Hùng Vương


Thủy tổ dân tộc Việt Nam, họ Hồng Bàng dựng nước, 18 đời đều xưng hiệu Hùng Vương: (theo Hùng triều ngọc phả và Thiên Nam bảo lục diễn ca).

1. Kinh Dương Vương Lộc Tục (X. Lộc Tục), tôn dâng miếu hiệu Hùng Dương.
2. Lạc Long Quân Sùng Lâm (X.Sùng Lâm) thụy hiệu Hùng Hiền.
3. Hùng Lân
4. Hùng Việp
5. Hùng Hi
6. Hùng Huy
7. Hùng Chiêu
8. Hùng Vĩ
9. Hùng Định
10. Hùng Hi
11. Hùng Trinh
12. Hùng Võ
13. Hùng Việt
14. Hùng Anh
16. Hùng Tạo
17. Hùng Nghị
18.Hùng Duệ

Hiệu nước khi ấy là Văn Lang, đóng đô ở Phong Châu ( thuộc huyện Bạch Hạc, tỉnh Vĩnh Phú ngày nay). Toàn lãnh thổ chia làm 15 bộ: Văn Lang, Châu Diên, Phúc Lộc, Tân Hưng, Võ Định, Võ Ninh, Lục Khải, Ninh Hải, Dương Tuyền, Giao Chỉ, Cửu Chân, Hoài Nam,Cửu Đức, Việt Thường và Bình Văn.

Về danh hiệu Hùng Vương, gần đây có nhiều học giả cho rằng chữ Lạc đã chép sai ra Hùng, nên phải gọi là Lạc Vương thay vì Hùng Vương.

Đến nay di tích hãy còn trên đỉnh Hùng Sơn, cách Hà Nội 97 cây số, cũng gọi là núi Đền, là Nghĩa Lĩnh hay Nghĩa Cương. Bia đề 4 chữ to" Cao sơn cảnh Hùng".

Nơi đền thượng, phía ngoài nêu 4 chữ" Nam thiên triệu tô". Gian giữa, tấm hoành lớn ghi" Hùng Vương miế"u. Trên bàn thờ có ba bài vị, bài vị chính ghi" Khai quốc hồng đồ, đột ngột cao sơn cổ Việt Hùng thị, thập bát thế thánh vươn"g: Mười tám đời vua thánh dòng Hùng nước Việt xưa, non cao chất ngất nên sự nghiệp to mở nước.

Hai cột chính giữa điện có đôi câu đối:

"Thiên địa trường tồn, ức vạn niên do truyền quốc tổ;

"Tinh thần bất hủ, thập bát thế giai điệu Hùng Vương"

(Trời đất con dài, ức muôn năm vẫn truyền là quốc tô;

Tinh thần không diệt, mười tám đời, đều mang hiệu Hùng Vương).

Trong đền có rất nhiều câu đối chữ Nôm và chữ Hán. Về chữ Nôm có hai câu đối đáng chú ý:

"Vật đổi sao dời, phúc tổ vẫn lưu nền cổ tích;

Nước nguồn cây cội, đạo người nên nhớ mộ Hùng Vươn"g

Về chữ Hán, đôi câu đối sau đây bút pháp thần tình:

"Vấn lai dĩ sự tu vi sử;

Tế dục dư đồ dục mệnh th"i.

(Hỏi lại chuyện xưa nên chép sử ;

Xem rành đồ bản muốn đề thơ)

Có người cho đôi câu đối ấy là của chúa Tĩnh đô vương Trịnh Sâm cách nay hơn 200 năm .

Đến nay, toàn dân đã công nhận ngày 10 tháng 3 âm lịch là ngày giỗ Quốc tổ của nhân dân ta.