Cạm Bẩy Của Sự Bố Thí

(nguyên văn bằng tiếng Trung Hoa)



Bài giảng (câu chuyện) này đã được đăng trên báo Trung Ương của Đài Loan ra ngày 16 tháng 8, năm 1992. Chúng tôi xin in lại trong tạp chí tin tức này để cùng chia xẻ với quý bạn đọc giả. Ông Di-Lung-Lee, người chịu trách nhiệm về mục "Cách Sống" của báo Trung Ương, đã rất cảm kích khi nghe những bài thuyết giảng của Sư Phụ ở Hội trường kỷ niệm Sun chung Shan tại Đài Bắc năm rồi. Sau khi nghiên cứu và thảo luận với các đồng nghiệp của ông, họ đã nhất trí cho rằng giáo lý của Sư Phụ rất thích hợp cho quần chúng ở xã hội hiện đại ngày nay. Ông đã gọi nhiều lần đề nghị xin được viết những bài báo đặc biệt về Sư Phụ. Cuối cùng, cảm động trước sự thành khẩn của họ, Sư Phụ bằng lòng. Đây là nguyên nhân mà một loạt bài báo về sư Phụ và giáo lý của Ngài đã xuất hiện trên báo Trung Ương.

Một buổi trưa hè ở đạo tràng Tây Hồ, Vô Thượng Sư Thanh Hải kể một câu chuyện Phật giáo trong nhà trưng bày bảo vật. Ngài kể về nữ tỳ kheo Sukla, và sau đó Ngài phân tích đặc biệt về công đức của sự bố thí.

Sư Phụ giải thích rằng Sư Phụ không có bảo người ta đừng bố thí. Tuy nhiên, chúng ta phải hiểu rằng khi sanh ra chúng ta không có gì cả, khi chết đi chúng ta cũng không đem theo được gì. Những gì chúng ta có là do Thượng Đế, Phật Trời ban cho. Những gì không cần dùng, chúng ta chia xẻ với người khác. Đây là việc nên đáng làm và chúng ta phải làm một cách tự nhiên, không nên phóng đại hay hảnh diện về việc này, cho rằng ta đã làm một việc rất to lớn.

Hơn nữa, từ khi sanh ra chúng ta đã nợ thế giới này rất nhiều. Nếu chúng ta cho ai chút gì, là chỉ để trả nợ, không có gì quan trọng cả. Thật là khủng khiếp, nếu đa số chúng sanh bị lầm đường, chỉ hướng về để cầu phước báu và công đức mà quên đi mục đích cuối cùng là phải đạt được sự giải thoát cứu cánh.

Sau khi nghe bài giảng của Sư Phụ đã sửa chữa những sự sai lạc và lầm lẫn, chúng ta tất cả đều đã nhận thức rõ ràng rằng, " Một Đấng đại giác ngộ có một tầm nhìn xa rộng và quan niệm siêu phàm, hoàn toàn khác biệt với kẻ phàm phu. Không có gì đáng ngạc nhiên khi Ngài có thể diệt trừ những quan niệm và hành động sai lầm của chúng sanh để dẫn dắt họ đến bờ giải thoát!"

Câu Chuyện Của Nữ Tỳ Kheo Sukla

Sư Phụ nghe kể rằng, một ngày nọ, Đấng Thế Tôn đang ngự tại vườn Jetavana (Jetavana Resort) trong chu kỳ Stavasti (Stavasti period). Ngài đang giảng pháp cho tứ chúng nghe (những người xuất gia và tại gia nam và nữ). Lúc đó, có một ông trưởng giả rất giàu có, ông ta có một người con gái rất xinh đẹp. Người con gái này có một điều rất đặc biệt. Khi sinh ra, cô ta đã có một tắm vải trắng bao bọc quanh mình. Cha mẹ của cô rất lấy làm lạ, cho nên, mới đi tìm một vị tướng số để xem số mệnh của cô ta. Vị tướng số đã đoán rằng, "Quý vị đừng có lo sợ. Người con gái này có vô lượng phước báu. Tôi đặt tên cô ta là Sukla."

Cô lớn dần và tấm vải choàng thân của cô cũng lớn theo. Cô ngày càng khôn lớn và trở thành rất xinh đẹp và thanh nhã. Là một người con gái được sinh trưởng trong một gia đình hiền hòa và quý tộc, cho nên, có rất nhiều người đến muốn xin kết hôn với nàng. Tuy được như vậy, cô vẫn không ưa thích thành hôn với bất cứ ai.

Một ngày nọ, cha của cô cho triệu tập những người thợ xuất sắc nhất về làm những món đồ nữ trang thật xinh đẹp cho cô ta để gọi là quà tặng của nàng dâu. Cô gái hỏi cha, "Những lễ vật nầy dùng để làm gì?" Cha của cô trả lời, "Con bây giờ là một vị thành niên, cha cần phải sửa soạn làm lễ đính hôn cho con!" Cô ta thưa với cha rằng, "Hôn nhân chỉ được tồn tại trong một khoảng thời gian ngắn ngũi. Điều đó không đem lại nhiều lợi ích và cũng có thể sẽ gây ra rất nhiều phiền muộn cho chúng ta nữa. Con không muốn đính hôn. Con muốn xuất gia, tu hành để được giải thoát, đó là một sự việc tốt đẹp nhất!" Cô ta là người con duy nhất trong gia đình. Cha mẹ nàng biết không khuyên bảo được, họ cũng không cưỡng ép nàng, và đồng ý để cho nàng đi xuất gia. Qua ngày hôm sau, cha nàng đi ra ngoài mua một ít vải. Ông ta muốn may vài bộ tăng phục cho nàng. Cô gái hỏi, "Con sắp sửa xuất gia rồi, tại sao cha vẫn còn sắm sửa những y phục để làm gì?" Cha nàng trả lời, "Cha đang định may cho con vài bộ tăng phục." Cô gái lắc đầu và nói, "Không cần thiết đâu. Con có miếng vải trên thân con là đủ rồi." Cha mẹ nàng chừng hửng và không biết nói gì hơn cho nên họ đã đem cô đến thăm Đức Phật.

Lẽ tất nhiên, Sukla cầu xin Đức Phật cho phép cô ta được xuống tóc xuất gia. Cô ta bạch với Phật rằng, "Kính bạch Đức Thế Tôn, thân người khó đặng, Phật Pháp khó được nghe, Minh Sư khó gặp. Hiện thời con đã có được thân người, nghe được Phật Pháp, và đã gặp được Minh Sư, cầu xin Đức Thế Tôn cho phép con được xuống tóc xuất gia, và để được giải thoát sinh tử luân hồi...v.v." Đức Phật lúc đó đã nói gì quý vị có biết không? "Thiện thay! Thiện thay! Thiện thay hỡi tỳ kheo!" Ngay sau khi Đức Phật vừa nói xong, bỗng nhiên tóc của cô ta tự rụng xuống (Sư Phụ và mọi người cười), và tấm vải choàng trên thân thể của cô ta cũng biến thành một chiếc áo cà sa. Tốt! Điều đó rất thuận tiện! Trong trường hợp nầy, chúng ta có thể tiết kiệm được dao cạo, tiết kiệm được y phục và nhiều thứ khác (mọi người cười). Sau đó, Đức Phật giao nàng cho người trưởng đoàn, người tỳ kheo ni Đại Ái Đạo coi ngó, và truyền Pháp cho cô ta. Cô rất tinh tấn trong công việc tu tập và chứng được quả vị A La Hán rất sớm.

Ngài A Nan rất hiếu kỳ, chắp tay quì xuống và bạch với Phật rằng, "Kính bạch Đức Thế Tôn, tỳ kheo ni Sukla đã đạt được những công đức gì trong tiền kiếp, mà cô ta lúc sinh ra đời được bao bọc trong một tấm vải và sinh trưởng trong một gia đình quý tộc, đồng thời cũng chứng đắc được quả vị A La Hán ngay sau khi cô ta mới xuất gia không bao lâu? Cầu xin Đức Thế Tôn giảng giải cho chúng con được hiểu. " Đức Thế Tôn nói với Ngài Anan rằng, "Thuở xa xưa, có một Đức Phật ra đời Pháp hiệu là Vi Đà Hy. Ngài luôn luôn cùng với các đệ tử du hành để độ chúng sinh. Bất cứ đi đến đâu, vua chúa, quân thần và dân chúng đều tôn kính Ngài hết mực. Họ hiến dâng lể vật, tổ chức nhiều buổi thuyết giảng lớn và cung thỉnh Đức Phật thuyết pháp.

Trong thời gian đó, có một vị tỳ kheo tâm rất rộng rải và thích kết duyên với mọi người, ban phước báo cho họ. Cho nên mỗi ngày ông ta đều đi đến từng gia đình để xin ăn và gia trì cho họ. Ông thuyết pháp và giới thiệu giáo lý chơn chánh của Như Lai đến mọi người.

Cặp Vợ Chồng Nghèo Khó

Có một thiếu phụ nhà rất nghèo. Hai vợ chồng chỉ có một mảnh vải để che thân. Khi người chồng ra ngoài xin ăn thì cô ở nhà không có gì để mặc. Khi đến phiên cô ra ngoài xin ăn thì ngược lại, người chồng ở nhà không quần áo ngồi chờ trên đống rơm. Ngày kia vị tỳ kheo nói trên khất thực đi ngang qua nhà họ, ông gặp người thiếu phụ và nói rằng, "Nầy cô ơi, cô nên biết thân người khó đặng, Phật pháp khó được nghe, và khó được gặp Phật. Hiện nay có một vị Phật tại thế đang giảng pháp. Cô nên đến đó để nghe pháp sẽ được vô lượng công đức. Kiếp nầy cô đang trong cảnh nghèo khổ, khó khăn là do trước kia cô độc ác, bủn xỉn không bao giờ biết bố thí cho bất cứ ai. Cho nên bây giờ cô nên bố thí, chắc chắn sẽ gặt hái giàu sang trong tương lai".

Người thiếu phụ rất sung sướng khi nghe được điều này. Cô mời vị đại sư đợi bên ngoài để cô vô trong bàn lại với ông chồng. Cô nói với chồng cô, "Trước cửa nhà có một vị tỳ kheo, ông khuyên chúng ta nên đến gặp Phật để nghe pháp. Ông dạy chúng ta nên bố thí để được phước báu. Ông ta nói rằng chúng ta nghèo khổ trong kiếp nầy là kết quả của bủn xỉn, không bố thí và lòng tham không đáy của chúng ta trong kiếp trước. Bây giờ chúng ta nên gieo một vài thiện duyên để hầu kiếp sau chúng ta thể có một cuộc sống tốt đẹp hơn. Sau khi nghe xong, người chồng đáp, "Mình phải làm sao bây giờ! Nhà chúng ta không có gì cả. Chúng ta còn không biết ngày mai có gì để ăn hay không thì làm sao mà có thể bố thí?" Tuy nhiên người vợ vẫn cố thuyết phục chồng, "Bởi vì em đã lỡ quyết định nên phải bố thí. Nếu bây giờ chúng ta không cho thì kiếp sau lại phải sống một cách đau thương hoặc còn tệ hại hơn nữa". Người chồng suy nghĩ, "À, chắc có lẽ vợ mình dấu của không cho mình biết" bởi thế ông nói, "Được rồi, nếu em đã quyết định thì cứ cho đi." Người vợ reo lên, "Tốt lắm, anh đã đồng ý, em sẽ lấy mảnh vải nầy, gia tài duy nhất của vợ chồng chúng ta, dâng lên cho vị tỳ kheo". Đến lúc đó người chồng tỏ vẻ lo âu và nói, "không được! Chúng ta nương nhờ vào mảnh vải nầy để ra ngoài xin ăn. Nếu em cho rồi thì chúng ta sẽ ra sao? Không lẽ chúng ta ngồi đây đến chết đói?" Người vợ đáp, "Anh ơi đời người sớm nuộn gì cũng phải chết, dù cho có bố thí hay không thì cũng vậy thôi! Vậy tại sao chúng ta không lo bố thí bây giờ để khi chết đi, chúng ta còn được chút phước báu cho kiếp sau".

Bố Thí Mảnh Vải Che Thân Duy Nhất

Người chồng nghe vợ nói rất có lý nên cuối cùng đã thuận theo, "Em cúng dường mảnh vải đó đi!" Trước khi người thiếu phụ mang miếng vải ra cúng dường, cô mời vị tỳ kheo leo lên nóc nhà. Bởi vì cô sợ khi cúng dường tấm vải rồi, thân trần như vậy thì kỳ lắm. Cô nói, "Ông đại sư đức hạnh ơi, làm ơn đi lên nóc nhà giùm, tôi có một vật để cúng dường cho ông". Người tỳ kheo lấy làm lạ, "Nếu cô muốn cúng dường tại sao không đưa cho tôi mà lại bảo tôi leo lên nóc nhà?" Người thiếu phụ đáp, "Xin Ngài làm ơn hiểu cho tôi, vợ chồng chúng tôi chỉ có một mảnh vải che thân nầy, và chúng tôi muốn dâng lên Ngài. Sau khi cúng dường, chúng tôi không thể lộ diện vì sẽ rất là bất lịch sự. Nếu Ngài ở trên nóc nhà, sau khi trao phẩm vật rồi, tôi trốn vô nhà. Lúc đó Ngài có thể nhận quà cúng dường và đi xuống không bị tổn thương đến danh dự". Vị tỳ kheo leo lên nóc nhà, người thiếu phụ trong nhà khóa cửa lại. Cô mở cửa sổ quăng miếng vải lên nóc nhà làm vật cúng dường. Vị tỳ kheo cảm kích đón nhận tấm lòng thành thật cúng dường của họ dù rằng phẩm vật chỉ là một miếng vải mòn, dơ dáy, không có giá trị. Ông ta ban ân huệ cho cặp vợ chồng và mang miếng vải về để dâng lên Đức Phật.

Khi vừa về đến chỗ Đức Phật Vi Đà Hy, Đức Phật hỏi ngay, "Này tỳ kheo, đưa miếng vải cho ta!" Vị tỳ kheo hiểu rằng Đức Phật đã biết tất cả, ông thưa, "Xin Đức Phật từ bi, hãy nhận lòng thành tâm cúng dường của đôi vợ chồng kia". Sau khi Đức Phật Vi Đà Hy nhận lấy miếng vải, ngài nhìn nó một cách trìu mến. Trong lúc đó Ngài đang thuyết pháp cho đại chúng, gồm cả vua chúa, binh sĩ, hàng quý tộc, và quần chúng. Mọi người đang kính cẩn, chăm chú lắng nghe. Thình lình họ thấy Đức Phật cầm lên một mảnh vải vừa củ, vừa mòn, lại dơ dáy trông như một miếng giẻ mà Ngài lại chiêm ngưỡng như một bảo vật. Mọi người cảm thấy lạ lùng và ngạc nhiên. Đức Phật đọc được tư tưởng mọi người nên nói rằng, "Trong tất cả những người giàu lòng từ thiện ở đây, ta không thể tìm thấy người nào có thể hơn được lòng từ thiện của người vừa bố thí mảnh vải nầy cho ta". Đức Phật Vi Đà Hy từ bi nhận cúng dường

Sau khi nghe Đức Phật tuyên bố, mọi người giật mình sợ hải. Bà hoàng hậu tức thì cởi ra tất cả xiêm y, nữ trang... Nhà vua thì cũng vậy, bố thí tất cả, kể cả tiền bạc ông mang theo, ông sai người mang đến cho cặp vợ chồng nghèo và mời họ đến dự buổi thuyết pháp. Bởi vì nhà vua và hoàng hậu biết được cặp vợ chồng kia không có gì để mặc, nên họ đã dâng tặng xiêm y của họ. Tất cả phẩm vật được mang đến cho đôi vợ chồng nghèo. Nhân dịp đó, Đức Phật Vi Đà Hy giảng thêm về phước đức vô biên của hạnh bố thí cho đại chúng, cảnh cáo mọi người về sự tai hại của tánh bỏn xẻn, và hậu quả của tánh tham lam. Sau khi nghe xong, rất nhiều người mở lòng từ thiện thi hành hạnh bố thí.

Đức Phật Thích Ca nhắc nhở Ngài Anan rằng, "Anan, con nên biết rằng người đàn bà nghèo khó đó bây giờ là vị tỳ kheo ni Sukla. Do lòng thành tâm cúng dường, bất cứ bà sinh ra ở đâu trong chín mươi mốt vô lượng kiếp, bà đều có một miếng vải bọc thân và luôn luôn sẽ được cuộc sống giàu sang, đầy đủ tiện nghi và nhàn hạ. Bà đã được gặp, và nghe lời giảng của một vị Phật sống, và đã phát tâm tu hành để được giải thoát, cho nên hôm nay mới gặp ta, và đạt được quả vị A La Hán. Các người hãy coi đó là một bài học để tinh tấn tu hành và phát tâm bố thí". Sau buổi thuyết pháp của Đức Phật, nhiều người phát tâm cúng dường bố thí. Mọi người tràn đầy pháp hỷ.

Bình Luận của Sư Phụ

Quý vị có nghi ngờ, ý kiến hay phê bình gì về câu chuyện này không? Tại sao không? Quý vị có định cho hay cúng dường gì không? Tại Pháp hội đó, mọi người đều quyết tâm bố thí để được quả A La Hán. Quý vị có thấy gì lạ về miếng vải này không? Sao quý vị giống như người ngu sau khi nghe câu chuyện này vậy? (mọi người cười). Miếng vải này thuộc về cả hai người, phải không? Chỉ vì lúc đó người vợ đang mặc nên bà ấy cởi ra để cúng dường. Vì vậy bà được miếng vải trắng trong suốt chín mươi mốt vô lượng kiếp. Chỉ bố thí một miếng vải dơ dáy, sờn rách, cũ kỹ mà được miếng vải trắng đó, và sau này còn đạt được A La Hán quả nữa. Thật là khó tưởng tượng được!

Miếng vải là tài sản chung của hai vợ chồng, tại sao chỉ có người vợ được phước báu? Chúng ta không nghe người chồng được lợi ích gì. Tại vì người vợ chủ tâm bố thí, trong khi người chồng lúc đầu không muốn làm việc này. Ông chỉ đổi ý sau đó, hiểu không? Thiện ý của ông đến hơi chậm (mọi người cười). Cho nên nếu quý vị muốn làm việc gì phải quyết định mau lẹ và làm liền để được phần thưởng tốt nhất. Chỉ thành tâm cúng dường đệ tử của một vị Phật sống, mà mỗi lần sanh ra, bà được bao bọc trong miếng vải trắng cho suốt chín mươi mốt vô lượng kiếp (một vô lượng kiếp bằng hàng tỉ năm), và lúc nào bà cũng được sanh ra trong gia đình giàu có. Cuối cùng bà được gặp Phật và đạt qủa vị A La Hán một cách nhanh chóng, đến nỗi cả Anan cũng theo không kịp, phải không? Anan chỉ đạt được quả vị A La Hán sau khi Phật Thích Ca Mâu Ni nhập diệt, trong khi (nàng bạch lụa) Bhiksuni Sukla thành quả chỉ trong vòng vài tháng sau khi thọ Tâm Ấn.

Quý vị nghĩ rằng bố thí có tốt không? (có người trả lời: không phải lúc nào cũng tốt). Không phải tốt trong mọi trường hợp. Chịu luân hồi sanh tử trong suốt chín mươi mốt vô lượng kiếp chỉ vì miếng vải đó. Thật là khủng khiếp! Thay vào đó nếu bà cúng dường, và bà cầu xin giải thoát thì bà sẽ được giải thoát trong một đời, không cần đến phước báu sau này. Tiếc rằng bà đã không cầu giải thoát. Bà bố thí vì muốn được giàu có trong đời sau. Lỗi tại ai vậy? Có phải lỗi của bà ấy không? Không! Đó là lỗi của vị đệ tử của Đức Phật. Vị tỳ kheo này không giới thiệu cho bà biết về pháp tối thượng, ông chỉ nói cho bà về công đức bố thí trong tam giới, và khơi dậy lòng tham của bà. Nếu ông nói rằng "Bà đừng lo về cuộc sống nghèo nàn bây giờ, nếu bà theo một vị Phật sống tu hành để được giải thoát về cảnh giới trên, về thiên đàng, nơi chứa đầy mọi thứ châu báu, bà muốn gì cũng có. Ở thế gian này, dù bà giàu có đến đâu cũng không bằng ở Thiên Đàng, nói chi đến Niết Bàn". Nếu ông nói như vậy có phải là tốt hơn không?

Đây là lý do tại sao Sư Phụ không chú trọng vào sự bố thí hay cúng dường, sợ sẽ khơi dậy lòng tham phước báu và tiền tài của quý vị. Sư Phụ đi bất cứ nơi đâu cũng không nhấn mạnh vào sự bố thí. Nếu có, Sư Phụ sẽ nói thêm về: trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định và trí huệ. Bố thí chỉ là một phần nhỏ không có gì quan trọng. Sư Phụ lúc nào cũng bảo quý vị là bố thí không có gì cao thượng cả. Chúng ta đến thế giới này với hai bàn tay trắng. Chúng ta thiếu nợ thế giới này rất nhiều. Khi ta cho ai chút gì là chỉ để đền đáp . Quý vị không thể kể đó là bố thí, phải không? Cho nên, chúng ta có thể phân biệt giữa pháp môn thượng thừa và pháp môn tầm thường. Pháp môn tầm thường sẽ khuyên bảo mọi người bố thí để được phước báu vị lai... rồi từ từ sẽ được về Niết Bàn. Chín mươi mốt vô lượng kiếp, A Di Dà Phật! Quý vị có biết chín mươi mốt vô lượng kiếp là bao lâu không? Chín mươi mốt đời chúng ta đã không chịu nổi, nói chi đến chín mươi mốt vô lượng kiếp. Mỗi lần sanh ra dù giàu sang cách mấy, chúng ta cũng phải trải qua sanh, lão , bệnh, tử. Chúng ta phải chịu đau khổ khi sanh ra, khi già yếu, khi bệnh hoạn, và còn đau đớn hơn nửa là khi chúng ta phải chịu sự sanh ly và tử biệt. Ngoài sự sanh tử, chúng ta còn chịu nhiều sự bất công, còn bị đau khổ dù nhiều hay ít, còn chịu nhiều sự thương đau bất ngờ và gặp nhiều điều bất mản ý. Thật không đáng phải sống đến chín mươi mốt vô lượng kiếp kiểu này!

Khuyên Người Giải Thoát Mới Là Cứu Cánh

Thật là đáng sợ cho bất cứ người nào khuyên bảo kẻ khác rằng bố thí là một phương pháp tu hành! Quý vị phải cẩn thận khi truyền bá giáo lý. Quý vị không nên dạy phương pháp tiểu thừa, thay vào đó chúng ta nên khuyên bảo người khác về mục đích của sự giải thoát. Đây là lý do mà tất cả sách báo của chúng ta đều in: "Bí Quyết Để Tức Khắc Khai Ngộ". Đây là phương châm của chúng ta, ví dụ cũng như quý vị dạy người khác rằng: "Bất cứ ai cầu nguyện chân thành Nam Mô Thanh Hải Vô Thượng Sư đều được cứu rỗi và giải thoát. Chúng ta không nói rằng sự cầu nguyện này sẽ cho họ phước báu, của cải hay làm cho họ được thăng quan, tiến chức v.v. Có phải như vậy không? Sư Phụ nghĩ rằng đây là sự khác biệt lớn nhất giữa giáo lý bình thường và giáo lý của chúng ta.

Trái lại, mọi người đều nói rằng chúng ta phải làm việc thiện (bao gồm bố thí) và tu hành. Tu cái gì? Nhất thiết duy tâm tạo. Nếu không phát tâm Bồ Đề, không nghĩ về cứu cánh giải thoát, thì tu cách gì cũng không đến đâu cả. Tu như vậy có ích lợi gì nếu chúng ta chỉ lẩn quẩn trong tam giới! Nó cũng giống như vậy cho kể cả ông vua cũng phải chịu sanh, lão, bệnh, tử, cũng bị nhức đầu, và chịu nhiều phiền não chất chồng của thế giới này. Cho nên quý vị phải hiểu rằng, pháp môn tối thượng rất khác với những pháp môn tầm thường của trong tam giới. Bất cứ mục đích nào chúng ta nghĩ, chúng ta sẽ đạt được. Bất cứ điều gì chúng ta thật sự mong muốn trong tâm, sớm muộn gì trí huệ của chúng ta sẽ mang đến.

Khi người đàn bà bần cùng đó cúng dường, bà chưa được gặp đức Phật. Bà chỉ nghe vị tỳ kheo nói rằng bố thí sẽ đem đến quả báu giàu sang. Bà không biết được một phương cách tốt hơn. Khi nghe vị tỳ kheo nói về bố thí và phước báu giàu sang, bà nghĩ rằng điều này rất tốt, chắc phải là sự thật. vì vậy bà tin ngay lập tức và ước nguyện điều này, quý vị hiểu không? Qúy vị phải biết rằng bà đã để hết sức lực, tâm thần, lời nói và hành động vào sự mong ước đó, cho nên bà phải trở lại chín mươi mốt vô lượng kiếp để hưởng phước báo này. Câu nói trên phát ra từ miệng của một vị pháp sư với công đức tu hành chánh đáng, nên nó có sức mạnh và tác dụng, hiểu không? Đây là lần đầu tiên bà nghe được những lời tốt lành như vậy. Bà đã khổ cả đời rồi. Bây giờ có đuợc một phương cách tốt đẹp có thể làm giảm bớt đau khổ trong tương lai, dĩ nhiên là bà để hết tâm thần vào sự ước muốn này.

Quý vị thì không thể nhất tâm bất loạn được khi ước muốn điều gì, trừ khi nào quý vị tu hành đến trình độ cao. Nếu không quý vị sẽ bị kiệt lực vì nguyện vọng của mình, hiểu không? Ngay cả khi bà ấy gặp được đức Phật, nhưng cũng đã quá muộn rồi. Tất cả sức lực tinh thần của bà đã để hết vào sự ước muốn được phước báu đời sau. Cho nên bà phải trãi qua chín mươi mốt vô lượng kiếp để hưởng phước báo này.

May thay bà gặp được đức Phật và phát Bồ Đề tâm. Nhưng lúc đó bà còn quá ít sinh khí, vì vậy bà phải luân hồi chín mươi mốt vô lượng kiếp, chúng ta có thể hại người khác bằng cách này, quý vị có thấy không?

Kinh Phật có nói rằng: người bố thí, khi cho, tâm phải trong sạch, hoan hỷ và đơn thuần. Người nhận của bố thí, tâm cũng phải trong sạch, hoan hỷ và đơn thuần thì cả hai đều nhận được phước báu. Cả người bố thí và người nhận của bố thí cũng phải như vậy, hiểu không? Thảo nào bà đó phải tái sanh chín mươi mốt vô lượng kiếp trước khi đạt được qủa A La Hán. Thật là đáng sợ nếu phải chờ chín mươi mốt vô lượng kiếp. Có nghĩa là quý vị không cần phải tu nữa. Đúng ra bà chưa được phước báo gì cả. Bà đã gặp được đức Phật, nhưng bà phải chờ chín mươi mốt vô lượng kiếp mới được giải thoát. Trong khi quý vị gặp được Phật là có thể giải thoát hiện đời rồi. Vấn đề là bà gặp đệ tử đức Phật trước và tập trung tất cả sinh khí vào sự mong ước đó, không biết rằng có một phương cách tốt hơn phải không? Vì vậy khi qúy vị đi giảng pháp, đừng giảng về những điều không đáng giá này, đừng khơi dậy lòng tham hay ước muốn về vật chất trong tam giới của người khác. Quý vị nên khuyên bảo người ta về mục đích của sự giải thoát. Nếu họ không nghe thì thôi. Họ có thể tìm công đức và phước báu ở những nơi khác hay từ những pháp môn khác. Chúng ta không cần dạy người khác làm những điều không đáng giá này.

Thường thường quý vị không có nghe Sư Phụ khuyến khích người khác cúng dường (hay bố thí). Những người cúng dường chúng ta đâu có đăng tên họ cho người khác biết. Chúng ta không có để ý đến những người này. Nếu cần phải biết chúng ta cũng đã có hồ sơ ở đâu rồi. Không ai cần biết đến người nào cúng dường bao nhiêu, phải không? Sư Phụ nghe nói có nhiều đồng tu đóng góp rất nhiều tiền, có người cho cả triệu đồng để cứu giúp những người bị thiên tai. Nhưng mà cho tới bây giờ Sư Phụ vẫn không biết tên của họ. Sư Phụ không muốn biết, mà ở đây cũng không ai muốn biết. Vì vậy khi Sư Phụ gởi đệ tử ra ngoài, từng nhóm hay từng người, để cứu giúp nạn nhân thiên tai hay làm bất cứ chuyện gì, họ cảm thấy rất là tự nhiên, việc nhỏ nhặt mà. Khi họ trở về, cũng không ai khen tặng họ gì cả, có phải vậy không? Không ai tặng vòng hoa trên cổ và la lên, "Ôi, những người anh hùng đã trở về".

Khi những người cứu giúp nạn nhân núi lửa từ Phi Luật Tân trở về, da dầy da mỏng, không ai nói gì cả. Họ xuất hiện mặt mày đầy bụi núi lửa, vậy thôi. Đối với chúng ta, sứ mạng cứu giúp của họ hoàn toàn chấm dứt khi họ làm xong công việc. Họ chỉ sợ rằng việc làm của họ không được hoàn thành tốt đẹp thì có thể bị Sư Phụ rầy la. Ngoài ra không có gì đáng nói cả.

Cạm Bẩy Của Sự Bố Thí

Sống trên thế giới ta bà này, mọi người đều có lòng tham cầu phước báu giàu sang. Tất cả chúng ta đều có thứ tâm đó. Vì sinh tồn, đa số người, họ tìm cách để bảo vệ tấm thân và làm tài sản họ phong phú thêm lên. Nhưng Sư Phụ và quý vị không cần phải ủng hộ những khuynh hướng ấy nữa, phải không? Nếu chúng ta đi giảng pháp, chúng ta sẽ nói một đề tài khác lạ mà chưa bao giờ một người nào nói tới. Thí dụ về đề tài của sự giải thoát cứu cánh niết bàn hay là những đề tài từa tựa như trên. Hay là "các anh hãy tìm lấy thiên đàng trước hết và sau đó mọi việc sẽ tới các anh." Đó là một cách truyền bá giáo lý thích hợp nhất. Nếu không làm sao chỉ bảo quần chúng không nên làm những hành động kém ý thức như trên và ngược lại cầu mong những phước báo nhỏ nhoi. Những thứ trên chỉ tạo chướng ngại. Thế cho nên, nếu có ai khuyên bảo người khác bố thí để được phước báo suốt cả đời sau, thì họ thật sự đã tạo ra những chướng ngại rất lớn. Nhưng họ tự hãnh diện lấy họ và tự cảm thấy rất vui thích và nghĩ rằng họ thật sự là vĩ đại. Dễ sợ quá! Quí vị hiểu không? Họ đã tạo ra những nhân quả mà chính họ không hiểu được và họ còn tự tâng bốc chính họ về sự bố thí ấy. Nếu chính họ bố thí và sau đó tự an vui với sự tái sinh trở lại rồi lại chết đi trong chín mươi mốt vô lượng kiếp thì chúng ta không cần bàn luận chi cả. Tuy nhiên, nếu người đó dìu dắt tất cả mọi người, rồi hàng triệu người hay hàng tỉ người cùng làm giống một hành động tương tự để được tiếng tâm và rồi có những lợi lộc và cầu phước báu cho những đời sau thì thật là quá ghê sợ phải không? Ghê sợ nhất là họ cản trở người khác đạt sự giải thoát cứu cánh. May mắn thay cho nhà vua và hoàng hậu đã bố thí xiêm y cho cặp vợ chồng và mời họ đến gặp vị Phật tại thế. Nếu không, vì không có áo quần trên tấm thân người chồng và người vợ sẽ cảm thấy ngượng ngạo và không dám ra tiếp kiến vị Phật và không có dịp để nghe lời khai thị của Ngài. Và họ không thể nào gặp Phật sống sau chín mươi mốt vô lượng kiếp và không đạt được quả A La Hán. Trong mỗi thời đại, bao giờ cũng có Phật ra đời, nhưng người đàn bà nghèo ấy chỉ có thể gặp gỡ được Phật đến sau chín mươi mốt vô lượng kiếp chỉ vì do chướng ngại của lòng ước muốn được hưởng phước báu. Còn về vị pháp sư này, quý vị nghĩ thế nào về hành động của ông ta đã làm? Vị pháp sư này đã làm hại biết bao người khác và bỏ đói lạnh họ cho đến chết. Nếu họ không đủ số may mắn gặp Phật chỉ một lần thôi, thì chỉ có Phật trời mới biết được những gì xảy đến với họ sau chín mươi mốt vô lượng kiếp. Sư Phụ tự hỏi họ sẽ tái sinh trở lại làm bò hay làm ngựa hay là một thứ khác? Do đó công lao dù lớn đến đâu đi nữa rồi một ngày nào đó nó cũng sẽ hao mòn. Lúc đó chúng ta nhờ ai đây?

Câu chuyện này rất khủng khiếp! Sư Phụ có lúc không muốn bình luận, rồi khi Sư Phụ bình luận, Sư Phụ cảm thấy thật khiếp sợ. Câu chuyện này nghe có vẻ rất hay. Chúng ta đều lấy các loại chuyện này khuyên bảo người đời nên bố thí. Đều là để bán Phật bán các loại chuyện này ra. Rồi mọi người đều không biết còn có những gì khác hơn. Chúng ta cứ tiếp tục mua những thứ rác này và sau đó tự mình bố thí một cách mù quáng chỉ để cầu phước báu cho đời sau. Mà không phải mỗi chúng ta bố thí một miếng vải đều có thể có được chín mươi mốt vô lượng kiếp phước báu tốt như vậy. Nếu được như vậy đã quá tốt. Chỉ sợ không có được như vậy. Phải coi chúng ta cúng dường ai. Làm thế nào chúng ta có được những phước báu nếu bố thí quá bừa bãi. Người đàn bà đó nhờ cúng dường một vị Phật tại thế qua trung gian một người đệ tử. Và vị Phật bởi lòng thương hại và muốn cứu rỗi hai người, nên Ngài chấp nhận sự cúng dường của người đàn bà ấy. Sau đó người đàn bà đó mới hưởng phước báu tới chín mươi mốt vô lượng kiếp. Không phải mỗi chúng ta đều có được những phước báu tương tợ trong chín mươi mốt vô lượng kiếp do bởi sự bố thí không chính đáng. Sư Phụ sợ rằng chín mươi mốt ngày họ cũng không có nữa, hiểu không? Vì lẽ đó, cách rao giảng cái gì cũng sai, phương hướng cũng sai, sự giải thích sai lạc, mục đích sai và kết quả cũng sai luôn. Trời đất, tất cả điều này là hại người mà không ai nhận thức ra. Quý vị đừng bao giờ làm những điều ngu xuẩn giống như vậy, hiểu không? (Mọi người trả lời: hiểu!)

Tu hành như chúng ta vậy thì thong thả quá rồi. Chúng ta có phương pháp tu đúng đắn và hơn nữa chúng ta có thể ăn và uống với một số lượng mà chúng ta mong muốn. Đâu có Phật nào đòi hỏi chúng ta phải chết đói và đau khổ cùng cực cho đến chết mới nhận được ân điển của Ngài? Điều này thật không có nghĩa lý gì cả, có phải không? Chúng ta một mặt tu hành, một mặt săn sóc lấy mình đâu có gì không được và không hợp lý đâu? Thí dụ cha mẹ chúng ta rất giàu có. Họ rất thương yêu chúng ta và bảo chúng ta phải ráng học hành và thâu thập những sự hiểu biết. Khi chúng ta đến tuổi trưởng thành và có tài năng, cha mẹ sẽ giao phó cho chúng ta những tài sản của họ. Trước hết họ chỉ e sợ rằng chúng ta không biết cách nào quản lý mà thôi. Dĩ nhiên là chúng ta phải nghiên cứu và học hỏi, nhưng khi chúng ta học tập chúng ta có thể ăn, uống, vui đùa và chưng diện áo quần thời trang. Tại sao vậy? Bởi vì cha mẹ chúng ta giàu có, chỉ đơn giản như vậy thôi.

Một cách tương tự, chúng ta tu hành vì chúng ta muốn đạt được quả vị Phật Bồ tát và trở thành đồng một thể với Thượng Đế. Vậy thì Phật hay là Thượng Đế giàu nhất phải không? Quý vị có bao giờ thấy một vị Phật nghèo không? (Mọi người cười.) Thật là vô lý. Cả vũ trụ là của Ngài. Thiên đàng và trái đất thuộc về Ngài. Vậy thì làm sao Ngài có thể nghèo được, phải không? Sư Phụ muốn nói rằng Ngài có những quyền lực vĩ đại nhất. Ngài có tất cả. Thế thì tại sao chúng ta lại cố ý làm kẻ ăn xin như vậy? Chúng ta tu hành là để đạt được tài sản của Ngài, để đạt được quả vị của Ngài, để trở thành đồng một thể với Ngài. Trước khi chúng ta còn chưa trở thành đồng một thể và còn chưa được tài sản của Ngài thì ít ra chúng ta phải có đủ những gì để ăn, để uống, để chơi và vui đùa. Cần chi phải cố ý làm cho đau khổ như vậy?

Chúng Ta Phải Có Một Khái Niệm Đúng Đắn Về Tu Hành

Điều quan trọng nhất trong sự tu hành đó là có được một khái niệm đúng đắn và một phương pháp tu hành chính đáng. Bấy nhiêu đó cũng đủ tạo cho chúng ta sống một cuộc sống bình thường thoải mái và hạnh phúc. Những tư tưởng sai lạc và những phương pháp tu hành không hợp cách sẽ tạo ra những sự chướng ngại sau này. Cứ vậy luân hồi trong chín mươi mốt vô lượng kiếp! Quí vị có thể tưởng tượng xem sống trên thế giới Ta Bà này đã chín mươi mốt vô lượng kiếp rồi, mỗi ngày ăn uống, vui đùa, chưng diện áo quần, lập gia đình và sau đó luân hồi trở lại, và lại ăn uống, vui đùa, chưng diện áo quần, lấy chồng lấy vợ nữa, tái sinh giống như vậy trong chín mươi mốt vô lượng kiếp. Ai có thể chịu đựng được tất cả những điều ấy? Chỉ có ăn và uống mà không có một chút xíu trí huệ, dầu chúng ta là một vị vua hoặc là một người giàu sang như thế nào tái sinh lại chín mươi mốt vô lượng kiếp như vậy có tốt không? Khiếp quá! Đó là do công đức của sự bố thí tạo nên. Cho nên thật may mắn hay là chúng ta không có nhiều tiền để bố thí. (Sư Phụ và mọi người cười.)

May mắn hơn nữa nếu chúng ta không phải tái sinh trở lại dù là làm người một người giàu có, vì không có cái gì đảm bảo rằng chúng ta có thể sống một cuộc sống êm đềm, đúng không? Sẽ có rất nhiều kẻ thù và nhiều oan gia, rất nhiều kẻ địch và rất nhiều người ghét chúng ta. Tóm lại, như thế đâu có phải là một cuộc sống thanh thản. Không có lý chút nào nếu bảo rằng không có những sự bất ngờ không vừa ý trong chín mươi mốt vô lượng kiếp. Ngay cả quý vị mỗi lần chào đời với một mảnh vải, thì sao. Một mảnh vải hay là hai mảnh vải, không có tốn tiền là bao. (Mọi người cười.) Đáng giá bao nhiêu một mảnh vải? Giá quá rẻ ai cũng mua được.

Chúng ta nên mừng cho chúng ta khi có được một pháp môn tốt. Lối tu hành của chúng ta rất là thong thả. Chúng ta không cần thiết phải bố thí. Chúng ta chỉ cho khi có đủ lượng sức và không cho nếu không có. Điều này không có hệ trọng gì cả. Trước khi thành Phật, Ngài Thích Ca Mâu Ni Phật đã bố thí những gì? Không có gì cả, có phải không? Sau khi Ngài ra đời, Ngài chỉ ăn, uống và hưởng lạc cuộc đời cho đến khi Ngài ba mươi tuổi, lúc ấy Ngài mới rời khỏi hoàng cung mà đi tu hành. Thời đại ấy Ngài đi ăn xin từ những người dân và chính họ đã bố thí cho Ngài. Cho nên, chúng ta bố thí pháp là điều quan trọng nhất để cho họ có một khái niệm chính xác về tu hành để họ có thể đạt được sự giải thoát cho chính họ, một sự giải thoát vĩnh cửu. Chỉ có điều này mới thật là quan trọng nhất chúng ta không nên cầu mong những gì về vật chất.