Chương 8 - Một Định Lệ Diệt Được Nhiều Lo Lắng
Hồi nhỏ tôi sống ở mọt trại ruộng tại Missouri, và một hôm trong khi giúp má tôi lấy một anh đào, tự nhiên tôi oà lên khóc. Má tôi hỏi: "Dale, cái gì mà khóc vậy?" Tôi sụt sùi đáp: "Con sợ sắp bị chôn sống".
Thời ấy óc tôi đầy những lo lắng. Trời sấm sét, tôi lo bị sét đánh. Trờ làm mất mùa, tôi lo đói. Tôi lo sợ sẽ phải xuống đại ngục. Tôi sợ hảng khi nghe một đứa bạn lớn, tên Sam White, doạ sẽ cắt lấy tai. Tôi lo sợ các cô gái cười tôi khi tôi dở nón chào các cô. Tôi lo sợ sau này khong có cô nào ưng tôi. Tôi lo lắng không biết khi mới nghinh hôn xong, sẽ nói với vợ tôi câu gì. Tôi tưởng tượng sẽ làm lễ cưới tại một nhà thờ thôn quê, rồi ngồi chiếc xe song mã có rèm rủ mà trở về trại... Nói chuyện gì với tôi suốt quãng đường về trại đó? Làm sao được? Tôi suy nghĩ hàng giờ tới vấn đề động trời đó trong khi cày ruộng.
Và ngày tháng qua, tôi dần dần tháy rừng 99 phần trăm những nỗi lo lắng ấy không bao giờ xảy tới. Chửng hạn như trên kìa đã nói, tôi sợ bị sét đánh, thì bây giờ tôi biết rằng, theo bảng thống kê mỗi năm của quốc gia trong số 350.000 người chị có một người bị sét đánh ( nghĩa là phần rủi ro chỉ là 1/350.000). Còn sợ bị chôn sống mới vô lý nữa chứ, tôi không tin rằn trong 10 triệu người có tới một người bị chôn sống, vậy mà tôi đã lo sợ tới khóc lóc.
Trái lại trong tám người, có một người chết vì nội ung. Thế thì nếu nên lo lắng, ta lo bị ung thư còn có lý hơn là lo bị sét đánh hoặc chôn sống. Đã đành, trên kia tôi chỉ kể những ưu tư của tuổi thơ và tuổi xuân, nhưng biết bao lần nỗi lo của người đứng tuổi cũng gần vô lý như vậy. Bạn và tôi đều có thể giải được 9 phần những âu sầu chúng ta ngay, bây giờ, nếu chúng ta chịu quên ưu tư trong một lúc, vừa đủ để suy nghĩ xem, theo luật trung bình, những lo lanứg của ta có lý hay không.
Hãng bảo hiểm nổi danh nhất thế giới, - hãng Lyond ở Luân Đôn- sở dĩ kiếm được không biết bao nhiêu triệu đồng là do cái thói cả lo của chúng t vềnhững sự ít khi xảy tới. Hãng đánh cá với thân chủ rừng nhữgn tai nạn mà mọi họ lo đó không bao giờ có hết. Nhưng họ không chịu nhận như vậy là đánh cá. Họ gọi là bảo hiểm. Thiệt thì đó là đánh cá, một lối đánhh cá khoa học, lấy luật trung bình là nền tảng vậy. 200 năm nay hãng đã phát đạt vô cùng. Và bản tính của loài người chư thay đổi thì hãng còn phát đạt cả ngàn năm nữa, nhờ sự bảo hiểm xe, tàu, giầy dép, keo khằn... vì theo luật trung bình, ít khi xảy ra tai hoạ cho những món đó lắm. mà người đời không chịu hiểu như thế.
Xét kỹ luật ấy, chung ta sẽ thấy nhiều sự phát giác bất ngờ. Chảng hạn nến tôi biết trước ràng khoảng 5 năm nữ, tôi phải chiến đấu trong một trận cũng đổ máu như trận Gettyberg (hồi Nam Bắc chiến tranh) thì chắc là tôi hoảng sợ tới chết ngất. Tôi sẽ bảo hiểm nhân mạng tôi liền, tôi sẽ nói: "Không sao sống sót sau trận đó được đâu, còn được ngày nào thì tận hưởng ngày đó đi". Nhưng sự thật thì theo luật trung bình, phần rủi bị chết trong trận ấy cũng chỉ bằng phần rủi bị chết trong thời bình, vào khoảng 50 tới 55 tuổi thôi. Nghĩa là thời bình cứ 1.000 người có nhiều người chết từ 50 đến 55 tuổi thì trong số 163.000 lính ở trận Gettyberg cũng cứ 1.000 người chỉ có bấy nhiêu người bỏ mạng.
Tôi viết nhiều chương trong cuốn này ở bên bờ "Hồ Bán Nguyệt" tại miền núi đá xứ Canada, nơi mà tôi làm quen với vợ chồng bà Herbert H. Salinger. Bà rất điềm đạm, bình tĩnh, nhưng không bao giờ lo lắng hết. Một buổi chiều, ngồi trước lò sưởi, củi nổ lách tách, tôi hỏi có bao giờ bà bị lo lắng quấy nhiễu không thì bà đáp: "Quấy nhiễu mà thôi ư? Nó đã gần làm hại đời tôi nữa kia. Trước khi tháng được nó, tôi sống 11 năm trong cảnh địa ngục mà tôi tự giam vào. Tôi nóng tính và hay oán. Lúc nào cũng lo sợ không yên. Thường thường mỗi tuần tôi đi xe ô tô buýt từ nhà đến San Francisco để mua bán lặt vặt. Nhưng trong khi mua bán, tôi lo lắng tới cái này cái nọ: Bàn ủi điện đã gỡ ra chưa? Có lẽ cháy nhà mất? Chị ở chắc bỏ đi rồi, ai coi sóc tụi nhỏ? Dễn mà tụi nó cưỡi xe máy đi chơi, bị xe cán rồi cũn nên? Có kho tôi sợ toát mồ hôi, chạy vội về nhà coi có xảy ra chuyện gì không. Ông xem như thế thì vợ chồng tôi đã phải ly dị nhau, điều đó cũng không còn gì đáng lạ.
"Người chồng sau của tôi là một luật sư bình tĩnh, có óc phân tích, không bao giờ lo lắng. Khi tôi ưu tư, dây thần kinh căng thẳng, nhà tôi bảo: "Cứ yen tâm. Thử suy xét việc đó xem nào. Mình lo về chuyện gì vậy? áp dụng luật trung bình xem việc đó có thể xảy ra được không đã!".
Chẳng hạn, tôi nhớ lần chúng tôi lái xe từ Albuquerque ở Neew Mexico tới Carlsbad. Đường thì lầy mà trời thì gió mưa, dông tố. Xe cứ trượt đi, khó kèm tay lái được. Tôi tin thế nào cũng lăn xuống hố bên đường, nhưng nhà tôi không ngớt lời nhắc: "Tôi lái rất chậm. Không có chi xảy ra đâu. Mà dù có đâm xuống hố nữa thì theo luật trung bình chúng ta đi cắm trại ở thung lũng Touquin tai chân dãy núi Canada. Một đêm, chúng tôi nghỉ trêm một nơi cao hơn bờ biển 2.300 thước. Bỗng có cơn dông nổi lên, muốn phá tan cái lều vải của chúng tôi. Lều dựng trên một sàn gỗ bằng dây thừng. Gió thổi đến vải căng phồng rung động, rít lên. Tôi lo nó bị lung tung lên trời quá. Tôi hoảng sợ. Nhưng nhà tôi bình tĩnh nói: "Này mình, chúng ta đi lần này có nhiều người dẫn đường. Họ hiểu công việc của họ chứ! Họ cắm trại núi này 60 năm rồi. Mấy năm nay đã có nhiều trại cắm ở chỗ này. Chưa có trại nào bị gió tung lên trời, thì theo luật trung bình, đếm nay cũng không sao hết; mà nếu rủi trại mình có thổi tung đi nữa thì qua trại khác chứ có gì đâu... Thôi đừng lo nữa".
Tôi nghe lời và ngủ thẳng giấc suốt đêm.
Rồi lại mấy năm trước, miền Califonie của chúng tôi phát sinh bệnh dịch trẻ con tê liệt. Trước kia, hay tin đó tôi đã sợ và mà phát kinh động. Nhưng nay dã có nhà tôi khuyên tôi bình tĩnh. Chúng tôi đề phòng rất cẩn thận không cho các con cháu lại chỗ đông người, không cho chúng đi học, đi coi hát bóng. Sau lại hỏi sở y tế thì hay rằng từ trước tới nay Califonie, trong những khi bệnh đó phát, thấy một lần ghê gớm nhất có 1.835 đứa trẻ chết, còn những lần khác chỏ có 200 hoặc 300 đứa. Những con số ấy mặc dầu đáng sợ, nhưng theo luật trung bình thì phải rủi có là bao?
"Theo luật trung bình nỗi lo lắng đấy sẽ không xảy ra đâu". Câu ấy đã phá tan 90 phần trăm nỗi lo của tôi và làm cho đời tôi trong 20 năm nay bình tĩnh không ngờ.
Đại tá George Grook, người da đen cầm quân có lẽ giỏi nhất trong lịch sử Mỹ, chép ào cuốn "Tự truyện" của ông rằng: "Hầu hế những nỗi lo lứng và khỏ sở của người da đen đều do họ tưởng tượng ra, chứ không có thiệt".
Nghĩ lại mấy chục năm sau này, tôi thấy nhữn ưu tư của tôi do tưởng tượng mà ra. Ông Jim Grant nói với tôi ông cũng nhận thấy vậy. Ông có một tiệm bán trái cây ở Nữu Ước, vẫn hay mua 10 đến 13 toa xe cam và bưởi/ Ông thường bị nhữn ý nghĩ này dày vò: Nếu có một chuyến xe trật đường rầy thì sao? hay là nếu xe đương qua cầu mà sập thì sao? Đã đành, trái cây đã có bảo hiểm, nhưng ông sợ nếu đến hẹn, không có trái để giao cho khách hàng thì sẽ mất mối. Ông lo nghĩ quá đến nỗi ông tưởng bị ung thư trong bao tử, phải đi khám bác sĩ. bác sĩ nói ông không đau gì hết, chỉ có thần kinh suy nhược. ông nói: Nghe lời ấy tôi hiểu ra ngay nên tự hỏi rồi tự đáp những câu này:
-Này Jim Grant, từ trước tới nay, anh đã mua bao nhiêu tao trái cây rồi?
- Khoảng 25.000 toa.
- Có bao nhiêu toa bị trật đường rầy?
- ồ! Khaongr năm toa. 25.000 toa mà chỉ có năm toa bị tai nạn. Thấy nghĩa lý gì không? Tỷ lệ là 1/5000. Nói một cách khác, theo luật trung bình do kinh nghiậm mà biết thì phần rủi bị tai nạn chỉ là một phần 5000. Vậy anh còn lo nỗi gì?
ừ, một chiếc cầu có thể sập được: nhưng từ trước tới nay mất mấy toa vì cầu sập rồi/
- Cầu chưa bao giờ sập hết 5.000 toa mới có một toa trật đường rầy, vậy mà lo tới nỗi tưởng bị ung thư trong bao tử thì chẳng phải là điên ư?
Khi tôi nghĩ vậy, tôi thấy trước kia tôi ngu quá. Tức thì tôi quyết định để luật trung bình lo giùm tôi và từ đó tới nay, tôi hết sợ bị ung thư trong bao tử nữa".
Khi Al. Smith làm Thống đốc Nữu ước, tôi thấy khi ông đứng trước sự công kích của đối phương trên trường chính trị đã đối phó bằng cách lặp đi lặp lại mỗi một câu này: "Chúng ta hãy coi những con số... hãy coi những con số". Rồi ông đưa những sự kiện ra. Lần sau bạn và tôi có lo lắng điều chi thì cũng nên theo phương pháp khôn khéo của ông già Al.smith: hãy coi con số và xem xét lý lẽ- nếu có- của những lo lắng có vững chãi không. Chính ông Fréderick J. Mahlstedt nói vậy khi ông bị vùi xuống huyệt. Ông kể:
"Đầu tháng sáu năm 1944, tôi nằm trong một lỗ hầm gần vịnh Omala. Tôi ở trong đội tình báo 999 và chúng tôi mới "vùi thân" ở miềm Normadie. Tôi nhìn xung quanh, xem xắt lại lỗ hầm chữ nhật của tôi và tự nhủ: "Có vẻ lỗ huyệt quá". Khi nằm xuống và rán nghỉ thì tôi có cảm tưởng như nằm trong mồ. tôi tự nghĩ: "Có lẽ mồ của ta đây". Mười một giờ sáng, khi phi cơ oanh tạc của Đức bay lượn trên đầu bom bắt đầu dội suống, tôi sợ tới nỗi chết cứng. Ha ba đêm đầu tôi không hề chợp mắt được một chút. Đên thứ tư hay thứ năm tinh thần tôi rời rạc, hoang mang. Tôi biết nếu không làm gì thì sẽ điên mất.
Tôi nhớ lại thì té ra đã năm đêm ròi mà tôi còn sông, cũng như những người bạn đồng đội chỉ có hai bạn bị thương, nhưng không phải vì bom địch, mà vì mảnh đạn súng cao xạ trong bộ đội. Thế rồi, tôi quyết định một việc gì có ích cho hết lo, tôi bèn cất một mái gỗ dày che lỗ hầm để khỏi bị mảnh bom, đạn. Tôi tưởng tượng khu đất mênh mông trên đó bộ đội đóng rải rác, và tj nhủ khi nào bom rớt trúng lỗ hầm nhỏ, sâu đó tôi mới chết được. Mà cái rủi ấy chỉ là một phần mười ngàn. Sau hai đêm suy nghĩ như vậy, tôi bình tĩnh lại và ngủ được, cả trong lúc bom địch dội như mưa nữa!'.
Bộ Hải quân Hoa Kỳ dùng những bảng thống ke về luật quân bình để nâng cao tinh thần thuỷ quân. Một cựu thương binh kể với tôi khi anh và bạn bè bị đưa xuống chiếc tàu chờ dầu xăng Oatane (một thứ xăng rất dễ bén lửa) ai nấy đều hoảng hồn. Họ tin nếu tàu bị trúng thuỷ lôi sẽ nổ và tung họ lên tới mây xanh.
Nhưng bộ Hải quân Hoa Kỳ biết rõ hơn họ, cho nên đưa ra những con số chắc chắn chứng minh rằng 100 tàu dầu bị thuỷ loi chỉ có 40 chiếc ấy chỉ óc năm chiếm chìm ngay nội trong mười phút. Như vậy nghĩa là lính thuỷ cí thể nhảy kịp xuống biển và phần rủi bị chết không lớn mấy. Tài liệu ấy có nâng cao tin thần họ không?. Đây, anh lính thuỷ kể chuyện kết: "Biết luật trung bình rồi, tôi hết lo liền. Tinh thần của thuỷ thủ cao hơn. Chúng tôi biết còn có nhiều phần may và theo luật trung bình chúng tôi rất có có hy vọng sống sót được".
Bookmarks