Điều Ước Của Minh Sư

Thanh Hải Vô Thượng Sư giảng trong kỳ Thiền Thất
tại Cam-Pu-Chia, ngày 15 tháng 5, 1996 (Nguyên văn tiếng Anh)



Có một câu chuyện hay, nói về một vị Minh Sư phải nên như thế nào. Quý vị có muốn nghe không? (Thính giả: Muốn, muốn!) Giả thử quý vị muốn làm Minh Sư, vậy hãy nghe cho kỹ. Đây là con đường, phương pháp và bí quyết. Có một người đàn ông rất thánh thiện, rất thanh tịnh, đến nỗi các thiên sứ mỗi khi nhìn thấy ông cũng rất vui mừng. Tuy nhiên, mặc dù ông rất thánh thiện và thanh tịnh, ông không có một ý nghĩ gì là mình thánh thiện và thanh tịnh cả. Đó là vấn đề duy nhất của người này. Cho nên ông chỉ làm công việc của ông, và cố gắng một cách khiêm tốn phân phát những gì ông có, hoặc bất kỳ những gì tốt lành mà ông sở hữu, mà không suy nghĩ gì cả, giống như một đóa hoa tỏa hương thơm ngào ngạt mà chẳng biết rằng mình có hương thơm, và cũng như mặt trời chiếu rọi tất cả những tia nắng ấm áp, đẹp đẽ và dưỡng sinh, mà chẳng hề hay biết. Đó là đường lối của người này.

Sự thánh thiện của ông nằm ở đây, nên ông quên quá khứ của mọi người và xem họ như bây giờ, và chỉ nhìn vào người đó mà thôi. Và ông nhìn xuyên qua cái dáng vẻ bề ngoài của mỗi người, vào đến tận trung tâm của con người họ, nơi mà họ vô tội và không đáng trách; và cũng quá ngu ngơ không biết người ta đã làm gì. Ông không nhìn thấy gì khác lạ về hành vi của mình hoặc trong cách thức ông nhìn người khác, vì đó là kết quả của có lẽ là sự thuần khiết bên trong ông hay là cách ông sống cuộc đời thánh thiện.

Cho nên một hôm thiên sứ đến nói với ông rằng: "Thượng Đế sai chúng tôi xuống và Thượng Đế đã ban ân huệ cho ông rằng bất kỳ điều gì ông ước đều sẽ được, vậy bây giờ ông ước đi."

Thế là ông này đớ ra theo kiểu rất vô tư của ông, và không biết nên ước điều gì. Cho nên các thiên sứ phải giúp ý kiến. Họ hỏi: "Ông có muốn có tài chữa bệnh không? Chẳng hạn vậy." Ông trả lời: "Không, tôi thà để Thượng Đế tự Ngài chữa bệnh."

À, quả một người khôn khéo (Sư Phụ cười). Ông không muốn làm gì cả. Còn nếu chúng ta được hỏi đến là chúng ta nói ước nguyện của mình. Chúng ta sẽ nói: "Không, chúng tôi thà lên Thiên Đàng mà không phải ngồi thiền," Hay là "Thượng Đế có thể tự đến đây làm thiền đường tốt hơn cho chúng tôi để khỏi bị dột."

Thiên sứ tiếp tục hỏi ông ta: "Vậy ông có muốn mang những kẻ có tội trở về con đường ngay thẳng không?"

"Không," (Sư Phụ cười) con người kỳ cục. "Không," ông trả lời, "Động đến tâm con người không phải là chuyện của tôi. Đó là công việc của thiên sứ."

Vậy ông ta làm gì? Ồ, Sư Phụ cũng có thể nói như vậy và chấm dứt nhiệm vụ. Thế nên các thiên sứ tiếp tục một cách kiên nhẫn hỏi ông bằng tất cả sự tôn kính: "Ông có muốn làm một tấm gương đạo đức để mọi người bắt chước ông không?"

"Không," câu trả lời sửng sốt của người này, "Để làm gì chứ? Làm vậy sẽ khiến tôi trở thành tâm điểm của sự chú ý." Ồ! Khôn thật. Đó là điều tệ nhất mà quý vị có thể có - tâm điểm của sự chú ý. Ghê gớm! Sư Phụ biết nó như thế nào. Ông này sao mà trở nên khôn quá vậy? Ông ta chưa bị chú ý mà đã biết rồi. Phải, lẽ ra Sư Phụ phải biết điều này từ trước mới phải.

"Vậy ông muốn ước điều gì?" vị thiên sứ hỏi. "Tôi ước được ân sủng Thượng Đế," ông trả lời. "Có ân sủng của Thượng Đế, tôi sẽ có tất cả sự mãn túc và tất cả những ước vọng của tôi sẽ được thành tựu."

Và các thiên sứ nghĩ, ông này mặc dù thánh thiện, nhưng ngốc quá. Thượng Đế không thường ban ân huệ. Thượng Đế cũng không sai một thiên sứ đến bất cứ ai thường trực như vậy để ban ân huệ. Thế mà người này, tại sao ông ta thánh thiện như vậy mà ngốc quá? Bởi thế, họ ép buộc ông. Họ nói: "Ý chỉ của Thượng Đế phải được tuân hành. Bây giờ ông phải có một lời ước, nếu không, một điều ước sẽ được áp đặt cho ông." (Mọi người cười)

Sư Phụ nghĩ Thượng Đế rất tự do, nhưng Ngài là một người độc tài. Chúng ta cứ nghĩ rằng Thượng Đế cho chúng ta ý chí tự do, và để mình làm những gì mình muốn. Có đúng vậy không? Tại sao ở đây Ngài lại như một nhà độc tài vậy? Ngài ép người ta phải muốn một điều gì đó. Đó là vấn đề của Ngài (mọi người cười).

Được rồi! Thế là ông già này như bL đửy v?o thế chẳng đặng đành phải vâng lời Thượng Đế. Nên ông nói: "Được rồi, được rồi. Vậy tôi sI xin một điều ước. Bất luận điều gì tốt đẹp được làm qua tôi, xin đừng để cho tôi biết." Ồ! Hay quá.

Sư Phụ còn nhớ lần đầu tiên khi Sư Phụ ước một điều gì đó, lúc Sư Phụ chưa khai ngộ, trước khi Sư Phụ biết Pháp Môn Quán Âm, đó là tượng Phật đầu tiên Sư Phụ đem về nhà ở bên Đức. Đó không phải là tượng Phật đầu tiên nhưng là tượng Phật thứ nhất ở Đức. Các vị thầy Phật Giáo của Sư Phụ tin rằng nếu Sư Phụ thỉnh một tượng Phật đem về nhà mà không có sự hiện diện của một vị sư phụ hay vị thầy, một ni sư, thì tượng Phật sẽ không linh. Ý Sư Phụ nói là tượng Phật sẽ chẳng có ích gì lợi gì. Cho nên nếu quý vị muốn thờ tượng Phật, quý vị phải xin một vị tăng hay ni gia trì cho quý vị, mang về nhà cho quý vị, và làm một nghi lễ với hương hoa nhang đèn, và thức ăn. Chỉ tượng trưng thôi. Rồi quý vị phải lạy tượng Phật, rồi lạy vị thầy, rồi lập một lời ước. Đại khái như vậy. Và nếu lời ước của quý vị được chấp thuận thì tất cả tàn nhang sẽ uốn cong lại và không rớt xuống. Thường khi cháy, tàn nhang sẽ rớt xuống như tàn thuốc vậy. Nhưng khi lời ước của quý vị chân thành và được chấp thuận, thì tàn nhang sẽ uốn cong lại.

Chúng tôi đốt rất nhiều nhang không phải chỉ một cây. Đó là vấn đề. Sư Phụ không biết tại sao Phật lại phải thử lòng thành của người ta tới mức như vậy. Cho nên đốt nhiều nhang và mỗi cây phải uốn cong như thế này. Trời ơi! Sư Phụ nghĩ mình chắc không được rồi. Ha! Nhìn mấy cây nhang, và Sư Phụ lúc nào cũng thấy tàn nhang rớt xuống ngay sau khi cháy xong. Nhưng dù sao Sư Phụ cứ làm như đã được chỉ bảo. Và Sư Phụ ước rằng "Thôi được! Con chẳng màng người ta nói với con rằng làm người rất khổ, và cần phải tạo nhiều công đức mới thoát ra khỏi kiếp người. Con không màng nếu phải ở lại làm người, vì đối với con cũng không có gì tệ lắm. Cho nên bất luận điều tốt lành gì con có, con sẽ phân phát cho những người ần thiết nhất, và xin đừng để cho con biết."

Và đó là lời ước của Sư Phụ. Sau đó tất cả tàn nhang đều uốn cong như vầy (Sư Phụ cười, mọi người vỗ tay). Sư Phụ thì nghĩ thầy của Sư Phụ mua một thứ nhang đặc biệt cho Sư Phụ, chắc là vậy. Một loại đặc biệt đã được uốn cong trước, hoặc không phải loại nhang uốn tròn, cây nhang rất thẳng và chúng phải tự uốn cong cùng với tàn nhang, quý vị biết không? (Đại chúng đáp: Biết!) đó là cách Phật thử lòng thành của con người. Nhưng Sư Phụ nghĩ đó là sự gia trì của các vị thầy của Sư Phụ. Phải, họ rất là thánh thiện, những vị đó, những tăng và ni Phật giáo vào thời đó. Cả gia đình đều xuất gia. Sư Phụ nghĩ họ đã giúp đỡ Sư Phụ rất nhiều trong thời gian Sư Phụ ở bên Đức, đã dạy Sư Phụ rất nhiều điều. Sư Phụ nghĩ họ rất thánh thiện, nhờ sự gia trì của họ, tàn nhang đã không dám cháy đứng hay là rớt xuống, mà cuốn lại. Sư Phụ nghĩ rằng họ có thần thông hay gì đó.

Thế nên họ rất mừng cho Sư Phụ, họ nghĩ, "Ồ, bất kỳ điều gì con ước sẽ thành sự thật." Sư Phụ không được nói cho họ biết Sư Phụ ước gì bên trong, Sư Phụ chỉ ước một mình. Vì vậy hôm nay Sư Phụ nói cho quý vị nghe chỉ để quý vị biết rằng Sư Phụ rất tốt (Sư Phụ cười). Thôi được rồi, dù sao, quý vị không cần phải tin chuyện đó (mọi người vỗ tay). Nhưng sau khi nói cho quý vị biết rồi, Sư Phụ không biết Sư Phụ có còn tốt nữa hay không. Sư Phụ không biết có nên nói cho quý vị biết không, chỉ là nhân đang đọc chuyện này, Sư Phụ nhớ đến những chuyện của Sư Phụ. Lúc đó Sư Phụ chưa tu Pháp Môn Quán Âm. Sư Phụ chỉ tụng kinh Phật, niệm chú Đại Bi, niệm danh hiệu Quan Thế Âm Bồ Tát và danh hiệu Dược Sư Phật v.v..., mỗi ngày, Sư Phụ đều bận rộn với những cuốn sách dầy cộm đó, mà Sư Phụ không hiểu lấy một nửa (mọi người cười).

Cho nên lời ước của người thánh thiện này được chấp thuận. Bây giờ, bởi vì vị thiện nhân đó không muốn biết bất kỳ điều thiện lành gì ông làm, cho nên Thượng Đế đã an bài cho chiếc bóng của ông sẽ là một sự gia trì lớn cho bất cứ người nào hay bất cứ vật gì bất luận nơi nào nó trải đến, và người này sẽ không bao giờ biết, vì ông ta chỉ nhìn phía trước. Vì thế bất kỳ nơi nào con người thánh thiện này đi đến, cái bóng sẽ trải trên mặt đất, rồi nó làm cho đất thành phì nhiêu, và làm cho mưa xuống những nơi nào cần, và làm cho nắng chiếu ở những nơi không có mặt trời, làm cho mọi người được chữa lành mọi thứ bệnh, và hàn gắn những vết thương của linh hồn họ, và làm cho nơi chốn đó được hưng thịnh. Núi đồi trở nên xanh tươi, những giòng suối và thác nước cũng bắt nguồn tại nhiều nơi khác nhau. Và nhiều người bị nghiệp chướng đè nặng, và những người bất hạnh bắt đầu trông khởi sắc hơn, lành mạnh hơn, và có nhiều hy vọng hơn.

Đó là lợi ích chiếc bóng của người thánh thiện này, theo sự an bài của Thượng Đế. Và trong suốt thời gian đó, ông không biết mảy may gì về những chuyện này, vì ông luôn nhìn về phía trước và chỉ làm những việc của ông, bận rộn với công việc của ông, và mắt ông lúc nào cũng nhìn về phía trước. Ông không biết những gì xảy ra đằng sau ông, qua chiếc bóng của ông.

Đây là một vị Minh Sư chân chính, vì thế, quý vị không bao giờ nghe bất cứ vị Minh Sư nào nói rằng họ biết gì về chuyện họ đang làm cho quý vị. Cho nên đừng ngạc nhiên. Rất nhiều đệ tử thường ca tụng vị đại Minh Sư đã giúp đỡ họ, giúp họ làm chuyện này chuyện nọ, hoặc chữa bệnh cho họ, chuyển biến những gì bất hạnh xảy ra cho họ, và gia trì cho nhà cửa của họ, hoặc làm điều gì đó. Nhưng vị Minh Sư chẳng bao giờ biết những việc đó, và đừng ngạc nhiên. Nếu vị Minh Sư nói ông ta biết thì ông ta không phải là một Minh Sư (Sư Phụ cười). Có thể có lúc vị Minh Sư biết qua các đệ tử và qua sự gia trì của Thượng Đế, nên thỉnh thoảng có biết, nhưng không phải lúc nào vị Minh Sư cũng biết những điều thiện lành mà Ngài đã làm cho nhân loại.

Lại nữa, trong Phật Giáo, Đức Phật nói người nào nói mình là Phật thì không phải là Phật. Điều đó không có nghĩa là sau khi đắc quả vị Phật, quý vị không thể nói quý vị thành Phật, quý vị có thể nói. Nhưng điều đó không có nghĩa là quý vị rất, rất rõ về điều này. Bởi quả vị Phật không có định nghĩa. Thật ra, nếu chúng ta nói chúng ta đã đạt tới quả vị gì, thì đó là chưa.

Trong Kinh Kim Cang, Phật nhấn mạnh đi nhấn mạnh lại hoài rằng chẳng có gì để được, không có quả vị Phật để đạt. Không phải vì chúng ta không thể trở nên thánh thiện, nhưng tất cả mọi sự thánh thiện đều thuộc về Thượng Đế, thuộc về Phật tánh. Và nếu chúng ta đã đạt tới đủ sự đơn thuần và thanh khiết, thì quả vị Phật đó và lực lượng của Thượng Đế đó sẽ tự hiển lộ, mà không cần chúng ta phải biết. Làm sao chúng ta có thể dùng đầu óc của con người để hiểu bản thể vô lượng vô biên của Thượng Đế, hay Phật tánh được?

Nếu có bao giờ chúng ta tuyên bố chúng ta biết mình là Phật, rằng chúng ta thật sự biết điều đó, hoặc chúng ta biết chúng ta thánh thiện hay chúng ta biết đến Thượng Đế, hoặc những điều như vậy, thì đó chỉ là một cách nói mà thôi, không phải thật sự như vậy. Nếu Thượng Đế có thể mô tả được và có thể nhận biết được bằng đầu óc con người, thì đó không phải là Thượng Đế đích thực, không phải là Phật tánh chân chính. Phật tánh ở trong và ở ngoài chúng ta. Thượng Đế ở bên trong và bên ngoài, ở trên trời dưới đất. Chúng ta đang bơi lội trong Thượng Đế, hít thở trong Thượng Đế, ăn uống trong Thượng Đế, có sự sống trong Thượng Đế, có tất cả những tinh hoa trong Thượng Đế, chẳng có gì khác hơn ngoại trừ Thượng Đế ở xung quanh chúng ta. Không cần phải nói rằng tôi đã giao tiếp được với Thượng Đế, tôi tìm kiếm Thượng Đế. Ngài ở khắp mọi nơi.

Do đó, mỗi khi chúng ta cảm thấy đã đạt được điều gì, hãy ngưng lại và nhớ lại câu chuyện này. Và nếu có bao giờ chúng ta muốn biết Minh Sư như thế nào, hãy nhớ lại câu chuyện này.

Một vị Minh Sư không bao giờ biết là Ngài thánh thiện, bất kể Ngài hành động ra sao hoặc thích gì, hay có khi Ngài thừa nhận điều này hay điều gì khác, đó là vì lợi ích chúng sinh hoặc vì lợi ích nên nói cho qua chuyện, bởi người ta cứ hỏi hoài, nên họ nói được rồi, được rồi, tôi là Phật, rồi sao, còn gì nữa. Đại khái như vậy.

Có khi người ta cứ nằng nặc muốn quý vị công nhận rằng quý vị là gì đó để biện cãi quanh co. Như có lúc quý vị lên xe buýt ngồi đó, và có người ngồi kế bên đối diện cứ nhìn quý vị hoài và hỏi: "Có phải anh là người Mỹ không?" Chẳng hạn như vậy.

Rồi quý vị trả lời: "Không phải."

Bà ta lại nói: "Nhưng tôi chắc chắn anh là người Mỹ."

Rồi quý vị nói: "Chắc chắn không phải, thưa bà."

Bà đó cứ nhìn quý vị nói: "Nhưng trông anh giống lắm. Nhận đi cho rồi. Anh có thể nói thẳng với tôi anh là người Mỹ. Ở đây tự do mà."

Thế là cuối cùng quý vị chán quá, đành nói: "Thôi được, tôi là người Mỹ." (Sư Phụ cười)

Rồi bà ta lại tiếp tục quan sát quý vị nữa và nói: "À, nhưng nghĩ lại, anh trông không giống người Mỹ." (Sư Phụ cười)

Khi Sư Phụ m?i ra ngoài th? gi?i (thuyết pháp) lần đầu, v? tiếp xúc với đầu óc con người, Sư Phụ có nói về những lực gia trì, về Phật lực, về Pháp Môn Quán Âm, v? ?? th?, th? theo sự yêu cầu của họ. V? r?i h? c? nằng n?c ??i Sư Phụ phải nói với họ Sư Phụ là Phật. Sư Phụ nói: "Thôi, không cần phải nói điều đó, và Sư Phụ cũng không biết Sư Phụ có phải là Phật hay không."

Nhưng họ nói: "Ngài là Phật, Ngài phải nói cho chúng tôi biết!" Giống như Phật Thích Ca nói: ‘Ta là Phật, Ta là người duy nhất.' Ngài nên nói như vậy."

Và họ tiếp tục kèo nài và ép Sư Phụ nữa; sau một thời gian Sư Phụ bèn nói: "Được rồi, Sư Phụ là Phật."

Bây giờ khi nhớ lại Kinh Kim Cang của Phật có nói rằng "Người nào biết họ là Phật, thì không phải là Phật." (Sư Phụ cười, mọi người vỗ tay) Nào, bây giờ quý vị thấy sao?

Chúng ta không thể thắng. Bởi vậy, chỉ tự mình biết lấy hay không tự mình biết lấy, điều nào làm quý vị thoải mái đều được cả. Chúng ta không thể biện tới biện lui với mấy người này. Con người vì đầu óc của họ được cấu tạo theo cách đó, chỉ để tạo ra rắc rối trong khi không có rắc rối, để đặt câu hỏi trong khi câu hỏi không cần thiết; và để cho câu trả lời khi câu trả lời không cần có, đại kháinhững chuyện như vậy. Lúc nào cũng vậy. Cho nên chúng ta chỉ cứ tiếp tục với công việc hàng ngày của chúng ta. Và rồi làm hết khả năng của mình tùy theo sự hiểu biết của chúng ta, tùy theo lương tâm chúng ta về một con người tốt phải như thế nào. Và những gì chúng ta làm trong cõi đời này, bổn phận chúng ta, công việc hàng ngày, chỉ làm những đều chúng ta cảm thấy đúng, những điều chúng ta nghĩ chúng ta nên làm, và chỉ có vậy. Và nếu Thượng Đế vừa lòng với hành vi và sự thuần khiết của chúng ta, thì Thượng Đế sẽ ban cho chúng ta những gì chúng ta cần, hoặc những gì có lợi ích cho nhân loại, qua chúng ta.

Bởi vậy không cần phải lo lắng về đẳng cấp của quý vị, hay quý vị đã đạt tới quả vị Phật chưa, hay quý vị đã đi tới cảnh giới Thứ Chín chưa. Sư Phụ vẫn còn ở tầng Thứ Năm, nhưng quý vị đã lên đến tầng Thứ Chín rồi. Minh Sư theo lẽ ở tầng Thứ Năm, nhưng có người nghĩ họ đã ở tầng Thứ Chín. Xin chúc mừng! Đối với chúng ta thì hơi xa một chút, nhưng cũng không sao nếu họ muốn đi tới đó.

Theo câu chuyện này, vị thánh nhân không biết gì nhiều về những điều tốt lành đã gắn liền với ông và chiếc bóng của ông, bởi vì mọi người đều trụ vào cái bóng nên họ quên mất con người chính. Và vì thế, lời ước của ông nói rằng bất luận điều gì tốt đã được làm qua ông thì không để cho ông biết, đã thành sự thật. Thượng Đế đã ban cho ông điều ước này. Và đây chính thực là vị một vị Minh Sư, theo sự hiểu biết thô thiển của Sư Phụ, cũng như theo ý kiến và kinh nghiệm của Sư Phụ.

Cho nên nếu quý vị muốn hỏi Sư Phụ Minh Sư là như thế nào, thì họ như ông này, không có gì khác hơn (mọi người vỗ tay). Nếu quý vị có bao giờ muốn biết Minh Sư là như thế nào hoặc cám ơn Minh Sư điều gì, thật ra là không cần thiết, bởi vì chính lực lượng của Thượng Đế đang làm tất cả những chuyện này. Vị Minh Sư luôn luôn tự tại một cách tự nhiên. Ngài cũng giống như một người trong chúng ta, chẳng bao giờ có gánh nặng phải vác sự thánh thiện trên vai hoài hoài, hoặc phải chăm sóc cho sự thánh thiện này hay quả vị Phật này, sợ nó trượt mất, hoặc sợ mình bị rớt xuống một đẳng cấp khác hoặc những chuyện như vậy. Một khi quý vị đã đạt tới quả vị Phật, một khi Thượng Đế đã hài lòng với quý vị, Ngài sẽ không rút lại ân huệ. Ông sẽ tiếp tục có ân huệ này suốt đời mà cũng không biết là mình có.

Nếu chúng ta làm chuyện tốt cho nhân loại, thì chúng ta biết để làm gì? Người được lợi ích là nhân loại, đó mới là điều quan trọng chính yếu. Bởi vì chúng ta muốn làm lợi ích cho mọi người, nên nếu họ được lợi ích, thì đâu cần biết là sự lợi ích đó từ đâu đến, hay được làm bằng cách nào. Không có bao nhiêu Minh Sư trên trái đất, nhưng một số những vị Minh Sư mà Sư Phụ đã gặp, những vị chân sư, họ đều như thế, rất khiêm tốn và rất bình thường. Họ không thật sự biết về sự vô thượng của họ bên trong, họ không biết sự thánh thiện của họ. Có thể họ thương yêu mọi người, họ gia trì mọi người thể theo ước nguyện của họ, nhưng họ không cảm thấy họ là người gia trì. Phải, có thể họ hành động như một vị Minh Sư vì mọi người mong muốn như vậy, cũng giống như người đàn bà cứ hỏi "Anh là người Mỹ phải không?" Rồi cuối cùng quý vị nói: "Phải, rồi sao?" Nói "phải" cho rồi, cũng được, sao lại không. Cứ tiếp tục từ chối mãi còn tạo thêm nhiều phiền phức. Cho nên vị Minh Sư là như vậy. Chỉ hành động tùy cơ để mọi người được vừa lòng vui vẻ, chỉ để sự việc trở nên đơn giản. Ngoài ra, Minh Sư không bao giờ suy nghĩ, không bao giờ cảm thấy rằng họ là Minh Sư.

Đó là lý do tại sao Sư Phụ không có trở ngại phối hợp với quý vị, nhưng quý vị lại có trở ngại phối hợp với Sư Phụ. Tại vì quý vị luôn luôn mang một vị Minh Sư ở trong đầu quý vị, trong khi Sư Phụ không mang một đệ tử nào trong trí của Sư Phụ. Sư Phụ nhìn quý vị như một con người. Đó là lý do tại sao Sư Phụ không thích khi thấy quý vị quá khiêm tốn hoặc hành động quá đáng, cho thấy rằng quý vị vô cùng yêu thương Sư Phụ, quá kính trọng Sư Phụ, bất kỳ điều gì. Sư Phụ không cảm thấy tự nhiên. Nếu Sư Phụ quen biết một người và Sư Phụ nói: "Ồ, anh có thể làm bạn với Sư Phụ, không thành vấn đề." Và đối với Sư Phụ thì không thành vấn đề, nhưng đối anh ta là một vấn đề; vì anh ta lúc nào cũng nghĩ Sư Phụ là một vị Minh Sư. Sư Phụ nói: "Sư Phụ không bao giờ nghĩ anh như là một đệ tử." Cho nên chưa hề có một chướng ngại gì ngay từ lúc đầu.

Nhưng quý vị luôn luôn có trở ngại làm bạn với Sư Phụ, và vì vậy Sư Phụ không có người bạn nào, vì quý vị đặt Sư Phụ quá cao và tách rời Sư Phụ ra. Và đó là lý do tại sao chúng ta có trở ngại giao tiếp với nhau. Và đó là lý do tại sao quý vị thường hiểu lầm điều Sư Phụ bảo quý vị, và đó là lý do tại sao quý vị không làm những chuyện Sư Phụ yêu cầu; bởi vì quý vị nghĩ rằng bất luận điều gì làm cho Sư Phụ đều phải rất đặc biệt, tối đặc biệt. Bất cứ việc gì, kết quả cũng đều tệ hại, vì quý vị làm với ngã chấp, làm theo cách quý vị nghĩ, không phải theo cách đáng lẽ nên làm. Đó là lý do tại sao việc gì làm cho Sư Phụ đều hỏng cả. Không lúc nào theo cách Sư Phụ muốn - giản dị, hợp lý và thường thức. Họ phải làm lớn chuyện về mọi thứ và cuối cùng Sư Phụ phải chịu khổ (Sư Phụ cười)

Làm Minh Sư là một công việc vô cùng khó khăn, và một địa vị vô cùng cực khổ, vì người ta trút lên quý vị những ý kiến riêng của họ về việc một vị Minh Sư phải nên thế nào, Minh Sư phải có những gì, Minh Sư nên thích những gì, Minh Sư phải sống như thế nào. Bởi thế cho nên vị Minh Sư trở thành như một tù nhân trong tâm quý vị, và khi có quá nhiều tâm góp lại, thì vị Minh Sư tiêu đời. Kẻ tội phạm tệ hại nhất cũng chỉ có một xà lim biệt lập, nhưng vị Minh Sư có hàng ngàn, hàng trăm ngàn, hàng triệu xà lim biệt lập để sống trong đó. Quý vị hiểu không? Vì đầu óc chúng ta rất nông cạn và hạn hẹp, tình thương trong tâm chúng ta là nhân tạo. Bởi vậy vị Minh Sư phải ở trong đó làm việc theo đường lối chúng ta nghĩ. Nếu không, chúng ta sẽ tạo địa ngục cho vị Minh Sư. Như là quý vị không nghĩ Minh Sư làm chuyện này, quý vị không nghĩ Minh Sư mặc chiếc áo đó, quý vị không nghĩ Minh Sư nói chuyện như thế này, như thế nọ. v.v... Rồi trong tâm quý vị lúc nào cũng tạo ra một bầu không khí chống đối, không chấp nhận, đối với vị Minh Sư. Và đó là cách quý vị biến một vị Minh Sư thành tù nhân trong khuôn khổ của quý vị, trong những bức tường chật hẹp của đầu óc quý vị, và đó là cách vị Minh Sư chịu đau khổ.

Cũng như một con chim quý vị nhốt trong lồng, bất kể là lồng bằng sắt hay lồng bằng vàng, cũng vẫn là cái lồng. Vị Minh Sư không thể được tự do vì tình thương của Minh Sư dành cho nhân loại, họ sẽ không được tự do cho đến khi nào mọi người đều được tự do. Nhưng không thành vấn đề, chỉ nói để quý vị biết sự việc như thế nào, vì quý vị thường hay hỏi Sư Phụ: "Làm Minh Sư như thế nào và Minh Sư cảm thấy ra sao, hoặc Minh Sư được tạo ra từ đâu?" Minh Sư được tạo ra từ sự đơn giản, y như mọi người trong chúng ta. Chỉ vì chúng ta khiến đời sống mình phức tạp cho nên chúng ta không đồng nhất thể với vũ trụ, và Thượng Đế không thể liên lạc với chúng ta; chúng ta xây những bức tường của thành kiến, của những sự trông mong về tôn giáo, về những hành vi khuôn mẫu của xã hội, bất cứ điều gì, để ngăn cách chúng ta với nếp sống thiên nhiên. Đó là lý do tại sao chúng ta không thể trở thành Minh Sư; vốn là mọi người ai cũng có thể.

Cho nên chừng nào chúng ta còn để đầu óc bận rộn với những chuyện như người ta nghĩ gì, hoặc Minh Sư phải như thế nào, thì chúng ta không thể nào đồng nhất thể. Cứ bỏ xuống mọi tư tưởng, hãy như một đứa trẻ thơ, và rồi quý vị sẽ biết như thế nào. Nhưng tốt hơn nữa là quý vị không quen biết người ta, quý vị không đi ra ngoài giảng dạy, không thuyết pháp này nọ, vì làm vậy là quý vị tiêu đời. Thiên hạ sẽ bao vây quý vị với đủ thứ rắc rối, đủ những bức tường và khuôn khổ. Sau đó rất khó cho quý vị động đậy trong đời sống. Quý vị vẫn có thể làm thử, nhưng rất khó và rất nhiều đau khổ, về tinh thần nội tại, không phải bên ngoài, bên ngoài quý vị không thấy gì nhiều. Nếu có người chặt tay quý vị hay làm bầm chân quý vị, người ta sẽ nhìn thấy và tội nghiệp quý vị, nhưng nếu bị bầm dập bên trong, thì rất khó, không một ai hay cả.