Chương 18 - Không có gì vô ích và thông thường hơn là làm những điều tương tự mà lại mong đợi có kết quả khác nhau


Lỗi lầm là hậu quả của con người và là yếu tố cấu thành – một nhân tố quan trọng của việc thử nghiệm và học từ lỗi của chính mình. Một vài lỗi lầm có những hậu quả lâu dài hơn những lỗi khác, một số ít không thể nào sửa chữa được. Cái làm người ta điên tiết nhất là những kinh nghiệm tạo ra những lỗi lầm lặp đi lặp lại. Hiện tượng này đặc biệt rõ ràng trong cái cách mà mọi người lựa chọn người sẽ trở nên thân thiết đối với mình. Một người nào đó đã gợi ý rằng cuộc hôn nhân lần thứ hai chứng tỏ thắng lợi của niềm hy vọng vượt lên trên kinh nghiệm. Người ta có thể mong đợi trong tâm khảm rằng những bài học đã được học trong cuộc hôn nhân thứ nhất sẽ làm cho quá trình lựa chọn cuộc hôn nhân thứ hai tốt hơn. Lạy trời, tỉ lệ thất bại của những cuộc hôn nhân sau thậm chí còn vượt hơn 50 % so với những may rủi lần đầu chúng ta đám đương đầu với hôn nhân khi còn trẻ!

Thực tế nằm sau những con số này là chúng ta có xu hướng giống hệt như chúng ta khi chúng ta trước đây, cả về nhân sinh quan lẫn hành vi cư xử, vào lúc bốn mươi hay lúc hai mươi. Điều này không có nghĩa là chúng ta không học được gì trong những năm tháng đã qua. Trong thực tế, hầu hết mọi người học xong vào giai đoạn này và trở nên thành công hơn trong nghề nghiệp. Chúng ta chỉ chưa đạt được cái nhìn nội tâm đầy đủ về việc chúng ta là ai và tại sao chúng ta lại chọn những người mà chúng ta chọn.

Quá trình học tập bao gồm không nhiều lắm nhưng câu trả lời mang tính tích luỹ như làm thế nào có thể đưa ra những câu hỏi đứng đắn. Đây là lý do tại sao việc trị liệu về tâm lý lại có hình thức những bản khai Hỏi và Đáp. Điều này không phải là một trò khéo như nhiều người nghĩ mà là do bác sĩ tâm lý tạo ra đề dẫn dắt khách hàng đi theo một hướng đã được biết trước. Nó hiện diện cho sự đồng khám phá một câu hỏi miêu tả những động cơ và mô hình hóa của tư duy và hành vi, luôn luôn cố gắng tạo ra sự kết nối giữa những ảnh hưởng trong quá khứ và những khái niệm trong hiện tại về việc chúng ta muốn cái gì và làm cách nào tốt nhất để đạt được nó.

Rất nhiều, và có thể là nhiều nhất, hành vi của con người được những dự định của anh ta chèo lái mà chính anh ta cũng ít khi có ý thức về điều đó. Vì chúng ta thích nghĩ về bản thân mình như những người suy nghĩ có lô gích và hành động theo lẽ phải, sẽ là một trở ngại để nhận ra rằng rất nhiều điều trong thói quen cư xử của chúng ta là do những nhu cầu, khao khát và kinh nghiệm quyết định về những điều mà chúng ta chỉ mù mờ cảm thấy và có liên hệ với quá khứ của chúng ta, thường là từ thời thơ ấu.

Chẳng hạn như hành động hay quên thường có thể được hiểu là sự hiện diện trong vô thức của chúng ta về sự nhận định của chúng ta về những tình huống xảy ra cuộc sống dù chúng ta có dự định hay không. Tại sao phòng mạch của các nha sĩ lại thường phải gọi điện cho các bệnh nhân của họ để nhắc nhở về cuộc hẹn? Đó là bởi vì việc đi đến chỗ nha sĩ thường gợi cho người ta những trải nghiệm không đáng hài lòng. Điều này là thông thường thôi, do đó, mọi người có xu hướng «quên» các cuộc hẹn của họ. Khi chúng ta quên những điều khác như: Ngày sinh nhật, lễ kỷ niệm hàng năm, tên, lời hứa. Cũng có thể có những trở ngại tiềm ẩn phía sau khiến chúng ta quên cái điều mà ta ngại thú nhận một cách cởi mở.

Cho nên chính chúng ta là người lựa chọn những người mà chúng ta sẽ sống cùng. Gần như tất cả mọi hành động của con người đều là một cách qua đó biểu lộ việc chúng ta nghĩ gì về bản thân. Có một vài hành vi có «tính trung hòa khi tự đánh giá». Tôi thường gợi ý cho bệnh nhân rằng tiêu chuẩn này có thể áp dụng với bất kỳ quyết định nào của họ trong cuộc sống. Điều này sẽ khiến cho tôi nghĩ như thế nào về bản thân? Đặc biệt là việc ở cùng người này sẽ làm cho tôi cảm thấy như thế nào? Chúng ta liệu có thể nói như nhân vật của Jack Nichoson trong cuốn «tốt hết mức có thể»: «Anh có thể làm cho tôi muốn trở thành một người tốt đẹp hơn hay không?».

Những lỗi lầm lặp đi lặp lại của chúng ta trong những tấn bi kịch của gia đình rất đáng chú ý nhất là khi chúng được đóng đi đóng lại theo cách của những gợi ý được tập dượt nhiều lần. Câu hỏi thông thường nhất của tôi đối với một người mô tả một giai đoạn nào đó đang có xung đột về hôn nhân là «Anh đã nghĩ câu chuyện này sẽ đi đến đâu nếu anh nói ra điều đó?» Nếu truy tìm dấu vết ngay từ lúc khởi đầu. người ta có thể hầu như luôn luôn tìm ra trong bất kỳ một sự bất đồng nào một hướng nào đó, sự phê bình hay sự khinh miệt mà người còn lại đùng để phản ứng lại sự xung khắc có thể dự đoán được. Chẳng hạn gần đây người ta báo cáo rằng bệnh nhân đã đáp lại lời phàn nàn buổi sáng của vợ là: «Đừng có tru lên nữa!». Bạn có thể dự đoán là ngày hôm đó của họ đã qua đi một cách tồi tệ như thế nào. Khi được hỏi là tại sao một người có xu hướng tuôn ra một lời nói chắc chắn sẽ gây ra xung đột như vậy, câu trả lời hoá ra luôn là để tự vệ cho chính người nói: «Thế tôi không có quyền tự vệ hay sao?». Thật đáng ngạc nhiên là các mối quan hệ gần gũi nhất của chúng ta thường xuyên đến rồi đi, chúng giống như những cuộc đấu tranh giành quyền lực trong đó chúng ta trở thành những kẻ thù của nhau, chỉ có điều là chúng ta biết về nhau quá rõ. Cảm giác cùng chia xẻ số phận đã qua đi, thay thế cho một cuộc chiến xảy ra hàng ngày trong đó nguy cơ xuất hiện là sự sống sót của lòng tự trọng thường bị đe doạ bởi người mà chúng ta biết rõ nhất và gần gũi nhất. Ai là người muốn sống theo cách như vậy trong tình trạng căng thẳng và cạnh tranh tột độ vì những mục tiêu rất mơ hồ, thậm chí đối với cả những bên có liên quan?

Và thế là, khi người ta yêu cầu để ngừng đưa ra những lời bình luận vô bổ và xúc phạm lẫn nhau vốn là nguồn gốc xung đột trong hôn nhân, họ lại chuyển trách nhiệm từ bản thân họ sang người kia theo cách giải quyết các xung đột quốc tế, trong đó ai cũng muốn hoà bình nhưng không ai muốn là người đầu tiên ngừng gây chiến. Sợ rằng điều đó chỉ càng khiến cho họ dễ bị thương tổn hơn mà thôi.

Trong tình trạng như vậy, sự đa nghi thường bị người ta dùng sai và hiểu lầm. Điều này, rất tiếc, lại đúng với nhiều mối quan hệ. Cuộc tranh luận của tôi trong những hoàn cảnh như vậy thường rất đa dạng: «Bạn mất gì nếu thử như vậy?». Câu trả lời thường là: «Tôi phải cố gắng bao lâu chứ?», Hay có khi là câu hỏi: «Tại sao tôi lại phải sống với một người mà tôi không tin tưởng?». Nhưng hiếm khi người ta dám hỏi điều này bởi vì nó sẽ mang theo đủ loại lý do khiến người ta thường sống cộng sinh với nhau trong nhiều năm mà không có hạnh phúc như tiền bạc, con cái, sợ phải cô đơn và đôi khi đơn giản là do quán tính.

Sự thật đáng buồn là hầu hết mọi người có sự mong mỏi rất thấp về hạnh phúc. Điều đó giống như họ đã quen với ý nghĩ về việc chờ đợi một phép lạ -ông già tuyết sẽ giúp, hay chiếc răng cổ tích sẽ nâng đỡ cuộc sống của họ. Họ coi bất kỳ một niềm vui lâu dài nào như là những tư tưởng lãng mạn được ngành công nghiệp giải trí tạo ra chứ không có thật, hoặc không có sự thích ứng nào đối với cuộc sống của họ ngay cả khi họ có căn nhà trị giá hàng triệu đôla, hay máy bay phản lực riêng. Sự tan vỡ ảo tưởng này chính là một rào chắn chủ yếu cho những sự thay đổi bởi vì mọi người không mong đợi để đám liều lĩnh trong tình cảm của mình khi họ theo đuổi những mục đích mà họ nghĩ là không thể đạt tới.

Khuyến khích mọi người thay đổi là một sự chia sẻ hy vọng. Hầu hết mọi người chúng ta, dù họ có tính châm biếm hay đa nghi như thế nào vẫn có thể cải thiện trong cuộc sống riêng, mong đợi những điều tốt đẹp hơn cho con cái mình. Thường thì tôi khơi gợi sự khao khát đó để khuyến khích mọi người thử những điều mới. Đòn bẩy ở đây là niềm tin thông thường rằng trẻ em học hầu hết những điều chúng biết về cuộc sống từ việc quan sát cha mẹ chúng. Tôi thường dùng ý tưởng đó để cố thuyết phục họ thử nêu gương về sự tử tế, khoan dung và giải quyết các xung đột vì lợi ích và đại điện cho con cái.

Đây chính là nơi mà khái niệm về những hành vi bị lặp đi lặp lại dẫn đến những kết quả có thể báo trước. Hầu hết mọi người ít giác ngộ đầy đủ đối với các phương pháp có tính thử nghiệm, khái niệm về nguyên nhân và kết quả để đánh giá đúng rằng nếu như cái họ làm trong quá khứ sản sinh ra những kết quả không đáng hài lòng, một sự tiếp cận mới có thể đáng để người ta xem xét. Tôi khoanh vùng cuộc tranh luận này trong sự thực dụng hơn là mang tính lý thuyết: «Tôi không có câu trả lời có thể áp dụng cho mọi mối quan hệ; tôi tin vào những gì có hiệu quả. Nếu cái bạn đang làm không có tác dụng thì tại sao lại không thử cách khác?».