Chương 2

Dưới cơn mưa bụi, Phi lái xe hướng sang đường Trung Sơn Bắc Lộ mà ra ngoại ộ Tuy trời mưa bời bời, nhưng cũng có nhiều xe chạy. Đường rất trơn, Phi không dám chạy mau, chỉ giữ tay lái với tốc độ bình thường, theo những xe chạy đằng trước.

Trên sông Cơ Long, mưa bụi như khói, sóng nước chập chờn, từ xa trông các ngọn núi như trùm phủ một màn sương mù mịt, không có cảnh sắc nào hơn, làm người có thể ưa nhìn.

Tuy Hoàng Thiên Phú ngồi một bên Phi, nhưng hai người ít chuyện trò với nhau. Lê Dịch Phi vẫn chú tâm nhìn đằng trước mà lái xe. Phú chẳng chút hứng thú nào đối với tiết trời này mà lên núi thưởng hoa, bởi Phi kéo anh ta đi nên không lẽ khước từ. Riêng Lê Dịch Phi thì rất hài lòng, chàng vừa lái xe vừa ca liền miệng, dường như ngoài vấn đề du sơn ngoạn thủy ra, chàng không có một điều lo âu nào khác.

Xe chạy đến ngã ba Sĩ Lâm, Phi lái xe sang phía hữu chạy thẳng theo đường lên Dương Minh Sơn. Chừng một phút sau, chàng phát giác phía sau có chiếc xe Jeep của cảnh sát gia tăng tốc độ đuổi theo xe mình. Vì xe chàng chạy không quá năm mươi cây số giờ.

Chiếc xe của cảnh sát vượt qua khỏi xe Phi bèn ngừng lại, đồng thời cũng ra dấu cho chàng phải ngừng theo. Phi dừng xe xong, bỗng thấy một cảnh sát mặc áo mưa bước đến bên chàng.

Phi tỏ vẻ bực bội hỏi trước:

- Thưa ông, chắc chúng tôi chạy quá tốc độ hả?

Viên cảnh sát liếc nhìn trong xe, sau đó lắc đầu nói:

- Không phải, nhờ ông cho xem bằng lái.

Phi móc trong túi áo ra một chiếc bóp nhỏ, lấy bằng lái ra trao cho viên cảnh sát. Anh ta chỉ xem sơ qua, lập tức trả lại cho Phi:

- Xin lỗi ông.

- Không có chi.

Phi cất bằng lái, lên xe tiếp tục rồ ga cho xe chạy một đoạn đường khá xa, Phi nói:

- Cũng may có đem bằng lái theo mình, bằng không, hết đi xem cảnh vật rồi.

- Đoạn đường này cảnh sát thường hay xét giấy tờ, theo tin các báo, vào mùa hoa này thường xẩy ra nhiều vụ, do các lão già không biết chạy xe, hay bỏ neo giữa lộ, làm cho xe sau chạy tới gây ra nguy hiểm.

- Sao họ không tra xét xe chạy trước xe mình?

- Có lẽ tại vận khí của chúng mình không hên. Vả lại cũng do quyền hành của các cảnh sát nghi đâu hỏi đó cũng chưa biết chừng.

Hai người đang chuyện vãn, bỗng đằng trước có một cảnh sát giao thông ra hiệu bảo xe họ ngừng lần nữa. Vừa ngừng xe, Phi không đợi cảnh sát hỏi trước lật đật lấy bằng lái xe đưa ra.

Viên cảnh sát chỉ xem sơ giấy tờ, và liếc nhìn trong xe. Sau đó trả bằng lái lại cho Phi, lễ phép nói:

- Xin lỗi ông.

Phi không mấy vui vẻ hỏi:

- Xin ông cho biết, hôm nay nhằm ngày các ông mở chiến dịch tra hỏi bằng lái xe à?

Viên cảnh sát lễ phép trả lời:

- Xin ông tha thứ, không phải chúng tôi cố ý làm phiền...

Phi chỉ những chiếc xe vừa qua lại, hỏi:

- Sao các ông không hỏi những xe khác?

- Xin lỗi ông, bởi vừa rồi chúng tôi có tiếp được mệnh lệnh, nên chú ý chiếc xe du lịch sơn màu xanh đậm do một cô gái trẻ tuổi lái, nếu gặp cô ấy, phải chận lại ngay.

- Nhưng trong xe của chúng tôi đâu có cô gái trẻ nào?

- Chỉ vì trời mưa mù mịt nên chúng tôi xem không được rõ, nên làm phiền ông.

Phú nghe đến đây cảm thấy hứng thú hỏi:

- Xin ông cho biết, cô gái ấy là một tội phạm đang bị tập nã phải không ông?

Viên cảnh sát cười nói:

- Không, chẳng có gì nghiêm trọng cả.

- Chẳng có chuyện gì sao lại cản trở cô ấy?

- À, bởi vì trong mệnh lệnh nói, cô ấy là người bệnh, cô ta lén lấy xe chạy đi, người nhà sợ cô gây ra tai nạn.

- Đại khái màu sắc chiếc xe đó cũng tương tợ xe chúng tôi?

- Đúng rồi, theo lệnh cấp trên cho biết, cô ta cũng chạy về hướng này nữa.

- Được rồi, nếu chúng tôi gặp sẽ giúp cho các ông. Ông có ghi số hiệu xe đó không?

Viên cảnh sát lắc đầu nói:

- Lệnh không nói rõ, chỉ nói chiếc xe đó là của ông Giám Đốc Kiến Thành Hóa Công Xưởng.

Nghe đến đây Phú càng chú ý hơn, hỏi:

- Ông chủ hãng đó họ Hùng phải không ông?

- Phải rồi, cô gái chạy xe cũng chính là con của ông. Vì thế, ông ta rất lo lắng, đến nhờ cuộc trưởng của chúng tôi tìm giúp, đồng thời cũng nhờ nhà phát thanh loan báo giúp tìm con ông.

Hoàng Thiên Phú tỏ vẻ cao hứng nói:

- Ạ, thật ai cũng khéo sắp, chúng ta ngày nay chắc chắn gặp nhiều chuyện phiền phức.

Viên cảnh sát vừa cười vừa quơ quơ tay nói:

- Hy vọng chúng tôi tìm sớm chừng nào càng hay chừng nấy.

Lê Dịch Phi không chú ý đến chuyện đó nữa, chàng lái xe thẳng lên núi, chàng tỏ ra nhuần nhã đường đi, cũng như kỹ thuật lái xe điêu luyện của mình mà từ từ chạy lên.

Đồng bằng Sĩ Lâm lần lần mất hút đằng sau. Nhìn con lộ trước mắt không khác một sợi chỉ đen ngòng nghèo, nhiều xe đang trên đường lên núi chẳng khác loài kiến đang bò lên lúc nhúc. Những đoàn thuyền trên sông, cũng như xóm nhà hai bên bờ đều khuất dần trong mưa bụi mịt mùng.

Trước cảnh sắc này, khiến cho Lê Dịch Phi nhớ ra một câu thi trong bài thơ của ai mà chàng quên tác giả "Võ trung xuân thọ vạn nhơn gia" (Cây mùa xuân và xóm nhà đều mất trong những trận mưa phùn). Hoàng Thiên Phú đoán ra ý của Phi nên nói:

- Tiểu Lê, rất tiếc chú mày không phải là một tiểu thuyết gia, tôi có một thiên tài liệu sống động ghê đi.

- Anh nói gì?

- Chuyện cảnh sát vừa nói rồi đó.

- Một cô gái sang trọng, tánh buông lung, lái xe chạy đi chơi, ba cô ta là một phú ông hết sức lo sợ tìm khắp nơi, sau đó cô bị bọn lưu manh bắt hiếp, có chàng hiệp sĩ nọ cứu nàng thoát khỏi tay bọn lưu manh sau đó chàng và nàng nên nghĩa vợ chồng và sum hợp với gia đình, phải vậy không?

Phú nghe Lê nói dứt, chàng cười sặc sụa nói:

- Tiểu Lê, nhà ngươi tưởng tượng phong phú quá. Nhưng, anh không thể hy vọng chú viết tiểu thuyết kiểu đó, anh chỉ muốn cho chú mầy biết chuyện đã qua của cô gái họ Hùng, nói ra đây chắc chắn chú mầy biết cô tạ Thật nàng là một cô gái đa tình, bởi trước đây ba tháng, bạn trai của nàng chẳng may chết đi, từ đó nàng ngã bịnh đến nay.

Phi rất chú ý hỏi:

- Ạ, tôi làm sao biết? Nàng tên là gì?

- Hùng Tố Tố, là bạn học của chúng ta, cô ta có tiếng đẹp nhất lớp đó, quên sao?

Phi gật đầu nói:

- Em biết nàng rồi. Hôm nay nếu mình gặp nàng thì cũng có duyên chớ. Anh nói nàng mang bịnh gì vậy?

- Loạn trí.

- Cũng vì bạn trai của nàng chết hả?

- Nàng tin rằng chàng không chết. Từ ngày nàng được tin bất hạnh của chàng, nàng chỉ lăn đùng ra khóc một lần thôi. Sau đó, nàng không đồng ý ai nói đến tiếng chàng chết, mỗi ngày nàng mãi viết thư gởi cho chàng, thét rồi không ai đi gởi thư, chính nàng phải tự đi gửi. Mấy tháng nay vẫn đều đều như vậy.

Lê Dịch Phi lặng lẽ giây lát, bỗng lắc đâu nói:

- Thật đáng thương! Bạn trai của nàng là ai vậy?

- Chắc chú mầy đã đọc tin trên các báo. Trước đây ba tháng có chiếc phi cơ từ hải đảo bay về Đài Bắc, khi đến gần Đào Viên đụng phải núi, trừ viên phi công phụ ra, còn tất cả thẩy đều chết sạch.

- Em cũng có đọc qua tin này, nhưng không mấy chú ý. Bạn trai của cô Tố Tố là một hành khách trên chiếc phi cơ đó?

- Không, anh ta là phi công.

Phi tỏ vẻ thương tiếc than thở:

- Thật là bất hạnh! Nghe anh nói, em đã nhớ ra rồi. Dường như viên phi công đó họ Lục, thời chiến, anh ta là một phi công anh hùng. Theo bình luận của báo chí, lần tai nạn phi cơ nầy, không nên qui tội cho anh ta.

- Phải rồi, chuyện xẩy ra là do viên phi công phụ lái. Sau khi phi cơ rớt chỉ một mình anh ta sống sót, nhưng bị thương nặng, cháy hết nửa bên mặt không thể nhìn ra được. Anh ta được cứu thoát đưa vào y viện, thường tự Oán trách, muốn tự sát mãi. Sau cùng, anh ta được đưa vào y viện của chúng ta.

- Còn cô Tố Tố? Hiện giờ cũng ở tại y viện của chúng ta?

Hoàng Thiên Phú lắc đầu nói:

- Không, y viện trưởng của mình với ba của Tố Tố là bạn thân, tuy có rước y sĩ đến xem bịnh, nhưng chưa hề đưa cô ta vào bệnh viện.

- Thật là bất hạnh! Một lần ngẫu nhiên xẩy ra tai nạn, gây cho nhiều người phải đau khổ. Chuyện rủi ro rất đáng thương!

- Viên phi công phụ là chánh phạm gây ra vụ tai nạn nầy!

- Nhưng anh ta vô tâm gây ra tội lỗi, chưa ai bao giờ cố ý dùng thân mình mà đùa giỡn với tử thần.

Hoàng Thiên Phú cười cười nói:

- Tiểu Lê, nhà ngươi đã có thói quen dung thứ cho người.

- Không phải em hay nghĩ đến chuyện người khác, thật ra, những mẫu chuyện thế này em ít hay lưu tâm đến. Mình mà đi lo cho cổ nhân chẳng bổ ích vào đâu.

- Nói thế thì thiên tiểu thuyết này em chẳng chịu viết thành văn hả?

- Có bao giờ anh thấy em viết tiểu thuyết đâu?

- Anh à, mình đừng lo việc của người xưa nữa, hãy đi lên núi thưởng hoa là xong.

Phú cười ha hả nói:

- Anh hy vọng đừng gặp cảnh sát đón xe mình nữa.

Trên đường lên núi lần lần càng nhiều xe, đi thưởng hoa trong cơn mưa cũng có rất nhiều người nghĩ giống như Phị Mỗi chiếc xe đều chở đầy ắp người là người, làm cho cảnh mưa buồn ủ rũ càng náo nhiệt thêm lên.

Lê Dịch Phi nhìn theo xe chạy đằng trước, nói:

- Dường như người đi thưởng hoa họ cũng tưởng tượng như mình.

- Đúng rồi, xem hạng người nhàn nhã rất nhiều.

- Có lẽ mưa cũng sắp tạnh rồi.

- Thật ra, muốn đi thưởng hoa cần gì đến sau núi? Dọc đường nầy hoa trổ cũng đẹp đáo để.

- Theo ý chú mầy, tại Tân Công Viên của Đài Bắc xem hoa Đỗ quyên đua nở cũng được rồi, hà tất phải đến đây làm gì cho nhọc?

- Theo ý em, không phải vì vấn đề thưởng hoa mà mình phải lên núi, ngoài việc thưởng hoa ra, lên núi còn nhiều điểm đáng thưởng thức. Năm nọ, một mình em lên núi, trong khi mùa Anh Đào và Đỗ quyên đều tàn, trong các vườn hoa chỉ còn màu xanh biếc của chồi non, tiếng ve ngâm nga điếc tai. Chỉ một mình thơ thẩn trong vườn hoa, tuy vậy, em cảm thấy thú ghê vậy đó!

Bỗng nhiên Hoàng Thiên Phú than dài:

- Anh thì cảm thấy mình không một phút được rảnh rang để du ngoạn trên núi một mình, hằng ngày lo cho bệnh nhân muốn điên đầu, thét rồi tinh thần mình cũng muốn chia xẻ theo họ.

Phi dùng tay vỗ vỗ len vai của Phú:

- Ngày mai có em bầu bạn với anh rồi, đừng lọ Ngày nay tụi mình vui chơi thỏa thích một bữa đi, để quên những hình ảnh của bịnh nhân trong y viện. Ngoài vấn đề du ngoạn ra, trời sụp anh cũng đừng để ý đến.

Phú nhìn Phi cười cười, gật đầu tỏ vẻ đồng ý hỏi:

- Đến tối chúng ta mới về hà?

- Không, sáng mai chúng ta sẽ về, chiều nay trú ngụ tại Đài Bắc một đêm, đến Hoàn Quang Phạm Điếm nghe ca nhạc, nếu anh có hẹn với một nàng nào.

- Có hẹn thì nhứt định sẽ không đèo chú mầy theo.

- Bộ anh sợ viện trưởng khai trừ hả?

Phú cười cười nói:

- Phải rồi. Nếu muốn đi thì anh đi một mình thôi, không dám dẫn chú mầy theo.

- Đừng lo, em không bắt anh thỉnh khách đâu. Không phải viện trưởng nơi nào cũng có ông ta tới, chỉ trừ chúng ta đừng đến các quán rượu thì không bao giờ gặp ông ta.

- Điều tốt nhất là, kéo ông ta đến tiệm rượu một lần, từ đó về sau chắc ông không dám tìm gặp mình nữa.

- Thôi đi, anh không dám làm theo kiểu chú mầy đâu.

- Ông ta không phải là một hùm xám, tội gì mình sợ chớ.

- Đúng rồi, trong y viện thẩy đều đặt cho ông cái biệt hiệu đó chớ.

- Biệt hiệu gì, hùm xám hả?

- Họ còn thêm cái họ của ông lên trên, nên thành là "Khưu lão hổ" chú mầy nghĩ, mùa hè oi bức đã qua, lúc bây giờ đến "Thu lão hổ" không đáng sợ sao được?

Phi phát cười lớn lên:

- Biệt hiệu này có giống bản chất của ông ta không?

- Không, bỗng nhiên anh nhớ ra mà đặt cho ông ta thôi, chắc em còn nhớ dáng điệu của ông hồi dạy mình, nhất là mỗi lần khảo thí?

- Ngồi trên ghế giám khảo dáng điệu hầm hừ như một con cọp già, không thí sinh nào mà chẳng sợ Ông ta.

Cả hai cùng cười lớn lên, tiếng dội vang vang trong núi xa.