Chương 6 - Cảm xúc theo sau hành vi
Khi mọi người tới xin các bác sĩ giúp đỡ họ, họ đang tìm kiếm cách thay đổi lối suy nghĩ của mình. Liệu rằng họ có phải đấu tranh với những nỗi buồn đang xâm chiếm của sự tuyệt vọng, sự căng thẳng và lo lắng, hay họ chỉ muốn đỡ căng thẳng và quay trở lại với cuộc sống bình thường. Những cảm xúc không mong muốn đang can thiệp vào những lĩnh vực quan trọng trong cuộc sống của họ. Thường thì khả năng của họ có thể đáp ứng với trách nhiệm. Đôi khi, họ cũng phải chịu đựng sự thiếu khả năng tìm kiếm sự hài lòng: cuộc sống của họ toàn những sự nghiêm túc, họ đã đánh mất khả năng mỉm cười.
Hầu hết mọi người đều biết cái gì là tốt cho họ, họ biết cái gì làm họ cảm thấy tốt hơn: sự tập luyện. những thú vui giải trí, thời gian với những ai mà họ quan tâm. Họ không tránh những điều này vì thờ ơ với những giá trị của chúng mà bởi vì chúng không còn hợp với mục đích của họ nữa. Họ chờ đợi cho tới khi cảm thấy tốt hơn. Thường thì đây sẽ là một sự chờ đợi kéo dài.
Dù chúng ta cố gắng nhiều đến mức nào thì chúng ta vẫn không thể kiểm soát được việc chúng ta cảm thấy như thế nào hay chúng ta nghĩ cái gì. Những nỗ lực để làm điều đó sẽ khiến chúng ta tức phát điên khi cố gắng chống lại những suy nghĩ và cảm xúc không mong muốn theo những cách mà chỉ càng làm cho chúng trở nên trầm trọng. May mắn thay, cuộc sống đã dạy chúng ta rằng những hành vi cư xử nhất định có thể mang lại cho chúng ta những sự hài lòng và thỏa mãn theo dự đoán. Với kiến thức này, người ta đã cho chúng ta cơ hội để phá vỡ tình trạng do ăn không ngồi rồi gây ra và những cảm xúc về sự vô nghĩa và tuyệt vọng có liên quan đến nó. Khi mọi người bảo tôi rằng họ cảm thấy tuyệt vọng vô mục đích, tôi vạch rõ rằng họ có thể bước ra khỏi giường, mặc quần áo và lái xe đến gặp tôi. Nếu họ có thể làm được điều đó, những hoạt động khác sẽ làm cho họ cảm thấy khoẻ mạnh hơn và điều đó hiển nhiên là có tính khả thi.
Nếu họ nói rằng làm những điều mà họ không thích là khó khăn, tôi thừa nhận điều này là đúng và hỏi lại rằng liệu khó cũng đồng nghĩa với «không thể» không. Rất nhanh sau đó, chúng tôi nói về những điều như lòng can đảm và sự quyết tâm. Mọi người hiếm khi liên tưởng đến những phẩm chất này khi họ đề cập đến trị liệu về tâm lý. Trong thực tế, những phẩm chất này là sự đòi hỏi những thay đổi bổ sung đối với cách chúng ta đang sống. Yêu cầu mọi người phải can đảm tức là mong đợi họ nghĩ về cuộc sống của chính mình theo một cách mới.
Nhưng bất cứ sự thay đổi nào cũng đòi hỏi chúng ta phải thử nghiệm những điều mới, luôn luôn phải liều lĩnh với khả năng chúng ta có thể thất bại. Một câu hỏi khác mà tôi thường hỏi bệnh nhân cửa mình là «Anh đang cứu chính mình vì cái gì?» Trong nỗ lực của chúng ta nhằm đền bù và giúp đỡ những người đang phải chịu đựng sự lo lắng và tuyệt vọng và cải thiện những điều kiện này, chúng ta đã coi những tâm trạng này ngang bằng với sự ốm yếu về thể xác vốn đòi hỏi phải chữa trị bằng thuốc. Đúng là những loại thuốc chống trầm cảm hiện nay đã chứng tỏ hiệu quả nổi bật của chúng. Mặt khác của việc tiếp cận vấn đề theo y học là chúng ta đã tìm ra thực chất của thứ bệnh đó chính là sự trốn tránh trách nhiệm. Bệnh này thường được gọi là sự ngây thơ hoá của bệnh nhân. đôi khi nằm liệt giường liệt chiếu, phó mặc mọi sự và để cho thuốc men tự điều chỉnh cơ thể. Cách làm này chỉ có tính tạm thời và người bệnh không thấy lỗi của chính mình trong việc không kiểm soát được cuộc sống của chính họ, trở nên thụ động và khước từ một cơ hội để hàn gắn những vết thương lòng với sự giúp đỡ của y học. Trong khi tiến trình này tiếp tục người ta có thể mong đợi rất ít từ phía người bệnh. Không may thay, theo kinh nghiệm của tôi, tiến trình này thường là phản tác dụng.
Rất dễ để xem xét làm thế nào mà chúng ta rơi vào tình trạng bị trói buộc như thế này. Trong thực tế, rõ ràng là cách giải quyết đối với sự rối loạn về cảm xúc có cơ sở mang tính di truyền. Chứng nghiện rượu chẳng hạn, di truyền trong gia đình và sản sinh ra những thay đổi có tính thảm hoạ trong cơ thể của chúng ta. Những thay đổi đó có thể giết chết chúng ta nếu chúng ta tiếp tục uống rượu. Do vậy, liệu nó có giống như một chứng bệnh như viêm phổi hay tiểu đường không? Nếu đúng như vậy, liệu có công bằng không khi mong đợi những người uống rượu không kiểm soát nổi bản thân để có thể làm bất cứ một điều gì mà họ luôn ở tình trạng tuyệt vọng khi phải đối mặt với tình trạng của chính họ?
Sự chữa trị thành công chứng nghiện rượu và những chứng nghiện khác đã chỉ ra rằng những người mắc bệnh buộc phải làm một điều gì đó, ví dụ như từ chối uống rượu hay dùng những chất gây nghiện để kiểm soát tình trạng của họ. Phương pháp có hiệu quả nhất để chấm dứt điều này là thông qua sự giúp đỡ của nhóm do các tổ chức như Những người nghiện rượu vô danh hay Những người nghiện ma tuý vô danh với niềm tin cơ bản là mỗi người nghiện có trách nhiệm ngừng dùng các chất kích thích vì người ta không thể viện lý do, đổ lỗi cho người khác được.
Ai đã sống với những kẻ nghiện rượu có nghĩa là thường xuyên phải ở trong tình trạng chịu đựng một chứng bệnh nào đó của anh ta. Nếu người yêu phải chịu một chứng bệnh, liệu có công bằng không khi ta cứ năn nỉ về chuyện kiêng rượu? Điều tương tự cũng liên quan đến những chứng rối loạn tình cảm khác. Chẳng hạn rõ ràng là người hay thay đổi về tâm tính chịu chứng lưỡng cực trong tính cách thì cũng thường phải chịu đựng một căn bệnh nào đó trong một bộ phận cơ thể. Cũng là hợp lý để chúng ta thúc giục rằng họ nên sử dụng những viên thuốc ổn định thần kinh vốn là cách điều trị cho chứng bệnh này. Hay chúng ta cần phải chấp nhận rằng đây là những giai đoạn không tránh khỏi, một trong những triệu chứng thông thường của bệnh này?
Điều gì khiến cho những người mắc chứng rối loạn nhân cách có những mô hình thâm căn cố đế về lối ứng xử tự phát, sự thiếu trung thực và sự thay đổi về tính cách mang tính lưỡng cực? Liệu tình trạng bệnh tật này có đáng để người ta cố gắng thoả mãn mọi cái bệnh nhân mong muốn chỉ vì họ không thể tự giúp mình hay không?
Vô số những vấn đề khác nhau về hành vi có gốc rễ từ việc chối bỏ trách nhiệm đã gây ra thành những chứng bệnh thật sự. Người ta thường gọi chúng bằng những tên tắt như MPD, BPD, ADD và vân vân. Điều kiện cổ điển trong những chứng bệnh này được người ta biết đến như là chứng rối loạn đa nhân cách, giờ đây trong thề giới đầy rẫy những chẩn đoán vê tâm thần học của chúng ta. Người ta gọi nó là DDI - Chứng thái nhân cách hay còn gọi là bệnh quỉ ám. Những bệnh này trở nên rất nổi tiếng thông qua những bộ phim kinh dị như ba bộ mặt của Eve hay Carrie, đã mô tả hai hay ba nhân cách thay nhau chiếm quyền kiểm soát thái độ ứng xử của một con người. MPD, thật may mắn là giờ đây đã ít mơ hồ hơn trong cách nhìn nhận so với vài năm trước đây, tiếp tục có những người ủng hộ mặc dù sự thật rằng gần như chắc chắn đây là một tình trạng bệnh hoạn trong những nhóm người có nguy cơ cao. Đây là cách để người ta trốn tránh trách nhiệm và nó đã được luật pháp tuyên bố là một chứng cớ hợp pháp và nói chung là sau một thời gian ngắn bị kiểm soát, những người phạm tội sẽ được bồi thẩm đoàn tha bổng sau khi họ được những «chuyên gia» nặng ký ủng hộ. Một ví dụ khá thông dụng gần đây là một bệnh mà người ta gọi là «dở hơi» trong người lớn là ADD- Chứng rối loạn về thiểu năng trí nhớ. Sự vô tổ chức, những người mơ mộng giữa ban ngày giờ đây cũng đã có sự giải thích mang tính y học về sự thiếu tập trung tư tưởng của họ - AND và đưa ra một cách chữa trị có hiệu quả: những viên thuốc kích thích trí nhớ. Những người uống thuốc báo cáo rằng tinh thần của họ phấn chấn hơn và họ làm được nhiều việc hơn khi họ uống amphetamine. Đối với vấn đề này, tôi chỉ có thể trả lời là «A, tôi cũng làm thế đấy».
Vấn đề là khi chúng ta nỗ lực đi trên những nguyên nhân thực sự cho chứng bệnh của mình (tuyệt vọng, rối loạn lưỡng cực, tâm thần phân liệt), chúng ta đã tạo ra những sự mô tả quá chi tiết về những mô hình ứng xử. Nhiều hành vi trong số này có vẻ như đáp ứng tốt với một vài loại thuốc nào đó khiến cho chúng ta càng tin vào và khẳng định đó là những chứng bệnh. Chẳng hạn như từ lâu người ta đã coi những người phụ nữ bị chồng lạm dụng là những người phụ thuộc - những người sẽ gặp rắc rối khi bị tách rời với kẻ đã lạm dụng họ. Người ta thậm chí còn dán nhãn cho chứng này là «triệu chứng về người vợ phải nạp năng lượng», chúng ta mặc nhiên coi là họ không có khả năng để thay đổi tình trạng của mình và nên nâng những tiêu chuẩn về trách nhiệm với những người khác.
Không khó để nhận ra sự khinh miệt nằm ẩn trong những kết luận như vậy. Điều này giống như khi chúng ta áp dụng sự thoả mãn vô điều kiện cho các con mình là những bệnh nhân bị tàn tật. Quả thật là chúng ta đã tạo ra một hệ thống mà qua đó, có những người được chính phủ cấp chứng chỉ là những kẻ bị tàn tật về cảm xúc và được ưu tiên về lợi ích như thể là họ buộc phải dính chặt vào xe lăn vậy. Điều này là đang đối với những ai bị bệnh tâm thần thật sự vì họ không có khả năng tiếp xúc với thực tế cuộc sống và bị những sự xung động về tâm lý không thể kiểm soát nổi. Khi đem điều này ra để áp dụng với những người ăn quá nhiều, uống rượu và các loại chất kích thích khác hoặc những người dùng thuốc để làm giảm bớt sự lo lắng thì cách suy nghĩ như vậy không chỉ giúp họ giũ bỏ trách nhiệm với những điều họ sẽ làm trong tương lai mà nó còn phá hoại lòng tự trọng của con người với tư cách là một con người tự do trên trái đất này: Có thể tự đấu tranh để vượt qua những phiền não trong tâm trí và những nghịch cảnh của cuộc đời. Giống như những phúc lợi xã hội khác, những người được đền bù đó cảm thấy mình vô dụng và không thể chấm dứt được những cảm xúc này, làm cho cảm xúc đó tồn tại dai dẳng. Tạo ra một tình trạng phụ thuộc thật sự. Họ sẽ trở nên đầu hàng hoàn cảnh và chính mình, nhu nhược và hèn kém. Nói một cách khác, một hệ thống như vậy đã đào bật gốc rễ lòng tự trọng của những ai đang đi trên sự giúp đỡ vô điều kiện, khẳng định một tình trạng vô dụng, phụ thuộc và tuyệt vọng. Tất cả cái bạn cần để chơi trò chơi đặc biệt đó là một mảnh giấy của bác sĩ và người «bệnh» chờ đợi để có được tấm chứng chỉ từ hệ thống quan liêu xác nhận anh ta hay chị ta là người «tàn tật». Khỏi phải nói, chính các luật sư đã làm tăng tốc hệ thống này!
Chính lòng quyết tâm của chúng ta nhằm vượt qua nỗi sợ hãi và sự nhút nhát đã xoá bỏ huyền thoại về tình trạng vô phương cứu chữa đối với những cảm xúc không mong muốn. Một vài người hiển nhiên là có tính cách vững vàng hơn khi chịu đựng sự khó khăn so với những người khác. Trong khi y học cung cấp cho chúng ta những thuốc men quan trọng, đôi khi chúng giống như phao cứu sinh trong cơn nguy cấp, mọi người cũng phải có trách nhiệm và nghĩa vụ để thay đổi hành vi của họ theo cách cho phép họ nắm được quyền kiểm soát nhiều hơn đối với cuộc đời mình.
Vai trò là nạn nhân nói chung là thường đi kèm với sự xấu hổ và tự trách mình. Điều này là đúng đối với những ai phải chịu những thảm hoạ lớn (như chế độ nô lệ, nạn diệt chủng) hay những thử thách lớn lao mang tính cá nhân (như tội ác và bệnh tật). Đó là tại sao mà có ranh giới rõ ràng giữa tình đoàn kết và sự chia xẻ đối với những nạn nhân thực sự và sự nghiêm khắc đối với những người tự dồn mình vào thế phụ thuộc bị động.
Bookmarks