Chương 4 - Những rắc rối thời thơ ấu có thể khiến người ta vượt ra khỏi giới hạn thông thường


Những câu chuyện về cuộc đời của chúng ta, khác xa với những chuyện được kể lại một cách ổn định, thường được ôn đi ôn lại liên tục. Những sợi chỉ mỏng manh của mối quan hệ nhân quả đã được dệt đi dệt lại và được kể lại khi chúng ta cố gắng giải thích cho chính mình và những người khác việc chúng ta đã trở thành con người hiện nay như thế này. Khi tôi lắng nghe những câu chuyện kể về quá khứ, tôi thực sự ấn tượng về cách mà mọi người nối tiếp những gì họ trải qua trong thời thơ ấu với con người của họ hiện nay.

Vậy chúng ta nợ lý lịch cá nhân của mình điều gì? Chắc chắn là chúng ta được tạo nên bởi những chi tiết đó và phải học những bài học từ chúng nếu chúng ta muốn tránh lặp lại những sai lầm ngu ngốc thường làm chúng ta cảm thấy như mắc bẫy trong vở kịch kéo dài mà chúng ta chính là tác giả.

Mỗi người Mỹ trưởng thành bộc lộ một cách đầy đủ đối với môn tâm lý học nói chung rằng anh ta hoặc cô ta có xu hướng nối mối liên hệ giữa những triệu chứng hiện tại với những khó khăn trong quá khứ. Bởi vì sự chịu trách nhiệm đối với những việc chúng ta đã làm và chúng ta cảm thấy thế nào đòi hỏi một sự tự nguyện, đương nhiên là người ta có khuynh hướng đổ lỗi cho những người có quan hệ với mình trong quá khứ, nhất là cha mẹ vì đã không làm nhiệm vụ của mình tốt hơn.

Nếu có những rắc rối nghiêm trọng về thể xác, tình dục hay tâm lý, điều quan trọng là chúng ta phải nhận thức và khai triển chúng. Không có đứa trẻ nào có thể trốn chạy mà không bị thương tổn khỏi sự lạm dụng hay thờ ơ của cha mẹ. Điều quan trọng là khi chúng ta đề cập đến vấn đề đó, ta nên thông cảm và nhấn mạnh rằng nên rút ra những bài học nhưng chúng ta không tán thành việc đưa ra kết luận rằng những trải nghiệm kinh khủng nhất sẽ tác động đến chúng ta vĩnh viễn.

Đổi thay là điều quan trọng thiết yếu của cuộc sống. Nó là mục đích của tất cả những cuộc đối thoại tâm lý học để chữa bệnh. Để tiến trình đó thuận lợi, đơn giản là hãy tránh xa việc phàn nàn. Mọi người thường hỏi tôi tại sao tôi không chán ngấy lên với việc lắng nghe những lời kể lể than vãn bất tận của bệnh nhân về cuộc sống của họ. Câu trả lời, tất nhiên, là việc phàn nàn về việc người ta cảm thấy như thế này, về những thái độ cư xử lặp đi lặp lại nảy sinh ra những kết quả bất hạnh quá nhàm chán, lại chính là bước đầu của tiến trình thay đổi. Câu hỏi ưa thích của tôi khi điều trị bệnh là «Thế điều gì xảy ra tiếp theo?» (Tôi có một màn hình nhỏ trên chiếc máy vi tính để bàn ghi dòng chữ này ở dạng đang nhấp nháy, hướng về phía bệnh nhân).

Câu trả lời nhấn mạnh sự tự nguyện thay đổi cũng như sức mạnh để làm điều đó. Nó vượt qua sự tự thương hại vốn bám vào những rắc rối đã xảy ra trong quá khứ và nhận thức ra tầm quan trọng của việc tiếp nhận những cuộc đối thoại có định hướng, về nội tâm, và một mối quan hệ lành mạnh trong việc thay đổi lối cư xử của bệnh nhân.

Tôi không đưa ra nhiều lời khuyên trong khi điều trị bệnh- không phải vì quá khiêm tốn hay như một mẹo để khiến cho bệnh nhân tự đưa ra cách giải quyết đối với các vấn đề của họ. Tôi làm như vậy chính là vì hầu như tôi chưa có ý tưởng rõ ràng về điều mọi người cần phải làm để cải thiện cuộc đời. Tuy nhiên, tôi có thể ngồi cùng họ trong khi họ đi tìm giải pháp. Công việc của tôi là giữ cho họ tiếp tục công việc, chỉ ra những mối quan hệ mà tôi nghĩ là tôi thấy giữa quá khứ và hiện tại, băn khoăn về những động cơ ẩn dưới những mối quan hệ đó và nhấn mạnh sự tự tin vào năng lực của chính họ để đưa ra những giải pháp thích hợp với cuộc đời họ.

Đây là một kiểu đào tạo mới. Mọi người thường tới bác sĩ tâm lý với hy vọng rằng tôi sẽ là nguồn định hướng thông thái về cái họ cần phải làm. Tóm lại, chúng ta đi khám bệnh để họ kê đơn cho chúng ta. Chúng ta được huấn luyện để trông chờ những giải pháp tức thời. Cảm thấy tồi tệ ư? Uống thuốc này. Ý tưởng cho rằng chúng ta phải ngồi và nói về các vấn đề mình đang phải đương đầu và những điều chúng ta đã cố làm và thất bại đã áp đặt một tiến trình chậm chạp và vứt bỏ sự than vãn lên lối sống của chúng ta. Tiến trình đó có một cốt lõi mà nhiều người không thể chấp nhận nổi: Chúng ta phải chịu trách nhiệm về hầu hết những điều xảy ra đối với chúng ta.

Có một kẽ hở rất hẹp mà nhà tâm lý học trị liệu phải bước qua ở đây. Tất cả chúng ta phải chịu đựng các sự kiện và mất mát mà chúng ta không có quyền lựa chọn. Những điều đó bao gồm cả gia đình mà từ đó chúng ta đã sinh ra, cách mà chúng ta bị cư xử khi còn nhỏ, cái chết và sự chia lìa của những người gần gũi đối với chúng ta… Không khó để đưa ra một trường hợp mà chúng ta bị ảnh hưởng bởi các sự kiện và những người ngoài tầm kiểm soát của chúng ta.

Những nỗ lực tái định hướng của nhà tâm lý học trong cuộc trò chuyện đối với những lựa chọn trong tương lai có thể bị bệnh nhân coi là không công bằng và có định kiến. Đây là nơi tầm quan trọng của sự hợp tác với bác sĩ tâm lý lớn nhất. Bệnh nhân cần được thuyết phục rằng người bác sĩ đó đang đứng về phía mình.

Tâm lý học trị liệu, nếu được làm một cách hoàn hảo là sự kết hợp của cả sự tự thú, làm cha mẹ và cả tư vấn qua những trải nghiệm. Không có một bác sĩ tâm lý nào là hoàn hảo cho mọi người. Mỗi người có những nhu cầu cá nhân khiến cho họ thích hợp với một bác sĩ nào đó. Thêm vào đó, người bác sĩ mang kinh nghiệm của bản thân anh ta hay cô ta đến cùng với sự đánh giá và lý thuyết về sự thay đổi đối với quá trình chữa bệnh. Thường thì những cố gắng giao tiếp đó có kết quả nhưng đôi khi làm hại cho bệnh nhân. Cũng giống như trong mọi mối quan hệ giữa con người và con người, khó có thể xác định và dự đoán cái gì sẽ thật sự có hiệu quả.

Phẩm chất của một bác sĩ phản ánh phẩm chất của một bậc phụ huynh tốt: kiên nhẫn, thông cảm, có khả năng yêu thương và một khả năng lắng nghe không có định kiến. Cũng giống như các bậc cha mẹ phản ứng khác nhau với những đứa con khác nhau, các bác sĩ cũng hành nghề của mình tốt hơn với những bệnh nhân nhất định. Cái mà hầu hết chúng ta đều ngần ngại thừa nhận là chúng ta có xu hướng sẵn lòng giúp đỡ hơn đối với những người họ yêu quí chúng ta. Định kiến hiếm khi được nhận thức này đã tạo nên những cảm giác mang tính lô gích. Chúng ta ít hiệu quả trong quan hệ đối với các bác sĩ nếu chúng ta bị bỏ vào một đất nước xa lạ, thậm chí ngay cả khi chúng ta biết ngôn ngữ của họ. Sự kết hợp tinh tế giữa văn hoá sẽ nhiều hơn và sự mong đợi sẽ trốn tránh chúng ta. Cũng như vậy, trong xã hội của chính chúng ta, mọi người sống những cuộc đời rất khác nhau phục thuộc vào, chẳng hạn, dòng giống và nền tảng xã hội của họ. Thật là kiêu ngạo để mà rút ra kết luận rằng bất cứ ai trong số chúng ta cũng có thể làm việc tốt với tất cả mọi người.

Khi một người nào đó tới nhờ tôi giúp đỡ, một trong những điều tôi thường tự hỏi khi bắt đầu biết anh ta hay cô ta là liệu rằng tôi có thích hay dần trở nên yêu thích con người đó hay không. Nếu tôi thấy mình chán và bị xúc phạm bởi câu chuyện của một bệnh nhân, tôi biết là đã đến lúc để nhẹ nhàng gợi ý rằng anh ta hay cô ta sẽ có tiến triển tốt hơn khi làm việc với người khác. Chẳng hạn như tôi thấy cảm giác bất lực và nó cứ giữ nguyên như vậy thì khó mà làm việc với người đó. Nếu tôi thấy mình đã hết sinh lực và lòng lạc quan hay nếu tôi thấy mất hy vọng để làm người đó thay đổi thì đó chính là lúc nên dừng lại. Nếu người tôi đang cùng làm việc khiến tôi nhớ đến bố mẹ tôi hay một người mà tôi có mâu thuẫn, hoặc một cô gái đã từng từ chối tôi khi tôi còn trẻ, tôi biết là mình đang ở vào một chỗ nguy hiểm.

Cuối cùng, nếu người tôi đang nói chuyện có vẻ như đã quá gắn bó với quá khứ và không sẵn lòng để tạo một tương lai tốt đẹp hơn thì tôi sẽ nhanh chóng trở nên thiếu kiên nhẫn. Đó là nơi mà lòng tốt bị đặt nhầm chỗ ngay cả khi được người ta đánh giá đúng vì nó chỉ đem lại cho người ta sự thông cảm. Tôi chỉ có niềm hy vọng khi tôi đang gắng rao bán tri thức của mình. Sau một loạt nỗ lực mà tôi vẫn không thể thuyết phục được người ta mua hàng thì tôi đang lãng phí thời gian của cả hai người chúng tôi.