Chương 103 - Tiếng Nói Sau Cùng


Dương-Qua tay cầm trường mâu, giục ngựa chạy như bay tới trước, Thần Điêu cũng giở hết sức lực chạy theo bên chân ngựa.

Tiểu Long nữ, Gia Luật Tề, Quách Phù, Quách Tường bốn người nối gót chạy theo sau. Dương-Qua nhắm ngay cây cờ mao chín tụi chạy như bay đến. Gia Luật Tề kinh hãi, chàng biết rõ dưới cây cờ mao là chỗ Hoàng đế Mông Cổ ngự, dõng tướng cận vệ trên muôn, tả phù hữu bật toàn là những người cừ khôi cự phách, không lẽ Dương-Quamuốn tự sát hay sao ? Trái lại sanh mạng của mình là do Dương-Quacứu sống, nếu gã đi vào biển lửa, dù sao mình cũng không nỡ bỏ đi cho đành.

Họ chạy rất nhanh, chỉ phút chốc đã rời xa mấy dặm, đến gần duới chân thành Tương Dương.

Bọn tùy tướng của Hoàng đế Mông Cổ thấy Dương-Qua xông đến lướt giáo ngay chỗ đức vua ngự, chúng vội chia quân ra cản trở.

Dương-Qua vũ lộng cây trường mâu nhắm ngay tên cận tướng Mông Cổ đâm một nhát từ trước bụng xuyên ra sau lưng thì Gia Luật Tề cũng vừa phi ngựa đến tận bên chàng, thuận tay Dương-Qua với chộp cây thương trên tay Gia Luật Tề, vì cây mâu của chàng mắc cứng trong thi thể tên cận tướng, kế đó Dương-Qua phóng mạnh vào tên tùy tùng thứ hai, khi cây thương rút ra khỏi xác, máu phun có vòi, tên cận tướng thứ hai cũng nhào lăn chết nốt. Bọn cận tướng còn đang ngơ ngác thì Dương-Quađã luớt qua trận. Chúng thân binh sợ Dương-Qua phạm đến Hoàng đế, nên chúng chạy như ong, phân gươm đao giáo mạc ra truy cản Dương-Qua.


Chúng có biết đâu cánh tay trái của Dương-Qua có một sức mạnh trầm khiếp, chịu nổi muôn cân vì chàng đã dùng kiếm gỗ luyện nội lực suốt mười năm trời dưới làn sóng triều cuồng nộ, bao nhiêu nội lực truyền vào trường thương, dù cho đá cây cũng phải tan nát thì xương thịt con người chịu sao cho thấu. Cho nên cây truờng thương bay đến đâu là đầu rơi máu đổ đến đấy, chỉ trong khoảnh khắc chàng đã giết chét trên mười mấy tên thân binh Mông Cổ.

Dương-Qua đã lạc giữa rừng gươm, nhưng chàng đi như vào chỗ không người, chỉ phút chốc chàng đã mở một con đường máu đến gần Hoàng đế Mông Cổ. Hai tên tả phù, hữ u bật vội nhảy đến trước mặt Hoàng đế làm bia đỡ giáo sắt của Dương- Qua. Dương-Qua hớp vào một luồng chân khí, tay vung ra cây trường thương gạt mạnh làm cho chúng ngã nhào xuống ngựa chết tốt. Hoàng đế Mông Cổ hồn vía lên mây, vội kéo cương con tuấn mã quay sang một bên, chạy dài.

Con ngựa của vua Mông Cổ là một loại Thần mã, cổ điểu lưng rộng, tiếng hí như sấm, bốn vó như phong, có tên là "Phi vân mã", tương đương với con Hãn huyết bảo mã của Quách Tỉnh cưỡi. Dương-Qua nhìn thấy Hoàng đế Mông Cổ giục ngựa chạy như bay biến, chàng biết loại ngựa mà vua cưỡi, nếu không phải Long Câu thì cũng là Thần mã, nên giục ngựa đuổi nhanh, nhưng càng đuổi nhanh thì con tuấn mã của vua Mông Cổ càng lúc càng xa. Dương-Qua sợ mất mồi, vội tung mình xuống ngựa chạy lẹ hơn gió, phút chốc đã đến sau lưng Hoàng đế Mông Cổ, chàng vung trường thương loang loáng nhắm ngay lưng Hoàng đế đâm tới, những tên thân binh hầu cận rụng rời đưa mắt nhìn nhau, lại thấy con Phi vân mã quay đầu lại rất nhanh, cây trường thương của Dương-Qua chỉ cách lưng Hoàng đế trong gang tấc, cây trường thuơng mất đà văng ra ngoài.

Quân Tống hô to: "Hỏng rồi!" Quân Mông Cổ cả mừng la vang: "Vạn tuế! Vạn Tuế!" Lúc bấy giờ phía sau lưng Dương-Qua có Nhất-đăng đại sư, Hoàng Dược Sư, Quách Tỉnh, Hoàng Dung đuổi theo rất gấp, nhưng họ đã giục ngựa buông cương. Đàn ngựa này cũng không theo kịp con Phi Vân Mã của vua Mông Cổ, thành ra họ muốn đến trợ giúp cho Dương-Qua cũng không được.

Hoàng đế Mông Cổ có cơ hội thoát nạn, phi ngựa chạy như bay, khi quay đầu lại thấy Dương-Qua còn cách mình khá xa, trong lòng hoan hỉ vô cùng, giơ cao cây trường mâu và kéo một muôn quân đi về hướng Tây. Đạo quân này thấy Hoàng đế mình thoát nạn, cất tiếng hò reo vang trời dậy đất. Dương-Qua bản lãnh cao cường như thế mà không đả thương đuợc Hoàng đế Mông Cổ, chàng tức giận bồi hồi, vùa giở hết nội lực khinh công chạy như bay đuổi theo, vừa chạy vừa nghĩ thầm:

- Cây trường mâu này khá nặng, khó phóng xa được, tại sao ta không dùng đá nhỏ?"

Nghĩ đoạn, Dương-Qua lấy ra hai hòn đá nhỏ, thi triển môn Đàn chỉ thần công, phi một viên vào đôi chân Phi Vân Mã , làm cho con ngựa đau quá hí lên một tiếng to, nhảy dựng đứng hai chân trước, nhưng không quăng đuợc Hoàng đế Mông Cổ rơi xuống đất đuợc. Bởi vì Hoàng đế Mông Cổ từ thủa bé thơ đến nay chuyên cưỡi ngựa bắn cung, nối chí tổ phụ là Thành Cát Tư hãn và theo sự chỉ dạy của phụ hoàng là Đà Lôi cho nên ngồi trên lưng ngựa có thể ăn, uống, nghỉ ngơi, dù cho biến cố thế nào cũng khó rơi ngã ngựa đuợc. Khi con Phi vân mã vừa nhảy dựng lên là ông rút loan cung ra, đặt vào một mũi tên dài nhắm ngay Dương-Qua bắn tới.

Dương-Qua cúi đầu tránh khỏi, thuận tay vung ra mấy viên đá to, nhỏ, theo chỉ pháp Đàn chỉ thần công bắn ngay ngực Hoàng đế Mông Cổ.

Hoàng đế Mông Cổ không tài nào tránh kịp đòn sát thủ lợi hại này, trúng ngay một thạch chưởng như cả ngọn núi đổ tới, làm cho xương ngực bể tung, máu huyết bắn ra rất ghê sợ, không kịp la lên tiếng nào đã té xuống ngựa chết tốt.

(Tác giả Kim Dung viết theo Nguyên sử trong quyển thứ ba có viết rằng: Đời vua Hiến Tông tên húy là Mông Ca, kế vị Hoàng đế Đà Lôi ... Đời Hiến Tông thứ chín vào tháng hai Bính Tý, Hoàng đế ngự giá thân chinh công thành Tương Dương bên Trung Nguyên. Công phá lúc thắng lúc bại... đến ngày Quý Hợi, đế băng... không để lại di ngôn nào ...

Theo tài liệu của Tục thông giám, ... Hiến Tông hoàng đế là vị vua cương minh hùng tráng...đốc quân công thành... không ngờ... chúa tể đã thăng hà... Sử Thiên Trạch với quần thần chịu tang nơi đất Bắc...

Tài liệu Tục thông giám khả o dị chép : Nguyên hoàng đế Hiến Tông hành quân đ lâu... ngày Quí Hợi... bị xạ thạch, đế băng.

Tác giả dựa theo lịch sử mà viết ra đúng theo Nguyên sử chứ không thêm bớt, có chăng là đề cao tinh thần quốc gia Trung Nguyên mà thôi)

Đoàn binh Mông Cổ thấy nhà vua rơi xuống ngựa, tất cả đều kinh hoàng, chúng xúm lại vực hoàng đế lên và rút lui. Quách Tỉnh thừa thế đuổi theo truy kích.

Chúng binh Mông Cổ thấy tường tận nhà vua bị trúng thương súyt té ngựa hai lần, và bấy giờ Hoàng đế lại băng hà làm cho chúng tiêu tan tinh thần chiến đấu. Hai tên phụ bật vội giựt xác nhà vua chạy thoát hiểm.

Quách Tỉnh thừa thế rượt theo, quân trong thành cũng mở toang cửa ùa ra như nước vỡ bờ. Hoàng dược Sư , Hoàng Dung, Quách Tỉnh đồng huy động nhị thập bát tú trận tàn sát quân Mông Cổ chết vô số kể. Quân Mông Cổ đạp lẫn nhau chạy trối chết về hướng Bắc.

Quách Tỉnh đang đuổi theo, bỗng thấy một đạo quân hàng ngũ rất chỉnh tề, trong quân đưa đến có cờ mao chín tụi, chính là Hiệu kỳ của Hoàng đế Hốt Tất Liệt, đoàn bại binh thấy cứu tinh đến liền xếp thành hàng gia nhập vào đoàn quân của Hốt Tất Liệt.

Tuy Hốt Tất Liệt trị quân rất nghiêm, nhưng bị đoàn bại binh nhập vào và đồn rầm lên là Hoàng đế đã băng hà. Hốt Tất Liệt thấy tình thế rất nguy ngập, vội xuất vài trăm quân đi đoạn hậu để mấy muôn tàn binh rút lui. Quách Tỉnh truy đuổi theo trên ba mươi dặm mới trở về theo sự triệu hồi của biên thủ thành Lữ Văn Hoán, quân Tống ca khúc khải hoàn trở lại thành Tương Dương.

Đêm ấy trong thành Tương Dương bày yến tiệc linh đình để khao ba quân tướng sĩ. Quách Tỉnh bỗng nhiên cảm thấy lòng chua xót, nhớ lại ơn sâu của sư phụ Hồng Thất Công.

Mông Cổ Hoàng đế thân bị tan nát dưới thành Tương Dương nên quân Mông Cổ rút cả về Bắc. Bá tánh trong thành ngoài quận, nhà nhà treo đèn kết hoa làm lễ ăn mừng.

Tuy họ phải chịu cả như cha xa con, vợ mất chồng, nhưng họ rất vui, vì gia đình mình đã đem xương máu bảo vệ ngọn rau tấc đất, sống làm tuớng, chết làm thần.

Đêm nay trong dinh quan trấn thủ Lữ Văn Hoán bày tiệc yến để khánh hạ. Lữ Văn Hoán thấy Dương Qua đã lập được công đầu nên nài nỉ chàng ngồi ghế chủ tọa bữa tiệc. Dương Qua nhất định chối từ. Mọi người nhường chỗ cho nhau rất lâu, sau cùng Nhất Đăng đại sư ngồi ghế đầu, tiếp đến là Hoàng dược Sư , Châu- bá- Thông. Dương Qua, Tiểu Long nữ và Gia Luật Tề ngồi sau. Lữ Văn Hoán trong lòng chẳng vui vì nghĩ : Hoàng đảo chúa, hòa thượng Nhất Đăng tướng mạo rất hiền từ nhưng võ nghệ cao siêu đáng trọng, chỉ có lão Châu- bá- Thông là không được đứng đắn lắm, mà để ngồi trên sao coi được ? Tất cả quần hùng ăn uống luận bàn, ai cũng khoe chiến quả của mình, duy có Lũ Văn Hoán thẹn thùng không nói được nửa câu.

Rượu được vài tuần, từ quan viên, đại tướng, đến thân binh lần lượt đến chúc tụng Quách Tỉnh và Dương Qua. Họ tán dương ca tụng hai người, nào là tài ba lỗi lạc, võ nghệ siêu quần, cừ khôi cự phách, đại hào kiệt, đại anh hùng, làm cho Quách Tỉnh và Dương Qua nhắm ít rượu của mỗi người mà muốn say.

Quách Tỉnh nhớ đến công ơn của sư phụ, bèn nói:

- Sở dĩ Quách mỗ lập được kỳ công, là nhờ Toàn Chân giáo chủ Khưu Xứ Cơ, với bả y vị ân sư từ xa lặn lội đến Mông Cổ, và công ơn lớn là của Hồng Thất Công nuôi dạy mới có được ngày nay. Hôm nay quý vị hoan hô chúc tụng, tôi xin dâng lên anh hồn của các vị ân sư , trừ ra Kha ân sư là người danh tiền ! Theo tôi nghĩ chúng ta nên tưởng niệm anh hồn những người đã khuất.

Nhất Đăng biết rõ việc này, nên tỏ vẻ chia sẻ tâm tình với Quách Tỉnh. Riêng viên sứ quân Lữ Văn Hoán là một văn quan bổ nhiệm, có óc khinh người, lại thêm tự tôn tự đại, nên ông nghĩ thầm:

- Bọn thảo mãng này thật không biết kính trọng là gì. Thực là phường cỏ dại, hoa đường không biết lễ phép, đang khi vui vầy khánh chúc, nó lại đem người chết ra tán tụng, thật vô lễ hết sức.

Quách Tỉnh lại nói:

- Bây giờ đại sự đã yên, tôi muốn ngày mai chúng ta lên đỉnh Hoa Sơn mà tảo mộ cho ân sư.

Dương Qua nói tiếp:

- Chính tôi cũng muốn nói câu này, vậy chúng ta đi cùng một lượt được chăng, Quách bá bá?

Nhất Đăng, Hoàng dược Sư, Châu-bá-Thông ngồi yên đợi mọi người tưởng niệm các vị lão hữu đã tạ thế, cũng tán đồng ý kiến của Quách Tỉnh, Dương Qua. Đêm nay quần hùng họp nhau ăn uống chuyện trò đến nửa đêm mới đi nghỉ.

Sáng hôm sau, họ tụ tập nhau lại trước dinh của Lữ Văn Hoán để chia tay, quan quân và dân chúng đều cảm ơn Quách Tỉnh và quần hùng, nên hợp thành đoàn đưa ra khỏi cửa Bắc trên dặm dường mới trở lại, đoàn người thẳng hướng Hoa Sơn tiến tới.

Riêng Châu-bá-Thông, anh em họ Võ, Lục Vô Song và Tứ Thủy Ngư ẩn thương thế chưa lành, nên cả đoàn phải cho ngựa đi chậm để chờ mấy người này. Lúc bấy giờ không còn việc gìquan hệ, nên quần hùng thong thả, đi rất chậm độ 10 dặm đường mỗi ngày.

Không đầy mười ngày sau, đoàn người đ đi đến chân núi Hoa Sơn, những người bị thương nhờ dưỡng sức lúc đi đường cho nên đến nơi họ đã thuyên giảm rất nhiều.

Từng người một leo lên núi. Dương Qua đưa Quách Tỉnh đến nơi phần mộ của Âu Dương Phong và Hồng Thất Công,

Hoàng Dung thìở dưới chân núi mua cải tươi, gà béo để làm cỗ, vì lúc sanh tiền Hồng Thất Công rất thích món gà hấp cải nên Hoàng Dung làm cúng để tưởng niệm.

Tất cả quần hùng đều bái lễ trước mộ phần của Hồng Thất Công, riêng Quách Tỉnh do dự không muốn lạy vì ngôi mộ của Hồng Thất Công nằm ngay kế mộ của Âu Dương Phong Tây Độc là người thù không đội trời chung của Quách Tỉnh. Lúc Âu Dương Phong còn sống đã giết chết các ân sư của ông là Châu Thông, Hàn Tiểu Oanh, Hàn Bửu Câu. Tuy đó là chuyện đã qua, nhưng Quách Tỉnh vẫn chưa quên mối đại thù, cho nên ông đứng xéo qua một bên để lạy mộ Hồng Thất Công. Chỉ có Dương Qua và Tiểu Long nữ nhớ đến cựu tình của Âu Dương Phong là cha nuôi nên đến trước mộ Âu Dương Phong lễ bái.

Châu-bá-Thông cũng đến trước mộ Âu Dương Phong xá vài cái và kêu lớn:

- Lão độc vật! Bớ lão độc vật! Lúc sanh tiền ngươi tạo ác đa đoan, lúc chết lại xui cho ngươi được nằm bên lão Hồng, khiến cho người không muốn nhìn, cũng phải lạy ngươi, thực là tam sanh hữu hạnh cho ngươi. Hôm nay mọi người đều quỳ bái lão Hồng mà không ái ngó ngàng đến mồ mả của ngươi. Chỉ có vợ chồng thằ ng nhãi con Dương Qua là nó cúi đầu trước mộ ngươi, vậy hồn ngươi có linh thì về mà chứng chiếu!

Nói xong ông giả bộ khóc hu hu, làm mọi người đều cười ầm lên. Mọi người bày rượu cải gà ra ăn uống trước mộ. Xảy nghe từ sau núi đưa đến những tiếng binh khí chạm nhau loảng xoảng, nghe rõ thật là có tiếng hò hét đánh nhau.

Châu-bá-Thông lật đật quăng chén đũa chạy ra sau núi xem, vài người cũng bỏ dỡ cả ăn uống chạy theo Châu-bá-Thông, khi chạy qua khỏi hai ngọn đồi nhỏ, họ thấy một nhóm người tụ hội trên mặt đá phẳng, già có, trẻ có, cao có thấp có, cả tăng lẫn tục, cả nữ lẫn nam, mỗi người đều cầm trên tay một thanh kiếm hoặc đao.

Mọi người đang đánh kịch liệt, nhìn thấy Nhất Đăng, Hoàng dược Sư, Quách Tỉnh đến, đều cho là khách du sơn không ai thèm ngó tới. Lại thấy một tên đại hán thân thể như hộ pháp cất tiếng nói to:

- Chúng ta không nên đánh nhau để làm trò cười cho thiên hạ. Chỉ có cãi nhau về danh hiệu Thiên hạđệ nhất cao thủ mà nỡ đánh nhau ư ? Hôm nay hảo hán các nơi kéo về đây tụ hội, thì chúng ta hoặc đao kiếm, hoặc chưởng cước, hãy đem ra tranh hùng. Để xem ai thắng ai bại, chừng nào chúng ta khâm phục thực sự, thì hãy tôn người ấy lên làm Đệ Nhất Cao Thủ, phải vậy chăng?

Lão già râu dài, vung kiếm múa loang loáng nói:

- Đúng đấy! Lão có nghe các giới võ lâm đồn đại, trên đỉnh Hoa Sơn có câu chuyện Hoa Sơn luận kiếm, thì chúng ta cũng nên ngồi luận bàn lại, để xem kẻ anh hùng đuơng thời hiện ở đâu.

Bọn họ đều ho âto Ûđ ồng ýÕ, tất cả đều ngưng lại không đánh nhau nữa. Một người có vẻ cao nhất bọn, chống kiếm hô to:

- Có vị nào dám tỉ thí với ta? Hãy vào đây!

Vừa nói vừa nhìn sang nhóm người của Đông Tà, Nam Đế như khiêu khích.

Châu-bá-Thông, Hoàng dược Sư và Nhất Đăng tất cả nhìn bọn này, không biết một người nào cả.

Lần thứ nhất luận kiếm Hoa Sơn, thì Quách Tỉnh vẫn chưa ra đời, chỉ có Đông Tà, Tây Độc, Nam Đế, Bắc Cái và Trung Thần Thông năm người họp nhau tranh quyền làm chủ quyển Cửu Âm Chân Kinh, họ ước hẹn tại đỉnh Hoa Sơn để đấu võ, người nào võ nghệ cao nhất sẽ được quyền giữ Cửu Âm Chân Kinh, kết quả Vương Trùng Dương Trung Thần Thông chiến thắng cả bốn người, được tôn xưng là Thiên hạ đệ nhất cao thủ.

Đến hai mươi lăm năm sau, Vương Trùng Dương đã tạthế. Lần này Hoàng dược Sư mở cuộc luận kiếm tại Hoa Sơn, vẫn còn đủ Đông Tà, Tây Độc, Nam Đế, Bắc Cái, nhưng vẫn thiếu một vị thế vào ngôi Trung Thần Thông. Lúc ấy có Châu- bá- Thông, Cừu Thiên Nhận và Quách Tỉnh ba người sau tham dự, tuy mỗi người đều là tay cự phách nhưng chẳ ng ai thắng nổi các phương vị Đông Tây Nam Bắc, cho nên cái chức Thiên hạ đệ nhất cao thủÕ không về tay ai cả. Không ngờ ngày hôm nay tình cờ lại thấy một cuộc luận kiếm thứ ba, không ưước hẹn. Hoàng dược Sư lấy làm ngạc nhiên lắm, nếu bọn này mở cuộc luận kiếm Hoa Sơn thì ít ra trong nhóm người này ông cũng biết được một hoặc hai chứ, có lẽ nào lại phù hợp với câu:

Trường Giang hậu lăng suy tiền lăng
Nhứt bối tâm nhân thắng cựu nhân

Dịch:

Sông Trường Giang sóng sau đè sóng trước, nguời mới thắng người xưa?

Có lẽ nào ta là Hoàng dược Sư mà lại là hạng người ếch ngồi đáy giếng ? Lại thấy trong nhóm người này, có sáu người cầm gươm đao giáo mác nhảy ra đánh túi bụi. Qua vài thế võ, Hoàng dược Sư , Châu- bá- Thông nhìn thấy tức cười nôn ruột, chính đại sư Nhất Đăng là người ôn hòa thuần hậu, nghiêm nghị từ bi cũng nhịn không được, mỉm cười chúm chím.

Vài phút sau, Châu- bá- Thông, Hoàng dược Sư , Dương Qua, Hoàng Dung, Quách Tỉnh tất cả đều người cười khúc khích, người cười hi hí, chỉ có Châu bá- Thông cười lên ha hả.

Nguyên mấy người này mới học đâu đuợc vài thế võ Thần đồng tấn nhứtÕ, ÛMai hoa quyền thực là hạng bét của võ lâm, nếu đem ra so sánh thì sẽ thua xa hai chị em Quách Phù, hoặc anh em họ Võ. Vậy mà chúng dám đại ngôn lên Luận kiếm Hoa Sơn để tranh chức Thiên hạ đệ nhất cao thủÕ, tuy chúng thuộc vào hàng tiểu bối hạ thừa, nhưng múa máy trông rất ngoạn mục. Sáu người này đang đánh nhau say sưa, họ thấy Châu-bá-Thông ôm bụng cười dài, tức giận không đánh nhau nữa mà hét to:

- Không biết sống chết ất giáp gì mà cười à ? Lão già đang tỉ võ luận kiếm hay sao chứ ? Tất cả các ngươi hãy xuống núi tức khắc nếu không chúng ta làm hại đến tính mạng thì chớ!

Dương Qua chẳng nói gì, vận nội lực dồn vào ngũ tạng, đoạn cất tiếng cười ha hả vang dội, rúng động cả gió núi mây ngàn, lúc đầu chàng cười có vẻ vui tươi, kế đến là một tràng cười điên dại, tiếng cười nặng nề làm cho cây rừng rung chuyển, tiếng cười tựa sấm động núi băng, tiếng cười nghe rầm rầm rộ rộ như muôn binh thao luyện ! Tiếng cười o o vu vu như muôn mũi tên bay. Tiếng cười của Dương Qua làm sáu tên này run cầm cập, bao nhiêu vũ khí binh đao rớt nhào xuống đất. Dương Qua thấy vậy bước lại:

- Ta sẽ lãnh giáo tất cả!

Cả bọn mười người lớp lết, lớp bò, ngổn ngang như cua, không dám lượm võ khí hay quay đầu lại, chỉ la lên:

- Chạy mau! Chạy mau! Thần Điêu Đại hiệp giá lâm!

Trong khoảnh khắc chúng chạy xuống núi mất dạng. Bà Anh Cô, Quách Tường và Quách Phù cười nôn ruột nói chẳng ra lời. Bọn háo danh doạ người, chúng không dè trước mặt chúng là những người đã Luận kiếm Hoa Sơn từ lần đầu tiên.

Châu-bá-Thông trịnh trọng nói:

- Ngày trước trong thiên hạ có Ngũ Bá, bây giờ Tây Độc, Bắc Cái, Trung Thần Thông đã khuất núi, hôm nay trong võ lâm chỉ còn hai người làm sao xưng được Võ lâm ngũ bá?

Hoàng Dung mỉm cười nói:

- Nhất Đăng đại sư và gia gia võ công trác tuyệt quần hùng, thì vẫn còn giữ lại hai ngôi Đông và Nam. Hôm nay muốn lập lại Ngũ Bá thì cũng chẳng khó khăn gì. Như tiểu điệt Hoàng Dung đây có thể gọi là nối chí cho Bắc Cái là một, và Dương Qua tuy tuổi còn trẻ, nhưng võ công trác tuyệt, thống lãnh quần hùng, lại là con nuôi của Âu Dương Phong, có thể nối chí Tây Độc.

Châu-bá-Thông lắc đầu nguầy nguậy nói:

- Không được! không được!

Hoàng Dung hỏi:

- Tại sao không được?

Châu- bá- Thông nói:

- Âu Dương Phong xưng là Tây Độc, tâm tính độc địa! Còn Dương Qua hiền lành, lại độc thủ, gọi là Tây Độc nghe không ổn, và không xác nghĩa.

Hoàng Dung cười nói:

- Nếu vậy thì chúng ta cải lại các danh hiệu thì mới ổn. Gia gia không cần phải cải danh hiệu nữa, cứ xưng là Đông Tà như cũ là được. Nhất Đăng đại sư không còn là Hoàng đế mà là hòa thượng, gọi là Nam đế không được, nên đổi lại là Nam Tăng. Còn Qua nhi, theo tôi nên đặt cho nó một chữ ÛCuồng là hạp nhất! Vậy Lão Ngoan đồng nghĩ xem: Đông Tà, Nam Tăng, Tây Cuồng có ổn chăng?

Hoàng dược Sư nói nhanh:

- Hay lắm, hay lắm! Đông Tà, Tây Cuồng, một già một trẻ, là hợp ý ta nhất. Danh hiệu này ta đồng ý lắm. Qua nhi, ngươi thấy sao?

Dương Qua khiêm tốn nói:

- Tôi tuổi trẻ tài sơ, đâu dám cùng quý vị tiền bối sánh vai?

Hoàng Dược Sư nói:

- Tốt lắm, người bạn nhỏ! Người bằng lòng nhận chữ Tây Cuồng đi! Vì cuồng mà không dại thì đã sao? Phải nói là hôm nay danh dự của ngươi đã khá cao, võ công lại tuyệt giỏi, có thể hơn Lão Ngoan đồng một phần.

Sở dĩ Hoàng dược Sư nói thế là thấy Hoàng Dung không đề cập đến Lão Ngoan đồng, biết là con gái mình muốn kiếm chuyện khích cho lão tức giận chơi, nên ông kiếm chuyện nói ra.

Dương Qua đã rõ ý Hoàng Dung, nên ngó Tiểu Long nữ mỉm cười và bảo:

- Chữ Cuồng thực hợp với ta lắm.

Châu-bá-Thông ngó Hoàng Dung châm bẵm, nói:

- Bé Dung, ngươi đã cải Đông Tà, Nam Tăng, Tây Cuồng, còn Bắc Cái không cải hiệu hay sao?

Chu Tử Liễu nói:

- Hào kiệt đương thời, ai ai cũng suy tôn Tỉnh huynh là Quách đại hiệp, đã mười năm bảo quốc an dân, cố thủ thành Tương Dương, thực xứng với danh hiệu hiệp sĩ lắm. Theo tôi nghĩ ít có người bì kịp. Vậy ta nên cải lại là Bắc Hiệp, ắt mọi người sẽ cảm phục.

Nhất Đăng và Võ Tam Thông đều vỗ tay đồng ý. Hoàng dược Sư nói:

- Đông Tà, Tây Cuồng, Nam Tăng, Bắc Hiệp, vậy là đủ và hợp danh nghĩa lắm. Chỉ có Trung ương còn thiếu một vị, không rõ nên chọn ai và cải danh hiệu thế nào?

Châu-bá-Thông ngó Hoàng dược Sư trân trối, chỉ thấy lão ngó lại ông mỉm cười và nói:

- Dương phu nhân là Tiểu Long nữ là người đệ tử chính tông của Cổ Mộ phái, là ái đồ của Lâm Triều Anh nữ hiệp, oai trấn giang hồ, nàng có thể nối chí được Vương Trùng Dương chân nhân. Vả lại, phái Cổ Mộ còn di truyền môn Ngọc Nữ Tố Tâm Kiếm Pháp. Hôm nay anh hùng nữ hiệp họp nhau ở Hoa Sơn đỉnh để luận kiếm, chứ không phải chỉ có việc đổi danh hiệu. Dương tiểu huynh đệ lại học được võ công từ phu nhân, tất nhiên gọi vợ là thầy, không lẽ đệ tử nổi danh trong Ngũ Bá mà lại không đề cập đến thầy hay sao ? Vậy theo ý tôi nên chọn Tiểu Long nữ vào Trung ương để nối chí Trung Thần Thông là nhất với chữ Thiên hạ đệ nhất cao thủ!

Tiểu Long nữ cả cười nói:

- Việc này muôn ngàn lần tôi không dám dự!

Hoàng dược Sư cố tình trêu chọc Châu-bá-Thông nên nói tiếp:

- Nếu Dương phu nhân không nhận thì để cho Dung nhi vậy ! Quách phu nhân võ công quán chúng, mưu lược xuất thần, từ xưa đến nay lấy trí thắng lực, có thể liệt nó vào hàng Võ Lâm Ngũ Bá, nối chí Vương Trùng Dương mà an vị ngôi Trung ương!

Châu-bá-Thông vỗ tay cười nói:

- Hay lắm! Hay lắm! Ta nói thật chứ Hoàng lão tà hay Quách đại hiệp ta cũng không phục đâu. Ta chỉ phục con bé Dung là có thể đứng vào hàng võ lâm ngũ bá, xứng đáng chữ Thiên hạđệ nhất cao thủÕ, lão đồng ý, đồng ý!

Mọi người đều ngơ ngác, không ai ngờ lão lại nói thế. Chính ra Hoàng dược Sư và Nhất Đăng biết Châu- bá- Thông xứng đáng đứng trong ngũ bá, nhưng sở dĩ Hoàng dược Sư không đề cập đến lão, cố tình đưa Hoàng Dung lên làm chức vị Trung ương là muốn trêu chọc khích nộ lão cho vui. Không ngờ lãa lại không nghĩ tới điểm gì về vấn đề này, thật là một người xứng đáng trọng vọng, thiên tính hiền hòa, không ham danh háo lợi, quyết không nghĩ đến mình thuộc hàng tiền bối cao nhân.

Hoàng Dược sư nói:

- Lão Ngoan đồng! A! Lão Ngoan đồng! Thực chỉ có Châu huynh mới xúng dáng được nể trọng hơn ai cả! Ta Hoàng lão tà danh hiệu đạm bạc, Nhất Đăng đại sư danh hiệu Hảo, chỉ có Châu huynh tấc lòng trong sạch, không bợn chút bụi đời, vả lại cái danh hiệu Ngoan đồng rất phù hợp. Vậy thì ta nên đặt lại danh hiệu ngũ bá như thế này: Đông Tà, Tây Cuồng, Nam Tăng, Bắc Hiệp, Trung Ngoan đồng. Trong hàng ngũ bá, Châu huynh đứng đầu phải chăng?

Mọi người nghe võ lâm ngũ bá xưng danh Đông Tà, Tây Cuồng, Nam Tăng, Bắc Hiệp, Trung Ngoan đồng, cái danh hiệu nghe qua rất quái gở, ai cũng bắt tức cười.

Sau khi phân chọn xong, môĩ người đi xuống núi Hoa Sơn dạo xem phong cảnh.

Dương Qua đưa tay chỉ ngọn đồi Ngọc nữ và bảo Tiểu Long nữ:

- Long nương ! Em có Ngọc nữ kiếm pháp, tại sao chúng ta không đến dạo chơi đồi Ngọc nữ?

Tiểu Long nữ cả cười nói:

- Nên đi chứ!

Hai người nắm tay nhau đi lên đồi Ngọc Nữ, dọc theo đường lên đồi hai bên lộ hoa cỏ xinh tươi, hương hoa của núi rừng bay bát ngát, khi đến ngọn đồi thấy một tòa miếu nhỏ, trước miếu có một con ngựa đá đứng chầu vào. Nhìn lên tấm hoành treo trước miếu có đề Ngọc Nữ Từ, bước vào trong thất bên hữu của ngôi miếu có một hòn đá lõm sâu chứa một vũng nuớc xanh biêng biếc. Lúc Dương Qua ở Hoa Sơn có nghe Hồng Thất Công kể lại, liền day qua bảo Tiểu Long nữ:

- Đây là nơi gội đầu của Ngọc nữ, quanh năm nước không cạn.

Tiểu Long nữ nói:

- Vậy chúng ta nên vào chánh điện để lạy cầu chư vị thần linh!

Hai người bước vào chính điện, nhìn thấy tượng thần Ngọc Nữ đã phai màu vàng mạ, nhưng dung nhan cực kỳ diểm lệ, mắt phượng mày ngài, mũi thẳng, mồm hoa, oai phong lẫm liệt, thực giống tượng Lâm Triều Anh ở Cổ Mộ. Cả hai đều kinh ngạc nói:

- Không lẽ đây là tượng của Sư tổ?

Dương Qua nói:

- Lâm sư tổ thủa xưa hành hiệp khắp thiên hạ có nhiều người mộ ân mến đức, lập miếu mạo để thờ, cũng có lẽ miếu này thờ Lâm sư tổ!

Tiểu Long nữ ngẫm nghĩ giây lâu rồi nói:

- Chắc hẳn là thế. Nếu là vị tiên cô thường thì ai lại tạc thạch để thờ, chỉ có Lâm sư tổ suốt đời hành hiệp, tung vó ngựa khắp nơi, mới có tạc thạch ghi công đức người anh thư nữ kiệt.

Họ đứng một lúc lâu, cả hai vì lòng sùng kính họ cúi xuống khấn thầm:

- Xin tổ sư chứng giám cho chúng tôi được bền duyên tơ tóc đến trăm năm!

Khấn xong hai người đứng dậy bước đến gần thần tượng để chiêm ngưỡng. Bỗng có tiếng chân động nhẹ sau lưng, hai người quay lại thì thấy Quách Tường.

Dương Qua vui mừng nói:

- Tiểu muội tử, hãy cùng đi du ngoạn với chúng tôi nhé!

Quách Tường nói:

- Được vậy thì còn gì bằng!

Dương Qua đi trước, Tiểu Long nữ nắm tay Quách Tường theo sau. Khi ba người đi ra khỏi điện thờ độ mười bước, họ thấy một hòn đá to nằm về phía hữu, cả ba đi lại xem thấy khuất sau hòn đá này là một cửa hang. Quách Tường nhìn vào trong, cảm thấy một luồng gió lạnh hắt vào mặt, cả ba vội bước vào trong. Thấy hang này sâu không kém cái hang ở Tuyệt Tình Cốc, nhưng có lối đi lần xuống rất dễ, cả ba đã quen nguy hiểm nên không còn biết sợ là gì, vẫn bước xuống hang sâu. Tiểu Long nữ nắm chặt tay Dương Qua và Quách Tường nói:

- Hãy cẩn thận!

Dương Qua nói:

- Chẳ ng lẽ cái hang này đi không ra sông Hoàng Hà hay sao ? Hoặc nó ăn thông xuống Thủy phủ ? Đời Đuờng Huyền Tông có hạn ở phương Bắc, vua Đường viết thư cầu mưa, đem thả xuống sông Hoàng hà để mong thư này được đưa xuống Thủy phủ?

Quách Tường nói:

- Vậy sông Hoàng hà đáng ngại lắm sao?

Dương Qua nói:

- Ta nghe lời truyền tụng của mấy bô lão chứ chưa đi đến nơi này, không rõ sông Hoàng hà có đi thông xuống địa phủ chăng?

Quách Tường nói:

- Lúc Đường Huyền Tông hạ chiếu đồ thư, chắc là có Duơng Quý Phi ở bên cạnh. Vậy chiếu chỉ của Hoàng đế gửi đi có cầu được mưa không?

Dương Qua cười nói:

- Tiểu muội hỏi ta, ta chẳng biết trả lời sao. Những việc của nhà trời làm sao ta biết! Trời muốn mưa là mưa, muốn không là không, đã là trời thì đâu cần nghe lời Hoàng đế.

Quách Tường nhìn xuống hang sâu tỏ vẻ buồn, nói:

- Đến như Hoàng đế Vạn Thắng Chí Tôn, cũng không chắc mọi việc đều vừa lòng.

Dương Qua nghe nàng nói vậy, lòng chàng suy nghĩ, toan dùng lời an ủi cho cô bé vui lòng. Chàng toan mở lời an ủi thì nghe Tiểu Long nữ suỵt một tiếng và nói khẽ:

- Có người đi lại! Ba người vội lần lên miệng hang, đưa mắt quan sát thì thấy từ phía gành đá co hai người bò thoăn thoắt trên thảm cỏ tựa hồ như cặp rắn. Hai người có võ lực khinh công thật cao, họ bò thoăn thoắt như tên bay, không gây tiếng động mạnh. Dương Qua nói khẽ:

- Hai người này làm ma quỷ gì thế? Võ công chẳng yếu mà làm ra vẻ núp lén sợ sệt thế kia? Họ lên núi Hoa Sơn ắt hẳn có duyên cớ gì chớ, chúng ta hãy nom theo xem chúng giở trò gì?

Thế là cả ba người núp sau phiến đá dưới tàng cây đại thọ chờ đợi. Trong phút chốc bọn chúng đã đến gần. Lúc bấy giờ khí trời bắt đầu lạnh vì màn đêm kéo đến đã lâu, nửa vành trăng non lơ lửng trên nền trời xanh ngắt. Quách Tường đứng bên Tiểu Long nữ, nàng không quan tâm đến hai người lạ, chỉ nhìn theo bóng Dương Qua mà nghĩ thầm:

- Nếu trọn đời ta được như thế này, theo mãi bên Dương đại ca và Long tỉ tỉ thực không có gì bằng!

Nàng thấy cả như tượng này rất hạnh phúc, nhưng thời gian không thể kéo dài, cho nên vẻ mặt của Quách Tường in rõ một nỗi buồn man mác. Tiểu Long nữ nhìn theo làn sương mờ, liếc thấy nơi khóe mắt Quách Tường đẫm ướt đôi dòng lệ, Tiểu Long nữ lại nghĩ:

- Cô bé này cảm tình rất lạ, không hiểu nó có tâm sự gì mà chẳng tiện nói ra. Ta và Dương lang hãy dò hỏi xem nó có cần giúp đỡ gì, thì hãy giúp cho tròn để nói không âu sầu nữa.

Ôi, Tiểu Long nữ có ngờ đâu, trong đời này lại có nhiều chuyện éo le, mà không ai có thể giúp đỡ được.

Hai người lạ len lỏi đến gần hòn đá, chúng đứng núp sau phiến đá to, trong giây phút một người nói:

- Tiêu Tương huynh, núi Hoa Sơn rừng dày cây rậm, lão trọc đầu thần thông quảng đại đến bực nào cũng không thể biết chỗ mà tìm. Chúng ta hãy chờ ít hôm nữa, nếu không thấy lão trọc đầu lai vãng đến, chúng ta hãy lên đường trở về Tây Vực.

Dương Qua không nhìn rõ mặt mũi hai người nhưng nghe qua tiếng nói của hai người thì chàng độ là Doãn Khắc Tây và Tiêu Tương Tử. Bởi lẽ rất dễ hiểu là người này gọi người kia là Tiêu Tương huynh, thì chắc là Tiêu Tương Tử chứ gì. Dương Qua nghĩ thầm:

- Chư võ sĩ giúp Mông Cổ, giúp kẻ ác như Kim Luân Pháp Vương và Ni ma Tinh đều bị tiêu diệt, Đạt Nhĩ Ma và Mã Quang Tổ làm ác chẳng nhiều nên chúng đã trở về xứ sở, chỉ còn lại hai tên ác đồ là Doãn Khắc Tây và Tiêu Tương Tử, hai tên ác tặc này đã mấy lần ta tha mạng sống nhưng ác tính vẫn còn, không rõ hôm nay chúng đã tạo ra chuyện tác tệ gì nữa đây?

Tiếng Tiêu Tương Tử nhỏ như hơi thở:

- Doãn huynh chớ vội mừng, lão trọc nếu không kiếm ra chúng ta thì sẽ xuống núi ngồi rình theo đường cái. Đợi chúng ta xuống dưới là lão tóm liền.

Doãn Khắc Tây nói:

- Tiêu Tương huynh mưu cao kế thâm, sự lo xa này hợp lý lắm. Vậy Tiêu huynh có kế gì hay không?

Tiêu Tương Tử đáp:

- Tôi có một kế như thế này : Trên núi Hoa Sơn có một ngôi chùa cao von vót kia, chính là chỗ chúng ta có thể ẩn thân được. Vậy chúng ta hãy lên quan sát ngôi chùa, bất luận là chùa Phật hay Âm tiên, trụ trì là Hòa thượng hay Đạo sĩ, chúng ta hợp nhau giết chết trụ trì, chiếm lấy ngôi chùa mà ẩn thân. Lão trọc không lẽ ỏ năm này tháng kia chầu chực mãi hay sao? Lão có giỏi lắm là chịu đuợc 2 tháng, lúc ấy lão sẽ nghĩ chúng ta bị hùm tha sấu nuốt rồi, lão sẽ ngã lòng mà trở về.

Doãn Khắc Tây cả mừng nói:

- Tiêu Tương huynh, kế hoạch này rất hay!

Doãn Khắc Tây mừng quá nói rất to. Tiêu Tương Tử hỏang hồn nói:

- Suỵt! Nói khẽ chứ!

Doãn Khắc Tây điềm nhiên nói:

- Phải đó, tôi hoan hỉ quá nên quên để ý!

Theo lời hai ngưòi này nói, Dương Qua đã hiểu mọi việc. Chàng lấy làm lạ nghĩ thầm:

- Hai tên ác đồ này lại sợ lão hoà thượng, không rõ chúng sợ vấn đề gì? Theo công phu của chúng, trừ ra Hoàng dược Sư , Quách bá bá, đại sư Nhất Đăng, chưa dễ gì có người chống lại với chúng, và lai chúng liên kết với nhau thì sức lực càng mạnh hơn, tại sao lại sợ lão hòa thương?

Vậy lão hòa thượng là ai? Chàng lại suy nghĩ Nếu hai tên này giết người cướp chùa, ta há lại khoanh tay đứng nhìn hay sao?

Lại nghe từ xa vọng đến tiếng kêu của Quách Phù:

- Dương đại ca! Dương đại tẩu! Nhị muội! Mau về ăn cơm!

Dương Qua quay đầu nhìn Tiểu Long nữ và Quách Tường xua tay ra hiệu bảo đừng lên tiếng. Quách Phù lại kêu một hồi nữa rồi ngừng bặt. Tiếp theo đấy là một giọng trầm trầm trỗi lên:

- Kẻ trộm sách, mau hiện hình lên, để chúng ta bàn lại! Hỡi kẻ trộm sách!

Theo giọng nói của người này đúng là một tay võ công cao trọng, nội lực phi phàm, có thể ngang bằng tiếng hú của Dương Qua.

Dương Qua cả kinh nghĩ:

- Ta không dè trên đời này lại còn kẻ cao diệu đến thế?

Dương Qua lẻn nhẹ ra ngoài nhìn cho tường tận. Chàng lắng nghe rõ là tiếng chân của hai người, một vị tăng gia mặc áo thụng màu nâu và môt chú tiểu tuổi vừa đôi tám. Chính lão tăng này đi tìm Doãn Khắc Tây và Tiêu Tương Tử. Tiêu Tương Tử và Doãn Khắc Tây hai người nằm mọp xuống đất không dám thở một làn hơi nhẹ. Dương Qua thấy hình dáng và lời nói của lão tăng, chàng lấy làm lạ nghĩ thầm:

- Ta và Tiểu Long nữ khinh công và võ thuật chưa hẳn bằ g lão tăng này, đi trên sườn núi mà đeo theo chú tiểu chạy như bay, thật là ít người sánh kịp. Chính Hoàng dược Sư , Quách Bá bá và Nhất Đăng đại sư chưa hẳ n địch lại lão. Tại sao trên chốn giang hồ chưa nghe tên tuổi của lão?

Hai thầy trò lão tăng đi như gió, lùng kiếm xục xạo khắp chốn vẫn không thấy tung tích hai nguời, liền đi sang hướng Tây. Dương Qua thấy vậy phất tay áo đúng dậy. Quách Tường nhịn không được liền hô to:

- Bớ hòa thượng, hai người đó ở tại đây!

Tiếng nói Quách Tường vừa dứt, bỗng nghe tiếng gió veo veo, hai mũi ám khi nhắm ngay óc Quách Tường bắn tới. Dương Qua lanh mắt trông thấy liền giũ tay áo gạt phăng hai mũi ám khí. Quách Tường võ công không thâm hậu nên tiếng kêu léo nhéo, hai thầy trò lão tăng không rõ, càng đi thật mau về hướng Tây. Quách Tường cả kinh nói với Dương Qua:

- Đại ca ! Hãy kêu phụ tôi với!

Dương Qua liền cất tiếng ngâm lớn:

- Hữu duyên thiên lý năng tương ngộ Vô duyên đối diện bất tương phùngÕ Tiếng ngâm vang dội cả núi rừng, làm cho hai thầy trò lão hòa thượng đã đi đến sườn non bỗng dừng lại, lão hòa thượng quay đầu lại hỏi:

- Nhọc công người chỉ lối mê tân!


Dương Qua cao giọng ngâm tiếp:

Đạp phá thiết hài vô mịch xứ Đắc lại toàn, bất chí công phu (Trổi gót sắt đi tìm cùng khắp Khi đựoc rồi chẳng uổng công phu) Hai thầy trò lão tăng mừng rỡ, quay gót trở lại nhắm hướng Dương Qua thẳng tới.


Doãn Khắc Tây và Tiêu Tương Tử cũng nghe rõ mồn một. Lúc trước Ni ma Tinh và Doãn Khắc Tây đã khiếp vía trước tiếng la của Dương Qua, bây giờ được nghe lại hồn vía đã rụng rời, vội kéo Tiêu Tương Tử chạy thóat thân. Dương Qua nhìn thấy lão hòa thượng đi rất nhanh, nhưng bị các chướng ngại vật là gai cỏ lỗ hang ở triền Hoa Sơn cản trở, nếu để hai tên ác đồ này thoát thân thì biết lối nào tìm ra chúng, vì bóng đêm đã dày mịt, bởi vậy Dương Qua nhắm ngay hướng Tiêu Tương Tử đã ném ám khí hại Quách Tường lúc nãy, mà đưa ra một loạt hai đàn chỉ thần công. Tiếng Ûtình tangÕ nổi lên nhẹ hướng vào Tiêu Tương Tử và Doãn Khắc Tây xạ tới. Dương Qua không rõ hai tên ác đồ đã phạm tội khinh trọng ra sao, cho nên chàng chỉ làm cho chúng biết tay để chúng sợ không dám trốn thoát. Hai người bị Dương Qua ra mặt cản trờ, liền ra khỏi chỗ núp dựa lưng vào vách đá. Chúng biết khó thoát khỏi tay chàng độc thủ, nên cả hai vội rút binh khí hộ thân. Một người tay cầm gậy khốc tang, một người cầm roi kim long thủ thế đứng chờ. Hai thầy trò lão tăng đã đến nơi, chỉ thấy Doan Khắc Tây và Tiêu Tương Tử mà không thấy kẻ hỗ trợ mình, nên chỉ biết vòng tay thi lễ và nói:

- Tiểu tăng pháp danh là Giác Viễn, môn phái Thiếu Lâm Tự kính tạc sĩ giúp đỡ.

Dương Qua liếc nhìn thấy lão tăng này thân hình tao nhã , cốt cách phi phàm, tiếng nói tựa chuông ngân, nếu ông không có đầu tròn áo vuông, thực là một vị tướng công sang cả. Nếu đem ra so sánh lão tăng với Hoàng dược Sư , thì Hoàng dược Sư lại kém hơn ông ở dáng điệu hào hoa phong nhã , nếu đem so sánh với Chu Tử Liễu thì lại hơn Chu Tử Liễu cái tác phong kim mã ngọc đường, có vẻ triều đình quý phái.

Giác Viễn đại sư, tuối quá năm mươi, nhưng thư sách, thi phú, trù tụng, kinh pháp đều lầu thông hết cả, thật là một người thâm nho bác học.

Dương Qua chẳng dám chậm trễ, vội vã bước ra vòng tay thi lễ:

- Tiểu tử là Dương Qua, xin bái kiến đại sư!

Chàng vừa nói vừa suy nghĩ:

- Nơi chùa Thiếu Lâm, ta đã quen thủ tọa Lạt Ma đường, võ công của ông này lại kém xa Giác Viễn đại sư. Tại sao trưởng lão Đạt ma chẳng đề cập đến Giác Viễn đại sư kìa?


Giác Viễn đại sư tỏ vẻ cung kính, nói tiếp:


- Tiểu tăng nghe danh của Dương cư sĩ, nay hội ngộ thật là may mắn.

Nói xong ông quay sang bảo chú tiểu:

- Lệnh đồ! Hãy bái kiến Dương cư sĩ.

Tiểu hòa thượng cúi đầu bái lễ. Dương Qua vòng tay đáp lại, Tiểu Long nữ và Quách Tường vội bước ra bái kiến Giác Viễn đại sư, cả hai tỏ vẻ tôn kính vô cùng. Doãn Khắc Tây và Tiêu Tương Tử đứng lặng như trời trồng, vì chúng biết khó mà thoát khỏi tay thầy trò lão tăng, bây giờ lại thêm Thần Điêu Đại Hiệp nữa, dễ gì mà chạy thoát, nên cả hai quét cặp mắt căm hờn nhìn Dương Qua và Giác Viễn đại sư.

Dương Qua nói:

- Sáu năm về trước, tại hạ có đến lễ phật tại Thiếu Lâm Tự theo lời mời của Thiên Minh thiền sư. Tại hạ còn có duyên được Đạt Ma Viện trưởng là Vô Sắc thiền sư, cùng quý vị trong bửu tự đã tiếp đãi hết sức nồng hậu, vô duyên thay đệ tử lại không được gặp đại sư để bái kiến!

Thần Điêu Đại hiệp vang danh thiên hạ, mọi người lớn bé trẻ già đều biết, thì Giác Viễn đại sư há chẳng biết hay sao ? Nhưng Giác Viễn chỉ điềm đạm trả lời:

- Làn thay! Dương cư sĩ đã được Vô Sắc sư huynh, Vô Tướng Sư huynh và Thiên Minh sư thúc biết qua. Rất tiếc là tiểu tăng ngày đêm lo sắp xếp và viết lách trên Tàng Kinh Các, trên ba mươi năm, chưa ra khỏi gác một bước, chỉ biết mặt giấy trắng mực đen, nên lúc Dương cư sĩ đến chùa tiểu tăng không hay để tiếp kiến.

Dương Qua nói thầm:

- Thật là trời đất bao la, kỳ nhân dật sĩ vẫn còn ẩn thân nơi thảo dã . Giác Viễn đại sư võ công cao diệu, nhưng cố giấu mọi người, đến ngay Vô Sắc và Vô Tướng thiền sư cũng không hay biết, nếu họ biết bao giờ họ lại lặng im chẳng nói qua.

Dương Qua đứng trên núi nói xuống, Giác Viễn đứng phía dưới nói lên, cả hai nói chuyện thường mà làm cho núi rừng rung chuyển, Hoàng dược Sư và Nhất Đăng nghe rõ, vội cùng mọi người chạy túa ra ngoài xem sự thế ra sao?

Hoàng dược Sư , Nhất Đăng, Châu- bá- Thông, Quách Tỉnh, Hoàng Dung, tất cả những người này danh dương thiên hạ ai cũng biết rõ.

Thế mà Giác Viễn đại sư chỉ lấy mắt nhìn qua vòng tay thi lễ mọi người, và bảo tên tiểu đồ bái kiến. Mọi người thấy Giác Viễn đại sư , uy nghi đạo mạo, cốt cách trang nghiêm, tất cả đều tỏ lòng kính trọng.

Giác Viễn thi lễ với mọi người xong, đoạn vòng tay vào Doãn Khắc Tây và Tiêu Tương Tử nói:

- Tiểu tăng là quản thủ Tàng kinh các, đã bị mất hết vài mảnh giấy, tiểu tăng phải chịu tội với Phương Trượng. Vậy hai vị cư sĩ có lấy xin hoàn trả, tiểu tăng cảm ơn sâu!

Dương Qua nghe rõ đoán biết là hai tên ác đồ này ăn cắp của lão, lão tăng đã không trách mắng còn tỏ vẻ khiêm tốn ôn hòa, thật là trên đời hiếm có người như thế.

Chỉ thấy Doãn Khắc Tây cười hì hì, nói:

- Đại sư nói sai rồi, chúng tôi đều gặp điều bất hạnh đã được đại sư cứu thoát, đã không trả ơn thìchớ, lẽ nào trộm sách làm chi ? Vả lại chúng tôi không phải là phật tử, tín đồ, thì lấy kinh Phật để làm gì?

Doãn Khắc Tây là gã lái buôn, mồm mép lanh lợi, lời nói cuả gã mới nghe qua thật là chí lý không thể bắt bẻ vào đâu.

Nhưng Dương Qua đã biết chúng quá rõ, chàng đoán thầm là hai tên ác ôn này đã đánh cắp kinh sách, ắt không phải loại kinh sách tầm thường, mà là những loại thiên về võ thuật như kiếm phổ, hoặc chưởng kình. Nếu Dương Qua ở vào hòan cảnh của Giác Viễn đại sư , chàng sẽ nhảy lên đánh cho chúng mỗi đứa một chưởng cho tan thây, mà lấy lại bộ sách, chứ hơi đâu nói chuyện với chúng cho uổng lời.

Lại nghe Giác Viễn đại sư nói rất êm:

- Tiểu tăng nói những chuyện xảy ra để quý vị bình luận xem, tiểu tăng chẳng dám nói vu cho người.

Quách Tường tính tình sảng khoái, nhịn không được nên lên tiếng nói to

- Đại hòa thượng! Hơi sức nào mà nói với hai tên này, chính tôi đã nghe chúng bàn với nhau định giết người chiếm tự, để cho ông không tìm ra chúng. Nếu chúng chẳng hung hăng làm gì có ác tâm loạn ý như vậy?

Giác Viễn đại sư nói:

- Tội nghiệp ! Hai vị cư sĩ đã tạo điều oan nghiệt, cầu xin ơn trên trời Phật độ trì cho hai vị sớm cải hối ăn năn.

Mọi người thấy việc ông làm cũng như lời ông nói, mỗi điểm đều từ bi chí thiện, không có vẻ lưu ý đến thế sự nhân tình, đối với hai tên ác ma đạo tặc mà cầu xin cho chúng cải hối ăn năn thật là một việc phi phàm. Mọi người tức cuời muốn nôn ruột, nhưng cố dằn xuống làm cho họ đỏ mặt tía tai.

Doãn Khắc Tây thấy Giác Viễn đại sư không động thủ thì gã đoán thầm lời biện bạch của gã có ít nhiều hy vọng, lại nghe thiền sư nói tiếp:

- Có một hôm tiểu tăng soát lại mớ văn thư ỏ Tàng kinh các bỗng nghe sau núi có tiếng reo hò đánh nhau, rồi có tiếng kêu cứu vang dậy. Tiểu tăng liền lần ra xem, thì thấy hai vị cư sĩ đây quỳ dười đất, bị bốn tên quan binh Mông Cổ đánh trối chết, tiểu tăng lòng lành không nỡ để thấy cảnh đau thương, bức bách người, liền lên tiếng khuyên cả bốn tên quan viên Mông Cổ, chúng nghe lời tiểu tăng bỏ về, lúc ấy thì hai vị cư sĩ đây bị thương rất nặng, nên tiểu tăng vực vào Tàng kinh các nghỉ ngơi. Xin hỏi hai vị lời nói của tiểu tăng có đúng không?

Doãn Khắc Tây đáp:

- Đúng đấy! Công việc có xảy ra như thế, cho nên cả hai chúng tôi luôn cảm kích ơn này.

Dương Qua xì một tiếng nói:

- Khéo đóng kịch, với võ công của hai ngươi, đừng nói là bốn tên quan binh Mông Cổ, dù cho bốn mươi tên, bốn trăm tên cũng không làm gì được hai người. Giác Viễn đại sư rất đáng tôn kính mà các ngươi dám giở trò dối gạt.

Giác Viễn nói tiếp:

- Tiểu tăng đã chăm sóc suốt một ngày, vì nơi Tàng Kinh Các lại không có hậu liêu, chỉ để hai vị đây nằm trên giường kế cận phòng đọc sách, theo lời hai vị yêu cầu. Tiểu tăng chuyên lo hoàng hóa Phật pháp, thấy người ham chuộng đạo, tiểu tăng lấy làm hoan hỉ vô cùng nên có cho hai vị cư sĩ mượn vài bộ kinh để đọc, không ngờ một đêm nọ hai vị cư sĩ thừa lúc tiểu tăng đang tham thiền nhập định, lấy bốn quyền Kiết dà kinh của tiểu đồ Trương Quân Bảo đang đọc, mà ra đi không một tiếng cáo từ, hành động của hai vị hơi kém quang minh, vậy tiểu tăng xin hai vị vui lòng trả lại.

Nhất Đăng đại sư Phật học tinh thâm và Chu Tử Liễu cũng nghiên cứu rất nhiều sách Phật, nghe lời nói của Giác Viễn thiền sư làm cho hai người kinh ngạc vô cùng. Nhất Đăng nghĩ thầm:

- Hai người này đánh cắp kinh thư của Thiếu Lâm Tự, tưởng đâu là chúng trộm lấy chưởng kinh thư kiếm để luyện võ, ai ngờ chúng đánh cắp bốn quyển Kiết dà kinh. Kiết dà Kinh là một bộ Phật luật rất cao do Đạt ma tổ sư truyền lại, bộ này nói về Tứ diệu đế, Bát chánh đạo, phân tích rất rõ ràng nghiệp duyên của nguời đời, học được sẽ minh tâm kiến tánh, và đạo pháp sẽ lên đến mức thượng thừa. Kiết dà kinh không quan hệ mảy may đến võ thuật, tại sao chúng đánh cắp làm gì? Vả lại, Kiết dà kinh đầy rẫy trong các chùa chiền, nơi nào cũng có, thì đâu có gì quan trọng hay bí mật! Tại sao Giác Viễn đại sư khổ công đi tìm như thế, ắt là có điều bí ẩn?

Lại nghe Giác Viễn nói:

- Bộ Kiết dà kinh này nguyên bản của Đạt Ma Tổ sư mang đến Trung Nguyên, viết bằng toàn tiếng Phạn ngữ, nhị vị không biết tiếng Phạn có lấy được cũng chẳng dùng vào đâu, nhưng đối với tiểu tăng thì đó là kỷ niệm rất quý báu của tổ sư để lại.

Mọi người nghe nói vỡ lẽ, nguyên đó là di vật của tổ sư, thảo nào Giác Viễn đi tìm.

Doãn Khắc Tây cười ha hả nói:

- Chính chúng tôi không biết Phạn ngữ, lấy kinh ấy cũng không làm gì. Tuy nói là di vật quý báu, nhưng bỏ tiền ra mua thiếu gì? Mấy bậc cao tăng Phật học, chức thiếu gì người có nghiên cứu và lưu giữ nó ? Chỉ vì đại hòa thượng thân không mảnh vật, thì đào đâu ra tiền để mua, nên bảo nó quý trọng chứ gì?

Mọi người nghe Doãn Khắc Tây nói đều lộ vẻ tức giận. Giác Viễn vẫn giữ vẻ điềm nhiên, không mảy may tức giận. Ông nói tiếp:

- Cư sĩ nhầm rồi! Bởi vì Kiết dà kinh có bốn quyển chú thích bằ ng Hán văn, nhưng giờ chỉ còn ba bộ:

1) Vào đời Lưu, Tống triều có Vệ đà la chú thích, đặt tên là Kiết dà. Vệ đà la bảo kinhÕ chia ra bốn quyền, người đời quen gọi là Tứ quyển Kiết dà.

2) Vào đời Nguyên Ngụy có Bồ Đề Lưu Chi chú thích, lấy tên là Nhập kiết dà kinh công lại với mười quyển gọi là Thập quyển Kiết dà.

3) Vào đời Đường có A Nam Đà chú thích lấy tên là Đại thừa nhập Kiết dà kinhÕ, cộng lại thành bảy quyển gọi là Thất quyển Kiết dà.

Ba loại chú thích chỉ có bảy quyền Kiết dà kinh là rất rõ ràng, tiểu tăng có mang đến đây, nếu cư sĩ có lòng mộ đạo, tiểu tăng xin kính tặng nhị vị. XIn nhị vị đem bốn quyền Kiết dà kinh chữ Phạn đổi lại, tiểu tăng hết sức cảm tạ.

Nói xong ông thò vào tay áo lôi ra bảy quyển Kiết dà kinh đưa cho chú tiểu bảo đem cho Doãn Khắc Tây.

Dương Qua nhủ thầm:

Thực là đạo hạnh của một nhà tu chân chính, hiếm có nhất trần gian, không rõ vì sao là một bậc kinh luân võ học, lại bị hai tên ác đồ này trộm sách mà chẳng hay?

Lại nghe chú tiểu nói:

- Nếu hai vị không có gian ý tại sao lại dùng võ lực khủng bố chúng tôi. Hình như hai vị cho rằng Thiếu Lâm tự không có kẻ nào biết võ nghệ sao ? Hai vị có thể lợi dụng được lòng từ bi của sư phụ tôi, nhưng không thể qua mặt được các cao thủ ở đây đâu. Đừng ngụy biện vo ích.

Châu-bá-Thông đắc chí cười ha hả nói:

- Tốt lắm, ngươi hãy đứng cho vững mà nghe đây : Tân Võ lâm ngũ bá bao gồm : Đông Tà, Tây Cuồng, Nam tăng, Bắc Hiệp, Trung Ngoan đồng. Trong năm vị, Lão Ngoan đồng đứng vào hạng nhất. Ta bảo các ngươi đã lấy trộm kinh sách của đại hòa thượng, nếu các ngươi cất giữ trong mình thì hãy lập tức mang ra trả cho đại hòa thượng, nếu các ngươi muốn diên trì, ta xẻo mỗi đứa một lỗ tai rồi nói chuyện sau.

Lão Ngoan đồng cố vận nội lực để nói ra một giọng thật hùng hậu. Sau khi nói xog, lão xắn tay áo bước lên toan đánh hai người.

Doãn Khắc Tây và Tiêu Tương Tử cau mày, chúng tự biết mình có lỗi, mà kẻ buộc tội lại là tay võ công siêu phàm, khó mà tránh khỏi.

Bỗng nghe Giác Viễn nói tiếp:

- Châu cư sĩ nhầm rồi! Chuyện đời phải hỏi cho rõ lý do. Hai vị cư sĩ đây nếu nhỡ có lỗi thì cũng ngoài ý muốn của họ. Nếu hai vị cư sĩ đây có lỗi thật sự thì họ phải nói ra rõ ràng, giao trả lại bốn bộ kinh là đủ rồi.

Châu-bá-Thông cười:

- Đại hòa thượng nghĩ sao vậy ? Họ nhất định là có lỗi rồi, cần gì phải phân biện dài dòng vô ích. Đại hòa thượng, tôi nói rõ cho ông nghe : không bao giờ ta đoán nhầm đâu, nếu bốn cuốn có mất thật thì tôi sẽ áp tải hai đứa này về Cao Sơn Thiếu Lâm Tự để làm lại cái trò ăn cắp của chúng cho mọi người thấy, như vậy là rõ ràng và hợp lý lắm, dù không có trộm cũng là kẻ trộm.

Giác Viễn đại sư nghe Lão Ngoan đồng nói một thôi dài toàn lời buộc tội cả hai, nên ông vội tiếp lời:

- Lời nói của Châu cư sĩ không hợp với đạo lý nhà Thiền. Phật có dạy rằng : Sắc tức thị không, không tức thị sắc, hai sự có và không có. Chẳng nên lấy sức mạnh mà phân giới hạn, hai tiếng trộm sách sẽ làm cho họ tủi lòng. Dù thật sự có như vậy, chẳng qua ngoài ý muốn mà thôi, nếu ngoài ý muốn ta buộc tội nặng sao phải ?

Mọi người nghe Giác Viễn đại sư giằng co mãi với hai tên trộm ai ai cũng bực tức vô cùng. Dương Qua nhịn không được hỏi thẳng :

- Đại hòa thượng! Hai tên này tội ác đầy rẫy, chúng đã làm sai đạo lý luân thường, dắt đường cho quân Mông Cổ xâm phạm quốc gia lãnh thổ Trung Nguyên, tội chết cũng vừa lắm rồi. Hôm nay có Nhất Đăng và Giác Viễn đại sư ở đây, nếu tôi ra tay giết chúng thì hai vị sẽ bất nhẫn và tôi cũng là kẻ vô lễ. Vậy hiện giờ chỉ có hai con đường, do chúng tự lựa chọn, một là giao trả bốn bộ kinh cho đại sư , rồi lập tức quay về Trung thổ. Hai là mỗi đứa lãnh một chưởng của tôi, dù chúng có vận nội lực cũng khó toàn mạng.

Doãn Khắc Tây và Tiêu Tương Tử cả hai đều bị tay Dương Qua đánh sống dở chết dở, nên chẳng dám mở lời biện hộ. Chúng lượng sức, một chưởng của Dương Qua chắc là chịu không nổi, Doãn Khắc Tây nghĩ thầm : Chỉ vài ngày sau thôi, ta sẽ luyện thành thần công, ta sẽ quay trở lại trả thù cái nhục ngày hôm nay. Nhìn lại chỉ có hòa thượng là người tốt không cố ý buộc tội mình, chỉ có bọn ma vương ác quỷ này là rắc rối!

Cho nên Doãn Khắc Tây nói:

- Dương đại hiệp! Câu chuyện tôi với đại hiệp sẽ bàn sau. Võ công của đại hiệp hơn tôi đến vạn lần nhưng tôi có lỗi gì với đại hiệp đâu? Cho đến việc có trộm hay không trộm kinh thư thì việc này nên để cho Giác Viễn đại sư nói rõ ngọn ngành, và câu chuyện này chẳng liên can đến Dương đại hiệp.

Dương Qua chưa kịp trả lời thì Giác Viễn đại sư đã gật đầu nói:

- Đúng thế! Đúng thế! Doãn cư sĩ nói đúng lẽ!

Dương Qua tức muốn bể ngực vì tánh gàn dở của lão, chàng quay đầu lại thì thấy Trương Quân Bảo đôi mắt trợn trừng , toan nhảy vào hạ thủ hai người.

Dương Qua láy mắt ra hiệu cho chú tiểu bảo cứ ra tay đi, có chàng phụ lực. Trương Quân Bảo hiểu ý, cất tiếng quát to:

- Doãn cư sĩ, bữa ấy ta đang ngồi đọc sách dưới mái hiên, thì ngươi lén đến sau lưng điểm huyệt ta, rồi đoạt bốn quyển Kiết dà kinh ra đi, vậy chuyện này có hay không?

Doãn Khắc Tây nham nhở cười nói:

- Nếu ta thích đọc thì mượn coi, chứ cần gì phải điểm huyệt làm chi? Ta hỏi mượn sư cụ vẫn đuợc kia mà?

Giác Viễn đại sư nói:

- ừ, nếu mượn ta vẫn cho ...

Trương Quân Bảo nói to:

- Nếu hai vị lỡ tay mượn tạm hay không có mượn, thì hãy để ta lục sóat khắp mình mới rõ được.

Giác Viễn đại sư lắc đầu đáp:

- Không thể như vậy, xét người giữa công chúng là việc vô lễ, chúng ta không thể làm vậy. Việc này tiểu tăng không nhìn tường tận, nếu hai vị cư sĩ có lòng tốt nên giao trả lại thì hay hơn cả nếu quý vị lỡ mượn.

Doãn Khắc Tây muốn đem lời ngụy biện để nói ra, thì Dương Qua lại hỏi:

- Giác Viễn đại sư, hai tên đạo tặc này nhất định là không có Phật tâm, phật tánh gì cả, thì không thể nào chúng lấy cắp kinh sách này, trừ khi trong 4 quyển Kiết dà kinh có chứa đựng điều gì quái lạ, thì may ra...

Giác Viễn đại sư thành thật nói:

- Kẻ tu hành không vọng ngữ, lời nói của Dương cư sĩ đúng phần nào, bộ kinh Kiết dà bên trong do tổ sư Đạt Ma viết ra với tựa đề là Cửu Dương Chân Kinh...

Bốn chữ Cửu Dương Chân Kinh vừa thoát ra khỏi cửa miệng lão làm cho mọi người đều xám mặt. Ngày trước trong nền võ thuật bỗng xuất hiện quyển Cửu Âm Chân Kinh đã làm đổ máu không biết bao nhiêu anh hùng hào kiệt, ai cũng giành quyền độc chiếm, đến sau cùng mới rơi vào tay Ngũ bá, năm vị này họp nhau tại Hoa Sơn đỉnh luận kiếm để tranh chức vô địch và đọc quyền giữ quyển sách này. Cửu Âm chân kinh sau lọt vào tay Vương Trùng Dương. Nhưng Vương Trùng Dương lại là nhà cách mạng, không hay lo việc tư riêng, nên chẳng ham danh vị hão huyền. Khi được làm chủ bộ Cửu Âm Chân Kinh, khác hơn người là ông không sờ mó đến nó. Ông chia làm hai phần chôn giấu dưới đất, sợ rằng truyền lại cho người đời nó sẽ gây họa không nhỏ. Đến sau Đào hoa đảo chủ Hoàng dược Sư đuổi hết đệ tử, Châu- bá- Thông bị cầm tù, Âu Dương Phong phát điên, Đoàn Hoàng gia bỏ ngôi đi tu hành, tất cả những việc này đều có liên hệ đến quyển Cửu Âm Chân Kinh, quyển sách do Đạt Ma Tổ Sư trước tác, về sau Đạt Ma Tổ sư có trước tác quyển Cửu Dương Chân Kinh oai lực càng dũng mãnh hơn. Mọi người nghe đến tên Cửu Dương Chân Kinh đều kinh ngạc. Hoàng dược Sư , Nhất Đăng, Quách Tỉnh, Hoàng Dung, Châu- bá- Thông, Dương Qua, Tiểu Long nữ, tất cả những người đã biết sơ về uy lực của Cửu Âm Chân Kinh đều xúc động vô cùng, vẻ mặt mọi người lúc đỏ lúc nhợt. Giác Viễn đại sư rất thành thật không để ý tới sự thay đổi đó nên ông tiếp tục nói:

- Vì tiểu tăng giữ chức quản thủ Tàng Kinh Các cho nên mỗi quyển sách đều có đọc qua ít nhiều. Tiểu tăng tưởng mỗi bộ kinh Phật đều dậy sự giác mê, hành thiện, danh ngôn, tiểu tăng không ngờ rằng quyển Cửu Dương Chân Kinh không dậy về Phật pháp mà lại dạy về cách làm cho thân thể cường tráng, mạnh khỏe sống lâu. Tiểu tăng mỗi ngày mỗi tập trên 10 năm nay, không có bịnh hoạn gì cả. Mấy năm gần đây tiểu tăng lại truyền dạy cho Trương Quân Bảo, quyển Cửu Dương Chân Kinh bất quá truyền dạy cách bảo vệ thân thể để sống lâu. Vả lại, quyển kinh này truyền dạy cho Quân Bảo đang dở dang, nay mất đi rồi thì lấy gì cho tiểu đồ học tập ? Nhị vị cư sĩ lại không thông Phạn ngữ, nhỡ mượn quyển Kiết dà kinh thì vui lòng hoàn trả để tiểu đồ tiếp tục học hành.


Dương Qua nói lẩm bẩm:

- Cửu Dương Chân Kinh là tinh hoa của võ thuật, thế ra đại hòa thượng này không hiểu võ nghệ nên lầm tưởng nó là một cuốn sách dùng để phòng trừ bệnh. Thật là một chuyện hi hữu, thảo nào hai vị thiền sư Vô Sắc và Vô Tướng đã ở cùng trên 10 năm chẳng rõ nơi thiền viện có một bậc vĩ nhân.

Chỉ một mình Nhất Đăng hiểu ý gật đầu:

- Theo vị sư huynh này Cửu Dương Chân Kinh bất quá chữa trị bị phủ nội tạng. Thật là một người thâm ngộ về Phật pháp. Theo học thuật phái Thiền Tông, chỉ cầu cho minh tâm kiến tánh, nhưng Cửu Âm Chân Kinh hay Cửu Dương Chân Kinh theo nghĩa nhà Thiền là tập dần cho đến chỗ kiến tánh minh tâm, nên sư huynh này chẳng hiểu là phải, tuy vậy luyện được 10 năm thì công lực cũng xuất quỷ nhập thần rồi, mà chính lão có biết đâu.

Doãn Khắc Tây giũ tay đứng dậy, cả cười nói:

- Tại hạ thân mình trơ trọi, có món gì trong người đâu?

Tiêu Tương Tử mặc áo bào dài, gã cũng đứng dậy nói:

- Tôi cũng không có gì nốt.

Trương Quân Bảo bỗng quát to:

- Để ta xét lại thử coi!

Nói xong cậu bé chạy đến trước mặt Doãn Khắc Tây toan lúc xét, Doãn Khắc Tây đưa ra một chưởng nhẹ đánh vào người Trương Quân Bảo cốt ý đẩy cậu bé thối lui.

Giác Viễn đại sư cả kinh nói lớn:

- ối da ! Quân Bảo, chẳng đỡ được đâu. Ngươi hãy dồn nguyên khí xuống sơn căn, lấy sức giữ mình cho thẳng, xem chúng làm gì được ngươi?

Câu bé nói to:

- Xin vâng ! Và làm theo lời dạy của thày tiến đến bên mình Doãn Khắc Tây lục sóat. Mọi người lấy làm hoan hỉ khi nghe Giác Viễn đại sư chỉ điểm võ học cho đệ tử, nên họ nghĩ thầm:

- Chúng ta nghĩ không ra vị quân tử hòa thượng này, lão đợi đến giờ phút chót mới nhắc nhở đệ tử!

Sự thật không hẳn thế, vì Giác Viễn là bậc thông minh xuất chúng, thấy đệ tử mình không sao trong chưởng phong đầu, thì ông hiểu ra Cửu Dương Chân Kinh là sách dạy võ thuật, nên ông đành liều nói thử ra một thế vững chắc nhất trong lúc luyện tập mà bảo đệ tử.

Mọi người thấy Doãn Khắc Tây tung ra một chưởng thật lợi hại để giết chết cậu bé, không ngờ cậu bé đã y lời thày dặn vận chân khí điều hòa để chống lại Doãn Khắc Tây. Nào ngờ chưởng phong của Doãn Khắc Tây khi tới đẩy mạnh cậu bé ngã quỵ xuống đất.

Doãn Khắc Tây cuời ha hả nói:

- Tiểu sư phó, không cần hành đại lễ!

Câu bé thẹn đỏ mặt. Giác Viễn đại sư ôn tồn nói:

- Ta nhầm lẫn cách gã vừa sử dụng là hư , phải lấy khôngÕ để thắng có. Tại ngươi không chủ tâm vận khí, này nhé, ngươi hãy vận chân lực, mà không chờ ngoại khí. Kìa ngươi hãy xem ngọn đồi kia.

Vừa nói ông vừa đưa tay chỉ về hướng ngọn đồi và giảng tiếp:

- Nó nằm yên như thế cả ngàn năm. Gió mạnh từ Đông lại, bão lớn từ Tây qua, dồn dập gió sưong, nó vẫn bất động. Vậy ngươi hãy cố ý làm như thế xem sao.

Trương Quân Bả o thông minh đĩnh ngộ, nghị lực dồi dào. Khi nghe sư phụ chỉ đến đâu là hiểu đến đấy, nên gật đầu nói:

- Sư phụ, con nhớ kỹ rồi, vậy con làm lại.

Nói xong cậu bé đến trước mặt Doãn Khắc Tây. Dương Qua thấy cậu bé hai lần quá vội vàng, sau khi nghe Giác Viễn chỉ dạy nên làm liều lại thất bại, nên chàng nghĩ thầm:

- Hai thày trò lão hòa thượng học đã quán thông quyển Cửu Dương Chân Kinh nên nội lực cao siêu thấy sợ. Hiềm vì không biết rõ làm sao khắc địch chế thắng, nên khi bị tấn công là không biết làm gì, nếu nội lực của cậu bé này chẳng dồi dào ắt phải tan xác dưới tay của Doãn Khắc Tây.

Dương Qua vội đưa mắt theo dõi, thấy Doãn Khắc Tây tay hữu quét một chưởng, chặn bước tiến của Trương Quân Bảo, tay tả đẩy một chưởng vào bụng cậu bé. Vì cao thủ đứng như rừng chung quanh Trương Quân Bảo nên Doãn Khắc Tây chỉ dám dùng một thành lực , cố ý đánh cho cậu bé đau điếng mà thôi. Trương Quân Bảo thấy vậy kêu lên:

- Sư phụ, có nên đánh lại không?

Luông chưởng phong của Doãn Khắc Tây đến trước bụng cậu bé đã biến mất, làm cho Doãn Khắc Tây kinh ngạc vô cùng, gã vội vươn tay ra chụp mạnh vào vai Trương Quân Bảo, nhưng cậu bé vẫn đứng trơ như tượng gỗ bất động. Trương Quân Bảo đã thắng thế, cậu bé cố chịu đựng cho Doãn Khắc Tây đánh đông đánh tây, công tả phạt hữu một hồi vẫn không suy xuyển gì cả.

Doãn Khắc Tây cười gượng nói:

- Thôi, tiểu sư phó ! Tôi cũng không cần đánh nhau với tiểu sư phó làm gì. Quân tử nên dùng lời nói là phải hơn., dùng chân tay chẳng ích gì, vậy tiểu sư phó lui ra ngoài, chúng ta sẽ thảo luận.

Miệng nói như vậy nhưng gã cố vung chưởng lực đánh bao nhiêu, Trương Quân Bảo càng đứng yên bấy nhiêu, không biết phải chống lại thế nào. Cuối cùng Quân Bảo nói to:

- Đau quá! Sư phụ, gã đánh mãi, thầy mau tiếp tay với đệ tử!

Doãn Khắc Tây nói:

- Ngươi nói gì lạ thế ? Ta đứng cách ngươi bốn thước, làm sao mà đánh được ngươi, chỉ có ngươi nhào vô đánh ta trước mà thôi.

Doãn Khắc Tây nói thế là dụng ý làm cho Giác Viễn phân vân vì ông đâu biết chưởng phong và võ thuật.

Giác Viễn đại sư lắc đầu khổ não, nói :

- Đúng vậy ! Đúng vậy ! Doãn cư sĩ nói chẳng sai. Đời Đường, đại đức Sanh Công thuyết pháp, hỏi tượng đá cũng gật đầu. Hai vị cư sĩ dầu có ngu ngoan đến bực nào, cũng không cứng rắn như đá được, thì chuyện gì phô trương võ nghệ. Ai da, ta bênh là không bênh, nhưng người nên nhớ nẻo hư và thật cho rõ ràng, một điều hư có kèm theo một sự thật, chuyện gì cũng do hư thật mà ra. Ngươi hãy nhớ lời ta nói : Hơi người như trống sấm, tinh thần là nội kiếm. Không đi đường khuyết hãm, chẳng vào lối gồ ghề, không nên có điều đoạn tục

Trương Quân Bảo nghe lời thầy nói vụt tỉnh ngộ. Theo phái Thiền Tông của Thiếu Lâm Tự, thầy trò đều phải chịu theo giới luật nhà chùa, là cầu cho tinh thần quy tựu, xóa bỏ những điều mắt thấy tai nghe, để trở nên một vị cao tăng cùng khổ, chừng ấy mới giác ngộ được Phật pháp nhiệm màu. Trương Quân Bảo lúc vào chùa mới mười mấy tuổi đầu, ngày đêm ở bên Giác Viễn đại sư trên Tàng Kinh các lo quét dọn, châm trà. Giác Viễn đem Cửu Dương Chân Kinh ra truyền cho cậu bé, chính ông cũng luyện cho nhuần thêm, tuy học đã lão thông nhưng chẳng ai biết mình đang học được một môn võ tối thượng thời bấy giờ. Còn tất cả tăng chúng thấy Giác Viễn là một bạch diện thơ sanh không cần đi đâu mà phải chỉ dạy chưởng lực, mặc dù chưởng lực là môn võ oai trấn giang hồ chỉ có Thiếu Lâm Tự là xưa nay giữ địa vị độc tôn. Vả lại, tính tình thầy trò Giác Viễn lại không thích dòm ngó đến ngành võ, mỗi lần tăng chúng luyện tập võ nghệ thì cả hai lẻn đi lên Tàng Kinh Các. Cho đến bây giờ Giác Viễn vẫn đinh ninh là hai thầy trò ông chỉ biết giấy trắng mực đen và thầm tiếc không học lấy mấy thế võ phòng thân. Trương Quân Bảo có căn cơ thông tuệ, cho nên khi nghe lời thầy nói : Không đi đường khuyết hãm, chẳng vào lối gồ ghề, không nên có điều đoạn tục... Tuy cậu bé chẳng sử dụng đúng mực nhưng cũng đủ chống trả lại sự đau nhức của chưởng phong mà Doãn Khắc Tây đã đả kích, cậu vẫn an nhiên như người khỏe mạnh la ïthường, lúc này cậu lại nhảy vào Doãn Khắc Tây.

Dương Qua, Tiểu Long nữ, Châu- bá- Thông, Quách Tỉnh đứng cách chỗ Do n Khắc Tây và Tiêu Tương Tử chừng mươi trượng cho nên Doãn Khắc Tây dù hung ác đến đây cũng không dám hạ độc thủ đánh cậu bé. Hai người đánh với nhau trông rất chênh lệch, tuy vậy họ đánh với nhau rất lâu. Trương Quân Bảo bàn tay nhỏ bé, cánh tay quá ngắn nên đánh không trúng người Doãn Khắc Tây, trái lại Doãn Khắc Tây mình to lớn, hai tay vạm vỡ, dài nhưng không đánh trúng cậu bé một cái nào, vì cậu bé bộ pháp lẹ như cheo. Dương Qua và mọi người cười rộ, làm Tiêu Tương Tử đứng bên ngoài sượng mặt.

Quách Tường bỗng kêu to :

- Tiểu huynh, sao không đánh cho nó một trận mà tránh né làm gì?

Giác Viễn đại sư nói to :

- Không nên ! không nên! Đừng giận, đừng phiền, đừng mắng, đừng đánh.

Quách Tường nói to:

- Tiểu huynh cứ đánh thẳng tay, có tôi trợ giúp cho!

Trương Quân Bảo đáp:

- Đa tạ cô nương!

Nói xong Trương Quân Bảo nhảy tới tấn công quyết liệt vào người Doãn Khắc Tây.

Giác Viễn lắc đầu than:

- Nghiệp chướng, nghiệp chướng, lòng người khi nổi giận thì ác quả sẽ dấy lên từ đấy.

Dương Qua, Hoàng Dung, Chu Tử Liễu cũng nói lên hưởng ứng giúp Trương Quân Bảo, làm cho cậu bé hứng khởi hăng hái đánh nhanh hướng Đông. Giác Viễn đọc lên một câu cổ ngữ : Tẩu thất kỳ lộc, thiên ha ïcông toại chíÕ, cậu bé hiểu nghĩa câu này, liền vươn tay ra đánh ngay ấn đường Doãn Khắc Tây nhanh như chớp, gã này không kịp phòng bị té nhào xuống đất hết cựa quậy.

Mọi người hô lên cổ võ:

- Hay quá! Hay quá! Lộc tẩu thùy thủ rất tuyệt diệu!

Trương Quân Bảo hạđược đối phương liền nhảy ra một bước vòng tay nói :

- Đắc tội!

Nói xong cậu bé lại bên mình Doãn Khắc Tây lục xét, cũng không tìm ra tung tích 4 quyển Kiết dà kinh.

Trương Quân Bảo quay đầu lại nhìn Tiêu Tương Tử, gã này hiểu ý cậu bé muốn khám người mình, nhưng Tiêu Tương Tử đã suy nghĩ biết làm mình không thể cao hơn Do n Khắc Tây, nếu đánh lại với nó mà thua thì nhục nhã vô cùng, dù có thắng thì các cao thủ võ lâm cũng chẳng tha cho, nên gã đứng dậy giũ quần áo và nói :

- Thân ta không có giấu sách vở gì cả, ta nghĩ nên hẹn nhau ngày khác thì hơn !

Nói xong gã phóng mình sang hướng Tây nam chạy như bay. Giác Viễn phất mạnh tay áo, nhảy đến trước mặt Tiêu Tương Tử cản lại.

Tiêu Tương Tử nổi giận đứng lại, hớp một luồng chân khí bổ sung cơ thể, đoạn đưa ra một chưởng Trường sanh công đánh ngay bụng Giác Viễn đại sư .

Môn Trường Sanh Công hắn đã luyện trên 10 năm, chịu không biết bao nhiêu khổ sở, nên chưởng lực vô cùng lợi hại.

Quách Tỉnh, Châu- bá- Thông, Dương Qua thảy đều biến sắc kêu to :

- Đại sư, hãy cẩn thận!

Khi tiếng nói của mấy người này vừa dứt thì nghe hai tiếng bình bìnhÕ nổi lên, chưởng phong đã đánh trúng ngực Giác Viễn đại sư , mọi người kêu to :

- Chết! Chết mất!

Nhưng trái lại đại sư không ngã , mà Tiêu Tương Tử văng ra xa mấy trượng, nằm co ro như con cuốn chiếu. Giác Viễn vẫn đứng trơ như đá, vững như trồng.

Nguyên Giác Viễn đại sư không biết tí gìvề võ thuật, nên chưởng phong của Tiêu Tương Tử kề đến mà ông chẳng biết làm thế nào né tránh, chỉ đành đứng yên mà gánh chịu cái đòn ác liệt này. Nhưng mọt việc mà chính ông không ngờ là ông đã luyện 10 năm công lực trong Cửu Dương Chân Kinh, cho nên thân thể ông có một luồng dịch khí lưu thông không dứt, muốn yếu là yếu, muốn mạnh là mạnh, chưởng phong Trường sanh công vừa chạm phải người ông, như chạm phải vách sắt tường đồng, dội ngược lại Tiêu Tương Tử làm gã này mang thương tích rất nặng.

Giác Viễn đại sư vội niệm:

- A di đà Phật!

Trương Quân Bảo chạy đến bên mình Tiêu Tương Tử lục lại cũng không thấy bộ kinh.

Dương Qua nói:

- Ta đã nghe rõ hai tên này nói chuyện, ta đóan chắc là chúng đã trộm sách, mà không rõ chúng giấu nơi nào.

Võ Tu Văn bảo:

- Có khó gì đâu, căng hai đứa ra tra khảo một trận thì ra manh mối chứ gì?

Giác Viễn lắc đầu chắp tay nói:

- Mô Phật ! Tội lỗi, tội lỗi lắm, không nên đâu, cư sĩ ạ!

Hoàng Dung mỉm cười:

- Hai tên gian manh ác đạo này, dù chặt một tay một chân nó cũng không nói, nữa là tra khảo làm chi vo âích.

Trong lúc ấy, bỗng nghe từ ngọn đồi phía Tây có tiếng vượn hú từng chập, mọi người quay lại nhìn thấy Thần Điêu của Dương Qua đang đuổi theo một con vượn già, vươn đôi cánh trụi ra đánh túi bụi vào con vượn. Mọi nguười nhìn kỹ con vượn thì thấy hình vóc nó rất to, cao lớn bằng con người, trên đầu lốm đốm trắng chứng tỏ nó đã già lắm. Tuy cao lớn hơn Thần Điêu song nó không dám chống trả, chỉ chạy qua Đông xuyên qua Tây, cất tiếng hú rất thêthảm bi ai .

Quách Tường thấy vậy thương hại vội chạy đến nói:

- Điêu huynh! Điêu đại ca hãy tha cho nó đi!

Thần Điêu xếp cánh đứng lại nhình vẻ rất uy mãnh. Con vựon già hết chạy đến chỗ Doãn Khắc Tây và Tiêu Tương Tử, nó lại nắm tay hai người này tỏ ra thương mến lạ! Đoạn nó kéo hai người chầm chậm đi xuống núi. Mọi người thấy tình cảnh như thế lấy làm cảm động bồi hồi nên không đuổi theo Doãn Khắc Tây và Tiêu Tương Tử nữa.

Quách Tường quay lại thấy Trương Quân Bảo vết thương trên đầu máu chảy rỉ ra bèn lấy chiếc khăn tay chậm máu. Trương Quân Bảo cảm động muốn thốt lời cảm tạ, bỗng thấy đôi mắt Quách Tường đỏ hoe, và có vẻ thương tâm sầu hận. Bỗng Dương Qua nói:

- Cuộc hội ngộ hôm nay, đến đây đã đủ ! Trời dài đất rộng, trên chốn giang hồ còn ngày gặp lại. Hiện giờ chúng ta hãy tạm biệt tại đây !

Nói đến đây tay áo Dương Qua phe phẩy mạnh, dìu Tiểu Long nữ cùng Thần Điêu đi dần xuống núi.

Vành trăng sáng in rõ trên nền trời! Một luồng gió động, lá vàng rơi lác đác. Tiết trời thu man mác buồn.

Quách Tường hai dòng lệ lăn trên má, nhìn theo.

Thu phong thanh, thu nguyệt minh
Lạc diệp tụ hòan tán
Hàn nha tẩy phục kính
Tương tư tương kiến tri hạ nhật
Thử thời thử dạ nan vi tình


Dịch:

Thu đến hoàng hôn, gió quyện nhiều
Xót tình lũ quạ gọi hoang liêu
Tả tơi lá úa rơi ngàn cánh
Vằng vặc trăng thu tỏa một chiều
Cám cảnh bồi hồi lòng tráng sĩ
Tình sầu lay động khóm vân tiêu
Tương tư một giấc năm canh mộng
Thôi nói làm chi đến chữ yêu !


Hết