Chương 2 - Chúng ta là những điều mà chúng ta thực hiện


Mọi người thường tới chổ chúng tôi xin thuốc. Họ đã quá mệt mỏi về tâm trạng buồn rầu, mệt mỏi và mất hết sự quan tâm đến những điều trước đó đã từng đem lại cho họ niềm vui sống. Hoặc là họ không ngủ được hoặc là họ ngủ suốt ngày; họ biếng ăn hay ăn quá độ. Họ luôn phiền lòng và hay đãng trí, thường thì họ ước chết quách cho rảnh nợ. Họ khó nhớ ra nổi điều gì có thể làm cho họ hạnh phúc.

Tôi đã lắng nghe những câu chuyện của họ. Tất nhiên là những câu chuyện đó khác nhau nhưng thường cùng một chủ đề. Những người khác trong gia đình sống những cuộc sống chẳng có gì là đáng sống. Mối quan hệ của họ thường là đầy xung động hoặc thiếu sự say mê và thân thiết. Ngày trôi qua đối với họ thật tẻ nhạt: việc làm không thoả mãn, ít bạn bè, nhiều sự buồn chán. Họ cảm thấy mình tách rời khỏi những niềm vui mà người khác đang được hưởng.

Đây chính là điều tôi đã nói với họ: Điều tốt lành là chúng ta có những cách điều trị có hiệu quả cho những triệu chứng tuyệt vọng, tin tức tồi tệ là thuốc men vẫn không khiến cho bạn hạnh phúc được. Hạnh phúc không đơn giản chỉ là sự vắng thiếu nỗi tuyệt vọng. Nó chính là một trạng thái tích cực trong đó cuộc đời của chúng ta giàu ý nghĩa và niềm vui.

Cho nên chỉ thuốc men không thì khó mà đủ được. Mọi người cần phải nhìn nhận cách sống của mình bằng con mắt khác. Chúng ta luôn luôn nói về những gì chúng ta muốn và dự định làm. Đó chỉ là những mơ ước và sự khát khao và chúng có rất ít giá trị trong việc thay đổi tâm trạng của chúng ta. Chúng ta không phải là điều mà chúng ta nghĩ, nói hay cảm thấy. Chúng ta là điều mà chúng ta thực hiện. Nói thẳng ra, khi đánh giá người khác, chúng ta không nên chú ý đến điều họ hứa mà nên chú ý đến điều họ cư xử. Luật đơn giản này có thể ngăn chặn rất nhiều nổi đau đớn và sự hiểu lầm; ảnh hưởng đến mối quan hệ của con người, «Khi tất cả điều nói ra đều được làm thì sẽ có nhiều điều đáng nói hơn là những điều đã được làm đó». Chúng ta đang chết chìm trong lời nói, rất nhiều lời nói đã hoá thành những lời nói dối đối với chính mình và người khác. Đã bao nhiêu lần chúng ta cảm thấy bị phản bội và ngạc nhiên khi tìm ra khoảng trống giữa lời nói của mọi người và hành động của chính họ trước khi ta học được cách chú ý nhiều hơn đến việc làm hơn là lời nói? Hầu hết những sự đau lòng chứa đựng trong cuộc sống của chúng ta chính là kết quả của việc thờ ơ với sự thật, rằng: lối cư xử trong quá khứ của một người là yếu tố dự đoán đáng tin cậy nhất về lối cư xử trong tương lai.

Woody Allen đã từng nói một câu nổi tiếng rằng: «Ta có thể nhìn thấy trước tám mươi phần trăm cuộc đời của một người». Chúng ta thường tỏ ra can đảm trong vô số cách để đáp ứng bổn phận của mình hoặc thử nghiệm những điều mới mẻ có thể cải thiện cuộc sống của mình. Nhiều người trong chúng ta sợ liều lĩnh và thích sự rõ ràng, sự việc có thể dự đoán được và sự lặp đi lặp lại. Điều này giải thích cảm giác buồn chán quá mức được coi là đặc tính của thời đại chúng ta. Những nỗ lực tuyệt vọng để vượt qua nó chính là hiện tượng khao khát được giải trí và khi được tích luỹ lại, chúng trở thành vô nghĩa. Chính câu trả lời cho câu hỏi «Vì sao?» đang đè nặng lên hầu hết chúng ta. Tại sao chúng ta lại ở đây? Tại sao chúng ta lựa chọn cuộc sống như thế này? Tại sao lại phải quan tâm? Câu trả lời tuyệt vọng được chứa đựng trong một cái phanh hãm rất phổ biến là «Gì cũng được».

Nói chung, cái chúng ta đạt được, không phải là cái chúng ta xứng đáng mà là cái chúng ta mong đợi. Hãy hỏi một cầu thủ thành công về môn bóng chày khi anh ta bước tới chổ cái đĩa và bạn sẽ nghe thấy những điều như: «Tôi đang mang cái này xuống phố đây!» Nếu bạn chỉ ra rằng những người đánh bóng giỏi nhất trong trò chơi thường ăn điểm được hai trong ba cú đánh thì bất cứ cầu thủ nào chơi tốt cũng đều trả lời rằng: «Phải, nhưng đây là lượt chơi của tôi».

Ba yếu tố của hạnh phúc là có điều gì đó để làm, người nào đó để yêu và điều gì đó để mong đợi. Nếu chúng ta có những công việc có ích, những mối quan hệ dễ chịu và sự hứa hẹn về sự hài lòng thì khó mà không hạnh phúc! Tôi sử dụng chữ «công việc» để tương ứng với bất kỳ một hoạt động nào, được trả lương hay không nhưng đem lại cho chúng ta một cảm giác về tầm quan trọng cá nhân của chính mình. Nếu chúng ta có một công việc mang tính chuyên nghiệp có thể đem lại một ý nghĩa cho cuộc sống của chúng ta, đó chính là công việc của đời ta. Nhờ sự đóng góp vào sự đa dạng của cuộc sống con người mà ta có thể tìm thấy sự hài lòng và ý nghĩa trong việc nỗ lực ở một sân gôn hay tại bàn chơi bài bridge. Hãy nghĩ đến những vấn đề về giao thông nếu tất cả chúng ta đều thích việc đó, có sao đâu!

Việc xác định thế nào là «tình yêu» là một vấn đề khó khăn. Bởi vì cơ sở của cảm giác đó rất huyền bí ( Tại sao tôi lại yêu người này mà không phải là người kia?), người ta rút ra kết luận rằng lời nói không thể nào so sánh được với ý nghĩa của chúng trong tình yêu của một người nào đó. Bạn nghĩ thế nào về định nghĩa này của tôi. «Chúng ta yêu người nào đó khi tầm quan trọng về nhu cầu và khao khát của anh ta hay cô ta ngang bằng với mức độ của những nhu cầu và khao khát đó của chính chúng ta ». Trong những trường hợp tốt nhất, tất nhiên, mối quan tâm của chúng ta đối với lợi ích của một người nào khác vượt quá hay trở nên không thể tách rời những điều mà chúng ta muốn cho chính mình. Một câu hỏi mà tôi thường dùng để giúp cho mọi người trở nên cương quyết nếu họ yêu một người nào đó thực sự là «bạn có thể đỡ đạn cho người này không?» Điều này có vẻ như vượt quá tiêu chuẩn thông thường bởi vì chỉ một số ít người trong chúng ta buộc phải đương đầu với một sự hy sinh lớn đến như vậy và sẽ không ai trong chúng ta có thể chắc chắn liệu mình sẻ làm gì nếu khao khát tự vệ của chúng ta buộc phải va chạm với tình yêu dành cho người khác của mình. Nhưng việc tưởng tượng ra tình huống đó có thể làm rõ được bản chất của sự gắn bó giữa chúng ta với một người nào đó.

Số người mà chúng ta sẽ xem xét việc hy sinh bản thân mình để cứu thật ra rất hạn chế: con chúng ta, chắc rồi, chồng hoặc vợ của chúng ta, hay một người được chúng ta yêu, có thể. Nhưng nếu chúng ta không thể tặng món quà đó, làm sao chúng ta có thể giả vờ yêu họ được? Thông thường, cảm xúc về tình yêu hay sự thiếu vắng nó thật đáng chú ý trong cách mà chúng ta bày tỏ rằng một người nào đó quan trọng đối với chúng ta, đặc biệt là qua số lượng và chất lượng thời gian mà chúng ta sẵn sàng dành cho họ.

Vấn đề là tình yêu được bày tỏ qua hành vi. Thêm một lần nữa, chúng ta phải xác định mình là ai, chúng ta quan tâm đến ai và cái gì, không phải qua cái chúng ta hứa mà là điều chúng ta làm. Tôi thường phải hướng mọi người chú ý đến vấn đề này. Chúng ta là loại động vật có ngôn từ, việc dùng ngôn từ để giải thích và cả lừa đảo nữa rất thông dụng. Sự lừa gạt tồi tệ nhất, tất nhiên, là lừa gạt chính mình. Chúng ta tin vào cái gì có quan hệ gần gũi với nhu cầu mà chúng ta cảm thấy trong sâu kín lòng mình - chẳng hạn như giấc mơ mà tất cả chúng ta thường mang theo về một tình yêu hoàn hảo, sự chấp nhận không hoàn hảo về điều gì chỉ có sẵn từ một người mẹ tốt. Sự khao khát này làm chúng ta rất dễ bị tổn thương, những dạng thức tồi tệ nhất là sự tự lừa gạt mình và ảo tưởng, một hy vọng cho rằng cuối cùng chúng ta đã tìm thấy con người sẽ yêu chúng ta mãi mãi, chính xác như chúng ta yêu họ.

Do đó khi một người nào đó giả vờ làm và nói những điều mà chúng ta mong đợi từ lâu, chẳng có gì đáng ngạc nhiên khi chúng ta bỏ qua những thái độ cư xử không thích hợp khác. Khi tôi nghe thấy một người nào đó nói: «Anh ấy làm những điều không hay nhưng tôi biết anh ấy yêu tôi», tôi luôn luôn hỏi lại rằng điều đó có phải là hành động cố tình làm tổn thương người nào đó mà ta yêu không. Chúng ta có làm điều sai đó với chính mình không? Liệu chúng ta có thể yêu một chiếc xe tải chẹt phải chúng ta không?

Một vấn đề khác là tình yêu thật sự đòi hỏi chúng ta lòng can đảm vì phải trở nên hoàn toàn dễ bị tổn thương trước người khác. Sự liều lĩnh đó quá hiển nhiên. Ai mà không từng bị tan vỡ trái tim do nhầm lẫn khi trao niềm tin cho người khác? Những vết thương lòng như vậy đã khiến cho nhiều người trong chúng ta có thái độ cay đắng về tình yêu, nó phá hoại những mối quan hệ của chúng ta và sản sinh ra những trò cạnh tranh khiến chúng ta cạn kiệt lòng tin vào nhau.

Thường thì mọi người hay lựa chọn giữa sự cô đơn hoàn toàn và sự tự lừa dối. Giữa hai tình trạng này, ở đâu đó, hạnh phúc của chúng ta đang ngủ yên. Rốt cuộc, chúng ta đã được chuẩn bị để nhận cái mà chúng ta đã trao. Đó là tại sao có một chút sự thật trong quan niệm rằng tất cả chúng ta đều lấy người chúng ta xứng đáng hay đáng đời để nhận và đó là lý do tại sao hầu hết những sự không hài lòng thoả mãn với người khác thường phản ánh những giới hạn trong bản thân chúng ta.