Thiên Đàng Ở Đây Và Bây Giờ

Thanh Hải Vô Thượng Sư khai thị tại Trung Tâm Raising, Campuchia
Ngày 28 tháng 7, 1996 (Nguyên văn tiếng Anh, không cắt xén)


Mọi người đều nói chúng ta đang ở thiên đàng, và thiên đàng thì ở đây, ngay bây giờ; hoặc Niết Bàn đang ở ngay trước mũi quý vị, hoặc có thể đã ở trong mũi quý vị rồi (mọi người cười). Nhưng chúng ta thấy khó chấp nhận được điều này, vì chúng ta đã bị che phủ bởi sự vô minh, sự quen sợ hãi, bởi những cảm tưởng và tư tưởng phủ định. Cho nên, ở bất cứ đâu hay vào lúc này, chúng ta đều không thấy được điều gì là tốt! Và chúng ta luôn luôn có thành kiến là phải nên như thế nào, nên làm gì để đạt được thiên đàng!

Do đó, chúng ta mới bỏ thiên đàng. Một khi chúng ta chú ý đến một điều gì khác, nghĩ mình phải làm việc này, việc kia để đạt được thiên đàng, lúc đó chúng ta chú ý vào một cái gì đó không thuộc về thiên đàng. Và rồi quý vị rời xa những gì quý vị vốn đã có hoặc đã là. Chúng ta thường hay làm vậy, vì thế mà chúng ta không cảm thấy mình đang ở thiên đàng. Cho nên, nếu quý vị tập trung ngay đây (Sư Phụ chỉ vào mắt trí huệ) như quý vị đã làm - như sư huynh đó vừa nói, năng lực ở chỗ này rất tốt, vì quý vị tập trung, quý vị nhận thức được thiên đàng ở bên trong, đã có sẵn bên trong quý vị hay đã có tại đây, và bất cứ lúc nào, bất cứ giây phút nào.

Lúc duy nhất mà chúng ta không thể nghiệm được thiên đàng là lúc chúng ta tập trung vào những điều khác ngoài thiên đàng; như là người hàng xóm đang làm gì hoặc những chuyện không tốt chung quanh chúng ta. Dĩ nhiên, chúng ta bị bắt buộc phải ghi nhận những chuyện này, trừ khi chúng ta đang ở trong tình trạng không thể nhận thấy gì cả. Một số đồng tu sẽ đạt tới thời điểm mà lúc đó chỉ có thể nghiệm thiên đàng thôi, không một gì khác. Lúc đó quý vị sẽ bỏ mặc ngay cả những hoạt động của cơ thể, và trạng thái tinh thần của quý vị; quý vị luôn luôn trong sự hỷ lạc. Như trong sự khai ngộ cực độ, có người xỉu đi, hoặc nằm đó không biết gì cả, nhưng còn thở, và cũng không cảm nhận được sự vận hành của cơ thể.

Tôi muốn nói để quý vị biết vài điều cao hơn là thể xác, cao hơn những vật chất mà quý vị hãy còn quan tâm tới trong lúc này. Phải cố gắng đi lên chứ đừng kéo Tôi xuống. Mục đích là như vậy. Có người trong lúc đang nhập định, họ chỉ nằm đó không biết gì cả, có khi mấy tháng trời, cho tới khi thân xác bị hư hoại. Đến khi tỉnh dậy thì thấy đau đớn và nhận thức rằng làm như vậy là không đúng. Rồi họ chọn con đường trung dung, con đường của Phật. Như vậy mới đương đầu với đời sống vật chất được. Nếu không, đôi khi quý vị nhập định quá sâu, vào trạng thái thật sự đầy hỷ lạc của linh hồn, quý vị không còn nhớ sự hiện hữu thể xác của mình, nên quý vị không nuôi dưỡng nó, không cho nó những tiện nghi vật chất. Nhưng, còn trong thế giới này là chúng ta còn trong vòng ảo tưởng của tam giới - có nghĩa là trí óc, thể xác, sự điều hành, cũng như cảm giác, thì linh hồn vẫn còn bị bao bọc trong ba lớp này. Chúng ta phải nuôi dưỡng thể xác này để còn làm việc và hoàn thành nhiệm vụ của chúng ta tại thế giới này.

Mục Đích Của Mọi Linh Hồn

Không phải nhiệm vụ nào đang chờ đợi chúng ta, mà là chúng ta đã chọn tới đây để làm việc gì đó. Vậy tốt hơn chúng ta nên làm. Nếu không chúng ta phải trở lại đây để làm nữa. Nhiều vị Minh Sư, vị Phật, tất cả những linh hồn đã phát triển tới trình độ cao, họ không phải làm gì nữa; họ đã học xong. Những gì họ phải làm hoặc phải trải qua, họ đã làm qua rồi. Nên họ đã trở về Thiên Quốc, thành Minh Sư, và đã ở trong trạng thái hỷ lạc rồi. Nhưng họ chọn trở lại đây, làm Sứ Giả, người lãnh đạo của nhân loại. Quanh chúng ta, những người này không nhiều, nhưng cũng đủ.

Nếu chúng ta thật tình đang kiếm họ, chúng ta sẽ nhận ra họ ngay. Vì họ rất vô ngã và hiểu biết tất cả. Hoặc ít nhất, bất cứ những gì con người cần, họ đều biết; họ rất ít khi hỏi người khác chuyện gì. Trái lại, người ta sẽ tìm đến họ với những câu hỏi, vì những lời giải đáp, vì trí thức căn bản của họ về nhân loại, cũng như về trí huệ thiên đàng. Họ sẽ đến với những người này. Đây là một số ít người được chọn, mà chúng ta gọi là Minh Sư, hoặc Sứ Giả của Thượng Đế, hoặc Đấng Cứu Thế - quý vị muốn gọi tên gì cũng được. Những người này ít có, nhưng không ít lắm. Mọi thời đại, mọi hoàn cảnh, đều luôn luôn có những chúng sinh như vậy - tiến hóa rất cao, những linh hồn cao thượng này xuống thế giới vật chất như của chúng ta để đưa chúng ta trở về với sự cao thượng của cảnh giới thiên đàng, để kéo chúng ta ra khỏi sự dầy đặc của vật chất mà chúng ta đã tự tạo ra vì một mục đích gì đó. Nhưng đôi khi chúng ta tạo nó ra và nó trở thành quá nhiều, nó hoạt động xa hơn, mạnh hơn và nhiều năng lực hơn là chúng ta tưởng, thế là chúng ta không kềm chế được nữa.

Những chúng sinh như là: Minh Sư, Sứ Giả, Chúa Cứu Thế - phải xuống giúp kéo chúng ta ra khỏi vũng bùn mà chúng ta đã tạo nên, khỏi mạng lưới mà chúng ta bị mắc vào. Hầu hết những chúng sinh xuống đây đều tìm cách trở về Thiên Quốc, và đó là mục đích của tất cả linh hồn. Nên họ mới xuống đây, vào một cảnh giới không Thượng Đế, để nhận ra Thượng Đế, như vậy họ mới so sánh được: thế nào trạng thái Thượng Đế, thế nào là trạng thái không Thượng Đế hoặc ít Thượng Đế. Nhưng khi đến đây, thì quá sức họ. Linh hồn không quen với mật độ đó, mọi đau khổ, mọi sự nặng nề lôi kéo chung quanh họ. Cho nên, linh hồn hơi lạc lỏng và tự hỏi: "Chết! Bây giờ làm sao đây? Làm sao bây giờ?"

Giống như, khi bác sĩ chích ngừa quý vị để phòng bệnh gì đó. Nhưng thuốc ngừa lại gây cho quý vị nhiều biến chứng khó chịu, như bị nóng lạnh, tiêu chảy, ăn không ngon, hoặc mất sức, quý vị cảm thấy yếu đi. Có những loại thuốc trị dị ứng cũng làm quý vị rất yếu, buồn ngủ và không thể hoạt động, đại khái vậy. Có những người phản ứng nhiều hơn vì sức miễn nhiễm của họ ít hơn người khác. Họ càng cảm thấy yếu đuối hơn; đôi khi còn nguy hiểm nữa.

Mỗi linh hồn, từng tia sáng của Thượng Đế xuống đây chỉ có một mục tiêu duy nhất là trở về Thiên Quốc. Mục đích duy nhất đến đây là để nhận ra phần bên kia. Lý do duy nhất chúng ta đến vùng phủ định là để nhận ra căn nhà khẳng định mà chúng ta đã rời bỏ. Chúng ta phải rời xa nó để nhận ra nó, rắc rối là ở đó. Đôi khi chúng ta không biết hạnh phúc của chúng ta đang có trong gia đình, rồi ra ngoài đi lang thang, như trẻ em vị thành niên bỏ nhà ra đi. Rồi bị sa vào tay bọn buôn bán ma túy và bị đủ thứ như đĩ điếm, vô gia cư, đói lạnh và bị người ngoài đối xử tệ bạc. Lúc đó ta mới thấy ở nhà là tốt hơn. Căn nhà êm ấm luôn luôn tốt hơn. Quý vị có nhớ chuyện Alice Trên Đất Thần Tiên không? Cô bé đi lang thang, muốn rời khỏi nhà, muốn biến mất từ ngôi nhà mà cô chán, không thích ở. Nhưng một thời gian sau, cô ta muốn trở về, và cô chỉ nói một câu: "Nhà tôi, căn nhà êm ấm! Êm ấm là nhà của tôi!" Rồi cô trở về nhà. Đó là giây phút giác ngộ. Đây là chuyện trẻ em, nhưng cũng rất giống cuộc hành trình của linh hồn.

Trò Chơi

Bởi vậy, mặc dù chúng ta xuống đây, chúng ta đều có việc gì đó để làm, người làm cái này, người làm cái kia, phải làm một cái gì đó. Nhưng những việc này không ăn nhằm gì, không phải là mục đích chính chúng ta tới đây. Nhưng một khi đã đến đây, ai cũng phải làm cái gì đó. Đây là một vở kịch, một trò chơi. Vì vậy dù giúp đỡ người khác hay giúp chính mình, có gia đình hay không có gia đình đều là con đường quý vị đã chọn. Không phải quý vị có gia đình là quý vị giỏi hơn những người khác không có gia đình; hoặc những người độc thân giỏi hơn những người có gia đình. Không phải vậy. Đó chỉ là con đường quý vị đã chọn để đi hầu nhận biết mình trở lại.

Cho nên, người ta nói rằng phải giữ mười điều răn, những giới luật, để được lên thiên đàng hoặc đạt quả vị Phật, Tôi nói điều đó không đúng. Ngay cả trường chay cũng không đưa quý vị lên thiên đàng. Đó không phải là sự bắt buộc, mà là dấu hiệu cho biết, một khi quý vị giữ những điều răn này, sống theo những điều răn này là quý vị đã tìm thấy đường trở về nhà, quý vị đang đi đúng đường, đã tiến hóa đầy đủ để về Thiên Quốc và lấy lại sự vinh quang cho chính mình. Nó chỉ là một dấu hiệu nói: "À!" Cũng như khi quý vị tốt nghiệp đại học, có văn bằng. Văn bằng này không phải cho quý vị, không phải là cái bắt buộc quý vị phải có; nhưng quý vị nên có nó vì đã tốt nghiệp. Quý vị đã thi đậu một cách dễ dàng, có văn bằng dễ dàng, không ai bắt quý vị phải có. Dù không có cũng không sao, chỉ có nghĩa là quý vị chưa tốt nghiệp.

Cho nên, người nào thấy trong tâm họ dửng dưng trước thành công hay thất bại của thế gian, trước danh vọng, tiếng tăm trên đời, trước đam mê và tình yêu liên hệ giữa con người, trước mọi điều quan trọng cho sự sinh tồn, thì họ biết rằng họ đã tiến hóa rất, rất xa. Những điều răn hay giới luật không phải là Sư Phụ bắt ép quý vị, cho nên, đừng than phiền rằng: "Nhiều quá!" chẳng hạn vậy. Quý vị nên hiểu thêm rằng: Năm giới luật hoặc mười điều răn không phải là của Thượng Đế bắt buộc quý vị phải giữ, nếu không sẽ sa địa ngục. Không phải vậy.

Quý vị chọn những gì quý vị muốn thành, quý vị làm những gì quý vị muốn làm, vì đó là việc duy nhất quý vị phải làm khi còn ở đây. Nhưng phải nhớ mục đích thật sự, điểm chính yếu của trò chơi này là để nhận biết lại mình là ai, quý vị thật sự là ai, chứ không phải quý vị là ai trong lúc này, mà là để nhận ra linh hồn thật sự thuần khiết, quang vinh, nhận ra chân ngã của quý vị trước khi quý vị xuống đây. Và phải biết rằng mục đích duy nhất quý vị xuống đây là để nhận ra mặt bên kia. Bởi nếu không có thế giới phủ định, đầy đau khổ và đen tối này, quý vị không thể nhận ra mình là ánh sáng. Không có gì để so sánh, nên mới như vậy. Tôi nghe cũng thấy tức cười. (Sư Phụ và mọi người cười). Nhưng sự thật là như vậy, thế mới khổ!

Dấu Hiệu Trên Đường Về Thiên Đàng

Cho nên hãy làm điều quý vị làm. Làm những gì quý vị thích cho đời sống vui tươi hơn, dễ thở hơn trong khi còn ở đây. Bởi vì đã lỡ ở đây thì ở cho rồi, làm những gì quý vị thích làm. Nếu quý vị chỉ được ban cho một quãng đời ngắn ngủi một trăm năm, tám chục năm hay sáu chục năm - mà không được vui hưởng ngay những gì quý vị muốn làm, như vậy "thiên đàng" để làm gì? (Sư Phụ cười) Tiếng Mỹ nói là Thiên Đàng là "heck" gì đó! (Sư Phụ và mọi người cười) Tôi không biết "heck" là gì. Là gì vậy? Không là gì cả. Thay vì nói "địa ngục" ("hell"), họ nói "heck" , vì nói chữ "địa ngục" hơi nặng, phải không? Nói trung trung thì tốt hơn. (Sư Phụ và mọi người cười)

Cho nên, quý vị muốn làm gì thì làm, phải chọn, coi mình muốn làm loại người này hay loại người kia. Tự vui với chính mình, vui với những gì quý vị cho là cao thượng nhất, lòng mình ao ước nhất; nếu quý vị còn thích, thì cứ để như vậy, còn nếu không thích, có nghĩa là: Được, điều này quý vị không thích. Nếu quý vị so sánh mười điều răn hoặc ngũ giới và cảm thấy mình đạt tiêu chuẩn những điều viết ra trong đó, quý vị có thể giữ được, quý vị đã tới mức đó, thì cứ việc chúc mừng cho mình đã leo được rất cao và đã gần tới nhà. Cũng giống như quý vị từ Mỹ tới, đáp một chuyến bay đến phi trường, quý vị biết: "Tôi gần tới chỗ của Sư Phụ rồi." Và càng tới gần càng có nhiều dấu hiệu như "Ồ! đúng rồi, Có một cửa hàng đàng kia," hoặc mảnh đất trống, vài con bò, nhiều người lính đi vòng vòng trên đường. "A! Phải, phải. Đó là nhà của Sư Phụ tôi. Hà, hà! Đó là nhà của tôi, nhà của chúng ta, căn nhà của chúng ta tại Cam-Pu-Chia." Chỉ là dấu hiệu cho biết quý vị đã gần tới đây. Tương tự, có những dấu hiệu khi chúng ta gần tới thiên đàng. Quý vị sẽ không muốn ăn trộm đồ vật của người khác nữa, vì biết rằng bất cứ vật gì cũng thuộc về mình, và quý vị có cả thế giới để chia sẻ. Không có gì thật sự là của quý vị, nên quý vị muốn cho mà không muốn lấy. Quý vị chỉ lấy những gì cần thiết cho cuộc sống hàng ngày, và những gì còn lại quý vị muốn chia cho người khác, vì quý vị biết rồi. Giống như nhà bếp chung của chúng ta, mọi thứ trong đó đều thuộc về tất cả chúng ta. Cho nên, quý vị không muốn vào bếp của Sư Phụ lấy trộm một vài thứ cho mình. Có thể quý vị làm vậy khi đói, khi ăn chưa đủ hoặc đi ăn trễ, hoặc nhập định lâu quá (Sư Phụ giả tiếng ngáy) (mọi người cười) ngáy thật nhiều vào giờ ăn. Phải, thỉnh thoảng một lần thì được, nhưng đừng làm vậy mỗi ngày, bởi vì nhân viên nhà bếp sẽ không mấy thân thiện với quý vị, nếu sau giờ ăn mà quý vị còn tới xin họ nấu thêm món gì đó cho quý vị. Cho nên, nếu quý vị tới đó, phải lẹ tay lấy một củ khoai hay một hai trái chuối gì đó rồi chạy (Sư Phụ cười) trước khi gặp rắc rối (Sư Phụ và mọi người cười). Dù quý vị có ăn cắp gì đó trong bếp của Tôi, không ai nói quý vị gì cả, và Tôi sẽ không trừng phạt quý vị, vì dù sao tất cả đều là của quý vị.

Cho nên, thật ra tại thế giới này, ai lấy trộm của ai? Tất cả đều là của Thượng Đế, nhưng chỉ vì chúng ta đặt ra quá nhiều quy luật và nhiều phiền toái, cho nên nếu người nào lấy một mẩu bánh mì của quý vị trong lúc anh ta đói, quý vị sẽ đánh anh ta, giao anh ta cho cảnh sát, và đó là điều không đúng để làm. Cho nên Chúa Giê Su đã nói rằng: "Bất cứ ai ăn trộm vì bánh mì đều vô tội". Quý vị phải có ngoại lệ, quý vị phải hiểu điều gì là điều gì. Chỉ khi chúng ta trộm vì lòng tham, chúng ta giết người khác, hay chúng ta làm bất cứ điều gì để khiến cho cuộc sống của người khác thêm cơ cực, vì chúng ta ham muốn tài sản của họ, đó là lúc chúng ta không tốt. Khi chúng ta đã có đầy đủ, và chúng ta có thể làm việc gì đó để nuôi thân, nhưng chúng ta chỉ muốn lấy của người khác, thì không tốt. Nếu không, mọi việc tại thế giới này cũng giống một căn nhà bếp chung. Tại đạo tràng của chúng ta, mọi người đều tự do muốn lấy bất cứ vật gì họ muốn, và đóng góp vài món để cho nhà bếp luôn luôn có đầy đủ và thực phẩm phong phú cho bất cứ ai đói đến dùng. Để họ ăn. Nhưng nếu quý vị không đóng góp cũng không sao. Trên thế giới này, nhiều người dự trữ rất nhiều đồ đạc và không chia sẻ cho người khác, vì thế người ta mới ăn cắp.

Vì thế có rất nhiều luật lệ mà quý vị phải giữ - quý vị không được trộm cắp, không được làm điều này, không được làm điều kia. Nhưng với chúng ta, chúng ta không còn muốn trộm cắp nữa. Chúng ta chỉ muốn cho ra vì chúng ta đã hiểu - toàn thế giới là căn nhà bếp chung, toàn thế giới là tài sản chung. Cho nên, nếu mọi người đều hiểu điều này thì không cần đánh nhau với cộng sản nữa; mọi việc điều là của chung. Phải không? (Mọi người đáp: Phải). Phải! Và mọi vật đều thuộc về mọi người. Tại Thụy Điển, có một vài luật rất hay. Giống như nếu quý vị trộm xe của ai, chạy một thời gian và nếu cảnh sát bắt được, thì quý vị chỉ phải trả tiền xăng mà thôi, vì quý vị đã "mượn" chiếc xe (mọi người cười). Phải, chỉ vậy thôi. Vì vẫn còn ở trong nước Thụy Điển. Miễn là vẫn còn ở trong nước Thụy Điển. Nếu họ bắt được quý vị tại Pháp thì Tôi không biết. (Sư Phụ cười). Cho nên, điều đó có nghĩa là quý vị đã "mượn" xe và quý vị trả tiền xăng nhớt hay có thể một vài sự hư hỏng trên xe hoặc bánh xe đã bị mòn hơn một chút khi quý vị dùng. Quý vị đã dùng một ly hay đại khái vậy, và quý vị phải trả thêm một chút; có thể họ đo bánh xe (Sư Phụ và mọi người cười), xem quý vị đã lái xa bao xa, đại khái vậy, hơi hư hao một chút, nhưng không có gì khác. Phải!

Tại một vài quốc gia Hồi giáo có những quy luật rất hay. Tôi không biết các quốc gia khác có giống thế không. Nhưng ở Mã Lai Á, chính phủ thuộc Hồi giáo, họ xây rất nhiều nhà công cộng để cho không mọi người hay cho thuê với giá rất rẻ. Và nếu quý vị mượn tiền của ngân hàng... Đừng đến Mã Lai Á để làm vậy, Tôi chỉ muốn kể cho quý vị biết những điểm tốt tại Mã Lai. nếu quý vị là người Mã Lai và mượn tiền ở ngân hàng tại đây, rồi quý vị không thể trả được và thành thật không trả được, thì quý vị không bị trừng phạt gì cả, hay bất cứ chuyện gì. Vì quý vị đều là anh em với nhau. Nếu người em làm điều gì sái quấy thì người anh làm sao có thể trừng phạt em mình. Nếu người em thành thật không còn đường nào nữa, không không cố ý lừa gạt. Nhưng đa số những người tin tưởng nơi đạo Hồi hay thành thật tin tưởng nơi Thượng Đế, họ không dám gạt bất cứ ai.

Cũng giống như chúng ta ở đây - quý vị tin nơi Thượng Đế, tin nơi điều thiện, quý vị đã vượt qua giới luật, quý vị không muốn trộm cắp; không muốn làm bất cứ điều gì với vợ người hàng xóm hay chồng người láng giềng nữa; bất cứ là việc gì. Quý vị đã có đầy đủ, đã biết mọi việc. Quý vị biết mọi việc đều thuộc về quý vị; và mọi thứ đều thuộc về Thượng Đế, cho nên không có sự ham muốn gom mọi thứ vào cho mình. Bởi vì tất cả đã là của quý vị rồi. Tại sao quý vị phải ham muốn, và bỏ nó vào túi của mình. Để làm gì? Cho nên, giống như nơi đây, mọi thứ đều thuộc về Tôi, Tôi biết chắc chắn vậy, vì Tôi đã tạo ra nó. Tôi làm ra nó và tất cả lương thực Tôi đã mua bằng tiền của Tôi cho quý vị. Tôi có thể nửa đêm vào nhà bếp của riêng mình và trộm vài trái chuối (mọi người cười) hay những chuyện như vậy không? Liệu Tôi có làm điều tức cười như vậy không? Có hay không! (Đại chúng đáp: Không) Dĩ nhiên là không? Cho nên không phải là Tôi giữ những giới luật ở đây, nhưng chỉ là trạng thái của hiểu biết, biết chắc chắn rằng tất cả mọi thứ ở đây đều thuộc về mình. Cho nên Tôi không cần phải trộm bất cứ thứ gì, quý vị hiểu. Tương tự đối với mọi người chúng a, nếu chúng ta đạt tới đẳng cấp của tâm thức này, chúng ta sẽ không làm điều gì xấu như vậy nữa.

Cho nên, ngũ giới hay các điều răn hoặc bất cứ giới luật nào trong bất cứ tôn giáo nào vốn đều là từ vị Minh Sư hay từ Thượng Đế. Vì thế quý vị nói Thượng Đế đã đưa cho Moses mười đều răn. Không phải là mười điều răn. Đó là mười dấu hiệu để biết rằng quý vị về gần tới nhà, nếu quý vị đi qua những dấu trên đường này, quý vị biết rằng chắc chắn quý vị đã gần tới nhà, không còn gì để nghi ngờ cả. Giống như nếu quý vị đáp xuống phi trường Nam Vang, quý vị biết rằng "Bây giờ tôi ở Cam-Pu-Chia. Cả thế giới có thể tranh cãi, nhưng tôi biết tôi ở đây, là vậy đó." Thật tức cười khi nói với Tôi rằng "Tại sao Ngài chỉ cho con ngũ giới hay tại sao lại mười điều răn; nhiều quá." Không có gì quá nhiều. Nếu quý vị không qua được bài thi này, thì cứ ở lại chỗ quý vị đang ở. Biết rằng quý vị đang ở lớp mẫu giáo hay vẫn còn ở bậc trung học. Chỉ có thế thôi. Không ai nói bất cứ điều gì với quý vị, nếu quý vị muốn ở lại bậc trung học, cũng được. Cũng như vậy. Nhưng rất khó cho học sinh trung học vào đại học ngay cả nếu anh ta muốn. Tại sao? Anh ta không được trang bị với khả năng đại học.

Tương tự, đối với nhiều chúng sinh tại thế giới này, rất khó cho họ đi theo con đường thánh nhân. Cho nên, mỗi việc đều khó cho họ: "Thiền, ồ, khó quá, lâu quá! (Mọi người cười) Ngũ giới, ồ nhiều quá! Ăn chay (mọi người cười), ồ trời ơi! Ai mà ăn cho được? Tôi nghĩ rằng rau cải chỉ dành cho mấy con vật," đại khái vậy. Có hiểu ý Tôi không? Cho nên, đó là sự lựa chọn của họ. Họ bám víu vào sự lựa chọn của cuộc đời và những kinh nghiệm tốt mà họ nghĩ họ đạt được từ những thứ này. Giống như có một cuộc sống hủ lậu (Sư Phụ cười), với nhiều cuộc tình mê ly tiếp diễn không ngừng, hay ăn những miếng thịt đầy máu trên bàn, đại khái vậy; và họ nghĩ rằng như vậy là tốt.

Họ không dám thử những điều mới lạ, rồi họ chối bỏ bất cứ điều gì mới mẻ. Nói với người khác: "Không, không, không, không! Tôi không tin." Không tin mà cũng không thử. Đôi khi đối với Tôi cũng vậy, giống như Tôi đã quen với một loại thức ăn hay gì đó, và nếu quý vị cho một thứ khác, trước khi thử, Tôi đã nói thôi! Tôi chưa bao giờ ăn qua và không chắc là Tôi thích. Tôi không nghĩ sẽ thử làm gì. Nhưng sau khi thử rồi, Tôi lại bị câu vào đó và tiếp tục dùng thêm. Phải, tương tự vậy, những người bên ngoài không tu Pháp Môn Quán Âm, không nghĩ đến việc trở về Thiên Quốc, họ đã quên mất mục đích đến đây. Bởi vì, thật ra, mọi việc do Thượng Đế tạo ra cũng rất vui. Cho nên, đối với họ, thế giới này cũng vui. Ồ, có rất nhiều việc phải làm. Cho nên, đôi khi họ cố ý tìm cách ở lại, lẩn quẩn và làm chậm lại cuộc hành trình của họ về Thiên Quốc, để họ có thể vui hưởng thêm vài điều khác. "ối trời! Chỉ trở về với Thượng Đế, dễ quá. Không có gì để làm, hãy ở lại một chút." Giống vài chuyện vui như: Có nhiều người thích đi địa ngục hơn là thiên đàng.

Và người kia hỏi "Tại sao?"

Anh ta trả lời: "Ồ, ở địa ngục có rất nhiều điều thú vị. Nhưng trên thiên đàng, chỉ toàn là điều tốt." (Sư Phụ và mọi người cười) Cho nên, tùy vào khẩu vị của quý vị, sự lựa chọn của quý vị, quý vị biết đâu là tốt, đâu là không tốt. Nếu không, thiên đàng vốn đã ở đây rồi. Đối với chúng ta là thiên đàng. Bất cứ lúc nào chúng ta sung sướng, bất cứ lúc nào chúng ta ở với Thượng Đế, đều cảm thấy vui. Ồ, thật vui!

Bất Cứ Ai Muốn Giúp Nhân Thế Đều Chịu Đau Khổ

Nếu chúng ta muốn đánh thức người khác, thì nhắc cho họ nhớ mục tiêu của họ. Vì thế các thánh nhân phải đau khổ. Vì thế Chúa Giê Su phải chịu cực hình, Đức Phật phải khổ sở, Khổng Tử phải khổ sở. Bất cứ ai muốn giúp nhân loại nhớ lại mục tiêu của họ tại thế đều đau khổ. Cho nên quý vị không thể làm, nhưng quý vị phải cực nhọc với họ, phải đau khổ với họ. Giống như quý vị nhảy vào lòng biển để cứu vài người chết đuối. Có khi quý vị cũng gần bị chìm, hay tự bị chìm nữa, hoặc kiệt sức, ít nhất cũng bị ướt. Và kiệt sức khi quý vị lên bờ với người đó, hay không với người đó. Hay là người đó lên bờ và quý vị thì chết chìm. Có khi như vậy! Cho nên quý vị phải biết bơi giỏi để cứu người khác. Nhưng điều đó không khiến quý vị không bị ướt và kiệt sức. Mọi việc làm đều cần sự nỗ lực và mọi sự đều phải trả một giá.

Nếu quý vị tới đây và đã biết đến Chân Lý cũng như phương pháp giác ngộ và mục đích của cuộc đời này, và quý vị không san sẻ với người khác, quý vị cũng cảm thấy khó chịu. Điều đó cũng dằn vặt trong linh hồn quý vị, và cũng là một thứ rầy rà, hoặc quý vị đau ốm. Nếu quý vị đau ốm, quý vị cảm thấy chán, cảm thấy ngứa ngáy. Rồi quý vị gãi chỗ này, gãi chỗ kia, trông cũng không tốt đẹp gì. Rồi cuối cùng nói: "Thôi được, mình ra làm." Bởi tất cả các linh hồn vốn có mục tiêu này trong tâm. Dù là linh hồn đã thức giác hay vừa thức giác, hay trên đường thức giác, tất cả đều có bổn phận thắp lại ký ức của những người anh em chị em khác về mục tiêu của họ trong việc trở về Thiên Quốc. Bởi vì đó là mục tiêu duy nhất vì sao chúng ta tới đây.

Dù đối với quý vị mâu thuẫn như thế nào nó vẫn như vậy. Đó là mục tiêu duy nhất - muốn nhận ra ánh sáng, nên mới bước vào bóng tối. Mục tiêu duy nhất khi bước vào bóng tối trong vũ trụ chỉ là để nhận diện ánh sáng mà chúng ta đã có. Vì thế chúng ta tạo ra thân thể này bằng chính lực lượng sáng tạo của mình để cô đọng vật thể lại với nhau, trở thành một khối như vầy. Từ hàng tỷ tỷ đơn vị năng lượng của đủ thứ thông minh và năng khiếu cô đọng lại với nhau, làm thành một thân thể như vầy. Tất cả đều tập trung lại, để chúng ta có tất cả các dữ kiện, các dụng cụ, và tất cả khả năng mà chúng ta cần để nhận thức ra chính mình. Cho nên mọi việc chung qui là như vầy. Quý vị đến đây để quý vị có thể trở về. Có ngu không? (Sư Phụ cười) Nghe có vẻ ngu xuẩn, nhưng đó là điều duy nhất để làm ở đây, ở kia, hay bất cứ chỗ nào.

Bởi vì chúng ta đã ở trên thiên đàng lâu quá, và chúng ta có tất cả những gì mình muốn, cho nên chúng ta muốn biết nó như thế nào, biết những gì chúng ta đang có. Nó là gì? Quý vị biết "Thiên đàng" nghĩa là gì không? Cho nên quý vị đi xuống địa ngục để hiểu, để nói "Ồ! Trời ơi, trời ơi! Không, không, không. Không phải cái này. Bây giờ tôi biết rồi. Được rồi, hãy mau đem tôi trở về!" Là như thế đó, nghe rất mâu thuẫn. Nếu không, quý vị có thể tưởng tượng được còn gì khác để làm trong vũ trụ này ngoại trừ đi lên đi xuống cầu thang, chơi đùa, và rồi trở lại, và nhận ra chân Ngã, rồi đi xuống (Sư Phụ cười), đau khổ, và trở lên nữa. Nếu không, không có sự sáng tạo hiện hữu; không có sự diễn tiến trong vũ trụ, không có ngay cả trăng, sao, thiên thể, bầu trời, trái đất, tinh cầu; tất cả giải ngân hà, ngay cả không có gì thành hình. Nếu chúng ta không lay động trong tâm thức tối thượng của mình ý tưởng muốn biết về con người thật của mình, thì không có gì được sinh ra và không có gì cần hiện hữu cả. Nhưng nó đã trở thành như chúng ta đã tạo, như chúng ta muốn biết, như chúng ta muốn sáng tạo, để cho được phong phú, để trở thành vũ trụ, để mọi việc chuyển vận theo kế hoạch của chúng ta và sự ước muốn của chúng ta, để chúng ta biết rằng mình có vô số quyền uy, chúng ta đã sáng tạo ra tất cả và chúng ta còn nắm giữ hay rút bỏ tất cả những điều này và trở về cái không, trở về sự chân phúc và không có gì hơn nữa.

Ngày Sáng Tạo Thứ Bảy của Thượng Đế

Đó là thời kỳ cuối của sự sáng tạo, khi tất cả đầu óc, tất cả tâm thức đều nghỉ ngơi. Đó là "ngày sáng tạo thứ bảy của Thượng Đế". Đó là ngày mà mọi việc đều trở về không, mọi việc đều trở về nguyên thủy của nó và được tái tạo trở lại. Và mọi việc mà chúng ta đã tạo hay Thượng Đế đã nó là đường hướng mà chúng ta muốn, thì nó sẽ tiếp tục. Nếu không, chúng ta sẽ làm hư hại nó, hủy diệt nó qua một vài phương cách, như chết chóc, tai nạn, thiên tai và chúng ta chỉ biến mất; thân xác sẽ bị tiêu hủy. Nếu không hoạt động tốt đẹp, chúng ta tạo ra cái mới và chúng ta luân hồi, như điều chúng ta thường nói.

Vì thế giết hại mà không vì mục đích thiện lành là không tốt. Bởi vì chúng ta sẽ hủy diệt vô cớ những gì mình sáng tạo. Vì thế chúng ta không được giết hại, bởi tất cả những gì chúng ta sáng tạo đều vì mục đích gì đó và nếu chúng ta vô cớ làm hại, thì toàn thể sự sáng tạo sẽ bị hỗn loạn, thiếu sót, và chúng ta phải tái tạo nó trở lại. Nhưng thời gian ngắn ngủi và khoảng cách giữa sự sáng tạo, vốn đã tạo ra rất nhiều hỗn loạn trong vũ trụ rồi. Cho nên chúng ta sẽ thể nghiệm rất nhiều bất hạnh hay tai nạn, đại khái vậy, ngoài những sự giết hại bừa bãi, phá hoại bừa bãi dụng cụ và mục tiêu của chính mình.

Rắc rối quá hử? Có không? Một chút hử? Vậy Tôi nên làm gì đây? Điều tốt nhất là Tôi ngậm miệng cho rồi (mọi người cười). Thật vậy! Thật vậy! Vì Tôi đang giải thích cho quý vị những điều thuộc trong tam giới mà thôi - Thế giới của "có" và "không", thế giới của đây và kia, thế giới của một và hai, thế giới của sự sáng tạo và hủy diệt. Tại căn nhà tuyệt đối, không có những chuyện chúng ta nên nói như ở đây. Chúng ta hiểu mà không cần lời, chúng ta vốn đã biết mọi việc rồi. Và chúng ta tự do lựa chọn đến hay đi, ở đây hay làm việc gì khác, và có những mục tiêu cao hơn trong đời sống chúng ta ở đó. Thật ra, không hẳn chán như vậy, vì sau đó chúng ta đạt được quả vị Minh Sư, chúng ta là chủ nhân của vũ trụ, một cách ý thức cũng như vô ý thức. Bây giờ chúng ta ở đây một cách vô ý thức.

Một khi chúng ta đạt được quả vị Minh Sư, chúng ta cũng có một thân thể khác, và chúng ta có thể vui hưởng mọi thứ và quyết định vận mạng của mình, việc làm của mình, và hành động của mình, cũng mọi thứ khác. Đó là nếu chúng ta đạt được quả vị Minh Sư. Chúng ta cũng có thể làm ngay tại đây trong khi còn thân thể này. Vì ở giai đoạn đó chúng ta sẽ cảnh giác được những gì mình làm. Chúng ta có ý thức chúng ta làm gì, và chúng ta biết chúng ta làm những gì chúng ta chọn. Không bị lôi kéo bởi nghiệp chướng hay bởi kế hoạch của vũ trụ mà chúng ta đã quên sau khi tới thế giới vật chất này. Sau khi đạt quả vị Minh Sư, chúng ta biết rằng mình đang làm gì, lựa chọn những gì mình làm, hay chúng ta biết một cách ý thức rằng bất cứ việc gì chúng ta làm ở đây đều tốt.

Đa số mọi người đến đây và họ chỉ làm bất cứ điều gì ở đây, họ cũng phải làm như thường, nhưng họ không hiểu gì về những chuyện họ đang làm. Họ không thể yêu thích những gì họ đang làm, họ không vui với công việc và đôi khi còn chán ghét mà không thể thoát ra được. Hoặc là sự việc tốt lành cho họ, họ ghét và sự việc không tốt lành cho họ, họ lại thích, những chuyện như vậy. Bởi vì họ vô ý thức, không cảnh giác được họ là ai và con đường họ đã chọn để đi. Họ không có sự lựa chọn nào!

Trí Huệ Ảnh Hưởng Lẫn Nhau - Chỉ Cần Theo Sự Hướng Dẫn

Cho nên, sau khi tu hành Pháp Quán Âm, chúng ta được câu thông lực lượng tri thức của mình trở lại, chúng ta thay đổi các tế bào não bộ, ngay cả các các tế bào trên thân thể nữa. Chúng ta thay đổi tất cả ngày qua ngày, thanh lọc và thanh lọc cho đến khi nó trở nên một sự hiểu biết thuần khiết, tình thương và trí huệ thuần khiết. Không có gì khác hơn. Cho nên ngay cả trong thân thể hiện tại, chúng ta cũng có thể trở thành một vị Minh Sư nữa. Đó là những gì chúng ta gọi là Phật tại thế hay Thượng Đế tại thế hay Thượng Đế bước đi trong chúng ta, hay Đức Chúa, Đấng Cứu Thế, "Vì Chúa tôi", quý vị hiểu không? (Mọi người cười và vỗ tay)

Tất cả các vị Minh Sư, tất cả vị được gọi là Phật, quý vị có thể nhận ra họ qua sự thanh cao của họ, qua trí huệ của họ, qua sự hiểu biết của họ, qua cách họ sống trong thiện mỹ, trong những bước vững chãi, và trong tình thương. Quanh chúng ta có rất nhiều vị, tại thế giới này. Cho nên nếu chúng ta đã chọn đi với một vị này hay vị khác đều được cả, miễn là chúng ta nhận ra họ. Miễn là sự thuần khiết, thiện lành, tình thương và trí huệ, là tất cả những gì chúng ta muốn, sẽ muốn, thì chúng ta sẽ nhận ra người đó. Chúng ta sẽ gặp một người và chúng ta chỉ cần bước đi theo cách họ bước. Vì trí huệ ảnh hưởng lẫn nhau. Chúng ta có trí huệ bên trong, cũng giống như hai ngọn đèn cầy, cả hai đều có khả năng cháy sáng. Nếu một ngọn đã thắp sáng và đem mồi ngọn kia, thì cả hai sẽ cháy sáng như nhau.

Tìm một vị minh sư không khó, chỉ khó cho chúng ta điều khiển lại sự suy nghĩ và nhớ lại mục tiêu cuộc sống của mình. Một khi chúng ta nhớ lại, thì không còn gì phải làm nữa. Chỉ đi theo dấu chân của linh hồn mình. Chỉ theo tấm gương đi trước mình. Chỉ theo người hướng dẫn. Và đó là tất cả những gì chúng ta phải làm. Mọi việc khác chỉ là nhân tiện mà thôi.

Nếu quý vị đi với người dẫn đường để đến ngọn núi Everest, đồng thời đôi khi quý vị ngừng lại ở giữa đường, và nấu một vài món ăn, làm vài việc vệ sinh, quý vị biết, tắm giặt, đáng răng gì đó. Nhưng người hướng dẫn vẫn ở phía trước và quý vị luôn đi theo ông ta. Quý vị không mất mát điều gì. Ngoài việc quý vị sẽ đi núi Everest, những việc khác quý vị làm ở giữa đường đều không ăn nhằm gì. Nếu quý vị có gặp một cô gái, có thể cô ta thích đi với quý vị, sao lại không? Quý vị cũng trang bị mọi thứ cho cô ta, rồi quý vị cùng đi với nhau. Trên đường đi, nếu quý vị nhìn thấy một cái hồ đẹp và quý vị muốn cắm trại ở đó qua đêm hay ngừng lại vài ngày để vui hưởng phong cảnh, thì đối với người hướng dẫn cũng được thôi. Miễn là chúng ta có đủ lương thực cho cuộc hành trình, đối với người dẫn đường sao cũng được. Ông ta sẽ không nói với quý vị, "Tại sao anh thiếu cố gắng, tại sao anh không chạy mau đến núi Everest." Vội vã làm gì chứ? Đúng không? Đúng! Tôi không nghĩ là núi Everest sẽ biến mất nhanh như vậy (Sư Phụ cười). Thượng Đế cũng vậy.

Cho nên mọi việc chúng ta hiện đang làm trên thế giới này, hay đã từng làm sẽ chỉ là nhân tiện làm trên đường đến Thiên Quốc. Không sao! Hãy làm những gì quý vị thích làm. Quý vị phải thật sự thích nó. Nó có thể xấu, theo sự phán xét của người khác, nhưng họ là ai mà phán xét quý vị. Quý vị phải biết mình thật sự muốn gì. Và những gì thực sự khiến quý vị cảm thấy "Đó là tôi. Là tôi, tôi thích như vậy. Đó là tôi, nếu tôi làm điều gì khác, tôi sẽ không thích, tôi sẽ đau khổ." Quý vị hiểu ý Tôi không? Ngoại trừ quý vị muốn đau khổ vì điều đó, thì đó cũng là sự lựa chọn của quý vị. "Được rồi, đó cũng là tôi. Tôi thích đau khổ khi tôi làm điều này. Tôi không thích làm một cách dễ dàng. Tôi thích chọn cách khó khăn." (Sư Phụ và mọi người cười) Bất cứ những gì quý vị chọn để làm thì quý vị biết nó là quý vị. Bởi vì có thể đó là mục tiêu của cuộc đời quý vị. Đó là con đường quý vị chọn để bước đi. Cho nên không cần luôn nghĩ đến những gì người khác nghĩ, ngoại trừ một vài việc nhỏ nhặt, phong tục và tất những chuyện đó. Cứ theo nó, để tâm được an ổn, và để sống hòa đồng với nhau. Nhưng đừng đánh mất chính mình để trở thành một người khác.