Mỗi Gia Đình Chăm Chỉ tu Hành , Mọi Người Đều Thánh Thiện .


Thật ra đa số những trẻ con xấu không thật sự xấu như vậy; đa số những người phạm tội sát nhân hay trộm cướp cũng không xấu nhiều như vậy. Họ trở thành xấu chỉ vì không có người dạy họ điều tốt, và họ đã gần gũi với những người dạy họ những việc làm không tốt mà thôi. Những quy tắc đạo đức ít khi được dạy trong trường. Trẻ con chỉ được dạy học thuộc lòng những định lý toán học, những sự việc xảy ra trong lịch sử và những lớp khác để tốt nghiệp cho lẹ, để tìm việc, kiếm tiền. Sự thúc đẩy duy nhất mà họ nhận từ gia đình đó là: "Nếu học kém thì lớn lên sẽ không kiếm được tiền, nếu không có tiền sẽ không có vợ tốt" chẳng hạn vậy. Tất cả trường học đều nhấn mạnh điều này; thành ra thế hệ tương lai sẽ ở trong tình cảnh rất là khổ sở!

Lần sau, trước khi kết án một tên cướp hay khiển trách một đứa trẻ làm chuyện xấu, hãy nghĩ lại, kiểm thảo chính mình: "Làm phụ huynh, người lớn tuổi, chúng ta đã thật sự làm tròn trách nhiệm của mình không?" Có lẽ chúng ta nên xấu hổ với chính mình! Tuy nhiên, chúng ta cũng không phải là người đáng trách bởi vì thế hệ trước đó đã không dạy dỗ chúng ta điều gì tốt cả. Thành ra chúng ta cần phải bắt đầu từ thế hệ bây giờ, đừng đợi chờ gì nữa; chúng ta phải mau mau dạy dỗ con cái, dạy dỗ chính mình điều tốt. Chúng ta phải tìm một con đường khác, nếu không con cháu chúng ta sẽ thoái hóa. Trẻ em xấu không xấu từ lúc sinh ra; không đứa nào sinh ra đã xấu.

Bên Mỹ, có một nhà tù đặc biệt dành cho các tù nhân trẻ phạm tội giết người hay trộm cướp. Dĩ nhiên trên nước Mỹ có nhiều những trại tù như vậy, nhưng trại này đặc biệt vì họ nhấn mạnh nhiều về vấn đề cảm hóa. Cuộc khảo cứu cho thấy, dù những người phạm tội bạo lực bị vô tù, sau khi ra khám họ vẫn thường lập lại lỗi lầm. Tuy nhiên, trong nhà tù này, những phương pháp khác nhau được xử dụng để giáo dục các tù nhân trẻ, cho họ cảm thấy có trách nhiệm và hổ thẹn, cũng như cho họ hiểu tại sao họ cần phải ngưng làm những gì họ đã làm. Thống kê cho thấy trong số 160 người đàn ông trẻ phạm tội giết người, khi ra khám đó, chỉ có một người trở lại con đường tai hại trước kia!

Các tù nhân được giáo huấn; bộ mặt lạnh lùng và sự từ chối lỗi lầm của họ đã được lột ra cho họ đối diện với lương tâm của họ. Dần dần, họ nhận thấy làm những việc như vậy là xấu. Những tù nhân nhận thức họ phải chịu trách nhiệm cho sinh mạng người khác cũng giống như chịu trách nhiệm cho sinh mạng chính mình. Tù nhân cũng đóng vai nạn nhân để cảm thấy nỗi đau của họ và sự chua xót của họ hàng, con cái, bạn bè nạn nhân. Tù nhân nhận sự dạy dỗ này cho tới khi họ bật khóc và thật lòng sám hối, lúc đó họ sẽ không phạm tội sau khi xuất trại.

Nếu tù nhân không thú nhận lỗi lầm của họ và đối diện với lương tâm, mà vẫn tiếp tục mang bộ mặt lạnh lùng, không để ý tới cảm tưởng trong lòng, họ sẽ phạm tội nữa sau khi ra khám, sự giết người sẽ trở thành một thói quen. Họ sẽ coi người như đồ vật, không nhận ra rằng sự sống loài người vô cùng quý báu. Họ không nghĩ tới cảm giác của nạn nhân hay bạn bè, thân quyến của nạn nhân. Cho nên, phương pháp cảm hóa tù nhân này rất là hiệu nghiệm.

Những đứa trẻ hay tội nhân này thật sự không xấu nhiều như vậy. Hành động của họ hầu hết là do hoàn cảnh gia đình tan vỡ. Thí dụ như mẹ của họ nghiền thuốc phiện, hay cha ghẻ của họ nghiện cờ bạc hay nghiện rượu và thường hay đánh đập họ. Hoàn cảnh gia đình đó giải thích cho những hành động xấu của trẻ con, đem sự tức giận xả vào người khác. Cho nên, phương pháp dạy dỗ này trong trại tù cũng cho tù nhân đối diện với những hoàn cảnh như vầy. Họ được dạy đừng xả nỗi oán thù vào những người vô tội, những người có thể cũng đang đau khổ nhiều như họ, xuất xứ từ cùng một hoàn cảnh gia đình.

Những phương thức khác nhau được sử dụng để cải huấn tù nhân thuộc những hoàn cảnh gia đình khác nhau, kết quả cho thấy sự giáo huấn này vô cùng hiệu lực. Tổng số 160 tù nhân ra khỏi trại tù này và chỉ có một người phạm tội nữa. Tuy nhiên, trại tù này chỉ nhận mỗi năm 24 tù nhân vào chương trình vì công việc này đòi hỏi nhiều thời giờ và kiên nhẫn.

Cho nên, tốt nhất là chúng ta nên săn sóc con cái của mình từ khi chúng còn nhỏ; chúng ta chỉ có vài đứa để lo. Đừng đợi tới khi chúng lớn lên và trở thành gánh nặng trong xã hội.

Nền tảng đạo đức và hạnh kiểm cần được thành lập từ lúc còn nhỏ tuổi, để khi lớn lên, trẻ em sẽ làm mọi việc một cách kiên quyết, đúng đắn và không lầm lẫn. Do đó, ngoài việc tu hành, quý vị còn phải chăm nom con trẻ, dạy dỗ chúng, và cho chúng biết sự lợi ích của việc tu hành. Đây không phải chỉ là bổn phận của cha mẹ mà còn là bổn phận của mỗi một người dân trong một quốc gia, của mỗi anh chị em trên thế giới. Hy vọng thế kỷ thứ 21 sẽ là một thời đại huy hoàng, với mọi gia đình chăm chỉ tu hành và mọi người đều thánh thiện. Cần phải có sự cố gắng của tất cả quý vị để đạt được mục đích này. (Vỗ tay)

Thanh Hải Vô Thượng Sư khai thị tại Trung Tâm Tây Hồ, Formosa
Ngày 3 tháng 11, 1995 (Nguyên văn tiếng Anh)


Hãy hy vọng và dạy dỗ trẻ con bằng cách noi gương tốt. Hãy để cho chúng can đảm, nói thẳng và thành thật. Đó là bổn phận của quý vị; quý vị phải là những tấm gương sáng cho chúng noi theo.

Trẻ con học rất nhanh nhiều điều xấu trong trường. Bởi vì có những thầy cô không phải lúc nào cũng dạy đúng theo luân thường đạo lý, và có những người bạn học không phải lúc nào cũng là những tấm gương tốt cho con trẻ noi theo. Một số các em nhỏ ở đây tôi gửi ra trường. Nhưng trước khi đi học, chúng ngọt ngào, dễ thương hơn, trầm tĩnh hơn và biết nghe lời hơn. Sau khi đi học mấy năm, chúng trở thành khác, không vâng lời bố mẹ nhiều như trước. Đôi khi còn cãi lại bằng lời nói hoặc bằng cử chỉ một cách rất là hung bạo. Thấy mà giựt mình.

Nhưng tôi không thể bảo chúng đừng đi học. Nếu làm vậy, người ta sẽ nói tôi không cho trẻ em đi học, chúng tôi sẽ bị rắc rối nhiều hơn. Nhưng nếu tôi cho chúng ra trường thì chúng ta chỉ có một người, chúng nó ở trong trường cả ngày. Khi về nhà bận làm bài vở rồi sau đó đi ngủ. Thành thử thời gian với cha mẹ ít hơn thời gian với bạn bè. Đó là vấn đề con trẻ ngày nay. Khi một đứa học điều gì sai, những đứa khác theo sau. Nếu không theo thì rất khó khăn cho chúng, trừ khi chúng thật can đảm, thật thông minh. Bởi vì nếu không theo tất cả những đứa kia, những đứa khác trong trường sẽ ăn hiếp bắt chúng phải theo. Hoặc đôi khi làm chúng mắc cở mà phải theo điều sai. Bởi vì chúng nói rằng: "Mày chưa đủ làm con trai. Nhìn mày kìa, hay quá ta! Mày không biết gì cả! Không biết con gái, không biết ma túy, không biết hút thuốc. Mày không biết gì cả! Tụi tao cái gì cũng biết. Dở quá, không can đảm gì cả. Mày là a..." Tụi nó sẽ kêu thằng kia là ‘thỏ’, là ‘dế’ chẳng hạn vậy. Thế là cậu bé bị chạm tự ái rồi dần dần, không sớm thì muộn cũng phải nhập vào bọn chúng.

Thành ra, trẻ con vốn không xấu, nhưng khi gửi vào trường chúng lại trở nên khủng khiếp, thành lưu manh du đãng. Chúng trốn tội bằng bất cứ cách nào bởi chúng là vị thành niên, không bị bỏ tù, không bị xử tử, không thể bị trừng trị nặng nề. Có những đứa biết như vậy. Nếu đọc báo quý vị sẽ thấy. Thậm chí chúng còn tuyên bố rằng: "Chúng tôi làm gì cũng được vì chúng tôi là vị thành niên. Chúng tôi biết chúng tôi sẽ không bị ở tù nhiều. Chúng tôi biết không ai có thể phạt chúng tôi quá nặng. Chúng tôi có thể thoát tội dù làm bất cứ điều gì, ngay cả giết người!" Ngày nay, học trò mang súng, mang dao tới trường hăm dọa thầy cô. Vậy mà vẫn không có nhiều người giải quyết cho chuyện đó. Chúng tụ lại với nhau trở thành rất mạnh, nhưng chúng chỉ là vị thành niên. Luôn luôn có những lý do như vậy.

Cho nên chúng ta đang cho con cháu ngày nay một thế giới rất là khủng khiếp. Có quá nhiều tự do. Trẻ con ngày nay có nhiều tiền, thời gian và rất nhiều dụng cụ giúp chúng học hành. Thành ra, chúng học rất lẹ, cho nên có rất nhiều tự do và thời giờ rảnh rỗi. Nếu đụng chúng nó, người ta nói: "Ồ, hành hạ trẻ con!" Thế là quý vị gặp khó khăn nhiều hơn nữa. Thật sự có những cha mẹ sợ con cái vì con cái về nhà đánh đập họ, ăn hiếp đòi tiền, đòi đủ thứ. Thậm chí người ta có cả "Hội Phụ Huynh Bị Lạm Dụng". Nhiều quốc gia có hội này.

Đôi khi cha mẹ sợ con cái vì cha mẹ làm việc cực khổ, kiếm tiền và mệt mỏi theo ngày tháng. Họ già nua rồi bịnh hoạn vì lo lắng, băn khoăn trong lúc nuôi con cái trưởng thành. Con cái, trái lại, không có gì làm. Ngoài việc ăn nhiều, chúng được cho xe gắn máy, dĩa hát, truyền hình. Chúng học đủ những điều xấu, đọc sách khiêu dâm chẳng hạn vậy. Rồi chúng trở thành mạnh mẽ, xấu, và phủ định, làm cha mẹ sợ vì cha mẹ không có những kinh nghiệm như vậy khi còn trẻ. Họ không chuẩn bị tinh thần để đối phó với những đứa con như vậy trong xã hội ngày nay. Nhiều cha mẹ rất yếu đuối, họ cảm thấy tuyệt vọng và bị đe dọa. Cho nên đôi khi họ phải họp lại với nhau để bảo vệ cho chính họ khỏi giòng máu của mình, con cái của chính họ. Con cái đáng lẽ phải ngoan ngoãn hơn, yếu đuối hơn và được cha mẹ chở che. Nhưng đôi khi cha mẹ cần sự bảo vệ. Con cái thời nay đem cha mẹ ra tòa đòi tiền bạc! Đủ thứ chuyện xảy ra.

Cho nên, nếu cha mẹ không nghĩ trước, như đem con cái tới Miaoli cho chúng học Pháp Quán Âm, tập giữ năm giới luật và học cách cư xử, sau này họ sẽ tiếc rất nhiều. Đa số sẽ tiếc. Cho nên nếu một số người chống lại tôi, thắc mắc tại sao tôi dạy cái này cái kia cái nọ, tôi không dạy gì xấu ở đây, chỉ dạy những gì tốt cho chúng, cho con cái của họ. Nếu tất cả những người này biết ở đây tốt cho con cái họ như thế nào, họ sẽ tới ngay lập tức để con cái họ trở thành người tốt. Bởi vì họ sẽ chịu hậu quả đó. Cha mẹ là những người đầu tiên nhận lãnh hậu quả của những đứa con xấu và của sự giáo dục xấu. Dĩ nhiên, tôi không dám nói là tất cả những đứa đến đây sẽ thành như thiên thần bồ tát. Nhưng tối thiểu 80% sẽ được, giảm thiểu nguy cơ chúng trở thành những đứa con không thể nào cải hóa. Ít nhất cũng có một sự cân bằng hay kiềm chế đối với 100% sự phủ định ở thế giới bên ngoài. Như vậy cũng là tốt lắm rồi! Tốt hơn là 100% xấu và không có gì tốt bên trong, không có gì để chống lại hay làm cân bằng với lực âm.

Lớn lên chúng ta là người mà chúng ta đã là khi còn bé. Nếu thời thơ ấu chúng ta được học những điều tốt thì khi lớn lên, chúng ta chắc chắn sẽ trở thành tốt. Không nghi ngờ gì về điều đó. Thành ra, tôi không hiểu tại sao một số người ngoài chống báng tôi. Họ nên đến với tôi, mau mau nhận giáo lý và đem con cái lại đây, nếu muốn tránh những phiền não như vậy trong tương lai. Và tất cả những nhà lãnh đạo của các quốc gia nên lạy những giáo điều này -- không phải lạy tôi, mà lạy sự dạy dỗ này, ý tôi nói là như vậy. Rồi nó có thể lan tràn đến tất cả chính phủ, mọi nước, khắp nơi trên các quốc gia, làm những nước này hùng mạnh, kiến tạo hòa bình thế giới mà không cần phải hòa đàm, không cần phải dựa vào súng, vào bạo lực, bom đạn và tất cả những thứ như vậy. Không biết tại sao người ta không làm thế.

Một mặt, họ nói rằng họ có đạo đức, phẩm hạnh, họ biết họ làm gì; họ tôn trọng những giá trị tâm linh, họ tôn trọng bên trong, như là "Ta Tin Thượng Đế". Nhưng mặt khác, họ không nhận ra cái gì thật sự tốt. Nói về điều tốt chưa đủ. Chúng ta phải có một sự tụ tập có hiệu lực, như một nhóm người. Sau đó chúng ta phải củng cố nó mỗi tuần hay mỗi ngày cho tới khi nó trở thành bản tính thứ hai. Bởi vì chúng ta đã học những điều xấu suốt thời gian còn nhỏ cho tới bây giờ. Cho nên nếu không tiếp tục dọn dẹp nó mỗi ngày hay tối thiểu mỗi tuần lễ, chúng ta sẽ không có hy vọng gì tiến bộ.

Thành ra tốt nhất là dạy từ nhỏ. Tôi nghĩ tốt nhất là mỗi quốc gia, mỗi chính phủ và nhà lãnh đạo, lấy giáo điều của chúng ta làm nó trở thành của quốc gia, và dạy trẻ từ lúc nhỏ, sau đó củng cố giáo điều mỗi tuần trong buổi cộng tu và học qua băng thâu hình. Cùng nhau chúng ta mạnh, đúng không?

Do đó mỗi khi cộng tu, quý vị tiến bộ. Bởi vì khi những người khác ngồi yên lặng, quý vị không thể không ngồi. Tương tự như vậy, trẻ em có thể được củng cố bằng lực lượng cộng tu. Nếu cả trường ngồi thiền một ngày hay một giờ ấn định, và một lúc nào đó nhắc lại các giới luật, giải thích những cái tốt của sự gìn giữ một đời sống đơn thuần thanh khiết, dĩ nhiên học sinh sẽ học.

Nếu họ học từ lúc nhỏ, họ sẽ biết hoài hoài. Họ sẽ in sâu những điều đó trong tâm. Những gì học khi còn nhỏ, chúng ta sẽ nhớ tới bây giờ, không thể quên. Tất cả những tai nạn xảy ra lúc tuổi thơ ảnh hưởng tới chúng ta cả cuộc đời. Bởi vậy các bác sĩ tâm thần mới kiếm được tiền, vì tất cả những người bị ảnh hưởng bởi những hoàn cảnh khi còn nhỏ trở nên tổn thất, bất bình thường hoặc bệnh hoạn, sợ hãi, đau buồn, chán nản. Hầu hết các bệnh tinh thần xuất phát từ những ấn tượng từ khi còn nhỏ. Nếu một đứa trẻ sinh ra trong một gia đình hạnh phúc, nó sẽ lớn khôn trở thành một con người khác. Nếu một đứa sinh ra trong một gia đình vất vả, nó sẽ lớn lên biết nhiều hơn một đứa được chìu chuộng. Đó là sự thật, ai cũng biết như vậy cả.

Thành ra quý vị thấy đó, nếu con cái chúng ta được huấn luyện ngay từ khi còn nhỏ với kỷ luật thuần túy và hạnh kiểm đạo đức hợp tình hợp lý, thì chúng sẽ biết. Bởi vì linh hồn của chúng lúc đó hãy còn trong sạch. Có lẽ không được 100% trở nên người tốt. Có thể trong số 100 đứa trẻ, chỉ được 50 đứa tốt. Nhưng như vậy cũng là tốt lắm rồi! Hoặc 60%, 70% số người trở thành tốt, 30% có thể là xấu, nhưng không thể nào xấu 100%. Có thể chúng không tốt như 60 hay 70% như những đứa kia, nhưng cũng giảm bớt tính tình bạo lực. Chúng bớt đi sự thúc dục trong lòng làm chuyện xấu ngoài xã hội. Chúng sẽ được ảnh hưởng. Cho nên sự giáo dục này rất, rất là lợi ích. Bởi vì đa số trẻ em chúng ta trong những Trung Tâm khác nhau đã trở nên người tốt. Họ cho tôi biết như vậy. Tôi nghe nói như vậy.

Cho nên tôi rất sung sướng làm công việc này, không phải cho quý vị thôi mà còn cho con cái quý vị, cho con cái chúng nó nữa, cho thế hệ mai sau. Sự giáo dục của chúng ta rất mạnh, và lực lượng này sẽ còn lưu truyền cho tới nhiều trăm năm sau, sau khi tôi chết. (Vỗ tay) Rồi sau đó, sẽ tùy vào thiên ý, tùy vào con cháu của con cháu của con cháu quý vị, họ có đủ mạnh để tiếp nối dòng dõi chúng ta không. Nếu không thì cũng có người khác đứng lên, và một dòng dõi khác sẽ tiếp theo. Vẫn cùng dòng dõi nhưng trổ lên ở một nơi khác, vậy thôi. Cho nên, tôi thật tình hy vọng mọi quốc gia sẽ tiếp nhận sự dạy dỗ này vào đất nước họ. Tất cả chính phủ, tất cả các nhà lãnh đạo và tất cả phụ huynh sẽ thâu nhận những giáo lý thuần túy này vào trong gia đình họ, vào trong quốc gia họ và vào trong các tổ chức của họ, biến thế giới này thành một thiên đàng.

Thật ra đa số những trẻ con xấu không thật sự xấu như vậy; đa số những người phạm tội sát nhân hay trộm cướp cũng không xấu nhiều như vậy. Họ trở thành xấu chỉ vì không có người dạy họ điều tốt, và họ đã gần gũi với những người dạy họ những việc làm không tốt mà thôi. Những quy tắc đạo đức ít khi được dạy trong trường. Trẻ con chỉ được dạy học thuộc lòng những định lý toán học, những sự việc xảy ra trong lịch sử và những lớp khác để tốt nghiệp cho lẹ, để tìm việc, kiếm tiền. Sự thúc đẩy duy nhất mà họ nhận từ gia đình đó là: "Nếu học kém thì lớn lên sẽ không kiếm được tiền, nếu không có tiền sẽ không có vợ tốt" chẳng hạn vậy. Tất cả trường học đều nhấn mạnh điều này; thành ra thế hệ tương lai sẽ ở trong tình cảnh rất là khổ sở!

Lần sau, trước khi kết án một tên cướp hay khiển trách một đứa trẻ làm chuyện xấu, hãy nghĩ lại, kiểm thảo chính mình: "Làm phụ huynh, người lớn tuổi, chúng ta đã thật sự làm tròn trách nhiệm của mình không?" Có lẽ chúng ta nên xấu hổ với chính mình! Tuy nhiên, chúng ta cũng không phải là người đáng trách bởi vì thế hệ trước đó đã không dạy dỗ chúng ta điều gì tốt cả. Thành ra chúng ta cần phải bắt đầu từ thế hệ bây giờ, đừng đợi chờ gì nữa; chúng ta phải mau mau dạy dỗ con cái, dạy dỗ chính mình điều tốt. Chúng ta phải tìm một con đường khác, nếu không con cháu chúng ta sẽ thoái hóa. Trẻ em xấu không xấu từ lúc sinh ra; không đứa nào sinh ra đã xấu.

Bên Mỹ, có một nhà tù đặc biệt dành cho các tù nhân trẻ phạm tội giết người hay trộm cướp. Dĩ nhiên trên nước Mỹ có nhiều những trại tù như vậy, nhưng trại này đặc biệt vì họ nhấn mạnh nhiều về vấn đề cảm hóa. Cuộc khảo cứu cho thấy, dù những người phạm tội bạo lực bị vô tù, sau khi ra khám họ vẫn thường lập lại lỗi lầm. Tuy nhiên, trong nhà tù này, những phương pháp khác nhau được xử dụng để giáo dục các tù nhân trẻ, cho họ cảm thấy có trách nhiệm và hổ thẹn, cũng như cho họ hiểu tại sao họ cần phải ngưng làm những gì họ đã làm. Thống kê cho thấy trong số 160 người đàn ông trẻ phạm tội giết người, khi ra khám đó, chỉ có một người trở lại con đường tai hại trước kia!

Các tù nhân được giáo huấn; bộ mặt lạnh lùng và sự từ chối lỗi lầm của họ đã được lột ra cho họ đối diện với lương tâm của họ. Dần dần, họ nhận thấy làm những việc như vậy là xấu. Những tù nhân nhận thức họ phải chịu trách nhiệm cho sinh mạng người khác cũng giống như chịu trách nhiệm cho sinh mạng chính mình. Tù nhân cũng đóng vai nạn nhân để cảm thấy nỗi đau của họ và sự chua xót của họ hàng, con cái, bạn bè nạn nhân. Tù nhân nhận sự dạy dỗ này cho tới khi họ bật khóc và thật lòng sám hối, lúc đó họ sẽ không phạm tội sau khi xuất trại.

Nếu tù nhân không thú nhận lỗi lầm của họ và đối diện với lương tâm, mà vẫn tiếp tục mang bộ mặt lạnh lùng, không để ý tới cảm tưởng trong lòng, họ sẽ phạm tội nữa sau khi ra khám, sự giết người sẽ trở thành một thói quen. Họ sẽ coi người như đồ vật, không nhận ra rằng sự sống loài người vô cùng quý báu. Họ không nghĩ tới cảm giác của nạn nhân hay bạn bè, thân quyến của nạn nhân. Cho nên, phương pháp cảm hóa tù nhân này rất là hiệu nghiệm.

Những đứa trẻ hay tội nhân này thật sự không xấu nhiều như vậy. Hành động của họ hầu hết là do hoàn cảnh gia đình tan vỡ. Thí dụ như mẹ của họ nghiền thuốc phiện, hay cha ghẻ của họ nghiện cờ bạc hay nghiện rượu và thường hay đánh đập họ. Hoàn cảnh gia đình đó giải thích cho những hành động xấu của trẻ con, đem sự tức giận xả vào người khác. Cho nên, phương pháp dạy dỗ này trong trại tù cũng cho tù nhân đối diện với những hoàn cảnh như vầy. Họ được dạy đừng xả nỗi oán thù vào những người vô tội, những người có thể cũng đang đau khổ nhiều như họ, xuất xứ từ cùng một hoàn cảnh gia đình.

Những phương thức khác nhau được sử dụng để cải huấn tù nhân thuộc những hoàn cảnh gia đình khác nhau, kết quả cho thấy sự giáo huấn này vô cùng hiệu lực. Tổng số 160 tù nhân ra khỏi trại tù này và chỉ có một người phạm tội nữa. Tuy nhiên, trại tù này chỉ nhận mỗi năm 24 tù nhân vào chương trình vì công việc này đòi hỏi nhiều thời giờ và kiên nhẫn.

Cho nên, tốt nhất là chúng ta nên săn sóc con cái của mình từ khi chúng còn nhỏ; chúng ta chỉ có vài đứa để lo. Đừng đợi tới khi chúng lớn lên và trở thành gánh nặng trong xã hội.

Nền tảng đạo đức và hạnh kiểm cần được thành lập từ lúc còn nhỏ tuổi, để khi lớn lên, trẻ em sẽ làm mọi việc một cách kiên quyết, đúng đắn và không lầm lẫn. Do đó, ngoài việc tu hành, quý vị còn phải chăm nom con trẻ, dạy dỗ chúng, và cho chúng biết sự lợi ích của việc tu hành. Đây không phải chỉ là bổn phận của cha mẹ mà còn là bổn phận của mỗi một người dân trong một quốc gia, của mỗi anh chị em trên thế giới. Hy vọng thế kỷ thứ 21 sẽ là một thời đại huy hoàng, với mọi gia đình chăm chỉ tu hành và mọi người đều thánh thiện. Cần phải có sự cố gắng của tất cả quý vị để đạt được mục đích này. (Vỗ tay)

Giáo Lý Chọn Lọc

Lời của Thanh Hải Vô Thượng Sư tại viện đại học Harvard, Hoa Kỳ
Ngày 27 tháng 10, 1989 (Nguyên văn tiếng Anh)

Thật ra những gì tôi sẽ cho quý vị biết đây chỉ là một pháp môn tự dạy. Vị Phật của quý vị sẽ tỉnh dậy giáo huấn quý vị. Thượng Đế của quý vị sẽ đứng lên và dạy dỗ quý vị. Nhưng trước hết tôi phải cho quý vị biết cách đánh thức Thượng Đế hay vị Phật đó bên trong quý vị, vị Thầy vĩ đại nhất. Thiên Quốc bên trong hay Phật trong tâm là vị Thầy vĩ đại đó, không phải tôi. Tôi chỉ biết cách đánh thức Ngài dậy và giới thiệu quý vị tới Ngài, bảo Ngài tỉnh dậy và làm việc cho đúng. Công việc của tôi chỉ có vậy thôi.

Giáo Lý Chọn Lọc

Thanh Hải Vô Thượng Sư giảng tại Mexico City, Mễ Tây Cơ,
Ngày 23 tháng 5, 1998 (Nguyên văn tiếng Anh)

Nếu chính phủ, những nhà lãnh đạo trên thế giới hiểu sức mạnh của tình thương, họ sẽ không bao giờ gây chiến. Họ chỉ dùng tình thương để tiêu hủy kẻ thù rất lẹ. Chỉ cần thương kẻ thù là họ sẽ đầu hàng. Họ sẽ bỏ hết vũ khí tới quỳ dưới chân quý vị. Do đó Chúa Giê Su mới nói: "Hãy thương kẻ thù của các con." Thương kẻ thù là thương chính chúng ta. Thương kẻ thù tức là mang hòa bình đến cho mình.

Lời của Thanh Hải Vô Thượng Sư tại Sao Paulo, Ba Tây
Ngày 11 tháng 11, 1989 (Nguyên văn tiếng Anh)

Thiền là một loại giáo huấn, một loại học. Giống như đi đại học, quý vị hỏi ông giáo sư hay bà thầy điều gì đó, rồi quý vị phải ngồi yên lắng nghe lời giảng, trí huệ của người đó. Nếu một anh sinh viên chỉ đi tới trường hỏi thầy giáo cái gì đó rồi đi ra ngoài ngay và làm chuyện khác, như vậy người đó có bao giờ được giỏi không? Cho nên dù thầy giáo đang đứng trước mặt, anh ta cũng không lãnh hội gì cả, bởi vì anh ta không cho ông thầy cơ hội nói.

Thiền cũng như mọi khoa học khác trong đời sống. Chúng ta phải học, phải sẵn lòng thâu nhận trí huệ đem tới cho chúng ta. Cũng như các khoa học và môn học khác, chúng ta học bằng cách lắng nghe, bằng cách thực tập. Khi ngồi xuống yên lặng, nhiều tin tức, sự gia trì, tình thương và năng lực tràn vào con người của chúng ta. Sau khi thiền, chúng ta sẽ cảm thấy khác. Và thời gian càng lâu, thiền càng nhiều, chúng ta càng trở nên có trí huệ hơn, thanh tịnh hơn. Đó là cách cho thế giới trở nên thanh bình, yên ổn.

Lời của Thanh Hải Vô Thượng Sư tại Tây Hồ, Formosa
Ngày 16 tháng 6, 1991 (Nguyên văn tiếng Trung Hoa)

Những người tu hành chỉ ở trong một trường học khác cao hơn đại học thế gian. Sự học hỏi những kiến thức trần gian chấm dứt ở bậc đại học. Nếu muốn biết về những cái vĩ đại hơn, huyền bí hơn trong vũ trụ, chúng ta phải đi con đường đạo. Quý vị cũng đang ở trong một trường học với tôi, một Minh Sư tâm linh, nhưng nơi đây quý vị học những kiến thức khác cao hơn những cái chúng ta học trong trường đại học. Kiến thức trần gian không thể so sánh với sự hiểu biết tâm linh bởi vì có nhiều cái huyền bí không thể giải thích được bằng phương thức trần gian. Dĩ nhiên là đại học cũng có một số lợi điểm. Họ dạy nhiều môn. Nhưng tất cả những gì được dạy trong nhóm chúng ta đều được dạy bên trong. Không cần ngôn ngữ thế gian. Cho nên trường học của chúng ta là một trường siêu đẳng.

Thanh Hải Vô Thượng Sư giảng tại Virginia, Hoa Kỳ
Ngày 17 tháng 2, 1991(Nguyên văn tiếng Anh)

Không cần biết chúng ta đúng hay sai trong cuộc chiến, nó luôn luôn gây khổ não cho cả hai phe. Chúng ta hiểu rằng ngay cả kẻ thù của chúng ta cũng có linh hồn, tình cảm, trí thông minh, tình thương và sự thông cảm. Chỉ vì chúng ta không chịu ngồi xuống nói chuyện với nhau. Chúng ta không chịu làm bạn. Vì không được làm bạn với kẻ thù, thành ra đôi khi chúng ta quên rằng họ cũng là người như mình. Cho nên, dễ giết những người mà chúng ta không nghĩ tới nhiều hoặc không quý mến.