Chương 14


CLARION – LEDGE, BLUE RIVER, thứ sáu 28-4-19…

MỘT SINH VIÊN NỘI TRÚ TỪ LẦU RƠI XUỐNG CHẾT. CÁI CHẾT THẢM KHỐC CỦA CON GÁI TRÙM TƯ BẢN ĐỒNG TẠI TÒA HÀNH CHÍNH.

Dorothy Kingship, mười chín tuổi, sinh viên năm thứ hai trường đại học Stoddard, đã chết ngày hôm nay vì ngã hoặc nhảy từ tầng lầu thứ mười bốn của tòa nhà Hành chính. Nạn nhân là một cô gái tóc vàng xinh đẹp, gia đình ở New York, con gái út của Leo Kingship, chủ tịch công ty King ship Copper.
Vào lúc mười hai giờ năm mươi tám phút trưa nay, công nhân trong tòa nhà bỗng nghe một tiếng thét rùng rợn và một sự va chạm dữ dội. Tiếng thét phát xuất từ hầm thông gió trên tầng mười bốn. Họ liền đổ xô chạy đến bên bên cửa sổ và nhìn thấy khuôn mặt nhăn nhúm méo mó của một thiếu nữ. Bác sĩ Harvey C. Hess, ở số 57 khu Woodbridge, lúc ấy cũng có mặt trong hành lang đã đến nơi xảy ra tai nạn ngay sau đó. Bác sĩ xác nhận nạn nhân đã chết.
Cảnh sát đã đến và đã tìm thấy cái vì màu hồng trên mặt thành tường cao khoảng một thước. Trong ví có một tờ giấy khai sinh, một thẻ ghi danh ở đại học Stoddard – nhờ thế mới truy ra được tông tích nạn nhân. Cảnh sát còn tìm thấy một mẩu thuốc mới hút còn dính sáp môi của nạn nhân, do đó cảnh sát đã đến kết luận là nạn nhân đã ở trên mái nhà vài phút trước khi nhảy xuống kết liễu cuộc đời.
Rex Cargill, người phụ trách thang máy, nói với cảnh sát rằng ngay trước khi xảy ra thảm kịch, anh đã đưa cô gái đến tầng sáu hay bảy gì đấy anh không nhớ chính xác lắm. Một người phụ trách khác – Andrew Vecci, cho biết anh đã đưa một thiếu nữ ăn mặc giống như nạn nhân lên tầng 14 nhưng không rõ là cô gái vào thang máy từ tầng lầu thứ mấy.
Viện trưởng đại học Stoddard – Clack D. Welch – cho biết cô Kingship là một sinh viên khá xuất sắc. Các nữ sinh viên cư xá còn đang bàng hoàng vì cũng không biết rõ nguyên nhân nào đã dẫn đến cái chết của bạn mình – “Chẳng ai biết rõ chị ấy lắm” – Một nữ sinh viên tuyên bố.

CLARION – LEDGE, BLUE RIVER, thứ bảy 29-4-19…

CÁI CHẾT CỦA NỮ SINH VIÊN NỘI TRÚ LÀ VỤ TỰ TỬ – NGƯỜI CHỊ CỦA CÔ GÁI NHẬN ĐƯỢC BỨC THƯ

Cái chết của Dorothy Kingship, sinh viên đại học Stoddard, đã rơi từ mái nhà của tòa Hành chính vào trưa hôm qua là một vụ tự tử. Cảnh sát trưởng Eldon Chesser đêm qua đã khẳng định với các nhà báo như thế. Một lá thư viết tay không có chữ ký được xác nhận là của nạn nhân đã gởi đến người chị – cô Ellen Kingship, sinh viên đại học Caldwell, Wisconsin. Mặc dù nội dung lá thư không được công bố, cảnh sát trưởng Chesser vẫn kết luận đó là một trường hợp tự tử có chủ ý. Lá thư đã được gửi đi từ thành phố này, dâu bưu điện ghi lúc 6 giờ 30 sáng hôm qua.
Vừa nhận được thư, Ellen Kingship đã thử liên lạc với em bằng điện thoại. Sau đó điện thoại đã chuyển sang cho ông viện trưởng đại học Stoddard. Ông đã báo tin buồn cho cô. Ellen tức tốc đến Blue River ngay đêm qua. Leo Kingship, cha của nạn nhân, cũng sẽ đến đây nay mai bởi vì máy bay của ông bắt buộc phải đáp xuống Chicago, do thời tiết xấu.

NGƯỜI CUỐI SÙNG NÓI CHUYỆN VỚI NẠN NHÂN: NẠN NHÂN TRONG TRẠNG THÁI KHỦNG HOẢNG THẦN KINH.

Tường thuật của LAVERN BREEN

“Chị ấy cười mãi khi ở trong phòng của tôi. Tôi nghĩ chị ấy đang hạnh phúc vì một chuyện gì đó, nhưng bây giờ tôi mới hiểu đó là triệu chứng khủng hoảng thần kinh của chị. Lúc đó lẽ ra tôi phải nhận ra mới phải vì tôi rất sành khoa tâm lý.
Đấy là lời tường thuật của cô Anndbelle Koch, sinh viên năm thứ hai đại học Stoddard, về thái độ của Dorothy Kingship hai giờ trước khi chết.
Cô Koch, sinh ở Boston, là một cô gái nhỏ nhắn, xinh đẹp. Hôm qua cô phải ở lại phòng vì cảm sốt. “Dorothy gõ cửa phòng tôi vào lúc mười một giờ kém mười lăm. Tôi đang nằm trên giường thì chị ấy vào, tôi hơi ngạc nhiên bởi vì chúng tôi không thân lắm. Như tôi đã nói, chị ấy cười hoài và đi quanh trong phòng. Chị ấy mặc áo choàng tắm. Chị ấy muốn hỏi mượn tôi cái thắt lưng của bộ quần áo xanh lục. Tôi cũng xin nói la hai chúng tôi có hai bộ áo màu xanh lục giống nhau. Tôi mua ở Boston, chị ấy mua ở New York, nhưng hai bộ giống nhau như khuôn đúc. Đêm thứ bảy vừa qua, vô tình hai chúng tôi cùng mặc đi ăn tối. Hai chúng tôi đều thấy ngường ngượng thế nào ấy. Chị ấy ngại ngần hỏi mượn thắt lưng của tôi vì theo chị ấy nói thắt lưng của chị ấy đã bị hỏng. Thoạt tiên tôi do dự vì đấy là bộ áo mới mua để mặc vào mùa xuân. Nhưng sau thấy chị ấy tha thiết muốn mượn nên tôi phải chỉ ngăn kéo cho chị ấy. Chị cảm ơn rối rít và ra khỏi phòng” – Nói đến đây cô Koch ngừng, sửa cặp kính mắt – “ Và đây mới là điều lạ lùng. Sau này khi cảnh sát đến phòng chị ấy để tìm lá thư gì đó, họ tìm thấy cái thắt lưng của tôi trên bàn học của chị. Tôi nhận ra thắt lưng đó vì cái khuy màu vàng ở cuối bị chợt. Tôi đã lấy làm tiếc vì đấy là bộ áo quần đắt tiền nhất của tôi. Hiện nay cảnh sát vẫn còn giữ chiếc thắt lưng ấy. Tôi rất băn khoăn về hành động của Dorothy. Chị ấy giả vờ đến mượn thắt lưng vì chị đâu có dùng nó. Chị ấy đã mặc bộ áo quần anh lục của chị… khi sự việc cảy ra. Cảnh sát đã xem xét chiếc thắt lưng, khóa nịt của chị và thấy không hư hỏng gì. Hình như đó là một điều bí ẩn.
Sau này tôi mới vỡ lẽ, chị hỏi mượn thắt lưng chỉ là một cái cớ, cái cớ để trò chuyện với tôi. Có thể khi trải bộ áo mới của mình ra, chị ấy sực nhớ đến tôi vì ai cũng biết tôi đang nằm liệt giường vì cảm sốt, nên làm như vào mượn thắt lưng. Giá lúc đó, tôi thông minh nhận ra việc đó thì chắc chắn tôi có thể gợi cho chị thổ lộ tâm sự và hẳn đã không xảy ra cớ sự…”