Chương 61 - Ta Cũng Muốn Lê Cái Đuôi Trong Bùn


Trang Tử câu cá bên sông Bộc, vua Sở nghe Trang là bậc đại hiền, liền phái hai đại phu đến mời ông về giúp việc cho nước Sở.

Trang Tử vẫn ôm cái cần câu không quay lại, nói:

- Ta nghe nước Sở có một con rùa thần chết đã ba ngàn năm nay, vua Sở bọc điều bọc xác nó đặt trong tráp cất ở miếu đường.. Chẳng lẽ con rùa ấy muốn chết để lưu thân xác lại cho người ta thờ ư? Hay là nó muốn sống để lê cái đuôi trong bùn thích hơn?

Hai vị đại phu đều đáp:

- Thà sống lê cái đuôi trong bùn thích hơn!

Trang Tử nói:

- Ta đây cũng muốn lê cái đuôi trong bùn!

Lời Bàn:

Trang Tử có cuộcsống đầy thiên nhiên và u mặc. Ông sống vào hạ bán thế kỷ thứ tư đầu thế kỷ thứ ba trước Công Nguyên. Ông trước tác bộ Nam Hoa Kinh, một tác phẩm triết lý thiên về Đạo học nhưng lại là một tác phẩm văn chương tuyệt vời. Với cái tài mẫn tiệp ấy, ông ra làm quan nước nào mà chẳng được? Thế nhưng ông không muốn câu thúc, hàm danh khoái lợi là thói đua đòi của thế tục. Xưa nay có nhiều người ra làm quan bị thất sủng, khi cái họa xảy đến, than: "Biết vầy ta không thèm làm quá!"

Sử nói: "Đại đế Alexandre Le Grand (người cùng thời Trang tử) người Hy Lạp kéo quân đi đánh xứ Ba Tư, trên đường đi gặp nhà hiền triết Diogène, Alexandre dừng quân lại chào nhà hiền triết. Lúc ấy vào buổi sáng Alexandrre đứng về hướng đông, Diogène đứng phía Tây. Alexandre nói:

- Hiền sư Diogène! Ngài muốn gì ta ban cho?

Diogène bình thản nói:

- Ta muốn đứng ngoài ánh sáng mặt trời!

Câu của Diogène Câu nói của Diogènenói rất nhiều nghĩa và sâu sắc. Ta biết Alexandre tướng mạo đang đứng về phía đông che mất ánh sáng mặt trời ban mai, nên Diogène đuổi khéo Alexandre đi! Nghĩa thứ hai, Diogène không hề thích làm quan, "ta muốn đứng ngoài ánh sáng mặt trời", là ông ta muốn nói cuộc sống tự do tự tại. Các triết gia và sử gia đời rau cho rằng Diogène có nhiều điểm tương đồng với Trang Tử và Diogène là lãnh tụ của phái Cynismẹ Tư tưởng thoát tục và tự tại của những nhà tư tưởng, những triết gia dù Đông hay Tây cổ hay kim đều vĩ đại.