Cây Bàng Tuổi Thơ
Tác Giã: Lê Xuân Hoa
Chị được thừa hưởng từ mẹ mái tóc dài óng ả, nụ cười hiền hậu và những vần thơ xinh xinh cùng cả cái mác sinh viên khoa văn trường Tổng hợp. Thơ của chị không gửi đăng báo, chỉ viết cho bạn bè và người thân. Mỗi lần đọc xong những vần thơ dịu dàng ấy không biết nên buồn hay nên vui, thì cũng nắng, cũng mây, cũng gió… có lẽ là thứ cảm giác nhẹ nhàng kiểu như ta đang đứng ở sụ giao thoa giữa những cung bậc nhạt nhòạ Bởi vậy vui lên một chút cũng được hay buồn đi một tẹo cũng chẳng saọ
Em không biết làm thơ. Với em thơ chỉ là trò chơi cút bắt của những ngôn từ đỏng đảnh mà em thì chưa bao giờ tập cho bản thân thói kiên nhẫn. Bù lại thỉnh thoảng truyện ngắn của em cũng được xuất hiện trên báo này báo nọ, đủ để lũ bạn có cớ bắt em mở hầu bao cho những khoản chi bất ngờ không được tính đến trong dự toán ngân sách. Theo truyền thống gia đình em cũng học tổng hợp nhưng lại ngành luật. Ước mơ được trở thành một vị thẩm phán đã đeo đuổi tuổi thơ của em.
Gia đình chỉ có bốn người nhưng khoảng thời gian duy nhất để cả nhà sum họp đầy đủ chỉ dồn lại vào bữa cơm tốị Thì thời buổi kinh tế thị trường làm trong giờ, làm ngoài giờ, học trường chính, học trường phụ, thế mới mong đáp ứng được nhu cầu đòi hỏi của xã hộị Bố thông báo “Tối nay họp gia đình”. Em cười “Chính phủ vừa ra nghị quyết mới hả bố?”. Mẹ nhăn mặt “im nghe bố mày nói”. “Sang năm mẹ về hưụ Thôi cống hiến thế cũng đủ rồị Tháng sau bố sẽ gọi thợ đến chặt cây bàng đi làm thêm gian ngoài cho mẹ mày bán hàng, chạy ra chạy vào có việc cũng đỡ buồn”. Chị thảng thốt “Chặt cây bàng hả bố?”. Lặng lẽ em đứng lên bước ra ngoài sân. Trăng đầu tháng chênh vênh như con thuyền độc mộc giữa biển sao lung linh. Tán lá bàng xanh mướt âu yếm xòa xuống. Em úp mặt, vòng tay quanh thân cây xót xa nghe những ngày thơ ấu vọng về.
Ngôi nhà của em nằm trên con đường ngoại ô nghiêng nghiêng hàng xà cừ xao xác lá. Cả phố chỉ có duy nhất một cây bàng trước cửa nhà em. Cây bàng ấy bằng tuổi chị. Bố kể ngày chị đầy tháng bố đã xin nó về, hì hụi mất cả buổi chiều để trồng và dựng xung quanh hàng rào tre kiên cố. Cây hàng lớn lên là niềm kiêu hãnh của em. Nó đã gắn bó với tuổi thơ của chị và em, đã đi qua những nỗi buồn và chia sẻ những niềm vui con trẻ. Cũng dưới gốc bàng này em xúng xính trong chiếc áo lấy trộm của mẹ, đầu choàng khăn bóng bay của chị, loay hoay ôm chiếc chổi quét nhà giả làm hoa cô dâu trước ngực. Thằng Hà nhặt những bông hoa vàng dịu li ti rắc lên tóc em. Nó ghé vào tai em thì thầm giọng nghiêm trang “Thi này, khi lớn lên - thật đấy – tao sẽ cưới mày làm vợ”. Ngày ấy em mới năm tuổị Hai năm sau gia đình Hà chuyển nhà. Nơi ở mới nghe đâu xa xôi lắm. Em không được làm nhân vật chính trong trò chơi cô dâu – chú rể nữạ Chị đùa “Thi bị mất chú rể rồi”. Nhưng trong em cây bàng vẫn mãi là nhân chứng cho lời tỏ tình thiêng liêng ấỵ
Giọng bố vang lên “Vào nhà đi con”. Em cắn môi “Không để cây bàng lại được hả bố?” “Thời đại kim tiền mà, mình không thể là ngoại lệ đứng ngoài guồng quay được. Rồi sẽ quen thôi”.
Mẹ xin ở đâu về được một con mèọ Nó có bộ lông vàng mượt và chỉ nhỏ bằng hai nắm taỵ Chị vui vẻ “may mà có con mèọ Dạo này nhà mình nhiều chuột quá”. Em nhìn con mèo run rẩy chui tít vào gầm giường đầy thất vọng “Kiểu này không khéo chuột nhà mình ra “chít” một cái mèo ngã lăn đùng. Sốc quá. Nhồi máu cơ tim luôn”. Mẹ gắt “Ăn nói hay nhỉ”. Em cười “nhà mình ấy hả, phải mua mèo rôbốt mới được”. Và dù không vồ được chú chuột nhắt nào, suốt ngày chỉ nằm dài phơi nắng nhưng chú miu vẫn giành được sự quan tâm, thương yêu của mọi người, dù sao nó cũng là thành viên nhỏ nhất trong gia đình. Bố bảo “Có nó cũng vui cửa vui nhà”. Mẹ gọi nó bằng “meo”, cái tên cúng cơm của họ nhà mèọ Chị nhất quyết kêu bằng “miu”, nghe thế mới dễ thương. Em kiếm được quả chuông nhỏ đeo vào cổ, mỗi khi nó chạy kêu leng reng khắp nhà và đặt tên cho nó là “Em lười”. Chị cười “Chẳng biết mèo lười hay Thi lười”. Em giận dỗi “Được rồi từ mai em sẽ chăm sóc cho nó” nhưng chỉ được vài ngàỵ Em Lười có vẻ quấn quít chị hơn. Em hay quên cho nó ăn, chỉ tại cái thời gian biểu của em không bao giờ chính xác. Mà mẹ vẫn bảo em là người thất thường đấy thôị
Em cầm cuốn sách làm văn trên tay giọng đều đều “hôm nay học bài nghị luận”. Học trò giở sách loạt xoạt, không thèm che đậy cái ngáp dàị “Em buồn ngủ à?”. “Thưa cô không ạ”. Em ngao ngán lấy hơi đọc một tràng “Nghị luận là…”. Học trò thò lấy tay di di lên mặt bàn. “Có hiểu cô vừa đọc gì không?”. Học trò gật đầu ngoan ngoãn “Thưa cô có ạ”. Em đặt sách xuống bàn thầm ngạc nhiên “Thế mà mình lại không hiểu mình đang đọc cái gì…”
Nghỉ giải laọ Học trò có vẻ tỉnh táo hơn “Cô có thích học văn không ?”. “Có chứ. Còn em?” “Em ghét cái môn này lắm, chẳng giúp được gì. Tại bố mẹ em cứ bắt học… mà cô học văn giỏi thế sao không học văn mà lại học luật?”. Không chờ em trả lời, học trò đã hí hững “À, em biết rồị Học luật kiếm được nhiều tiền hơn phải không cô?”.
Cho học trò nghỉ sớm 15 phút, em lấy xe đạp vòng quanh qua các dãy phố. Hà Nội của em thay đổi với tốc độ tên lửạ Đâu đâu cũng nhà cao tầng gắn những tấm kính đen xì. Báo chí ra sức kêu gọi tuyên truyền bảo tồn văn hóa dân tộc. Cơ chế thị trường mà. Vậy thì em còn tiếc cái cây bàng không sinh ra lợi nhuận ấy làm gì?
Em đạp xe về nhà, lo sợ vẩn vơ đến một ngày nào đó bọn trẻ con sẽ hỏi “Hà Nội mùa thu, cây bàng lá đỏ là gì hả cô?”.
Ngoài sân chất ngất gạch cát, xi măng ngổn ngang. Bố bận rộn trông coi đám thợ thỉnh thoảng lại than thở “Đấy không có con trai khổ thế đấy, làm việc nặng nhọc không có ai đỡ đần cho”. Em bước vào nhà. Mẹ bận bịu bên đống nồi niêu xoong chảọ “Mẹ, cây bàng của con…”. Mẹ xua tay “Cho hết rồị Cái cây đấy vô tích sự. Gỗ chỉ chẻ ra làm củi đun thôi”. Em đứng lặng. “Lên gác xem chị mày hôm nay làm sao ấy - mẹ hạ giọng – hình như buổi sáng nhận được thư. Chắc là của thằng Trung”.
Chị đứng ngoài ban công. Em Lười cuộn tròn ngủ ngon lành trên gốị Em đứng sau lưng chị, bàng hoàng nhận ra khoảng trống cây bàng để lạị Cả một khoảng không gian như chới với Chị quay lạị Mắt đỏ hoẹ Em dè dặt “Chị vừa nhận được thư bên Sydnây gửi về?”. Chị ngồi xuống giường ôm chú miu vào lòng, giọng mệt mỏi “Thi, chị muốn ngủ một chút”.
Buổi tối, bố cẩn thận lấy tiền ra đếm rồi đút vào phong bì. “Bố đi họp về?” “Họp hành gì, chuẩn bị đi cống nạp thì có”. Mẹ lạch xạch xếp bát đĩa vào mâm “Lúc nãy có mấy anh bên giao thông công chính lại cả phường nữa…”. “Mình có giấy phép cơi nới nhà cửa rồi mà”. “Muốn gây khó dễ cho mình thì thiếu gì lý do”. Em hùng hổ “Bố không phải đi đâu cả. Việc mình làm đúng pháp luật. Nếu cần con viết đơn khiếu nại ngay”. Bố cười “Luật nào cũng không bằng luật phong bì. Trong khi chờ giải quyết khiếu nại người ta đình chỉ thi công công trình lại chẳng hóa hỏng bỏng không à? Thôi con cứ học đi, vào đời sẽ thấy muôn hình vạn trạng chẳng sách vở nào dạy đâu”.
Em hậm hực bỏ ra ngoài sân. Lần đầu tiên cảm thấy mình bất lực… hụt hẫng. Trước kia mỗi lần bực bội em thường ngồi dưới gốc cây bàng, tựa đầu vào vỏ cây xù xì, nâu đen của thời gian.
Ngày mẹ khai trường cho cửa hàng kinh doanh thập cẩm đủ thứ từ sách vở đến đường sữa, mì ăn liền thì cũng là ngày em xin nghỉ dạy ở trung tâm gia sư. Không phải vì em không còn tìm thấy tình yêu trong văn học, cũng không phải vì chưa bao giờ phụ huynh học trò thực sự tôn trọng em như cô giáo mà chỉ vì em phải dành nhiều thời gian hơn cho công việc gia đình. Chị tốt nghiệp đồng nghĩa với thất nghiệp nay quay sang ngoại ngữ, tin học. Hơn nữa cái gian hàng thập cẩm của mẹ lúc nào cũng cần nhân công. Nhưng dù sao em cũng không quen được với hình ảnh mẹ đon đả mời khách, bận rộn tính toán sau cái ngăn kéo đựng tiền treo lủng lẳng ổ khóa Việt Tiệp xinh xinh. Ngày trước, tủ của bố mẹ không bao giờ phải dùng đến khóạ Bố an ủi “Bán hàng đủ mọi loại khách mẹ phải cẩn thận chứ”. Mặc dù đã luôn tự nhắc nhở phải thích nghi với hoàn cảnh nhưng em vẫn không khỏi chạnh lòng khi bữa cơm tối vắng người này, người kia (thì chưyện hàng họ, tiền nong có bao giờ chừa giờ cơm để không đến đâu). Lâu rồi, chị không viết được vần thơ nàọ Ở nhà thỉnh thoảng lại “What is wrong?” “Pardon? Not at all” làm em muốn điên đầụ Lâu rồi, mẹ không còn theo dõi “sự nghiệp văn chương” của em trên báo chí, không góp ý cho em điều này điều kiạ
Em ngỡ ngàng nhìn chị. Mái tóc đen dài óng ả nhường chỗ cho kiểu đầu Nhật tém ngang tai đang thịnh hành. Chị kéo em lên phòng thì thào “Hôm nay là ngày cưới của anh Trung đấy” “Cái gì?”. Chị cười, bình thản lôi ra một đống thư từ ngả màu, dúi vào tay em lá thư cuối cùng cách đây đã sáu tháng. Trang giấy hoen ố, đôi chỗ bị nhòe (nước mắt của chị?) chỉ vỏn vẹn một dòng “Đừng chờ anh nữa”. Em sững sờ “Đơn giản thế thôi ư? Ba năm yêu thương, bốn năm đằng đẵng thư từ, xa xôi cách trở là vậy chỉ thế là xong à?”. “Tuần trước mẹ anh Trung đến. Bác bảo Trung lấy một cô tóc vàng, mắt xanh và định cư ở bên ấy luôn… Thôi em giúp chị đem tập thư này đốt đị Đầu tháng chị sẽ bắt đầu đi làm. Tất nhiên chỉ là nhân viên trực văn phòng chi nhánh của công ty giày dép thể thao của Đức”. Em thẫn thờ “Còn cái bằng cử nhân văn chương của chị?” rồi lại buông xuôị Biết đâu như thế lại tốt hơn. Chị sẽ không còn thời gian để buồn phiền.
Một tuần. Em Lười không về nhà ăn cơm. Em cuống cuồng. Mẹ gắt “Người không xong còn đâu thời gian lo cho mèo”. Bố góp ý “Nếu cái Thi thích thì mua con khác. Chắc là nó bị bắt bán cho quán tiểu hổ rồi”. Chị cười “Em Lười của Thi đi theo tiếng gọi của tình yêu thì có. Mà Thi cũng chọn cho mình một người trong đám trai đi không khéo thành bà cô đấy”. Em vênh mặt định nói “Chọn mẫu người như anh Trung hay như anh trưởng phòng bây giờ của chị?” Nhưng rồi lại thôị Nào có ích gì đâu, chỉ đau lòng thêm.
Em đứng trên ban công khóc òa – cho cả cây bàng tuổi thơ, cả những vần thơ của chị và cả em Lười, con mèo đã từng một thời được coi là thành viên nhỏ nhất trong gia đình. Bố đặt tay lên vai em “Cuộc sống mà con”. Em lau khô nước mắt. Em không có thói quen khóc trước mặt người thứ haị “Mình không thể đứng ngoài guồng quay của xã hội đúng không bố?”.
Tổng kết rút kinh nghiệm hóa ra em lại là người khó thích nghi với sự thay đổi của hoàn cảnh. Có lẽ em sẽ không viết truyện ngắn nữạ Ngân sách sẽ không bị mất cân đối bởi những khoản chi bất ngờ và chép miệng giống hệt bố. “Thời đại kim tiền mà rồi sẽ quen thôi”.
Lê Xuân Hoa
Bookmarks