holmes đáp. Vừa xoa hai bàn tay vào nhau.
-Đến đây à?
-Phải ông ta đến gặp tôi để nhờ giải quyết một vấn đề khó khăn. Nhìn những triệu chứng của ông ta là tôi biết ngay. Đấy, bạn thấy chưa, tôi nói có sai đâu?
Thật vậy, người đàn ông đó lao mình đến trước cửa nhà chúng tôi: ông ta giật giây chuông mạnh đến nỗi tiếng reo ầm ĩ khắp nhà.
Một lát sau, ông ta lao vào phòng, miệng thở hồng hộc, hai tay vẫn còn huơ lia lịa, nhưng đôi mắt ông ta ẩn chứa một nỗi tuyệt vọng ghê gớm. Thoạt đầu ông ta không thể nói được một tiếng nào cả, chỉ lắc lư thân hình và vò đầu vò tóc như một người sắp lên cơn điên. Ròi thình lình ông ta lao đầu vào vách tường. Chúng tôi vi kéo tay ông ta ra giữa phòng. Holmes đỡ ông ta ngồi xuống một chiếc ghế, rồi cùng ngồi xuống bên cạnh, nắm lấy bàn tay ông ta và dịu dàng nói:
-Ông đến với tôi để kể tôi nghe câu chuyện của ông, phải không? Ông bị mệt vì phải chạy gấp đến đâỵ Ông hãy ngồi nghĩ cho đến lúc lấy lại bình tĩnh, sau đó tôi rất vui lòng nghe ông trình bày cái vấn đề nho nhỏ đang làm cho ông điên đầu
Người đàn ông ngồi im trong một hai phút. Chiếc cằm sệ xuống: ông ta đang cố gắng kiềm chế chống lại cơn xúc động rồi ông ta lấy khăn tay thấm mồ hôi trán, lau khô môi, và quay về phía chúng tôi:
Chắc các ông nghĩ là tôi điên, phải không?
Tôi chỉ thấy ông đang có một tai họa lớn - Holmes đáp.
Và chỉ có Chúa mới biết nó lớn đến mức nào! một tai họa đủ để làm cho tôi phải mất hết lý trí: nó đã đổ ụp xuống đầu tôi với một sự đột ngột khủng khiếp!... Hơn nữa, không phải chỉ có một mình tôi dính líu vào vụ này. Nhân vật cao quý nhất trong xứ này có thể bị đau khổ, trừ khi tìm được một cách giải quyết êm thấm.
Xin ông hãy bình tĩnh lại, rồi cho tôi biết ông là ai, và chuyện gì đã xảy ra - Holmes nói.
Tôi là Alexander Holder, thuộc công ty ngân hàng Holder & Stevenson, ở đường Threadneedle.
Đó là tên của người hùn vốn trọng tuổi nhất trong ban điều hành của một công ty ngân hàng đứng thứ nhì ở thủ đô. Chúng tôi tò mò chờ ông ta kể lại câu chuyện.
Ngay khi viên thanh tra cảnh sát bảo tôi: Chỉ co Sherlock Holmes mới giúp được ông tôi liền đi đến đường Baker bằng xe điện ngầm và từ đó tôi chạy bộ đến đây, bởi vì với lớp tuyết dày như thế này, xe ngựa đi rất chậm... Hẳn các ông cũng biết rằng một trong những cách thức bỏ tiền ra có lợi nhất là cho vaỵ Trong những năm vừa qua, chúng tôi đã cho các gia đình quý tộc vay những số tiền rất lớn, thế chấp bằng những bức tranh, sách quý hoặc vàng bạc. Sáng hôm qua tại ngân hàng, một người thư ký đem đến cho tôi một tấm danh thiếp. Đọc cái tên ghi trên đó, tôi giật nẩy mình, bởi vì... đó là một trong những gia đình thế gia vọng tộc lớn nhất. đó là một vinh dự lớn cho tôi, và khi ông khách được đi vào, tôi tìm cách khen một câu. Nhưng ông ta cắt ngang lời tôi:
-Ông Holder, tôi biết rằng ngân hàng của ông thường cho vay tiền.
-Ngân hàng chúng tôi vẫn thường cho vay, khi người vay có cái gì để bảo đảm.
- Tôi cần ngay tức khắc 50 ngàn bảng. Dĩ nhiên, tôi vẫn có thể mượn của các bạn tôi một số tiền mười lần lớn hơn số tiền nhỏ mọn này, nhưng tôi thích xem việc này là một việc riêng mà tôi phải tự giải quyết lấy. Với địa vị của tôi, mang ơn người khác là một điều nên tránh.
Tôi có thể hỏi ngài muốn giữ số tiền đó trong bao lâu không?
Thứ hai tới, người ta sẽ trả cho tôi một số tiền lớn, và chắc chắn tôi sẽ hoàn lại ông cả vốn lẫn lãi. Nhưng điều quan trọng nhất đói với tôi là phải có ngay 50 ngàn đống bảng.
Tôi sẽ lấy tiền túi của tôi ra cho ngài vay mà không đòi hỏi bảo đảm gì cả. Nhưng vị trí của tôi không cho phép tôi có được cái vinh dự đó. Mặt khác, vì lẽ tôi hoạt động cho công ty, nên tôi có bổn phận yêu cầu ngài có những bảo đảm cần thiết.
Tôi thích như thế hơn - Ông ta đáp rồi đưa ra một chiếc hộp da màu đen, hình vuông - Ông có nghe nói đến chiếc vương miện nạm ngọc berin không?
Đó là một trong những vật châu bảo quý giá nhất của đất nước.
Đúng vậy !
Ông lấy chiếc hộp ra: chiếc vương miện đẹp lộng lẫy được đặt nằm trên một lớp nhung màu hồng.
Nó có tất cả 39 viên ngọc berin thật lớn, và cái khung bằng vàng của nó thì thật là vô giá. Trị giá của chiếc vương miện này tính ra ít nhất cũng là 100 ngàn bảng. Tôi sẵn sàng giao nó cho ông giữ làm vật bảo đảm.
Tôi cầm lấy chiếc hộp quý báu, nhìn chiếc vương miện rồi nhìn người thân chủ.
Phải chăng ông nghi ngờ giá trị của nó? Ông ta hỏi.
Không, hoàn toàn không. đúng hơn, tôi tự hỏỉ...
.. Vì sao tôi dám giao cho ông giữ một vật quý giá như thế, phải không? Ông đừng lo ngại gì cả! Ông tưởng rằng tôi sẽ hành động như thế sao, nếu tôi không tuyệt đối chắc chắn có thể thu hồi nó lại trong bốn ngày nữa? Đây chỉ là một vấn đề thủ tục thôi. Theo ông, vật bảo đảm này có đủ không? Nhà quý tộc hỏi.
Quá đủ !
Ông Holder, xin ông hãy hiểu rằng tôi tin cậy sự kín đáo của ông và nhất là sự cảnh giác của ông: chắc ông cũng hiểu rằng một vụ tai tiếng lớn sẽ xảy ra nếu có chuyện gì xảy đến cho chuyện này. một vết xước nhỏ cũng nghiêm trọng gần bằng với sự mất mát của nó: ông hãy nghĩ rằng trên khắp thế giới không có những viên ngọc berin nào có thể sánh được với những viên ngọc này! Tuy nhiên, tôi vẫn giao chiếc vương miện cho ông giữ. Sáng thứ hai, tôi sẽ đích thân đến lấy nó lại.
Tôi gọi người thủ quỹ và ra lệnh cho anh ta giao ngay 50 ngàn bảng. Tuy nhiên, khi còn lại một mình với chiếc hộp, tôi không khỏi lo sợ khi nghĩ đến cái trách nhiệm lớn lao đè nặng trên vaị Và tôi bắt đầu cảm thấy hối tiếc khi đã nhận lãnh bảo vật quốc gia này. Nhưng đã muộn rồi, không thể làm gì khác hơn, tôi bèn cất nó trong tủ sắt riêng và tiếp tục làm việc. Chiều đến, trước khi về nhà, tôi tự bảo không nên dại dột để lại trong văn phòng một vật quý báu như thế. Hàng năm tủ sắt của ngân hàng đã từng bị phá rồi! Và nếu chiếc tủ sắt của tôi bị phá...., nếu chiếc vương miện biến mất?.... Không! Không thể để chuyện đó xảy ra! Tôi quyết định mang nó về nhà. Và sau đó cất kỹ bảo vật trong chiếc bàn giấy của phòng rửa mặt ở tầng haị
Bây giờ, thưa ông Holmes, tôi cần phải cho ông biết qua về những người ở trong nhà tôi. Tôi có hai người tớ trai, đều ngủ ở bên ngoài nhà, ba người tớ gái đã giúp việc cho tôi từ nhiều năm nay, và họ là những người rất ngay thật. Một người tớ gái khác, tên là Lucy Parr, mới vào được vài tháng, nhưng cô ấy có một bản tính tốt. Đó là một cô gái khá xinh đẹp, lôi cuốn nhiều chàng trai si tình thỉnh thoảng đến lảng vảng chung quanh ngôi nhà của tôi. Đó là những gia nhân. Còn gia đình tôi thì không có bao nhiêu người. Tôi góa vợ, và chỉ có một đứa con trai duy nhất, tên là Arthur. Thằng bé này là cả một sự thất vọng của tôi. Thưa ông Holmes, khi vợ tôi qua đời, tôi dồn tất cả tình thương cho nó. Tôi không bao giờ từ chối nó một cái gì cả.
Dĩ nhiên, tôi có ý định chuẩn bị cho nó kế nghiệp tôi ở ngân hàng, nhưng nó không có khiếu và cũng không ưa thích kinh doanh. Tính tình của nó không được thuần. Đến tuổi thành niên, nó gia nhập câu lạc bộ quý tộc, và trở thành bạn thân của những nhà quý tộc giàu có, sang trọng, giết thì giờ bằng những trò ăn chơi xa xỉ. Cùng với họ, nó vung tiền vào những canh bạc và những cuộc đua ngựa. Nó thường xuyên xin thêm tiền tôi, ngoài số tiền trợ cấp hàng tháng, để thanh toán những món nơ.. Hơn một lần nó cố gắng đoạn tuyệt với cái câu lạc bộ nguy hiểm, nhưng lần nào cũng vậy, George Burnwell lại lôi cuốn nó trở về cái nhóm đó.
Sự thật, tôi không ngạc nhiên khi thấy George Burnwell có ảnh hưởng rất lớn đối với Arthur. Ông ta lớn tuổi hơn Arthur: một con ngưới của giới thượng lưu, hào hoa phong nhã và thật là đẹp traị Tuy nhiên, đôi lúc nhớ lại một vài lời khinh bạc và vô sỉ của George Burnwell, nhớ lại một vài ánh mắt tinh ma quỷ quái của ông ta, tôi bỗng cảm thấy nghi ngại: con người này khó có thể tin cậy được.
Thưa ông Holmes, buổi tối hôm đó, trong phòng khách, tôi kể lại cho Arthur và Mary nghe câu chuyện về cái vương niệm, nhưng không tiết lộ tên của người chủ món hàng. Sau khi pha café xong, Lucy đã rời khỏi phòng, tôi nhớ chắc như thế, nhưng tôi không nhớ rõ là cửa phòng có được đóng lại hay không. Mary và Arthur tỏ ra vô cùng thích thú và yêu cầu được xem vương niệm. Tôi từ chối.
-Ba cất nó ở đâu? - Arthur hỏi.
-Trong bàn giấy riêng của ba.
-Con hy vọng ngôi nhà này sẽ không bị trộm đến viếng trong đêm nay.
-Bàn giấy đã được khóa kỹ.
-Ăn thua gì! - Arthur nói. - Bất cứ chiếc chìa khóa cũ nào cũng có thể mở nó ra được. Khi còn bé, chính con đã mở nó ra với chìa khóa của chiếc tủ bỏ trong căn phòng chứa đồ đạc.
Arthur có tật hay nói đến bất cứ điều gì, và tôi thường không chú ý đến những điều nó nói. Tuy nhiên, buổi tối hôm đó, nó đi theo tôi vào tận trong phòng tôi với vẻ mặt rất nghiêm trọng:
-Thưa ba, ba có thể cho con hai trăm bảng được không? - Arthur nói, đôi mắt nhìn xuống.
-Không. Ba đã quá rộng rãi đối với con về vấn đền tiền bạc rồi! - Tôi xẵng giọng đáp.
-Ba đã rất tử tế với con, nhưng con rất cần hai trăm bảng đó, nếu không, con sẽ không bao giờ có thể chường mặt đến câu lạc bộ nữa!
Đó là một điều rất tốt.
Vâng, nhưng chắc ba không muốn con trai của ba trở thành một kẻ bị mất danh dự chứ! Con phải tìm cho ra tiền, nếu ba không cho con số tiền đó, con sẽ tìm cách khác.
-Con sẽ không có một xu nào hết. đừng nài nỉ nữa vô ích! - Tôi giận dữ, trả lời.
Nó nghiêng mình, và lặng lẽ rời khỏi phòng.
Khi nó đi rồi, tôi mở chiếc bàn giấy ra để chắc chắn là cái kho tàng vẫn còn nằm trong đó, rồi tôi khóa lại. Xong, đi một vòng khắp chung quanh nhà để xem có điều gì bất thường không. Công việc này thường do Mary đảm nhiệm, nhưng buổi tối hôm đó, tôi đích thân làm lấy. Khi đi xuống cầu thang, tôi thấy Mary đang đứng ở cửa sổ trước; lúc tôi đến gần, nó đóng cửa sổ lại và gài thật cẩn thận. Nó có vẻ hơi bối rối hỏi tôi:
-Thưa ba, tối nay ba có cho phép Lucy đi ra ngoài không?
-Không !
-Cô ta vừa mới trở lại bằng cửa sau. Con dám chắc là cô ta đã đi gặp một anh chàng nào đó tại cửa nhỏ bên cạnh nhà. Thật là một hành động không đứng đắn tí nào? Con thấy có lẽ chúng ta phải chấm dứt cái trò đú đởn này.
-Sáng mai con hãy nói với cô ta. Con chắc chắn là tất cả cửa giả đều đã được đóng kỹ không?
Dạ chắc.
-Vậy, chúc con ngủ ngon !
-Thưa ông Holmes, tôi cố gắng nói cho ông biết hết tất cả, không bỏ quên một chi tiết nhỏ nhặt nào có liên hệ đến vụ này. Nhưng nếu ông thấy có một điểm nào không được rõ, xin ông cứ hỏi lại, đừng ngại gì cả.
-Bản tường thuật của ông khác rõ ràng đãỵ
-Tôi ngủ không say lắm. Đêm hôm đó do có một nỗi lo âu tiềm tàng trong tâm trí nên tôi càng khó ngủ hơn. Khoảng hai giờ sáng, một tiếng động trong nhà làm tôi giật mình: tiếng động đó im bặt khi tôi hoàn toàn tỉnh ngủ, nhưng tôi có cảm giác như thể một cánh cửa sổ ở đâu đó đã được đóng lại thật êm. Tôi cố lắng tai nghẹ Thình lình, tôi ngồi nhổm dậy: tiếng chân đi rất nhẹ trong căn phòng kế bên. Tôi liền nhảy xuống giường và chạy đến mở cửa phòng rửa mặt rạ
-Arthur! -Tôi kêu lên- ỐThằng vô lại! Thằng ăn cắp! Sao mày dám đụng đến chiếc vương niệm đó?
Bên cạnh chiếc đèn chong đã được tôi vặn nhỏ lại hồi đầu hôm, thằng khốn nạn chỉ mặc áo sơ mi với quần dài, hai tay đang cầm chiếc vương niệm. Dường như nó đang cố gắng hết sức để vặn hay bẻ cong chiếc vương niệm lại. Nghe tiếng kêu của tôi, nó buông chiếc vương niệm rơi xuống sàn nhà, gương mặt tái mét. Tôi nhặt chiếc vương niệm lên thật nhanh và xem xét nó. một góc bằng vàng, với ba viên ngọc berin gắn vào đó, đã bị sứt mất.
-Thằng bất hiếu! -Tôi giận dữ hét lên. Mày đã phá hỏng nó rồi! Thế là tao bị ô nhục suốt đời. Mày ăn cắp ba viên ngọc rồi phải không?
-Ăn cắp? -Nó lặp lại.
-Phải, mày đã ăn cắp mất ba viên ngọc berin! -Tôi hét lớn, nắm vai nó, lắc mạnh.
-Nhưng có thiếu viên ngọc nào đâu !
-Thiếu ba viên! mày vừa là một thằng nói láo, vừa là một thằng ăn cắp.
-Ba đã gọi con bằng những danh từ mà con không thể chấp nhận được, con không thể chịu đựng những lời nhục mạ của ba được nữa. Ccon sẽ không nói thêm một tiếng nào về vụ này. Con sẽ rời khỏi nhà của ba và sẽ tự lo lấy thân con.
-Mày sẽ rời khỏi nhà tao giữa hai người cảnh sát! -Tôi hét lớn giận dữ Vụ này sẽ được đưa ra công lý, tao thề như thế.
-Con sẽ không nói gì cả! -Nó đáp với một vẻ quyết liệt mà tôi chưa bao giờ trông thấy nơi nó. Ba đã muốn gọi cảnh sát đến thì hãy để cảnh sát làm việc.
Trong lúc đó, mọi người trong nhà đã thức dậy. Mary là người đầu tiên chạy vào, trông thấy chiếc vương niệm và nhìn khuôn mặt của Arthur, nó đoán biết câu chuyện, kêu lên một tiếng và ngã quỵ xuống sàn nhà, bất tỉnh. Tôi cho chị bồi phòng đi gọi cảnh sát đến. Lát sau, một thanh tra và một cảnh sát viên đến. Arthur, nãy giờ vẫn khoanh tay đứng im, vẻ mặt bực tức, lên tiếng hỏi tôi có ý định tố cáo nó về tội trộm cắp hay không. Tôi trả lời với nó rằng vụ này không còn là một chuyện riêng tư nữa, và tôi muốn pháp luật được thi hành triệt để.
-Ít nhất, xin ba đừng cho bắt con ngay bây giờ! Vì quyền lợi của ba cũng như của con, xin ba hãy để cho con đi ra ngoài trong năm phút.
-Phải chăng mày muốn bỏ trốn hay mày muốn cất giấu mấy viên ngọc?
Ý thức được tất cả tình trạng khủng khiếp của tôi, tôi năn nỉ nó nên nhớ rằng vụ này có thể gây ra một tai tiếng ghê gớm, ảnh hưởng tai hại đến uy tính của quốc giạ Tất cả những nguy cơ đó hãy còn có thể tránh được, chỉ cần nó cho tôi biết ba viên ngọc bây giờ ở đâụ
Con đủ khôn lớn để nhận thức được tất cả tầm quan trọng của vụ này và nhìn thẳng vào nó. Con đã bị bắt quả tang: không một lời thú nhận nào có thể làm giảm tội lỗi của con được. Nhưng con có thể được khoan hồng bằng cách nói cho ba biết những viên ngọc đó ở đâu. Ba sẽ tha thứ hết.
-Ba hãy để dành sự tha thứ cho những kẻ nào cần đến nó! -Arthur quay lưng lại với tôi và cười gằn.
Thấy không còn cách nào thuyết phục được nữa, tôi đành giao nó cho viên thanh tra cảnh sát. Liền đó, nó bị lục soát, cảnh sát cũng lục soát phòng riêng của nó và tất cả những góc, khe kẽ ở trong nhà. Nhưng vẫn không tìm thấy gì. Và nó vẫn không nói một tiếng nào. Sáng nay, nó đã bị tống giam, còn tôi, sau khi làm xong tất cả những thủ tục cần thiết, tôi liền chạy đến đây. Hiện tại, cảnh sát đã thú nhận bất lực. Thưa ông Holmes, nếu thấy cần phải tiêu xài những gì, xin ông hãy cứ tự nhiên: tôi đã treo một phần thưởng 1.000 bảng.. Chúa ơi! Chỉ trong một đêm, tôi đã mất hết danh dự và đứa con trai duy nhất! Ôi, làm sao bây giờ?
Ông ta đưa hai bàn tay lên ôm lấy mặt, lắc qua, lắc lại, miệng nói lầm bầm những lời vô nghĩa như một kẻ tâm thần.
Sherlock Holmes ngồi im lặng trong vài phút, đôi mày nhíu lại, mắt nhìn đăm đăm vào ngọn lửa trong lò sưởị
-Ông có thường tiếp khách không? -Holmes hỏi.
-Tôi không tiếp ai cả, ngoài người hùn vốn và gia đình của ông ta, hoặc thỉnh thoảng một người bạn của Arthur. Thời gian gần đây George Burnwell có đến nhà tôi nhiều lần. Ngoài ra, không có ai khác.
-Ông có thường hay đến chổ này chổ kia chơi không?
-Arthur thì có. Mary và tôi ở nhà. Cả Mary và tôi đều không thích đi chơi.
Đó là một điều lạ lùng đói với một thiếu nữ !
-Nó có một bản tính trầm lặng. Vả lại nó cũng không còn bé gì nữa: đã hai mươi bốn tuổi rồi.
-Theo lời ông kể lại, vụ này cũng đã gây cho cô ấy một cơn xúc động ghê gớm, phải không?
-Phải.
-Cả cô ấy lẫn ông đều không còn một chút nghi ngờ gì nữa về sự có tội của con trai ông?
-Còn nghi ngờ gì nữa khi chính mắt tôi trông thấy chiếc vương niệm nằm trong hai bàn tay của nó?
Đó chưa phải là một bằng chứng để buột tội. Có phải phần còn lại của chiếc vương niệm bị hư hại không?
-Phảỉ, bị cong vẹo.
-Vậy ông không nghĩ rằng con trai của ông đang tìm cách uốn nắn nó lại hay sao?
-Ông đang cố gắng làm những gì có thể làm được cho nó và cho tôi! Nhưng đó là một công việc quá khó khăn. Tại sao nó lại có mặt ở đó, để làm gì? Với chiếc vương niệm trong tay? Và nếu nó vô tội, tại sao nó không nói, mà cứ im lặng?
Đúng! Và nếu cậu ấy có tội, tại sao cậu không bịa ra một điều nói láo thay vì im lặng? Trong vụ này còn có nhiều chi tiết kỳ la.. Về tiếng động đã đánh thức ông dậy, ý kiến của cảnh sát như thế nào?
-Cảnh sát nói tiếng động đó có thể do Arthur gây ra khi nó đóng cửa phòng của nó lại.
-Rất khó tin! Không một người nào sắp sửa làm một hành động bất lương lại đóng sầm cửa phòng của mình lại để đánh thức người khác dậy! Còn về ba viên ngọc?
-Họ tiếp tục lục lọi trong nhà với hy vọng sẽ tìm lại được chúng.
-Họ có nghĩ đến việc tìm kiếm ở bên ngoài ngôi nhà không?
-Có. Tất cả khu vườn đã được xem xét rất tỉ mỉ, không sót một chổ nào.
-Thưa ông, vụ này phức tạp hơn là ông cảnh sát đã nghĩ lúc ban đầu. Xin ông hãy xét kỹ lại giả thiết của ông: Ông cho rằng con trai ông đã rời khỏi phòng của cậu ấy, để đi vào phòng rữa mặt của ông. một hành động rất liều lĩnh, mở bàn giấy của ông ra, lấy chiếc vương niệm, dùng hết sức lực bẻ gãy một góc nhỏ của nó, rồi trở ra khỏi phòng, đi đến một chổ nào đó để cất giấu ba viên ngọc.. và cất giấu một cách tài tình đến độ không ai có thể tìm ra được.. rồi cậu ấy lại mang 36 viên ngọc còn lại đi trở vào văn phòng.. nơi mà cậu ấy rất dễ dàng bị phát giác. Nào, tôi xin hỏi ông. một giả thiết như thế có đứng vững không?
-Nhưng, như vậy thì theo ông, còn giả thiết nào khác nữa? -Ông chủ ngân hàng kêu lên với một cử chỉ tuyệt vọng. Mà nếu những động cơ của nó là ngay thật, tại sao nó không nói cho tôi biết?
-Công việc đầu tiên của chúng ta là sẽ làm sáng tỏ điểm này. Vậy, nếu ông bằng lòng, chúng ta sẽ cùng đi đến Streatham, ở đó chúng ta sẽ xem xét thật kỹ một số chi tiết.
Holmes yêu cầu tôi cùng đi với anh và ông Holder. Tôi nhận lời ngay. Thú thật, cũng như ông Holder, tôi thấy người thanh niên đó đã phạm tội rõ ràng. Nhưng tin tưởng tài nhận xét và suy luận ít khi sai lần của Holmes, tôi vẫn còn một vài hy vọng: ngay từ đầu, Holmes đã bác bỏ về giả thiết quá đơn giản về sự phạm tội của Arthur.
Fairbank là một ngôi nhà bằng đá trắng, hình dáng vuông vức, nằm hơi cách xa đường một chút. một con đường vòng khá rộng để hai chiếc xe có thể chạy song song với nhau và một lối đi chạy dài đến hai chiếc cổng sắt chắn ngang lối vào. Ở bên phải có một rặng cây nhỏ đưa đến lối đi nằm giữa hai hàng rào cây xanh: lối đi này đưa đến cửa nhà bếp và là lối đi dành cho gia nhân. Ở bên trái có một lối đi khác hướng về chuồng ngựa, nó chạy quanh co bên ngoài khu vực ngôi nhà, và thỉnh thoảng những người lân cận cũng đi theo lối này. Holmes dừng lại trước cửa lớn, chậm chạp đi khắp xung quanh nhà: anh đi qua hết mặt trước của ngôi nhà, đi xuống lối đi dành cho gia nhân và đi vòng quanh khu vườn rồi trở lên bằng lối đi đưa đến chuồng ngựa. Thấy anh không có gì vội vã cả, ông Holder và tôi bèn đi vào phòng ăn, ngồi chờ bên lò sưởi. Chúng tôi ngồi im lặng được một lúc thì một thiếu nữ xuất hiện. Nàng hơi cao hơn trung bình một chút, thân hình mảnh dẻ, tóc vàng và mắt đen huyền nổi bật trên làn da trắng muốt. Gương mặt nàng xanh xao, đôi môi nhợt nhạt và ánh mắt biểu lộ một sự van xin câm lặng, nhưng vô cùng tha thiết. Khi nàng tiến vào phòng với một dáng đi nhanh nhẹn và đều đặn, tôi nhận thấy nổi đau buồn của nàng còn có phần sâu xa hơn về đau buồn của ông chủ ngân hàng. Không quan tâm đến sự hiện diện của tôi, nàng tiến thẳng về phía người chủ lâu đài và đặt hai bàn tay lên gương mặt ông.
-Ba dã bảo người ta thả anh Arthur ra chưa?
-Không, con ạ. Ung nhọt cần phải được cắt bỏ.
-Nhưng con tin chắc rằng anh ấy vô tội! Ba biết không, trực giác của một phụ nữ ít khi sai lầm. Ba sẽ hối hận khi đã tỏ ra quá khắc nghiệt.
-Nếu nó vô tội, tại sao nó lại làm thinh?
-Ai có thể biết được? Có lẻ anh ấy đã giận ba đã nghi ngờ anh ấỵ
-Làm sao ba không nghi ngờ nó được. Chính mắt ba trong thấy nó cầm chiếc vương miện mà.
-Ồ, anh ấy chỉ xem thôi.. ba hãy tin con, anh ấy không có tội! Ba hãy bỏ qua cái vụ này đi. Thật là một điều ghê gớm khi nghĩ rằng Arthur bị ở tù !
-Ba sẽ không bỏ qua vụ này trước khi tìm được mấy viên ngọc. Thay vì bỏ qua, ba đã mời từ London về một vị thám tử đại tài sẽ làm sáng tỏ tất cả, ba tin chắc như thế.
-Có phải là ông đây không? -Nàng hỏi, vừa nhìn vào mặt tôị
-Không, bạn của ông ấy. Trong lúc này, thám tử đang đi vòng theo lối đi tới chuồng ngựa.
-Lối đi tới chuồng ngựa?.. Nàng nhướn đôi mày đen lên. Ông ấy có thể tìm được hy vọng gì ở đó vậy, và chắc là ông ấy đây rồi. Thưa ông, tôi hy vọng rằng ông sẽ chứng tỏ được sự vô tội của anh Arthur. Tôi tin chắc là anh ấy bị hàm oan.
-Tôi hoàn toàn đồng ý với cô, và cũng như cô, tôi hy vọng sẽ chứng tỏ được sự vô tội của anh ấy. Holmes đáp, vừa quay trở lại tấm chùi chân để chùi sạch lớp tuyết bám vào đôi giày. Chắc là tôi đang được hân hạnh nói chuyện với cô Mary phải không. Cô có thể cho phép tôi hỏi cô một vài câu không?
-Xin ông cứ hỏi! Tôi rất muốn điều bí mật khủng khiếp này được sáng tỏ..
-Về phần cô, cô không nghe thấy gì cả trong đêm vừa qua?
-Không, cho đến khi bác tôi bắt đầu kêu to lên. Lúc đó tôi mới chạy xuống.
-Khi đóng những cửa lớn và cửa sổ, cô có đóng kỹ tất cả những cửa sổ không?
-Có.
-Sáng nay, tất cả những cửa sổ đó vẫn còn được đóng kín chứ?
-Vâng.
-Một trong những chị bồi phòng có một tình nhân, phải không? Và tối hôm qua, cô có báo cho ông chủ biết rằng chị ấy đã ra ngoài để gặp anh ta?
-Phải. Lúc chị ấy pha café trong phòng khách. Có lẽ chị ấy đã nghe bác tôi nóí về chiếc vương niệm.
-Tôi hiểu. Cô suy ra rằng chị ấy có thể đã đi ra ngoài để báo cho tình nhân biết, và cả hai người đó đã sắp đặt kế hoạch để lấy trộm chiếc vương miện.
-Nhưng chúng ta còn đặt ra những giả thiết phiêu lưu đó để làm gì? Ông chủ ngân hàng nóng nẩy kêu lên.-Bởi vì tôi đã nói rằng chính mắt tôi trông thấy Arthur đang cầm chiếc vương niệm trong tay mà !
-Xin ông hãy kiên nhẫn một chút. Chúng ta còn phải trở lại với giả thiết này, với chị bồi phòng ấy. Cô Mary, cô đã trông thấy chị ấy trở vào bằng cửa nhà bếp, phải không?
-Cô có biết anh ta không?
-Có chứ! Anh ta tên là Francis Prosper.
-Anh ta đứng ở bên trái của nhà bếp, nghĩa là hơi xa một chút trong lối đi? Holmes hỏi.
-Phải.
-Và anh ta có một cái chân gỗ?
Một thoáng lo sợ hiện lên trong đôi mắt của người thiếu nữ.
-Phải chăng ông là một vị thánh? Nàng mỉm cười kêu lên. Làm sao ông biết được điều đó?
Nhưng Holmes không đáp lại nụ cười của nàng. Anh nói tiếp.
-Tôi cần xem xét trên lầu. Và có thể là tôi sẽ quan sát lại khắp chung quanh nhà một lần nữa.. nhưng trước khi lên gác, có lẻ tôi nên xem xét kỹ những cửa sổ của tầng dưới..
Anh nhanh chóng đi từ cửa sổ này đến cửa sổ khác và dừng lại một lúc trước cửa sổ lớn ngó ra lối đi đưa đến chuồng ngựa. Anh mở nó và dùng chiếc kính lúp xem xét thật tỉ mỉ bờ cửa sổ.
-Tốt! Bây giờ chúng ta có thể đi lên gác. Sau cùng anh nói.
Phòng rửa mặt của ông chủ ngân hàng là một căn phòng nhỏ đày đủ tiện nghị Nó có một tấm thảm màu xám, một chiếc bàn giấy lớn và một tấm gương soi hình chữ nhật. Holmes tiến đến chiếc bàn giấy và nhìn chăm chú vào ổ khóa.
-Ông thường mở nó bằng chìa nào?
-Chiếc chìa mà con trai tôi đã chỉ: chìa khóa của chiếc tủ để trong phòng để đồ đạc không dùng đến nữa.
-Nó có ở đây không?
-Nó ở trên bàn.
Holmes lấy chiếc chìa khóa và mở bàn giấy ra:
-Chìa khóa này không gây một tiếng động nào cả. Do đó, kẻ gian mở bàn giấy ra mà vẫn không làm cho ông thức giấc. Chắc cái hộp này đựng chiếc vương niệm? Ông cho phép tôi xem nó một chút.
Anh mở chiếc hộp, lấy vương niệm ra đặt lên bàn. Một đầu của vương niệm bị cong và bị gãy: một góc chứa ba viên ngọc đã bị bẻ đi mất.
-Ông Holder, đây là cái góc đối xứng với cái góc đã bị mất. Tôi có thể yêu cầu ông thử bẻ gãy nó được không?
Ông chủ ngân hàng kinh hãi, lùi lại.
-Không! Tôi không thể làm được chuyện đó !
-Vậy thì tôi sẽ thử..
Holmes lấy hết sức mạnh bẻ một cái, nhưng không kết quả.
-Tôi chắc nó chỉ hơi cong một chút xíu thôi. Anh bình tĩnh nhận xét. Nhưng dù cho những ngón tay của tôi khỏe đến mấy, tôi cũng không thể bẻ gãy nó được. Nhưng, ông hãy thí dụ là tôi bẻ gãy nó đi: nó sẽ phát ra một tiếng kêu khá lớn, gần như tiếng nổ của một phát súng lục vậy. Và nếu một tiếng động như vậy mà chỉ phát ra cách giường ông vài mét, có thể nào ông lại không nghe thấy gì cả?
-Tôi như người đang ở trong đêm tối.
-Có lẽ tất cả sáng tỏ nếu chúng ta tiếp tục. Cô Mary, cô nghĩ sao?
-Tôi cũng không biết nghĩ sao nữa.
-Con trai của ông không mang giày dép gì cả, khi ông trông thấy cậu ấy?
-Trên mình chỉ có một chiếc áo sơ-mi và chiếc quần tây dài.
-Cám ơn ông. Chúng ta được một sự mai mắn lạ thường, vậy nên nếu chúng ta không làm sáng tỏ được vấn đề, thì đó là lỗi của chúng tạ
Holmes ra ngoài một mình, làm việc trong một tiếng đồng hồ, rồi trở vào nhà với hai bàn chân dính đày tuyết và một gương mặt lạnh lùng khó hiểụ
-Thưa ông, bây giờ, điều hay nhất mà tôi có thể làm giúp ông, là trở về nhà tôị
-Nhưng còn mấy viên ngọc?
-Tôi chưa thể nói được.
Ông chủ ngân hàng vặn vẹo hai bàn tay vào nhau:
-Vậy là tôi sẽ không bao giờ trông thấy lại chúng! Ông ta kêu lên.. Còn con trai tôi?
-Tôi vẫn không thay đổi ý kiến về cậu ấỵ
-Vậy, tôi van ông, xin ông giải thích, nó như thế nào?
-Nếu sáng mai, ông có thể đến nhà tôi, trong khoảng từ 9 đến 10 giờ, tôi sẽ giải thích cho ông thấy rõ tất cả. Có phải ông đã giao cho tôi toàn quyền chi tiêu, miễn sao thu hồi lại được ba viên ngọc?
-Tôi sẵn sàng chi cả gia tài.
-Tốt lắm. Bây giờ tôi đi lo việc đó. Xin chào ông.
Trong chuyến đi trở về, tôi tìm cách dò hỏi nhưng Holmes trả lời rất hờ hững. Chúng tôi về đến nhà trước ba giờ chiều. Holmes chạy thẳng vào phòng, vài phút sau anh trở ra, cải trang thành một anh bồi: cổ áo và đôi giày mòn gót.
Như thế này là được rồi. Anh nói, vừa ngắm nghía mình trong gương. Trong vụ này, có thể là giả thiết của tôi đúng, nhưng cũng có thể là tôi sai lầm. Dàu sao, rồi ra tôi cũng sẽ biết rõ sực thật.
Anh cắt một lát thịt bò nướng, kẹp nó vào giữa hai miếng bánh mì và ra đi.
Khi anh trở về, tôi vừa uống xong tách chè. Trông anh có vẻ vui tươi thấy rõ: anh cầm một chiếc giày cũ ở đầu sợi giây giày, đong đưa nó qua lại rồi ném nó vào một góc phòng, tôi rót cho anh một chén chè.
-Ở đâu vậy?
-Ồ, ở tận kia của vùng West End. Và tôi không biết giờ nào tôi sẽ về. Vậy anh không cần chờ tôi!
-Có triển vọng không?
Không tệ lắm! Tôi đã đi đến Streatham, nhưng không vào nhà. Vụ này có một vấn đề nhỏ rất lý thú. Thôi, tôi chỉ còn vừa đủ thì giờ để thay đồ.
Qua những lời nói có vẻ hơi mơ hồ của anh, tôi hiểu anh đã đạt được những kết quả rất khả quan. Chờ đến khuya vẫn chưa thấy anh về, tôi bèn đi ngủ.
Tôi không biết Holmes về lúc mấy giờ, nhưng sáng hôm nay, khi xuống phòng khách để ăn điểm tâm, tôi đã thấy anh ngồi đó tự bao giờ, tươi tỉnh và khỏe khoắn, tay này cầm một tờ báo, tay kia một tách café.
-Xin lỗi đã không đợi anh để cùng ăn, nhưng chúng ta có hẹn với thân chủ, và bây giờ đã hơn chín giờ rồi.
-Thật vậy, dường như tôi vừa mới nghe có tiếng chuông reọ
Quả đúng là nhà tài chính của tôị Nhưng chỉ mới có một đêm mà ông tiều tụy hẳn! Ông tiến vào phòng với một vẻ mệt mỏi và đờ đẫn. Tôi đẩy một chiếc ghế bành đến cho ông và ông liền ngồi phịch xuống.
-Không biết tôi đã làm gì nên tội! Cách đây hai hôm, tôi còn là một người thịnh vượng và sung sướng. Nhưng hôm nay tôi là một người khốn khổ nhất trên đời. Họa vô đơn chí, con bé đã ra đi rồi.
-Mary bỏ đi rồi à?
-Phải, sáng nay. Phòng nó trống trơn, trên bàn có một lá thư. Ngày hôm qua, trong cơn đau buồn, tôi có trách nó rằng tất cả câu chuyện thê thảm này sẽ không xảy đến nếu trước kia nó bằng lòng kết hôn với Arthur. Trong thư, nó nhắc đến lời trách móc đó.
”Thưa bác rất thân yêu của con.
Con thấy rằng con là nguyên nhân gây ra tai họa cho bác, rằng nếu con đã hành đng khác hơn thì tai họa đó đã không xảy đến. Với ý nghĩ này ám ảnh trong đầu, con sẽ không bao giờ có thể sung sướng được ở trong nhà bác nữa; vậy tốt hơn con nên vĩnh viễn từ biệt bác. Xin bác đừng lo lắng gì cả cho tương lai của con; con không thiếu thốn gì đâụ Nhất là xin bác đừng tìm kiếm con, mà mất thì giờ vô ích. Dù còn sống hay chết, mãi mãi con vẫn là cháu Mary thương yêu của bác.”
-Ông Holmes, Mary có tự tử không?
-Không! Cô ấy đã chọn giải pháp tốt nhất. Ông Holder, tai họa của ông sắp chấm dứt rồi.
-Ông có nghĩ rằng 1.000 bảng cho mỗi viên ngọc là một số tiền quá lớn không?
-Tôi sẵn sàng trả 10.000 đồng !
-Không cần thiết như thế. Chỉ cần ba ngàn bảng. Cộng thêm một số tiền thưởng nhỏ nữa, phải không? Đây, bút đây. Ông chỉ cần viết một ngân phiếu bốn ngàn bảng; thì mọi việc sẽ êm đẹp cả.
Ông chủ ngân hàng mừng quýnh, tay run run viết tờ ngân phiếu. Holmes đi đến bàn giấy của anh, lấy ra một miếng tam giác nhỏ bằng vàng có gắn ba viên ngọc berin và ném nó lên bàn.
-Nó đây rồi! Ông đã tìm ra nó! Người chủ ngân hàng nói lắp bắp. Tôi thoát nạn rồi! Thoát nạn rồi! Ông siết chặt những viên ngọc sát ngực.
-Ông còn mắc nợ một điều khác nữa, ông Holder. Holmes nói với một vẻ nghiêm khắc.
-Tôi còn mắc nợ? Ông ta hỏi lại, vừa cầm cây bút lên. Hãy nói cho tôi biết bao nhiêu, tôi vui lòng trả.
-Không, ông không mắc nợ tôi gì cả. Nhưng ông phải thiết tha xin lỗi con trai ông. Đó là một tâm hồn cao quý. Trong vụ này, cậu ấy đã hành động một cách dũng cảm và cao thượng.
-Arthur không ăn cắp sao? !
-Tôi đã nói với ông ngày hôm qua, và tôi nói lại với ông hôm nay: Không!
-Chắc chắn chứ? Vậy chúng ta hãy chạy đến nhà giam báo cho nó hay.
-Cậu ấy đã biết rồi! Sau khi tìm ra được sự thật, tôi có đến nhà giam nói chuyện với cậu ấy. Vì cậu ấy không chịu mở miệng, nên tôi đã nói cho cậu ấy biết hết mọi điều. Cậu ấy nhìn nhận tôi suy diễn đúng sự thật. Và cậu ấy giải thích thêm vài chi tiết hãy còn hơi lờ mờ. Cái tin về cô Mary sẽ khiến cậu ấy nói hết mọi sự việc cho ông biết.
Tôi van ông, xin ông hãy nói hết cho tôi nghẹ
Vâng. Nhưng tôi but phải bắt đầu bằng sự việc đau lòng nhất cho ông: Thủ phạm là Mary và George Burnwell. Bây giờ họ đã trốn rồi.
-Con bé à? Không thể có chuyện đó !
-Khốn thay, đây không phải là chuyện có thể hay không có thể, mà đây là chuyện có thật! Cả ông lẫn con trai ông đều không hiểu rõ bản chất của George Burnwell. Đó là một trong những người nguy hiểm nhất ở nước Anh: một con bạc bị sạt nghiệp, một tên lưu manh bất trị, một kẻ không có lương tâm. Cô cháu gái của ông hoàn toàn không biết gì cả về hắn. Khi hắn ta bắt đầu tán tỉnh cô ấy (cũng như hắn đã tán tỉnh hàng trăm phụ nữ trước cô ấy), Mary đã hãnh diện, nghĩ rằng cô là người đầu tiên và cũng là người duy nhất làm cho trái tim hắn ta rung đng. Chỉ có quỷ mới biết được những gì tên lưu manh đó nhỏ to với Mary; có điều chắc chắn là trong vòng tay của hắn, nàng đã trở thành một món đồ chơi: gần như đêm nào hai người cũng lén lút gặp nhaụ
-Tôi không tin, không thể tin được! Ông chủ ngân hàng hét to lên, gương mặt màu xám như tro.
-Tốt. Vậy tôi sẽ kể cho ông nghe những gì đã xãy ra ở nhà ôn đêm hôm đó. Khi ông đi vào phòng ông thì Mary lẻn ra khỏi phòng cô ấy và đến đứng bên chiếc cửa sổ hướng ra lối đi dẫn tới chuồng ngựa và nói chuyện với tình nhân đứng ở bên ngoài. Dãu chân của gã bất lương in rõ trên tuyết trong suốt thời gian hắn ta đứng gần bên cửa sổ. Mary dã nói với hắn về chiếc vương miện. Lòng tham của kẻ bẩn thỉu liền nổi dậy và y thuyết phục nàng đánh cắp bảo vật. Vừa nghe xong những lời dụ dỗ đó, Mary bỗng trông thấy ông đang đi xuống cầu thang, cô vi vã đóng cửa sổ lại và kể cho ông nghe về chuyện chị bồi phòng.
Về phần con trai ông, sau khi xin tiền ông không được, cậu trở về phòng mình nằm trằn trọc mãi, tâm trí lo âu vì những món nợ. Lúc nửa đêm, cậu nghe có tiếng bước chân đi nhẹ qua cửa phòng mình. Cậu liền ngồi dậy, nhìn ra ngoài hành lang và kinh ngạc thấy Mary đi vào trong phòng rửa mặt của ông. Sinh nghi, cậu liền mặc vội vào người một chiếc sơ mi và chiếc quần dài rồi đứng núp trong bóng tối. Một lát sau, Mary xuất hiện dưới ánh sáng của chiếc đèn đặt ở dãy hành lang, và cậu ấy thấy rõ nàng cầm chiếc vương miện đi xuống cầu thang. Kinh hãi, cậu liền chạy đến ẩn mình sau tấm màn, gần cửa phòng ông. Tại đó, cậu thấy cô gái nhẹ mở cửa sổ lớn, trao vương niệm cho một kẻ nào ở bên ngoài, rồi nhanh chóng đóng cửa sổ lại rồi trở về phòng mình.
Cho tới khi nào Mary vẫn còn đứng đó, Arthur không thể làm gì được mà không gây tai tiếng cho người mà cậu thương yêu.
Nhưng khi nàng đi rồi, cậu liền chạy xuống cầu thang với đôi chân trần. Cậu mở chiếc cửa sổ lớn, nhảy ra ngoài tuyết và lao mình trên lối đi dẫn đến chuồng ngựa. Phía trước cậu hiện ra lờ mờ bóng một người đàn ông đang chạy: George Burnwell cố gắng chạy trốn, nhưng Arthur đã tiến sát đến hắn ta. Hai người đánh nhau: con ông nắm giữ được một đầu của vương niệm và gã Sở Khanh nắm giữ đầu kia. Con trai ông đã nện cho tên lưu manh một vết khá nặng ở phía trên mắt. Rồi thình lình một tiếng rắc khô khan vang lên. Con trai ông nhận thấy mình đã giật lại đượ chiếc vương niệm, liền chạy trở về nhà, đóng cửa lại, leo lên phòng rửa mặt của ông. Chính lúc ấy cậu nhận thấy chiếc vương niệm đã bị bẻ cong và cố gắng uốn cho nó thẳng lại thì ông xuất hiện.
-Có thể nào như thế chăng? - Ông chủ ngân hàng thì thầm.
-Và lúc đó, ông đã làm cho cậu giận dũ với những lời mắng nhiếc thậm tệ. Nhưng cậu đã chọn giải pháp cao thượng nhất: im lặng để giữ bí mật cho nàng.
-Thế là bây giờ tôi mới hiểu tại sao con nhỏ đã kêu lên một tiếng và bất tỉnh khi nó trông thấy chiếc vương niệm! -Ông Holder đau đớn nói. Chúa ơi, tôi thật là u mệ. Và con tôi đã xin tôi để nó đi ra ngoài trong 5 phút! Thằng bé muốn trở lại chổ nó đã đánh nhau với tên ác ôn để tìm miếng vương niệm bị gãy... Ôi, tôi rất có lỗi với con tôi.
-Khi đến nhà ông, tôi liền đi một vòng khắp chung quanh, hy vọng tìm được những dấu chân trong tuyết. Tôi biết rằng đêm hôm trước đó tuyết không rơi, và không khí lạnh giá giữ được nguyên vẹn những dấu vết. Tôi men theo lối đi dành cho gia nhân, nhưng ở đây đã có quá nhiều dấu chân dẫm lên nhau và tôi không thể phân biệt được gì nữa. Tuy nhiên, tôi cũng nhận ra rằng cách cửa nhà bếp không xa, một người đàn bà đã đúng lại và nói chuyện với một người đàn ông: một dấu tròn ở một bên chứng tỏ người đàn ông này có một cái chân gỗ.. Sau đó, tôi đi khắp khu vườn, nhưng tôi chỉ tìm thấy ở đó những dấu chân loạn xạ khắp nơi: tôi cho đó là những dấu chân của các cảnh sát. Trái lại, khi đi theo lối đi dẫn đến chuồng ngựa, tôi đã khám phá được cả một câu chuyện rất dài và phức tạp: chính những dấu chân còn in rõ mồm một trên tuyết đã kể cho tôi biết.
Có hai loại dấu chân song song với nhau: dấu chân của người mang giày và dấu chân của người đi chân không. Những dấu chân trần này chỉ có thể là của con trai ông. Lần theo nhữang dấu chân đó về phía ngôi nhà, tôi đi đến chiếc cửa sổ lớn: ở đó tôi thấy dấu chân của người mang giày in rất sâu xuống lớp tuyết, chứng tỏ người đó đã đứng đây một lúc khá lâu, có lẽ là để chờ đợi. Rồi, vẫn lần theo những dấu chân, tôi quay trở lại đầu kia của lối đi. Cách chừng 100 yard, tôi nhận ra đuợc chổ hai người đã dừng lại đối diện với nhau: lớp tuyết bị chà đạp nát bấy, ở đây chứng tỏ đã có một cuộc vật lộn dữ dội xảy ra. Sau cùng, tôi thấy có vài giọt máu: vậy là tôi đã không lầm. Người mang giày đã tháo chạy xuống phía dưới lối đi: môt vết máu nhỏ ở đây chứng tỏ là hắn đã bị thương. Hắn chạy ra đến con đường lớn, nhưng đến đây thì mất dấu của hắn, bởi vì lề đường và lòng đường đã được quét sạch.
Tuy nhiên, khi trở lại căn nhà, tôi dùng kính lúp xem xét thật kỹ bờ và khung của chiếc cửa sổ lớn. Tôi liền nhận ra ngay có một người đã nhảy qua đó để trở vào nhà. Tôi thấy rõ dấu của một bàn chân còn ướt trên bờ cửa sổ. Lúc bấy giờ, với những chi tiết được thu nhận và phân tích như thế, tôi đã có thể dựng lên một giả thuyết:
Có một người đàn ông đã đứng chờ ở bên ngoài chiếc cửa sổ lớn, một kẻ nào đó ở trong nhà đã đem chiếc vương niệm xuống trao cho hắn, con trai ông đã phát hiện được việc này. Cậu đã đuổi theo tên trộm, đã đánh nhau với nó, mỗi người cố gắng giằng chiếc vương niệm về phía của mình, và sức lực của hai người cộng lại đã làm cho chiếc vương niệm bị gãy mất một góc. Con trai ông đã lấy lại được chiếc vương niệm nhưng đã bỏ lại viên ngọc trong tay gã ăn trộm. Cho tới đó, mọi sự đều rõ ràng, hợp lý. Vấn đề đặt ra bây giờ là tìm xem tên trộm đó là ai và kẻ nào ở trong nhà đã đem chiếc vương miện xuống cho hắn.
Trong vụ này, chắc chắn ông không phải là người đã đem chiếc vương niệm xuống cho tên trộm. Vậy chỉ còn cô cháu gái của ông và những chị bồi phòng. Nhưng nếu thủ phạm là chị bồi phòng thì không có lý do gì Arthur lại im lặng. Vậy thì chỉ còn có Mary, và tôi biết rằng Arthur rất thương yêu cô ta, điều này đủ để giải thích tại sao cậu chịu câm như hến.. Tôi nhớ lại rằng ông đã bắt gặp Mary đứng ở bên chiếc cửa sổ đó, và cô ta đã ngất xỉu khi trông thấy chiếc vương niệm mà cô tưởng rằng đang ở trong tay kẻ đồng lõa của cô: thế là giả thuyết của tôi đã trở thành sự thật.
Nhưng ai có thể là kẻ đồng lõa của cô ta? Dĩ nhiên đó phải là một gã tình nhân. Bởi vì không ai đủ sức làm cho cô ấy quên được ông! Tôi biết rằng ông rất ít khi đi ra ngoài chơi, và con số những người bạn thân của gia đình ông cũng rất ít. Nhưng trong số đó có George Burnwell, một người đàn ông bị tai tiếng rất nhiều đói với giới phụ nữ. Có lẽ chính hắn ta là người đồng lõa của Mary và chính hắn đang giữ những viên ngọc bị mất. Dầu Arthur có biết rõ hắn là tên trộm, hắn ta vẫn có thể được an toàn, bởi Arthur sẽ không dám tiết lộ ra một điều sẽ gây tai tiếng cho gia đình cậu.
Lúc bấy giờ tôi cải trang thành một người bồi, đi đến nhà gã quý tộc và tìm cách bắt chuyện với anh hầu của hắn. Anh này cho tôi biết là đêm vừa qua ông chủ của anh ta đã vô ý tự gây ra một vết thương ở mặt. Và sau cùng, với 6 xu, tôi mua được một đôi giày cũ của chủ hắn ta. Tôi liền chạy thẳng một mạch đến Streatham để so xem những dấu chân ở đó có đúng với kích thước và hình dạng của bàn chân hắn ta không: nó giống hệt.
-Tối hôm qua - Holder nói - Tôi có trông thấy trên lối đi đưa đến chuồng ngựa một gã bụi đời ăn mặt rách rưới.
Chính tôi đó. Sau khi đã biết chắc tên trộm đó chính là George Burnwell, tôi trở về nhà thay quần áo. đến đây vai trò của tôi trở thành khó khăn. Bởi vì tôi hiểu rằng không nên làm rùm beng vụ này, cốt để tránh cho ông khỏi bị tai tiếng; tôi cũng biết rằng George Bvurnwell là một tên táng tận lương tâm, chắc chắn hắn sẽ khai thác cái thế tiến thoái lưỡng nan của ông. Lúc đầu hắn chối leo lẻọ Nhưng khi tôi kể rõ từng chi tiết sự việc xảy ra đêm hôm đó, hắn liền trở mặt xấc xược và chụp lấy một cái chùy treo trên vách tường. Tôi lập tức dí súng vào thái dương hắn. Tôi đề nghị với hắn cho tôi chuc lại ba viên ngọc với giá 3000 đồng bảng. Hắn chặc lưỡi: Thật là xui! Tôi chỉ bán có 600 đồng mà thôi!. Tôi bèn bắt buc hắn phải cho tôi địa chỉ người mua, đổi lại tôi hứa sẽ không lôi hắn ra tòạ Tôi chạy thẳng một mạch đến nhà người mua, và sau một hồi trả giá, tôi chuc lại được ba viên ngọc với giá 1000 đồng bảng mỗi viên. Xong, tôi liền đi gặp con trai ông để cho cậu ấy biết rằng tất cả đã được giải quyết tốt đẹp. Lúc bấy giờ đã hai giờ sáng, tôi chỉ còn nghĩ đến có một việc: đi ngủ. Sau một ngày làm việc cực nhọc như thế, đây là một sự nghỉ ngơi rất.. xứng đáng đãy chứ !
-Và đó là một ngày đã cứu nước Anh thoát khỏi một vụ tai tiếng xấu xa! Ông chủ ngân hàng kết luận, vừa đứng lên. Thưa ông, tôi không thể tìm ra được những lời nào để bày tỏ hết lòng biết ơn của tôi đói với ông, nhưng xin ông tin chắc rằng mãi mãi, tôi không bao giờ quên ơn ông. Bây giờ tôi chạy đến gặp con trai tôi để xin nó tha thứ cho tôị Về phần con bé Mary đáng thương đó, hành động dại dột của nó đã làm cho tôi tan nát cả cõi lòng. Với khả năng xét đoán tài tình của ông, ông có thể cho tôi biết bây giờ nó ở đâu không?
-Cô ấy đang ở nơi mà George Burnwell đang ở; chẳng bao lâu, hắn ta sẽ nhận một sự trừng phạt còn lớn hơn cả tội lỗi của hắn ta nữa!


Hết