Chính Quyền Nhân Ái Sẽ Mở Đường Cho Một Tương Lai Tươi Sáng

Đồng tu từ Mỹ và Gia Nã Đại cùng nhau đến chung vui trong buổi cộng tu với Sư Phụ.

Thanh Hải Vô Thượng Sư giảng tại buổi cộng tu ở Virginia, USA
Ngày 29 tháng 10 năm 1994 (Nguyên văn tiếng Anh)



Trong bài khai thị này, Sư Phụ như một nhà chính trị gia lỗi lạc, vượt trên quan điểm hẹp hòi của quốc gia và chủ quyền. Vì lợi ích của toàn thể nhân loại và với mục đích nâng cao tâm thức, Ngài đã phơi bày những điều lợi hại, tốt xấu của các phương diện chính trị. Bất cứ ai chịu khó đọc, sẽ tìm thấy được khái niệm về một nền chính trị đạo đức cao đẳng. Và nếu đem áp dụng vào công việc trên cương vị của mình, thì không những nhân dân, đất nước họ, mà toàn thế giới đều sẽ được vô vàn lợi ích.

Người Tốt Thường Bị Liên Lụy

Hôm qua Sư Phụ bị tra xét tứ tung ở phi trường. Họ bắt Sư Phụ đứng quay mặt vào tường, giống như những tội nhân trong vô tuyến truyền hình vậy, quý vị có thấy không? (Những phim trên TV) ờ! Lúc mà họ bảo quý vị buông súng và quay mặt vào tường, tại sao họ phải làm như thế? Có phải đó là cách thức, phong tục hay truyền thống của Hoa Kỳ? Quý vị phải quay mặt vào tường và đặt hai tay lên tường, và phải làm như vậy trong một tư thế bắt buộc, quý vị không thể đứng quay mặt vào tường như Bồ Đề Đạt Ma, quý vị không thể ngồi xếp bằng và quay mặt vào tường như Bồ Đề Đạt Ma. Đừng có mơ tượng, quý vị phải đứng quay mặt vào tường, đặt tay lên tường như thế này. Quý vị biết không, và nhân viên an ninh sẽ lục soát quý vị từ phía sau, không phải từ phía trước. (Đây có phải là truyền thống và tập quán của Hoa Kỳ không?) Nếu là tập quán, Sư Phụ không nghĩ rằng đó là một điều tốt. Tuy nhiên, cảnh sát duy trì những tập quán đó, vì họ có lý do của họ.

Sư Phụ không có mùi thuốc, có không ? Không mà? Người ta nói với Sư Phụ rằng khi quý vị phát ra từ trường gì, quý vị sẽ thu hút những người mà sẽ có những ý nghĩ về phương diện đó về quý vị. Nhưng Sư Phụ không nghĩ rằng Sư Phụ phát ra một từ trường "thuốc phiện". Tuy nhiên cảnh sát đã ngửi thấy mùi thuốc phiện. Sư Phụ không biết mùi đó từ đâu tới, và họ đã lục soát Sư Phụ từ đầu tới chân, "dợt" Sư Phụ một tiếng rưỡi đồng hồ, và giở tung đồ đạc của Sư Phụ. Không phải vì Sư Phụ có nhiều hành lý, Sư Phụ chỉ có một hành lý xách tay mà thôi. Hơn nữa Sư Phụ có nói với họ rằng Sư Phụ chỉ ở lại độ bốn ngày, tối đa là hai tuần lễ. Vì vậy Sư Phụ chỉ có một vài bộ đồ, và dĩ nhiên vớ và đồ lót. (Mọi người cười)

Họ hỏi Sư Phụ "Có cái gì trong hành lý", Sư Phụ trả lời "Quần áo, đồ lót, vớ, và hồ sơ sức khỏe". Họ hỏi: "Tại sao phải đem theo hồ sơ sức khỏe?" Sư Phụ trả lời rằng tại vì Sư Phụ bị bệnh. Họ nói rằng nếu Sư Phụ chỉ dự định ở một vài ngày hoặc hai tuần lễ thì Sư Phụ sẽ không đem theo hồ sơ sức khoẻ làm gì. Sư Phụ trả lời rằng bác sĩ của Sư Phụ dặn Sư Phụ phải mang theo để phòng khi cần tới, bởi vì căn bệnh dị ứng của Sư Phụ có thể phát ra bất cứ lúc nào trong một vài tháng nay, và bác sĩ vẫn chưa tìm ra được nguyên nhân của cơn bệnh, thành ra Sư Phụ phải mang theo hồ sơ. Sư Phụ có hình chụp quang tuyến của phổi, thành ra bác sĩ dặn Sư Phụ phải đem theo khi đi bất cứ nơi nào để phòng hờ, vì bác sĩ không tìm ra được nguyên nhân cơn bệnh.

Sư Phụ nghi ngờ đây là nghiệp chướng, nhưng Sư Phụ không nghĩ rằng cảnh sát hiểu nghiệp chướng là gì. Thành ra Sư Phụ không nói nhiều. Mặc dù vậy, ông ta vẫn lo sợ Sư Phụ đến đây là để lấy tiền của dân chúng Hoa Kỳ, quyên góp tiền bạc. Sư Phụ nói với ông rằng Sư Phụ không bao giờ nhận tiền quyên góp, không những không nhận tiền quyên góp tại Hoa Kỳ, mà tại bất cứ nơi nào, cho nên đừng bận tâm về vấn đề này. Nhưng rất là khó mà thuyết phục người đó.

Không biết người ta có bỏ thuốc phiện vào vớ không? Còn Sư Phụ thì phải cởi vớ ra cho họ xem. Sư Phụ cởi vớ ra, nhưng họ lại muốn xem bàn chân của Sư Phụ (Sư Phụ cười). Sư Phụ không hiểu làm thế nào mà người ta có thể để thuốc phiện dưới bàn chân? Chuyện đó có thể được không? Sư Phụ nói với người cảnh sát rằng, "Sư Phụ xin lỗi đã làm phiền ông, nhưng Sư Phụ không biết Sư Phụ có mùi thuốc phiện, bởi vì đối với chúng tôi, những thứ này thật quá xa lạ, ông có biết không, chúng tôi là những người ăn chay." Ông ta cho biết lý do tại sao họ lại lục soát như vậy. Bởi vì Sư Phụ đã đi Bangkok, đi Thái Lan. Những người rời Thái Lan ngoài quà cáp, họ thường mang theo những thứ "đặc biệt" khác. Họ nói với Sư Phụ như thế. Sư Phụ nói rằng, "Điều này đối với chúng tôi thật xa lạ, bởi vậy chúng tôi không hay biết gì cả, chúng tôi không biết Thái Lan sẽ làm gì. Chúng tôi là những người ăn chay, chúng tôi không dùng thuốc phiện, không rượu chè, ngay cả thuốc lá cũng không hút. Chúng tôi không làm những chuyện này, chúng tôi không biết, và không bao giờ để ý những chuyện này."

Mỗi lần Sư Phụ đến thăm quí vị, đều gặp phải nhiều phiền phức như vậy. Vậy mà quí vị vẫn cứ hỏi Sư Phụ: "Tại sao không đến thăm chúng con?" Người Thái Lan cũng hỏi Sư Phụ tại sao không đến thăm họ. Trên thế giới này, chúng ta đi đâu cũng gặp nhiều chuyện phiền phức. Sư Phụ không phải trách nhân viên an ninh tại phi trường, Sư Phụ chỉ muốn cho quí vị biết rằng, chỉ vì những việc làm xấu của một số người, mà đại đa số chúng ta phải chịu hậu quả ác nghiệt này. Chúng ta là những người không bao giờ mang theo thuốc phiện để cảnh sát lục soát, nhưng tiếc thay đa số những người bị lục soát lại là người tốt. (Mọi người cười)

Thật ra Sư Phụ chỉ muốn đến tham dự hội nghị về người tỵ nạn Âu Lạc một cách âm thầm. Nhưng vì Sư phụ đã đến, nên luôn tiện ghé thăm quí vị; tuy nhiên Sư Phụ cũng phải nhìn nhận rằng, không phải chỉ vì muốn thăm quí vị nên mới đến đây. Như vậy không có nghĩa là Sư phụ không thích quí vị, Sư Phụ chỉ không muốn bị xét tại phi trường vào bất cứ lúc nào, không phải là lần đầu họ làm như vậy. Họ xét bất cứ người nào họ cho là đáng nghi ngờ. Tuy nhiên Sư Phụ nghĩ nếu Sư Phụ là cảnh sát, Sư phụ tuyệt đối không lục soát một người như Sư Phụ. Sư Phụ bận áo trắng, đi giày trắng, mang theo một chiếc dù màu trắng và đội mũ trắng. Sư Phụ không nghĩ rằng một người mang theo thuốc phiện lại ăn mặc như vậy; họ sẽ giả trang một cách bí mật hơn, có phải như vậy không? Không gây sự chú ý của mọi người như vậy. Bởi vì Sư Phụ trang phục chỉnh tề như vậy, cho nên vừa bước ra khỏi máy bay, đã có ba người nhận ra Sư Phụ.

Một người buôn lậu tuyệt đối không dại dột đến nỗi phô trương một cách trắng trợn giữa đám đông tại phi trường như vậy! Họ sẽ ăn mặc bình thường. Dĩ nhiên Sư Phụ cũng có thể mặc quần áo bình thường, nhưng Sư Phụ không có loại quần áo đó, Sư Phụ chỉ có một vài bộ y phục. Những bộ quần áo này thích hợp để đi "Bạch Cung" hoặc đến chợ "Đen" (Sư Phụ và mọi người cười), như vậy tiện hơn, vừa đẹp vừa cao quí. Sư Phụ không muốn để lộ thân thể trước sau cho người ta xem. Thành ra Sư Phụ thích loại quần áo có thể che cái "cơ thể không có gì phải che dấu" của Sư Phụ, và Sư Phụ cảm thấy thoải mái hơn với những bộ quần áo đó. Sư Phụ không thích quá nhiều màu sắc, trong vài trường hợp thì Sư Phụ thích, nhưng bình thường Sư Phụ thích màu bình dị. Một hoặc hai màu là quá lắm. Áo quần quý vị mặc ảnh hưởng rất nhiều đến quý vị và cũng phản ảnh cảm nghĩ bên trong của quý vị. Thường thường Sư Phụ cảm thấy một sự trống vắng (Sư Phụ cười), tinh khiết và đơn thuần. Vì vậy Sư Phụ thích ăn mặc như thế. Sư Phụkhông nghĩ rằng bất cứ một tay buôn lậu thuốc phiện nào lại ngu đần đến nỗi tự làm cho mình nổi bật, sáng chói, lộ liễu như vậy.

Cảm Nhận Được Áp Lực Của Người Tỵ Nạn

Tuy nhiên, kinh nghiệm này đã khiến cho Sư Phụ có một cảm giác thật chân thật về những người tỵ nạn Âu Lạc, cũng như của nhiều người khác trong những hoàn cảnh tương tự. Cảm nghĩ của họ ra sao khi bị bắt bớ, hoặc bị dòm ngó bất cứ hành động nào của họ trong đời sống hằng ngày. Huống chi Sư Phụ đến đây là do lời mời của Bộ Ngoại Giao, Sư Phụ có thể đưa cho viên cảnh sát coi, nhưng Sư Phụ sợ rằng sẽ gây ra nhiều trở ngại, bởi vì họ sẽ hỏi Sư Phụ "Làm sao cô biết người này?" "Cô muốn làm gì?" Như thế Sư Phụ phải kể thêm về đời tư của Sư Phụ và những người tỵ nạn, chỉ lãng phí thời gian mà thôi. Hơn nữa, Sư Phụ không có hỏi Bộ Ngoại Giao rằng Sư Phụ có thể tiết lộ mục đích Sư Phụ đến hay không? Sư Phụ đoán rằng dù Sư Phụ có nói cũng không có vấn đề gì cả, Có thể họ không bận tâm đến, nhưng Sư Phụ không muốn đề cập đến những gì không thích hợp để phơi bày trước công chúng. Sư Phụ nghĩ rằng không nên làm như vậy.

Ý Sư Phụ muốn nói là Sư Phụ đến đây do lời mời của Bộ Ngoại Giao, và Sư Phụ là một người hợp pháp, được sự bảo vệ của luật pháp. Hơn nữa Sư Phụ không phải là một người không ai biết đến, mặc dù vậy khi cảnh sát lục lọi và đặt rất nhiều câu hỏi, Sư Phụ cảm thấy một bầu không khí đe dọa từ những viên cảnh đó. Họ chỉ làm nhiệm vụ của họ, Sư Phụ không trách cứ họ! Nhưng quý vị có thể cảm nhận được một bầu không khí lạnh lùng đó. Huống chi những người tỵ nạn Âu Lạc không được bảo vệ, không được hưởng bất cứ một an ninh căn bản nào, không có một ai để mà họ có thể nương tựa vào.

Họ đã bị trả về Âu Lạc, bị tra hỏi mỗi tuần, mỗi ngày hoặc luôn luôn bị theo dõi, bất kỳ hành động nào của ho đều bị dòm ngó, và nhiều khi bị cảnh sát đánh đập hàng tuần. Sư Phụ đã nhận được một vài lá thư như vậy. Thật đáng buồn thay, đáng buồn cho họ, và cũng thật đáng buồn cho chính quyền Âu Lạc. Họ đã không kiểm soát được tất cả các tỉnh lỵ mà để cho những người lính gác địa phương nắm lấy mạng sống của những người dân vô tội. Có lẽ chính quyền trung ương không hay biết điều này. Dầu sao, đây cũng là một chuyện đáng tiếc, bởi vì chính quyền trung ương đã không kiểm soát được chính quyền địa phương, hiểu không? Tuy nhiên đó chỉ là một lý do để bào chữa cho chính quyền trung ương, Sư Phụ không biết họ có làm việc với nhau không. Sư Phụ không thể nói những gì Sư Phụ không biết. Cũng không thể quả quyết rằng chính quyền trung ương ra lệnh cho cơ quan hành chánh địa phương thi hành những thủ đoạn uy hiếp, tạo ra những hành động đáng sợ để làm khiếp đảm dân chúng, để áp bức những người dân không có khả năng tự vệ.

Thật ra, thế giới này đã điên thật rồi, đủ mọi chuyện đang xảy ra khắp nơi, và lực lượng duy nhất mà chúng ta có thể nương tựa vào chính là sức mạnh tâm linh mà chúng ta có thể đạt được từ sự tu hành và niềm tin tưởng của chúng ta. Điều này đã được chứng minh một cách thiết thực. Bất cứ người nào tu hành tinh tấn từ ngày thọ Tâm Ấn đều đã thể nghiệm được lực lượng Thượng Đế ban cho để bảo hộ chúng ta. Lực lượng này cũng đến từ bên trong chúng ta, bởi vì "Thượng Đế ngự trong chúng ta", "Phật tại tâm", tất cả kinh điển tôn giáo đều nói thế. Kinh điển là thể nghiệm của những người tu hành đã khai ngộ khi xưa. Vì thế những cuốn kinh này dù đã có từ hàng ngàn năm về trước, chúng ta vẫn có thể dựa vào đó để kiểm chứng thành quả tu hành bên trong của mình. Những gì đã được ghi chép trong Thánh Kinh, chúng ta có thể hiểu rõ ràng từ khi chúng ta tu tập Pháp Môn Quán Âm.

Khai Ngộ Mới Hiểu Rõ Kinh Điển

Ngày hôm qua, thể theo lời mời của một số đệ tử, Sư Phụ đã đến một nhà hàng Trung Hoa để gặp một vài người ở Đặc khu Hoa Thịnh Đốn, một vài nhân vật quan trọng trong xã hội. Một người đã bàn về sự tu hành và nói đến vài khía cạnh tương đồng giữa các tôn giáo khác nhau. Thí dụ như, câu chuyện về người Do Thái. Một trong những đồng tu có mặt tại buổi tiệc đó là một người Do Thái. "Người Do Thái Khai Ngộ", anh ta tự xưng như vậy sau khi thọ Tâm Ấn. Mỗi người nói đến truyền thống người Do Thái và những mẩu chuyện chúng ta đọc được rất giống những thể nghiệm của các đồng tu Pháp Môn Quán Âm. Khi đọc những câu chuyện này chúng ta hiểu ngay những gì mà các nhà giáo sĩ Do Thái khai ngộ đã nói.

Thật ra không có đạo Do Thái, cũng không có đạo Phật, tất cả chỉ là thể nghiệm của những người tu hành từ xưa đến nay, và sau đó các tôn giáo khác nhau tự đặt cho mình bằng những tên khác nhau hoặc các nhóm khác nhau. Thí dụ, chúng ta có rất nhiều hội thiền định, thành ra quý vị để tên Sư Phụ là tên hội (để nhận biết), "Hội Thiền Định Thanh Hải Vô Thượng Sư". Thật ra, "Vô Thượng Sư" là họ của gia đình chúng ta (mọi người cười), và "Thanh Hải" cũng không phải tên của Sư Phụ, đó là tên gọi của "Biển Tình Thương". Cũng vì vì tất cả chúng ta cùng đến từ biển tình thương này, chúng ta có thể tự gọi chúng ta là Thanh Hải số một, số hai, số ba, số một ngàn lẻ một, (Sư Phụ cười), đó chẳng qua chỉ là cái tên tượng trưng cho lực lượng tình thương của Thượng Đế. Tên của Sư Phụ là khác, tuy nhiên Sư Phụ sẽ không cho quý vị biết đâu, bởi vì đây là bí mật hàng đầu quốc gia. (Sư Phụ cười). Thật ra bất cứ tên gì cũng chỉ là cái tên của thể xác, cũng như cái áo khoác mà chúng ta đang mặc mà thôi. Cũng giống như tên hiệu mỹ phẩm Christian Dior hay là Max Factor hay gì đó, hoặc là nhãn hiệu áo quần, không thể thay mặt cho con người thật.

Theo tục lệ Do Thái thì người Do Thái có một chiếc khăn cầu nguyện. Đối với họ chiếc khăn này rất thiêng liêng. Trong một trong những câu chuyện mà Sư Phụ đọc, kể rằng có một người đi đâu đó với một nhóm người, đã gặp một nhóm ma quỉ trong một thành phố ma. Những con ma trong thành phố ma cũng cầu nguyện, làm đủ thứ chuyện giống như con người, tuy nhiên họ cầu nguyện rất ngược ngạo. Thay vì cầu nguyện với Thượng Đế, thì họ cầu nguyện với ma quỷ. Cho nên người Do Thái này, là một tín đồ Đạo Do Thái, đã dùng khăn cầu nguyện đuổi đám ma này đi. Anh ta nghĩ rằng có thể làm như vậy nhưng theo câu chuyện này thì anh ta đã không thành công. Bởi vì chiếc khăn không phải là một vật thiêng liêng trừ khi có người truyền lực lượng tu hành vào đó; trừ khi người ta đem lực lượng tu hành truyền sang. Chỉ làm theo tục lệ Do Thái mà quàng khăn bản thân chúng ta sẽ chẳng có chút lực lượng gì, nói chi đến chiếc khăn càng không có quyền năng gì.

Ngày xưa, có lẽ một người Do Thái khai ngộ chân chính có thể dùng khăn quàng của họ phá tan những ảnh hưởng xấu, vì mỗi ngày họ đều dùng khăn đó để ngồi thiền. Cũng giống như khi tọa thiền theo Pháp Môn Quán Âm, quý vị dùng khăn phủ lên mình, hay là trời lạnh, quý vị phủ khăn lên đầu để giữ ấm trong lúc quý vị ngồi thiền. Và như vậy, qua lực lượng tu hành của quý vị, chiếc khăn sẽ tiếp thụ được một chút lực lượng, hoặc sẽ có một vài ảnh hưởng bởi vì khi quý vị dùng nó để tọa thiền, lực lượng của quý vị truyền qua khăn. Không phải chiếc khăn mầu nhiệm, không phải vì quý vị là người Do Thái, cũng không phải vì quý vị là tín đồ Thanh Hải, chiếc khăn mới có lực lượng. Nếu quý vị không tu hành thì sẽ không có lực lượng, quý vị có hiểu không? Cho dù quý vị là tín đồ Thanh Hải, quý vị có một chiếc khăn, nhưng nếu quý vị không tọa thiền mỗi ngày, thì ngay quý vị cũng không có lực lượng, chứ đừng nói chi đến chiếc khăn hay chuỗi hạt hay bất cứ một thứ gì khác.

Thỉnh thoảng người ta đến với một người tu hành, một ông cha hoặc một nhà sư để xin họ gia trì cho mình. Nhà sư sẽ đặt bàn tay của ông ta lên đầu người đó, có lẽ để trừ tà ma hoặc nhiều khi để gia trì. Nhưng không phải bàn tay của nhà sư hay vì ông là người xuất nên mới có lực lượng, mà tại vì ông ta tu hành. Ông ta có một vài câu thông với lực lượng vạn năng. Do đó khi ông đặt bàn tay lên đầu người nào, lực lượng của ông sẽ qua bàn tay, truyền sang cho người đó. Ngược lại, nếu quý vị chỉ mặc áo thầy tu và quý vị không làm gì cả thì quý vị không có lực lượng đó, quý vị hiểu không? Cho nên lực lượng không phải là cái áo, không phải là chiếc khăn, không phải là hình dáng bên ngoài, mà là thành quả tu hành bên trong.

Hôm nọ chúng đề cập đến những chuyện này nhân tiện chúng ta đang thảo luận về những tục lệ còn sót lại của các tôn giáo khác nhau, và nó cũng giống hệt những gì chúng ta đang làm. Ví dụ như những người tu hành thời xưa, khi tu hành cũng sợ bị ngược đãi, chẳng khác gì những người ở Âu Lạc bây giờ. Những sự đe dọa này thường xảy ra, ngay cả trong lúc này dưới sự giám sát rõ ràng của luật pháp quốc tế, đừng nói gì đến thời xưa khi chúng ta không có luật lệ gì cả. Vì vậy người ta phải dùng những dấu hiệu bí mật để nhận biết nhau.

Như quý vị đã biết, trong một vài quốc gia đang có sự kỳ thị giữa các tôn giáo. Thí dụ như tại một vài quốc gia Hồi Giáo, quý vị không được tu hành theo tôn giáo khác, hay ít nhất cũng không được tu một cách công khai. Trong một vài quốc gia Hồi Giáo khoan dung hơn thì quý vị có thể đến chùa của quý vị, nhưng họ không cho phép những người Hồi Giáo bước vào. Như khi Sư Phụ đi thuyết pháp ở Mã Lai Á, chính phủ hay cảnh sát Mã Lai bắt chúng ta phải viết ở dưới những tấm bích chương: "Cấm những người Hồi Giáo không được phép vào dự thính." Không phải Sư Phụ ngăn cấm họ mà là luật pháp của chính phủ họ bắt chúng ta phải viết như vậy. Tuy họ không cho người Hồi Giáo đến dự, nhưng ít nhất chúng ta có thể đến thuyết pháp cho những người khác không phải là người Hồi Giáo nghe, như vậy họ cũng đã rất khoan dung rồi. Bởi vì ở một vài quốc gia khác quý vị không thể thuyết pháp công khai như vậy, quý vị chỉ có thể tổ chức trong chùa hay nhà thờ thuộc về hội riêng của quý vị. Như vậy cũng đã tốt rồi, còn ở một vài quốc gia khác, quý vị không được phép làm những chuyện này.

Ngay cả bây giờ ở Âu Lạc chẳng hạn, trong giờ phút này những đồng tu của chúng ta đang bị ngược đãi mỗi ngày, bằng những hình thức khác nhau. Bởi vậy họ rất khó có cơ hội tụ tập và cùng nhau tọa thiền như quý vị. Cho dù bây giờ Sư Phụ được phép trở về Âu Lạc, Sư Phụ không nghĩ rằng Sư Phụ được phép gặp họ một cách dễ dàng và tự do như gặp quý vị. Do đó mặc dù cảnh sát lục soát Sư Phụ ở phi trường, nhưng ít nhất Sư Phụ cũng có thể gặp được quý vị, sau khi cảnh sát đã lục soát khắp nơi và không tìm được bất cứ một thứ gì mà chính Sư Phụ cũng không tìm được từ đầu. (Sư Phụ cười)

Tuy nhiên chúng ta thấy có một sự khác biệt giữa một nhân viên cảnh sát thi hành nhiệm vụ và loại chính quyền áp chế lục soát người ta và làm đủ thứ chuyện, khiến cho người ta phải hoảng sợ, bất an. Mặc dù cảnh sát lục soát quý vị ở phi trường khi họ thi hành nhiệm vụ, khi họ nghi ngờ quý vị, nhưng đây vẫn là một quốc gia tự do, quý vị có thể tự do tín ngưỡng, tự do ngôn luận và có thể phê bình cả tổng thống mà không bị bỏ tù. Ở Âu Lạc, quý vị cũng không được phép nói, điều tốt cũng không được nói, chứ đừng nói đến việc phê bình xấu chính phủ.

Lần vừa rồi Sư Phụ đi một vòng Cam Bốt, một vài người Âu Lạc vượt biên giới sang, chỉ một số ít bởi vì không phải ai cũng có thể qua được. Họ đã cho Sư Phụ biết về tình trạng ở Âu Lạc. Họ vẫn bị hăm dọa, bị dòm ngó, thỉnh thoảng bị chất vấn và bị đàn áp mỗi ngày cho nên họ rất khó cộng tu với nhau. Việc hội họp và cộng tu rất khó khăn. Ngay cả lễ truyền Tâm Ấn họ cũng phải tổ chức một cách bí mật. Đó là lý do tại sao một vài liên lạc viên ở Âu Lạc đã gặp phải nhiều chuyện phiền phức. Bởi vì người ta hiểu lầm họ, cho rằng họ đã không thông báo sớm khi có buổi lễ truyền Tâm Ấn. Làm sao liên lạc viên có thể thông báo cho họ được? Họ không có điện thoại, nhiều khi gặp mặt còn không được. Quý vị biết công việc này phải làm một cách nhanh chóng và kín đáo để khỏi gây sự chú ý của cảnh sát và chính quyền. Nhiều khi không phải dễ dàng thông báo cho những người muốn thọ Tâm Ấn, bởi vậy nhiều người Âu Lạc đã hiểu lầm. Họ cho rằng họ không được nhận tin tức này kia kia nọ. Nhưng sự thật không phải vậy. Họ nên thông cảm hơn mới đúng.

Những người Âu Lạc về Âu Lạc nên nói với họ về những tình trạng khó khăn như vậy, và bảo họ nên giữ yên lặng, đừng gây thêm nhiều chuyện phiền phức nữa. Họ đã làm phiền đủ rồi, họ nên chờ đến phiên của họ. Nếu họ không được thọ pháp lần này, họ nên chờ lần tới. Ở Âu Lạc thông tin không dễ dàng. Gần thế kỷ 21 rồi mà những sự khủng bố vẫn còn xảy ra. Đó cũng là lý do tại sao ngày xưa người ta dùng những dấu hiệu bí mật để liên lạc với nhau, để cho những đồng tu biết họ thuộc cùng một đoàn thể. Bởi vậy họ đã nghĩ ra nhiều phương pháp để chào hỏi nhau.

Chẳng hạn như Đức Chúa Giê Su, khi Ngài bẻ bánh mì và cầu nguyện một cách đặt biệt, các đệ tử của Ngài lập tức nhận ra Ngài là Minh Sư của họ. Quý vị có nhớ câu chuyện này trong kinh thánh hay không? Nhớ phải không? Kinh Thánh đã nói như vậy. Sau một thời gian, khi Chúa Giê Su sống lại, người ta không chắc chắn rằng Ngài là Chúa Giê Su, cho nên Ngài bẻ bánh mì, có lẽ bằng một cách nào đó, gia trì hoặc cầu nguyện theo một cách nào đó làm cho người ta nhận ra Ngài là Minh Sư. Tương tự như thế,

theo truyền thống Do Thái thì người Do Thái cũng có rất nhiều cách khác nhau để nhận biết nhau. Thí dụ như chiếc khăn cầu nguyện. Ở Ấn Độ có nhiều tông phái tôn giáo, như đạo Sikh thì lấy vải phủ lên đầu khi họ đến đền thờ Sikh. Nhưng ngày nay việc quàng khăn chỉ là tượng trưng mà thôi. Họ không hiểu được ý nghĩa xâu xa của nó. Vì vậy nhiều khi họ không có khăn, họ chỉ để chiếc khăn tay lên đầu như thế này. Như thế để làm gì? Chỉ là tượng trưng mà thôi nhưng không có nó quý vị không được đi vào đền thờ (mọi người cười). Quý vị để chiếc khăn tay như vậy, miễn sao có một thứ gì đó để trên đầu đều được cả. Còn những người Do Thái thì đội một cái nón nho nhỏ trên tóc của họ. Có lẽ chỉ để nhận diện thôi.

Mê Tín Tôn Giáo Gây Ra Chiến Tranh

Tất cả các tôn giáo đều đã bị thoái hóa thành một thứ lễ nghi mà thôi, càng ngày càng xa dần ý nghĩa thuở ban đầu. Ngay cả lúc này, khi Sư Phụ vẫn còn sống, người ta đã tạo cho Sư Phụ một tôn giáo rồi. Có một người trong những đồng tu Do Thái mà Sư Phụ vừa nhắc đến, anh ta có một người vợ rất sùng đạo, tu hành rất siêng năng. Cô ta tham gia vào một nhóm người nghiên cứu về Kinh Thánh để tìm hiểu sâu rộng thêm về Kinh Thánh và sau đó giải thích cho mọi người về giáo lý của chúng ta. Khi một vài vị thầy trong lớp hỏi cô ta thuộc về tôn giáo nào, cô ta nói rằng: "Đạo Thanh Hải." (Sư Phụ và mọi người cười) Quý vị có thể tin được không? Cô ta làm như thế với tất cả lòng thành và nói rằng, "Con không thể nói dối." (Sư Phụ và mọi người cười) Sư Phụ nói với cô rằng cô không phải nói dối nhưng Sư Phụ không phải là tôn giáo của quý vị! Sư Phụ chỉ là người thầy của quý vị, dạy cho cô biết rõ tôn giáo của cô hơn, giúp cho cô trở thành một người Do Thái tốt hơn, một người Công Giáo tốt hơn, một người Phật tử tốt hơn. Do đó quý vị có thể vẫn giữ tôn giáo bẩm sinh của mình. Nếu quý vị là Phật tử, quý vị nói quý vị là Phật tử, nhưng là Phật tử khai ngộ. Rất khác với Phật tử không khai ngộ, chỉ có vậy thôi.

Một người Phật tử khai ngộ là Phật tử chính gốc, là một người theo học giáo lý thật sự của Phật và cũng khai ngộ như Phật. Bởi vì Phật nói rằng: "Ta là Phật đã thành, các ngươi là Phật sẽ thành." Một người Phật tử chân chánh là người tìm được Phật tánh bên trong. Còn những Phật tử khác cũng là Phật tử, họ xưng là Phật tử, chúng ta không cấm cản được điều đó, nhưng họ chưa tìm được Phật tánh bên trong của họ. Chỉ có vậy thôi. Cho nên quí vị không cần phải nói rằng Sư Phụ là tôn giáo của quý vị.

Đã có quá nhiều tôn giáo rồi. Chúng ta không muốn làm rắc rối thế giới bằng cách lập thêm một tôn giáo nữa, để tránh việc chống đối lẫn nhau, đây là điều Sư Phụ e ngại nhất. Nhưng sau khi thế hệ của chúng ta chết đi, chúng ta sẽ không biết được người ta sẽ làm những gì về chúng ta.

Có thể họ sẽ xây đền thờ lớn cho Sư Phụ và để tượng đồng của Sư Phụ bên trong, một tượng lớn hơn người thật, và tự xưng họ là đạo Thanh Hải. Điều này cũng thật khó nói, vả lại người chết không nói được. Sau khi chúng ta chết, chúng ta cũng chẳng màng gì. Cho nên nhiều khi Sư Phụ nghĩ bất cứ một vị Minh Sư nào đến thế giới này đều có mặt tốt và mặt xấu. Họ mang đến sự khai ngộ cho con người và sau đó để con người tự nhận biết trí huệ của chính mình. Điều này rất tốt. Nhưng sau khi vị Minh Sư mất đi, điều không tránh khỏi là giáo lý của vị đó sẽ được để lại, và người ta sẽ thương mại hóa tất cả những giáo lý còn lại này, và lập ra một tôn giáo mới. Tôn giáo cũng không sao, nhưng họ sẽ buôn bán giáo lý, xây những kiến trúc to lớn nhận tiền cúng dường trên danh nghĩa của vị Minh Sư. Hình thành mỗi giai cấp để khống trị con người, điều khiển tư tưởng, đời sống con người, và dựng lên một vương quốc từ những giáo lý trống rỗng còn sót lại mà họ không hiểu gì cả. Rồi dẫn dắt con người đi vào con đường mê tín một cách mù quáng, và thậm chí còn gây ra những chiến tranh đẫm máu giữa các tôn giáo nữa. Đây là điều đáng buồn cho sự giáng lâm của bất cứ vị Minh Sư nào.

Chúng ta hy vọng những chuyện này sẽ không xảy ra trong tương lai. Chúng ta hy vọng rằng con người sẽ càng ngày càng khai ngộ, càng ngày càng tiến bộ; càng lúc càng tiến bộ sẽ không có hiện tượng ảo tưởng của ma quái này nữa. Nhưng cho đến bây giờ. Ma Vương đã rất thành công trong việc bán đứng tất cả giáo lý của một vị Minh Sư. Cho nên chúng ta mới có rất nhiều tôn giáo tại thế giới này, và nhiều chiến tranh như vậy. Rất nhiều chiến tranh là chiến tranh tôn giáo. Chẳng hạn như tín đồ Hồi Giáo ở Bosnia, người Serb, chiến tranh đẫm máu ở Ái Nhĩ Lan trong nhiều năm, và chiến tranh Iran. Chiến tranh tôn giáo đã khiến cho nguy cơ ở Trung Đông như lửa đổ thêm dầu. Cho đến bây giờ nhiều quốc gia trên thế giới vẫn còn đang tiếp tục chiến tranh. Một phần của những cuộc chiến này nguyên nhân là do tôn giáo, hoặc là ảnh hưởng của tôn giáo ở phía sau. Thường là như vậy. Thật là một điều đáng buồn cho thế giới của chúng ta, phải không? Đúng ra tôn giáo phải đem lại hạnh phúc và an vui cho mọi người trên thế giới, nhưng sụ thật lại trái ngược như vậy đó.

Điều rất đáng buồn, đôi khi chính sách của thế giới cũng nghiêng về hình thức này, đã tạo nên một chế độ thảm thương liên quan đến tôn giáo. Thí dụ như một số người xuất gia trong trại tỵ nạn, đúng ra chúng ta đem họ ra vào tháng Chín năm này, nhưng sở di dân Hoa Kỳ không công nhận họ. Hoa Kỳ cho rằng chúng ta không phải là Phật Giáo truyền thống, cho nên họ không chấp nhận những người này là xuất gia. Sư Phụ thật sự không biết Phật Giáo truyền thống là thế nào. Ngoài việc hàng ngày gõ mõ tụng niệm những kinh điển còn sót lại, Sư Phụ không biết còn có những gì mà những người xuất gia Phật giáo truyền thống làm mà chúng ta không làm. Thật ra, chúng ta còn làm nhiều hơn những người theo Phật Giáo truyền thống. Chúng ta làm việc từ thiện, trì giới, trì giới thật sự, và tọa thiền. Chúng ta lạy Phật tánh bên trong và chúng ta đã khai ngộ. Cho nên, Sư Phụ không hiểu người xuất gia được định nghĩa như thế nào? Nếu những người xuất gia của chúng ta không được coi là người xuất gia, thì Sư Phụ không biết người nào xứng đáng được gọi là người xuất gia. Huống chi chúng ta đã làm xong mọi thủ tục và chúng ta đã mua vé máy bay cho họ. Mọi chuyện đều đã sẵn sàng. Luật sư đã thu xếp xong cho họ. Nhưng vẫn còn trở ngại, họ vẫn gởi những người vô tội này về nước để cho những người được gọi là kẻ thù xét xử.

Chủ Nghĩa Cộng Sản Làm Cho Thế Giới Thoái Bộ

Đột nhiên thế giới quên mất chủ nghĩa Cộng Sản và cho rằng mọi chuyện đều có thể lấy lợi ích kinh tế làm đầu. Khi quyền lợi kinh tế được để ý tới thì sinh mạng con người chỉ là một trò đùa trên chính trường thế giới. Sư Phụ hy vọng điều này sẽ thay đổi. Sư Phụ hy vọng rằng tất cả chính quyền trên thế giới sẽ tiến bộ hơn về mặt tâm linh, nếu không thì hậu quả sẽ không lường được, vì gieo nhân nào thì gặt quả nấy. Nếu chúng ta giúp cho ma, chúng ta sẽ gặp toàn ma. Nếu chúng ta biết là sai mà không cố gắng sửa chữa, thì chúng ta sẽ nhận lãnh lấy hậu quả của sự sai lầm đó! Đây không phải là vấn đề của những người tỵ nạn đáng thương này, hay những người xuất gia nọ, mà là vấn đề của thế giới. Khi mà đạo đức của chúng ta sút giảm, giảm giá trị và thu hẹp lại thành một đống vụn vằn gọi là kinh tế. Điều này thật đáng buồn. Chúng ta chỉ tự đem đến sự không may cho mình, mặc dù tình trạng bây giờ thấy còn khả quan. Mặc dù bây giờ không ai biết chúng ta đang làm gì, nhưng Thượng Đế biết. Rắc rối là ở đây.

Tự lừa dối là tội nặng nhất đối với mình hoặc bất cứ người nào khác. Bởi vì điều đó cho thấy rõ căn nguyên của sự vô minh, trình độ hiểu biết về tâm linh thật thấp kém của chúng ta. Thật vậy, chúng ta không phải là chính trị gia nên chúng ta không nói về chế độ Cộng Sản hay những chế độ khác qua khía cạnh chính trị. Nhưng trên khía cạnh tâm linh và văn minh, lý tưởng Cộng Sản không tốt cho thế giới. Bởi vì không có sự tôn trọng giá trị gia đình, tình mẫu tử hay di sản tâm linh của nhân loại. Vì thế, bất cứ nước Cộng Sản nào cũng không chấp nhận tôn giáo. Tôn giáo bị coi như là kẻ thù của chế độ Cộng sản.

Chúng ta đã trải qua trăm ngàn gian khổ mới có được nền văn minh hôm nay, chúng ta biết tôn trọng lẫn nhau, biết sống hòa thuận với nhau trong gia đình, biết kính trọng cha mẹ. Nhưng dưới chế độ Cộng Sản, một đứa con có thể giết cha mẹ mà không có một cảm giác tội lỗi gì, cha mẹ có thể hành hạ con cái của mình mà không một chút hối hận. Đây là một dấu hiệu của sự thoái hóa về đạo đức và văn minh của nhân loại, đi ngược giòng tiến hóa mấy ngàn năm về trước.

Nó đưa chúng ta trở về trình độ ý thức của loài thú, chỉ có loài thú mới không nhận thức được giá trị luân lý xã hội. Chúng chỉ ăn, ngủ, và săn sóc cho thân xác của mình. Và bất cứ ai không đồng ý như vậy thì chúng ta có thể sát hại và đàn áp. Đây là trình độ của loài thú, không phải của loài người.

Chế độ Cộng Sản rất thành công trong việc mang trình độ này áp đặt lên nền văn minh hiện đại của chúng ta. Họ phá hủy hết mọi giá trị tinh thần, trật tự xã hội, và quan hệ thương yêu trong gia đình. Một khi nhân loại rơi xuống trình độ này thì đó là một điều hết sức thê thảm. Chấp nhận chế độ Cộng Sản tại bất cứ một quốc gia nào là một quyết định hết sức sai lầm. Vì thế khi chế độ cộng sản đến nước Nga thì Nga Sô kiệt quệ, đến Trung Hoa thì Trung Hoa lục địa rơi vào vòng đen tối, đến Ba Lan thì nơi đây rối loạn, đến Đông Đức thì Đông Đức trở nên nghèo khó thiếu thốn so với Tây Đức, theo như Sư Phụ thấy. Ngay cả muốn tìm một cuộn giấy vệ sinh cũng là một điều khó khăn, phải đứng chờ cả ngày mà kệ hàng nào cũng trống trơn. Tất cả các cửa tiệm đều trống trơn, và người ta thì không nói không cười. Khi Sư Phụ đến Nga, đến Đông Đức, không ai cười cả, không ai nói chuyện với ai và cũng không nói chuyện với quý vị. Làm như có một màn đen tối che phủ cả nước.

Nơi nào Cộng Sản cai trị thì nơi đó không có sự phát triển; chỉ có nghèo nàn, nghi kỵ, khủng bố và tâm linh thoái hóa. Quý vị cũng có thể tự thấy được những điều này. Sư Phụ nghĩ tất cả những nhà cầm quyền trên thế giới cũng nhìn thấy được. Tuy nhiên vì sự yếu hèn hay vì... Sư Phụ không biết, có lẽ là vô minh, họ đã quyết định giúp đỡ một số quốc gia Cộng Sản. Cố gắng mang lại hòa bình cho thế giới, và dùng một biện pháp nhẹ nhàng để cho chế độ Cộng Sản từ từ hiểu thì cũng được. Như vậy cũng tốt. Nhưng đừng quá cấp tiến như vậy, quá sớm đến nỗi phải hy sinh tánh mạng của những người dân vô tội hay là tinh thần của họ. Sự ổn định về tinh thần và tâm linh của con người còn quan trọng hơn sự ổn định về thể xác của họ nữa. Tại những nước độc tài và chuyên chế như vậy, người dân không được an ổn về tinh thần. Không ai cảm thấy thoải mái và ngủ ngon được. Mọi người có vẻ mệt mỏi, nghèo đói và sa sút, bởi vì đời sống tâm linh, tinh thần của họ bị đe dọa hằng ngày. Thức ăn không phải là nhu cầu duy nhất.

Người Âu Lạc không phải vì thiếu ăn mà phải bỏ nước ra đi. Sư Phụ đã nói với quý vị nhiều lần rồi, năm ngàn năm qua không có ai làm chuyện đó. Âu Lạc đã từng bị Trung Hoa và Pháp xâm chiếm, và trước kia họ cũng từng nghèo khổ. Ai cũng biết rằng người Âu Lạc đâu phải giàu có trong suốt năm ngàn năm qua, đâu phải đột nhiên bây giờ mới lâm vào cảnh nghèo đói, cho nên không thể nói rằng họ bỏ nước ra đi vì lý do kinh tế. Ngay cả trẻ con cũng biết, và không ai có thể chấp nhận điều này.

Dưới chế độ Cộng Sản, đây không phải chỉ là vấn đề chính trị, mà là vấn đề tinh thần của người dân tại Âu Lạc và những nước còn chế độ Cộng Sản. Nhưng có một vài chính quyền không muốn nhìn nhận điểm này và chỉ biết xua đuổi người ta về nước, vì họ đã dự định là sẽ làm như vậy. Cho dù biết đó là sai, biết như vậy là không tốt, họ vẫn muốn thi hành. Thôi được. Chúng ta hãy cầu nguyện cho tình trạng này được tốt đẹp hơn. Dù đây là một sự sai lầm, chúng ta hãy cầu nguyện Thượng Đế ban tình thương cho những người này và cho tình thế được xoa dịu hơn, để cho những người bị cưỡng bách hồi hương sẽ không còn phải chịu thêm những sự đau khổ nữa. Nếu chính quyền không chịu thay đổi quyết định, thì chúng ta không thể làm gì khác hơn được. Chúng ta không thể gây chiến với họ vì chúng ta không phải là những người bạo động. Chúng ta chỉ biết tu hành và cầu nguyện cho hòa bình của thế giới.

Sư Phụ chỉ muốn quý vị hiểu rằng hoàn cảnh này không phải là lý tưởng và đôi khi, ngay cả những người chống cộng cũng không ý thức được sự quan trọng của những điều mình nói, và cũng không thực hành điều mình nói. "Lời nói rẻ mạt, hành động quan trọng hơn". Thật là khó cho Sư Phụ là một người tu hành mà còn phải chăm lo những điều gọi là của thế nhân, mà không khỏi bị ảnh hưởng bởi hoàn cảnh và các nhân vật chính trị. Sư Phụ đã cố gắng hết sức để giải thích với các chính quyền liên hệ, để họ hiểu được vấn đề tâm linh của những người tỵ nạn, không phải chỉ riêng vấn đề chính trị hay kinh tế. Nhưng cũng khó, khó lắm, khó lắm. Bởi vì chính quyền được thành lập do nhiều tổ hợp lại với nhau, không phải chỉ một hay hai người, phải không? Và Sư Phụ cũng hiểu sự khó khăn của chính phủ khi phải nói chuyện với nhau về vấn đề điều hành guồng máy của họ.

Cũng giống như ở Âu Lạc, có thể chính quyền trung ương không muốn xét xử những người trở về, nhưng chính quyền địa phương vẫn sẽ thi hành chính sách bạo lực. Đó là lý do tại sao người tỵ nạn sợ bị trả về, và đó là một điều làm cho chính phủ Hồng Kông gặp phải khó khăn khi họ muốn cưỡng bách người tỵ nạn phải hồi hương. Ở Hồng Kông, người tỵ nạn bị đánh đập đuổi về. Và ở Âu Lạc, họ cũng bị đánh đập khi trở về, quá sợ hãi cho nên họ không muốn ở lại, không muốn về nước. Từ cả hai phía, phía nào họ cũng bị đánh, bị đe dọa và họ bị kẹt ở giữa. Đó là tình cảnh của những người trong trại tỵ nạn.

Hôm qua chúng tôi có thảo luận về vấn đề này, và đương nhiên những người đại diện chính quyền tìm cách chống chế. Họ đổ lỗi lên mọi thứ. Sư Phụ cũng hiểu quan điểm của họ, lập trường của họ là muốn thu dọn cho xong chuyện này, và không muốn kéo dài vấn đề này lâu hơn nữa. Có thể họ đã mệt mỏi, hoặc có thể muốn chuyển hướng, hay có thể vì muốn được lên chức, có thể... các chính sách khác nhau.

Họ nói với Sư Phụ là chỉ năm phần trăm những người tỵ nạn hồi hương có thể bị cộng sản trừng trị. Nhưng Sư Phụ nói rằng, năm phần trăm cũng là nhiều (có nghĩa là tối thiểu có hàng ngàn người). Đúng ra không nên có người nào cả. Dù chỉ là một người cũng không nên có, bởi vì đối với người đó sự trừng trị là cả một sự khủng khiếp. Đối với chúng ta thì không thành vấn đề, bởi vì chúng ta chỉ bàn tính trên tỷ lệ và những con số trống không. Nhưng đối với những người phải chịu đựng sự đau khổ thì như đang ở địa ngục vậy.

Hơn nữa, dựa theo luật quốc tế, thì làm như vậy là không hợp pháp, là đi ngược lại với những điều họ đã thỏa thuận trong hiệp ước về vấn đề tỵ nạn thế giới tại Geneva. Họ đã hứa sẽ bảo vệ tất cả những người tỵ nạn chính trị và tỵ nạn tôn giáo. Bây giờ chương trình CPA, mặc dầu đối với họ có vẻ hợp lý, và có thể sẽ không có ai muốn tranh cãi về chương trình này, nhưng nó vẫn đi ngược lại với hiệp ước của họ: Hiệp Ước Hòa Bình Và Tỵ Nạn Quốc Tế.

Tuy nhiên khi họ muốn thi hành một việc gì lại có sự ủng hộ của chính quyền, thì khó ai có thể can thiệp được, đừng nói chi đến những người như chúng ta. Nhưng chúng ta sẽ cố gắng bảo vệ cho những người tỵ nạn này, cho dù kết quả không được lý tưởng như chúng ta dự liệu.

Không Thể Tách Rời Chính Trị Ra Khỏi Tâm Linh

Tình trạng thế giới ngày nay thật điên đảo, phần lớn các chính quyền không dựa trên sự hiểu biết về tâm linh để làm việc, mà theo động lực chính trị hoặc quyền lực. Đây là lý do khiến cho thế giới gặp phiền phức. Nếu những người trong chính quyền đều tu hành, thật sự khai ngộ, không phải chỉ cầu nguyện bằng miệng hoặc theo những lễ nghi cổ truyền, thì Sư Phụ nghĩ thế giới chúng ta sẽ tốt đẹp hơn, chính quyền sẽ tốt hơn. Sư Phụ nghĩ trong tương lai họ sẽ tốt hơn. Chúng ta nên cầu mong như vậy.

Lúc đó mỗi nhân viên trong chính quyền sẽ là một vị Phật, một thiên thần, một vị Thánh Nhân. Và chúng ta sẽ chăm lo thế giới theo cách thức của một vị Thánh Nhân, chứ không theo tiêu chuẩn kinh tế hay chính trị, thì chúng ta sẽ tốt đẹp hơn. Chúng ta sẽ có một chính quyền thật sự, không phải là những bộ mặt chính trị chỉ muốn tranh giành địa vị và kiểm soát dân chúng. Chúng ta rất khó tách rời chính trị ra khỏi tâm linh.

Những gì Sư Phụ nói với quý vị không phải là để lên án bất cứ chính phủ nào. Theo sự hiểu biết của Sư Phụ thì họ đã cố gắng hết sức. Họ nghĩ rằng tốt nhất là tạo áp lực kinh tế và chính trị. Nhưng vì thiếu sự hướng dẫn tâm linh, đường hướng bên trong, nên nhiều khi họ mắc phải những lỗi lầm mà đáng lẽ ra có thể tránh được, chỉ có vậy thôi. Ý Sư Phụ là như thế. Đó là lý do tại sao tất cả nhân viên chính phủ đều nên khai ngộ trước khi họ trở thành một công cụ cho nhà nước. Nhưng điều này rất khó đạt được. Chúng ta rất khó mà có được một chánh quyền khai ngộ. Ngày xưa thì có, nhưng bây giờ rất hiếm.

Sư Phụ phải thêm rằng, như chính phủ Hoa Kỳ, song song với chương trình CPA, đã ép buộc người ta phải ra đi một cách có trật tự, hay bằng bạo lực khi cần thiết, và cũng không phản đối việc xử dụng hơi cay nữa! Điều gọi là sự ra đi có trật tự, với hơi cay và bạo lực. Tình nguyện hồi hương với hơi cay và cảnh sát theo sau. Ngoài chương trình này ra, chính phủ Hoa Kỳ và một vài chính phủ Âu châu cũng đã vạch ra một chương trình, để giúp đỡ những người tỵ nạn trở về Âu Lạc có công ăn việc làm và trợ giúp họ về tài chánh. Tốt, điều này tốt. Đây là một chủ ý tốt từ phía chúng ta. Nhưng câu hỏi là, Sư Phụ có nói với họ ngày hôm qua, câu hỏi là chính phủ Âu Lạc có làm theo ý nguyện của Liên Hiệp Quốc hay những gì mà chúng ta muốn họ làm không? Như tôn trọng những người tỵ nạn và nhân quyền của họ. Đây là câu hỏi duy nhất. Điều hiển nhiên là chính quyền Âu Lạc không làm điều đó. Hay ít nhất, không phải trong từng trường hợp.

Cho nên dù họ nhìn nhận rằng có 5% bị đàn áp. Mặc dù là một con số đã giảm bớt, nhưng 5% rất nhiều. Giả sử 5% là con số chính xác nhưng Sư Phụ vẫn nghi ngờ. Bất cứ đại diện nào của Liên Hiệp Quốc hay chính phủ cũng đều nhìn nhận một cách thành thật rằng như vậy đã là quá lắm rồi. Nếu trong trường hợp 5% là đúng, bao nhiêu người bị ngược đãi? 5 người trong 100 người. Như vậy nếu hàng triệu người trở về Âu Lạc, thì hàng ngàn người sẽ bị hành hạ. Đó là không kể những đồng tu của chúng ta hiện nay bị ngược đãi ở Âu lạc vì lý do tôn giáo và tu hành.

Nếu đồng tu Âu Lạc chúng ta làm một cuộc cách mạng, chống lại chính phủ, thì chính phủ Cộng Sản mới có lý do đàn áp họ. Nhưng họ không làm gì cả. họ chỉ ăn chay, giữ giới không bạo động. Ngay cả những người Cộng Sản mà họ còn không được giết nữa mà, quí ví có hiểu không? Vì họ tu hành, không sát sanh. Như vậy hành hạ họ vì lý do gì? Nhưng thôi, chúng ta sẽ không bàn về vấn đề tôn giáo. Chúng ta hãy chấp nhận rằng những người Cộng Sản là vô thần. Điều đó chúng ta biết. Thật ra, Sư Phụ không bao giờ vận động cho những vấn đề tôn giáo. Sư Phụ vận động cho toàn thể đại cuộc, quý vị hiểu đó.

Bây giờ, chẳng hạn như có năm ngàn người tỵ nạn Âu Lạc hồi hương và bị hành hạ. Con số đó không nhiều lắm hay sao? Gần đây chính phủ Hoa Kỳ đã gởi rất nhiều toán quân đến Haiti, hơn 15,000 người để khôi phục lại chế độ dân chủ tại quốc gia này, chỉ vì một tình báo cho biết có 3,000 người Haiti bị ngược đãi dưới nhiều hình thức khác nhau. Chỉ 3,000 người thôi! Trong vài giờ 15,000 quân lính Hoa Kỳ đã hùng dũng đổ bộ lên lãnh thổ Haiti, tốn hao hàng triệu, hàng tỷ Mỹ kim. Theo bản báo cáo, toàn bộ hoạt động của quân đội Haiti chỉ tiêu xài nổi năm triệu Mỹ kim. Vậy mà cũng cùng một số tiền đó, vì lý do quân sự, chính phủ Hoa Kỳ đã tiêu trong một vài giờ.

Để đổi lấy 3,000 trường hợp bị hành hạ, chính phủ Hoa Kỳ sẵn sàng chi tiêu hàng tỷ Mỹ Kim và bất chấp sinh mạng của người dân Hoa Kỳ, để khôi phục tự do và an ổn tại Haiti, nhưng lại giả mù với 5,000 hay hơn nữa trường hợp người tỵ nạn bị hành hạ. Như vậy là thế nào? Thật đáng làm cho người hoang mang, không phải sao?

Không phải Sư Phụ không thích tổng thống Clinton. Ngày hôm qua, Sư Phụ đã nói với mọi người rằng, cho đến giờ phút này, tổng thống Clinton là một vị tổng thống giỏi nhất của Hoa Kỳ. Trong kỳ bầu cử tới, Sư Phụ mong rằng ông vẫn còn tại chức. Thật vậy, ông ta rất giỏi. Quý vị biết, ông ta đã thử chính sách ôn hòa... Nhiều người không đồng ý với việc giải tỏa cấm vận tại Âu Lạc, nhưng Sư Phụ nghĩ ông ta đã cố gắng hết sức, bởi vì ông nghĩ rằng 30 năm đe dọa bằng bạo lực đã không thay đổi được thái độ của Cộng Sản, cho nên ông muốn dùng phương thức mềm dẻo để gây ảnh hưởng. Có thể điều này sẽ dạy cho họ một bài học. Ông ta nghĩ, có lẽ đem thật nhiều tiền vào Âu Lạc thì chính quyền tại đó sẽ thay đổi. Tiền bạc sẽ làm cho người ta thay đổi. Đó là chính sách tiền bạc. Chúng ta không thể chỉ trích ông vì điều đó. Nếu những cách khác không xong, thì ông phải dùng thử cách này. Cho nên nếu ông có lầm lỗi, thì cũng đáng được chấp nhận. Hơn nữa chúng ta chưa biết đó là một quyết định sai lầm hay không. Có thể là tốt.

Sư Phụ cũng nhìn nhận rằng Âu Lạc hiện nay đã cải tiến tốt đẹp hơn. Tự do hơn hồi xưa. Người tỉnh này có thể tự do đi lại tỉnh khác mà không bị làm phiền hay phải có giấy phép di chuyển trong nước. Trước kia, khi quý vị đi từ thành phố này sang thành phố khác, hay vùng này sang vùng khác, quý vị phải xin giấy phép. Và phải cho biết lý do tại sao quý vị tới đó, ở lại đó bao lâu. Và quý vị chỉ được phép trong một thời gian nhất định. Nhưng bây giờ, mọi người có thể di chuyển tự do, ngay cả đi du lịch ra ngoại quốc, nếu quý vị có tiền, có người bảo đảm. Đó đã là một điều rất tốt.

Sư Phụ thành thật ca ngợi chính quyền Âu Lạc về những cố gắng dân chủ nho nhỏ đó. Nhưng vẫn còn rất nhiều bạo hành và sự ngược đãi đối với mọi người trong nước. Sư Phụ hy vọng rằng chính quyền sẽ bước xa hơn, tiến nhanh hơn nữa để học hỏi từ dân chủ, học hỏi từ những sự cứu giúp vô điều kiện mà các tổ chức quốc tế đã cống hiến cho Âu Lạc.

Song song với chương trình hồi hương, chính phủ Hoa Kỳ cũng như các chính quyền khác đã trợ giúp tài chánh cho những người hồi hương. Điều đó rất tốt. Và hôm qua, Sư Phụ có nói chuyện với những người đã đến Âu Lạc để tiến hành chương trình huấn nghệ ở đây cho người tỵ nạn Âu Lạc cũng như dân chúng địa phương. Những gì mà họ đã làm đã có ảnh hưởng tốt, cứ mỗi người tỵ nạn hồi hương, có lẽ hai người địa phương sẽ cùng nhận được lợi ích. Quí vị hiểu không? như thế là rất tốt. Sư Phụ ca ngợi nỗ lực này.

Chính Quyền Tốt Người Dân Sẽ Có Phước

Sư Phụ cũng nói với họ rằng Sư Phụ hy vọng chính phủ Âu Lạc học hỏi từ những trợ giúp vô điều kiện này và tiến nhanh trên con đường dân chủ, ngưng kiểm soát và đối đãi bạo ngược với dân chúng. Có vậy, thì cho dù họ có duy trì nhãn hiệu Cộng Sản, chúng cũng sẽ chấp nhận họ. Chúng ta sẽ ca tụng họ, sẽ làm việc với họ. Chúng ta không bận tâm đến nhãn hiệu gì người ta dùng một khi họ có đạo đức và sự cai trị của họ đem lại lợi ích, tự do, hạnh phúc cho người dân dưới. Như vậy cũng được. Có phải vậy không? Chúng ta không chống đối nhãn hiệu, chúng ta chỉ phản đối những hành động không chính đáng mà thôi.

Nếu chính quyền Việt Nam luôn luôn rêu rao là một "Quốc gia dân chủ", "Chính phủ của nhân dân", "Tự do tôn giáo", họ nói "Mọi thứ đều tự do", "Ngay cả tôn giáo cũng tự do". Tại sao họ lại ngược đãi đệ tử của Sư Phụ? Tịch thâu tất cả băng và kinh sách của chúng ta, còn cấm tụ tập để tu hành. Chỉ vì Sư Phụ nói Cộng Sản là không tốt. Không thể vì điều này mà hành hạ người của Sư Phụ. Nếu Cộng Sản tốt, Sư Phụ sẽ nói là tốt. Đó chỉ là những lời nói thật. Sư Phụ là người chống cộng nếu Cộng Sản không tốt. Nếu Cộng Sản không đem lại hạnh phúc, tự do no ấm cho người dân, Sư Phụ sẽ luôn luôn chống cộng. Nhưng khi họ đem lại những nhu cầu cần thiết cho đất nước, Sư Phụ sẽ không chống đối nữa. Sư Phụ sẽ nói Cộng Sản là tốt.

Cho nên chính bản thân họ phải chứng minh điều này. Không phải ở Sư Phụ. Sư Phụ không thể thay đổi lời nói của mình khi mà sự thật là như vậy. Sư Phụ luôn luôn nói sự thật. Nếu Cộng Sản tốt, và đang cải tiến được chút ít, Sư Phụ sẽ ca ngợi sự cải thiện của họ. Nhưng cũng chưa đủ! Họ còn phải thay đổi chính sách. Họ phải hướng về tâm linh hơn, khai ngộ hơn, đạo đức hơn, trong sạch hơn, thì quốc gia mới tiến triển và người dân mới được hạnh phúc và tự do. Họ phải thực thi chính sách tự do, chứ không phải chỉ nói bằng miệng mà thôi. Họ không nên quảng cáo cho tự do, nhưng phải thực hành tự do, cho người dân được thật sự tự do. Nếu họ làm được như vậy thì Sư Phụ cũng sẽ ủng hộ cho Cộng Sản (Sư Phụ cười).

Nếu Cộng Sản thực sự tốt, chúng ta sẽ ca ngợi họ, Chúng ta sẽ hợp tác với họ. Nhưng cho tới bây giờ, họ vẫn chưa tốt. Vẫn chỉ tạo nên đổ vỡ và làm cho người dân trở nên không nhà. Khiến cho hàng triệu người trở thành ăn mày nơi xứ lạ, nơi mà họ cũng bị đàn áp dã man! Điều đó cũng là một sự xấu hổ cho chính phủ, vì người dân của họ bị ngược đãi tại ngoại quốc. Những chuyện này không phải là một điều vinh dự cho bất cứ quốc gia nào. Có phải như vậy không? Nếu cảnh sát Hồng Kông đánh đập người tỵ nạn Âu Lạc trên đất Hồng Kông, đó là một điều xấu hổ cho chính quyền Âu Lạc tại quê nhà. Vì họ không chăm sóc được dân chúng của họ, đã để cho con cái của mình lang thang ngoài đường, trở thành ăn mày, và là mục tiêu bị ngược đãi tại xứ lạ quê người. Thật là một điều đáng xấu hổ. Làm sao Sư Phụ có thể ca tụng chính quyền Cộng Sản nếu họ để những sự việc này xảy ra? (Mọi người vỗ tay).

Họ hoàn toàn không có một duyên cớ để hành hạ đệ tử của Sư Phụ. Riêng những người không phải đệ tử, thì đánh đập họ, hành hạ họ khi họ đã trở về nước, đã đầu hàng, không còn gì để nương tựa, khi thế giới tự do đã quay lưng đi, họ gần như đã ngã ngựa, thì bất cứ người quân tử nào cũng không đánh đập một người đã ngã quỵ như vậy, phải không? Cho nên phẩm giá của chính quyền Âu Lạc rất thấp kém khi họ đánh đập những người đã đầu hàng. Điều này còn thấp hèn hơn nhân phẩm của bất cứ người nào, chứ đừng nói chi đến tư cách của một chính quyền quốc gia. Vì vậy Sư Phụ lên án. Đây chính là điều mà Sư Phụ nói là "không tốt". Nếu một chính quyền tốt thì nên chấp nhận những lời khuyên trung trực của Sư Phụ, và sửa đổi, rồi mọi thứ đều sẽ tốt đẹp. (Mọi người vỗ tay). Nếu không, họ chỉ tự phơi bày sự thấp kém của họ, thái độ nhỏ mọn và thù ghét, trình độ tâm linh thấp kém của họ. Và không có tư cách.

Một người không có tư cách thì còn gì để nói nữa, không có ý thức tự cải thiện, luôn luôn báo thù và lợi dụng yếu điểm của những người không có khả năng tự vệ. Ngay cả thế giới tự do cũng bỏ rơi họ. Nếu chế độ Cộng Sản còn tiếp tục đối đãi với người dân như thế, làm sao Sư Phụ có thể kính nể họ? Làm sao Sư Phụ có thể nói là họ tốt? Nếu họ muốn Sư Phụ kính trọng họ, họ phải xứng đáng. Họ phải chứng minh điều đó, thay vì bắt Sư Phụ phải ngậm miệng, bắt đệ tử của Sư Phụ ngậm miệng. Họ phải chứng minh là họ xứng đáng, như vậy chúng ta mới ngậm miệng được. Sư Phụ không muốn nói xấu một người nào, nói để làm gì? Quý vị hiểu ý Sư Phụ không? Không tốt cho Sư Phụ. Sư Phụ không muốn vậy. Sư Phụ chỉ muốn nói tới những điều an vui, khai ngộ, sáng sủa, về hòa bình, vui sướng. Nói xấu họ chỉ làm lãng phí thời giờ của Sư Phụ.

Lý do mà họ hành hạ đệ tử của Sư Phụ vì chúng ta là những người có tín ngưỡng. Họ không thích tôn giáo. Hơn nữa, Sư Phụ nói Cộng Sản là không tốt. Sư Phụ hoàn toàn nói sự thật nhưng điều đó trái ngược với chế độ Cộng Sản. Có lẽ họ không thích sự thật. Điều này cho chúng ta thấy họ không thích Chân Lý. Bởi vì những gì Sư Phụ nói đều là sự thật. Nếu Sư Phụ nói dối, họ có thể buộc tội Sư Phụ. Nhưng Sư Phụ nói sự thật. Nếu họ buộc tội Sư Phụ, có nghĩa là họ buộc tội Chân Lý. Nghĩa là họ thích nói dối (mọi người vỗ tay). Nếu một chính phủ đại diện cho sự dối trá, thì không phải là một chính quyền chân chánh. Vì thế chúng ta không thể làm việc với họ, không thể nói chuyện với họ. Bởi vậy họ không thích chúng ta, vì họ đi ngược lại với Chân Lý. Nếu họ thay đổi và chấp nhận sự thất bại của họ, thì chúng ta có thể nói rằng họ là đại diện cho Chân Lý. Nếu không, chúng ta không thể nói như vậy được.

Giữ Vững Lập Trường Khách Quan, Phê Phán Một cách Công Bằng

Trước đó chúng ta đang nói tới đâu? Ồ, tổng thống Clinton hà? Phải vậy không? Được rồi. Sư Phụ không chỉ trích những gì ông đã làm. Sư Phụ vẫn nghĩ ông là một vị tổng thống giỏi vì ông đã đẩy mạnh kinh tế Hoa Kỳ, ngoại giao với các nước khác cũng rất khá, và ông ta là một người rất có lòng thương. Ông thực sự muốn cứu vớt sinh mạng của người Hoa Kỳ. Vì vậy ông không luôn luôn nhảy vào các cuộc chiến bên ngoài để được ca tụng là anh hùng quốc gia. Đa số người Hoa Kỳ thích kiểu cao bồi (mọi người cười). Nếu họ không đồng quan điểm với chúng ta, thì Đùng! Đùng! Là tiêu chúng ta rồi.

Nhưng tổng thống Clinton thì khôn ngoan hơn. Ông là một vị tổng thống khôn ngoan. Khi cần quyết định một điều gì, ông có thể quyết định. Sư Phụ biết ông có thể làm được. Vì vậy lúc trước Sư Phụ thường hay nói với quý vị rằng ông ta cũng được. Không phải chỉ ngày hôm nay Sư Phụ mới nói như vậy. Vì Sư Phụ biết ông là một người thành thật. Ông rất hữu ích cho đất nước Hoa Kỳ. Sư Phụ rất thông cảm ông. Sư Phụ thường không có sự cảm thông đối với tổng thống, nhưng Sư Phụ nghĩ bởi vì nhiều người la lối và phê bình ông, cho nên ông mới được sự cảm thông của Sư Phụ. Bởi vì Sư Phụ biết ông không tệ lắm.

Có thể ông có những chuyện lăng nhăng với phụ nữ, Sư Phụ không biết. Sư Phụ không thể nói với quý vị rằng đó là sự thật. Nhưng ông ta lại không giỏi về việc tự bảo vệ cho mình. Vì vậy ông mới vướng vào nhiều chuyện rắc rối. Chúng ta thử tìm hiểu thêm điều này, có lẽ ông ta bảnh trai quá và nhiều bà thích ông. Đôi khi một người đàn bà thích một người đàn ông nhưng người đàn ông đó từ chối, bà ta cũng có thể gây ra phiền phức. Không nhất định là trường hợp ông thích bà mới gây chuyện. Có thể ông không thích bà đó. Đôi khi là vậy. Quý vị có hiểu Sư Phụ nói gì không? Sự từ chối khiến người đàn bà cảm thấy bị xúc phạm và đau khổ, cho nên đã quay trở lại gây phiền phức.

Trong thời gian gần đây có một tu sĩ ở bên Ý bị kết tội là có dan díu với một bà, và người tu sĩ này giữ im lặng, vì theo quy luật của tu viện, ông ta không được công bố lời xưng tội và chuyện tình của các con chiên. Quý vị hiểu Sư Phụ nói gì không? Và sau đó, sau một thời gian dài, có lẽ là 20 hay 30 năm sau, người đàn bà đó mới tự thú rằng đó là sự kết tội sai, vì bà yêu vị tu sĩ đó nhưng tu sĩ đó không yêu bà. Vì thế bà quay lại bôi nhọ tên tuổi của ông. Nhưng vì lời thề trong tu viện, vị tu sĩ đó không hé miệng và giữ im lặng. Vì những việc liên quan tới danh dự và lời khai của người khác người tu sĩ không được mở miệng.

Quý vị hiểu ý Sư Phụ không? Nếu có người khai với vị tu sĩ về chuyện giết người hay một chuyện gì người đó đã làm, vị tu sĩ không thể nói ra với cảnh sát. Nếu ông ta biết bí mật của một con chiên, dù phải hy sinh tánh mạng hay danh dự của mình, ông cũng không thể báo cáo với cảnh sát được. Cho nên 20 hay 30 năm sau, cuối cùng người đàn bà đó vén màn bí mật cho biết chính bà là người thương yêu vị tu sĩ và bị ông từ chối, và bà ta nổi giận, quay lại hại ông bằng lời khai trên. Nhưng vị tu sĩ này đã im lặng.

Cho nên, nào ai biết được? Có thể một khoảng thời gian sau, một hay hai người đàn bà này sẽ khai với chúng ta rằng đó không phải là sự thật. Đúng vậy, cho dù ông đã có những chuyện này trong quá khứ, nhưng hiện tại ông không có. Hiện tại là quan trọng! "Mỗi vị Thánh Nhân đều có một quá khứ, mỗi tội nhân đều có một tương lai." Cho nên chúng ta chỉ nhìn tình cảnh hiện tại, ngây bây giờ vị tổng thống đã cống hiến gì cho đất nước của quý vị. Điều đó có giá trị hơn là lo nghĩ đến việc ông đã làm trong quá khứ.

Hơn nữa, rất khó mà chứng minh những chuyện này, và cũng không có chứng minh gì cả. Ông không giỏi biện minh về những gì ông đã làm, ông cần rất nhiều luật sư, Sư Phụ nghĩ vậy. ồ! Chúng ta có rất nhiều luật sư, có thể cống hiến cho ông miễn phí. Chúng ta có luật sư rất khai ngộ, hiểu biết nhiều, nói hay, làm việc một cách khai ngộ và công bằng.

Nhưng thôi, ông phải tự làm cho chính ông, phải học cách tự biện hộ cho chính mình. Dù sao đi nữa Sư Phụ vẫn nghĩ ông là một vị tổng thống giỏi, về phương diện chính trị, kinh tế và nhân quyền. Sư Phụ nghĩ vì sự giải tỏa cấm vận, cho nên Âu Lạc đã trở nên tốt đẹp hơn và tự do hơn về phương diện kinh tế cũng như cai trị. Ai biết được?$Trong tương lai Âu Lạc có thể sẽ trở thành một quốc gia còn dân chủ hơn nữa. Dân chủ thực sự có thể sẽ trở lại trong tương lai gần đây. Chúng ta có thể cầu nguyện cho điều này.

Về chiến dịch Haiti, mọi người đều ca tụng ông Carter. Sư Phụ cũng ca ngợi ông. Ông rất can đảm, có tài hùng biện và rất khéo léo. Rất giỏi. Ông là một vị tổng thống rất ôn hòa nhưng không được nhân dân Hoa Kỳ tán thưởng khi ông còn tại chức. Thật không may. Cũng như hiện nay quý vị cũng chẳng quý trọng tổng thống Clinton. Vậy hãy cố học bài học này. Bây giờ, mọi người đều ca tụng cựu tổng thống Carter. Sư Phụ cũng khâm phục ông. Nhưng chúng ta quên rằng nhân vật chính là tổng thống Clinton, ông đã dùng phương cách cứng rắn nhưng đồng thời cho phép ông Carter thì hành phương pháp mềm dẻo, để cứu sống rất nhiều sinh mạng. Đặc biệt là tính mạng quân lính Hoa Kỳ. Thật là tài giỏi. Mọi người đều nghĩ rằng đó là công trạng của ông Carter, nhưng nếu tổng thống Clinton không dùng sức mạnh để hăm dọa cựu quân chính Haiti, Sư Phụ không nghĩ rằng ông Carter sẽ thành công. Vì chính sách mềm dẻo đã được áp dụng từ nhiều năm tại Haiti, nhưng không có kết quả. Cho nên cần sức mạnh để đe dọa họ. Chính nhờ vậy mà cuộc hòa đàm đã thành công.

Cho nên đúng ra tổng thống Clinton mới là người có công. Ông biết xử dụng cả hai phương pháp nhu và cương, cứng rắn và mềm dẻo, thấy không? Ông lại rất khiêm tốn, vì khi ông làm vậy, uy tín sẽ nghiêng về ông Carter. Nhưng ông cũng không để tâm, thấy không? Chỉ cần mọi người được hòa bình, dân chủ và chỉ cần ông đạt được mục đích một cách ôn hòa, không tổn phí sinh mạng người Hoa Kỳ, là ông thực hành. Nếu không, ông có thể tự làm một mình. 15,000 người Hoa Kỳ khỏe mạnh sẽ thắng người Haiti, với số quân rất ít ỏi và trang bị nghèo nàn, đã kiệt sức vì sự cấm vận. Chắc chắn cuối cùng Hoa Kỳ sẽ thắng. Nhưng ông muốn hòa bình. Ông muốn cứu sinh mạng.

Thực Hành Chính Sách Nhân Ái Mới Qui Tụ Được Nhân Tâm

Chúng ta hãy hy vọng rằng trong tương lai, Âu Lạc sẽ học hỏi nhiều hơn. Chỉ có chính phủ Âu Lạc phải thay đổi, không phải chính phủ Hồng Kông hay thái độ của người tỵ nạn Âu Lạc. Người tỵ nạn không thể thay đổi thái độ được khi họ biết rằng những thân hữu của họ trở về nước đã bị hành hạ hay bị đánh đập, quý vị hiểu ý Sư Phụ không? Bị kỳ thị hay bị thẩm vấn hay bị canh chừng hàng ngày, từng cử động. Với những đe dọa như vậy, dĩ nhiên họ lo sợ, không muốn trở về nước. Nếu chính quyền Âu Lạc thay đổi, họ sẽ trở về. Họ sẽ không còn lý do để chống đối hay tuyệt thực hay tự vận, quý vị hiểu ý Sư Phụ không? Vì chính phủ Âu Lạc tạo cho họ một lý do, thế giới tự do đã ép buộc họ phải về nước và cả hai bên đều đàn áp người tỵ nạn. Cho nên, đôi khi họ rất căng thẳng, đã tự vận hay chống đối và vì thế chúng ta phải cố giúp đỡ họ, vì họ đã quá sức tuyệt vọng.