Vì tên tuổi Thanh Hải Vô Thượng Sư được thế giới biết đến qua những nghĩa cử của Ngài, giúp đỡ người tyï nạn, người nghèo và người vô gia cư, đặc biệt trợ giúp vô điều kiện những nạn nhân thiên tai, không phân biệt chủng tộc hay tín ngưỡng. Sau đó, trong một cuốn bách khoa tự điển Phụ Nữ của Tâm Linh: Một nguồn sách các thánh nhân, vị thầy, các vị thần và nữ tu của Đông và Tây, có một phần đặc biệt dành cho Ngài.

Bài báo dưới đây là một đoạn trích dẫn từ "Phụ Nữ của Tâm Linh" về Thanh Hải Vô Thượng Sư.




Minh Sư Từ Khung Trời Hy Mã



Ngày xưa,
Có một người khát khao hòa bình du hành khắp cùng càn khôn vũ trụ,
mong tìm ra thật sự an-vui.
Người ấy đi qua khắp các mặt trời,
đi qua khắp các mặt trăng cùng muôn ngàn lục địa.
Sau cùng người ấy khám phá ra:
Sự yên vui lúc nào cũng ẩn tàng trong tâm thức.
Người ấy khởi sự hưởng thụ "thiên đàng."
Cực lạc!
Nhưng một hôm, người bổng nhìn xuống nhân gian:
Thấy muôn vạn chúng sinh đang ngụp lặn trong tối tăm
vì họ tìm hạnh phúc bên ngoài chính họ.
Như người ấy ngày xưa, lúc chưa khai ngộ.
Lúc còn đắm chìm trong ma chướng u-mê.
Bấy giờ lệ người rơi xuống,
Một giọt, hai giọt rồi nhiều như mưa...
Chẳng bao lâu, bầu trời nạm đầy những hạt ngọc long lanh
mà người thế gian gọi là tinh-tú.
Những tinh tú này ban ngày e-thẹn không ra
Ban đêm thao thức
Chúng soi đường cho những kẻ khát vọng hòa bình hậu lai.
Trong cuộc lữ hành tìm hạnh phúc lâu dài.
Và là những biểu tượng đời đời của một thánh nhân vĩ đại.



(Thơ Thanh Hải Vô Thượng Sư trích trong tuyển tập thơ "Giòng Lệ Âm Thầm")


Hành trình tìm kiếm Minh Sư của Thanh Hải Vô Thượng Sư, người mà có thể chỉ cho Ngài con đường trực tiếp nhất tới Thượng Đế, đưa Ngài qua hơn ba mươi quốc gia, trong suốt bảy năm trời thử thách. Ngài đã thăm viếng một số các nơi tu hành và đạo tràng quan trọng, luôn mong mỏi tìm được vị Thầy, mà có lẽ Ngài đã linh cảm là đang chờ đợi Ngài.

Cuối cùng Ngài đã tới Ấn Độ, mảnh đất đã được ân sủng của nhiều bậc đại sư từ nhiều thế kỷ trước. Khi nói về những chuyến đi vào vùng đất huyền bí này, Thanh Hải Vô Thượng Sư cho biết: "Ở Ấn Độ có nhiều người tu hành chỉ ăn ngày một bữa. Họ tu nhiều pháp chứ không phải chỉ chọn một pháp. Không có nơi cư ngụ nhất định, họ đi lang thang khắp nơi, tìm Thầy và học đạo. Ngày nào họ cũng thiền, không bao giờ quên, dù một phút trong bữa ăn hay lúc ngủ. Họ không thiền ngắn, trong giây phút. Quý vị có thể tưởng tượng lực lượng bên trong của họ mạnh tới mức nào. Có người có thể đi trên lửa mà không bị phỏng. Nhưng đây chỉ là những thuật nhỏ, không đưa tới đẳng cấp tối cao. Đạt được trí huệ và sự giải thoát mới là điều quan trọng hơn. Chúng ta có một lực lượng tiềm ẩn phi thường. Nếu tu hành tốt và có niềm tin tuyệt đối vào chính mình thì không có gì vượt quá tầm tay của chúng ta."

Lòng tin của Ngài, sự cống hiến vô ngã và tất cả sự mong muốn phục vụ người khác đã hiện lộ khi Ngài kể lại thời gian còn sống tại một trong những đạo tràng mà Ngài đã viếng. "Khi có thời giờ, tôi làm bất cứ việc gì cần làm. Vì nhiều người không thích làm công việc nhà, như rửa chén, lau nhà. Tôi làm những công việc này mặc dầu nhân viên văn phòng như chúng tôi thường không phải làm công việc lao động. Tôi làm việc rất mau mắn, và sau khi xong công việc văn phòng, nếu thấy đồ đạc bừa bộn, tôi liền dọn dẹp ngay vì không thích sự bề bộn. Tôi biết cách sắp xếp đồ đạc lại cho ngăn nắp, nên làm rất lẹ."

"Càng làm việc nhiều, chúng ta càng khai ngộ thêm. Thật tình mà nói, ở Ấn Độ tôi rất vui được lau cầu thang và sàn nhà. Tôi sung sướng tự nói với chính mình: ồ! Tôi rất hân hạnh được lau cầu thang cho những vị thánh này. Chân họ đi lên chỗ này mỗi ngày, giống như tôi đang rửa chân cho các thánh nhân vậy. Tôi thấy vinh dự quá! Ý nghĩ này đến một cách tự nhiên; không ai dạy tôi cả. Chỉ lau cầu thang để các đệ tử dẵm lên thôi cũng đủ khiến cho tôi cảm thấy hân hạnh. Cho nên tôi càng cảm thấy vinh dự hơn, nếu đó là cầu thang để các vị Thầy dùng. Tốt hơn chúng ta nên làm việc một cách vô điều kiện. Phục vụ người khác thì quý vị sẽ được tất cả."

"Trong thời gian còn sống tại những đạo tràng, tôi không bao giờ bám lấy các vị Minh Sư hoặc xin Ngài nhìn tôi khi tôi làm việc. Tôi chỉ phục vụ mà thôi. Tôi lau cầu thang, lau sàn nhà, tưới cây, và làm những việc không ai muốn làm. Tôi rửa chén đĩa vì người khác không muốn rửa. Sau mỗi bữa ăn, nồi niêu chén bát chồng chất như núi. Nhưng tôi vẫn vui vẻ rửa mỗi ngày."

Sau khi làm việc không biết mệt tại các đạo tràng, cuộc tìm kiếm thực sự đáng ghi nhớ của Ngài đã đến hồi cuối tại rặng núi cao nhất và bí ẩn nhất thế giới, rặng Hy Mã Lạp Sơn, nơi mà từ nhiều thế kỷ nay người Ấn Độ vẫn tin là chỗ ở của các thánh thần. Vì lý do này mà hàng triệu người hành hương chân thành đã mạo hiểm tới Hy Mã Lạp Sơn mỗi năm, để viếng thăm nhiều chốn linh thiêng và có lẽ để gặp một trong những bậc khai ngộ hi hữu, thường sống ẩn dật trong những hang động hẻo lánh bí mật. Nhưng tiếc thay, nhiều kẻ hành hương đã chết dọc đường vì thời tiết cay nghiệt, đất lở hoặc đường hoặc những vùng tuyết hiểm trở. Tiện nghi rất ít, nên có người đã bị chết đói. Sự sợ hãi đã ngăn cản người hành hương mạo hiểm quá xa. Chỉ những chúng sanh hiếm có, với niềm tin kiên định vào Lực Lượng của Vũ Trụ và sự can đảm phi thường mới có thể không để ý tới những hiểm nguy trước mắt.

Khi kể lại một số hành trình ở Hy Mã đã đưa Ngài mỗi lúc mỗi lên cao và thâm sâu vào những vùng đầy băng tuyết, Thanh Hải Vô Thượng Sư nói: "Khi ở Hy Mã Lạp Sơn, tôi không có đủ tiền để thuê ngựa hay phu khuân vác. Tôi không có gì cả, chỉ đi bộ thôi. Có lẽ nhờ đi bộ liên tục mà người tôi ấm. Nếu không, chắc là đã chết cứng rồi, vì quần áo và giầy đều ướt sũng nước mưa và tuyết. Có những ngọn núi rất cao và nhọn trông rất dễ sợ. Chắc lúc đó tôi điên cuồng như những cặp tình nhân yêu nhau say đắm, quên hết những chuyện khác. Những người yêu nhau không nhìn thấy những rủi ro, gánh nặng của hôn nhân và đời sống gia đình, cũng không nghĩ tới tương lai. Họ say đắm vì tình yêu và chỉ sống cho lúc đó mà thôi."

"Nhưng Thượng Đế gia trì cho những kẻ ngu dại như tôi. Khi đang tìm Minh Sư, tôi chỉ có hai bộ y phục, nhưng không bao giờ bị cảm lạnh trên đường núi Hy Mã. Đôi khi, ngay cả củi đốt để phơi quần áo ướt, tôi cũng không đủ tiền mua. Cho nên, tôi tới gần chỗ những người khác đang đốt lửa, dùng tay dơ quần áo lên. Hơi nóng làm quần áo khô nhanh hơn, lại sưởi ấm tôi nữa. Chắc lúc đó tôi mù quáng và điên rồ vì Thượng Đế. Bây giờ chắc tôi không dám làm vậy nữa."

"Lúc đó trong đầu tôi chỉ có Thượng Đế; tôi chỉ thấy Thượng Đế, không còn chỗ cho gia đình hay tiền bạc. Tôi ngu ngốc, không còn điều gì khác có thể vào đầu tôi vì lúc đó tâm tôi chỉ có Thượng Đế. Giống như khi yêu ai, chúng ta hoàn toàn không thấy những khuyết điểm của người mình yêu và không muốn nghe bất cứ lời nói nào không hay về người đó. Có lẽ vì thế mà Thượng Đế che chở tôi, nếu không chắc là đã chết từ lâu rồi."

Lòng nhiệt tình của Thanh Hải Vô Thượng Sư đối với Thượng Đế đã khiến Ngài vượt qua được nhiều khó khăn trong lúc du hành đơn độc một mình và trong khung cảnh rừng núi bất tiện mà Ngài đã trải qua. "Ở Hy Mã Lạp Sơn, có những nơi áp xuất không khí rất thấp, khiến cho việc nấu chín thức ăn rất khó. Tôi chỉ có thể rửa thức ăn bên sông Hằng rồi ăn sống. Nhưng cũng ngon. Rặng Hy Mã là nơi rất đẹp. Tôi có thể sống không nước nóng. Nhúng người vào nước lạnh cũng vui. Lạnh quá tưởng chừng như thân thể tôi co lại. Tôi có thể đếm tới 5 rồi nhảy ra khỏi giòng nước buốt như đá. Nhưng sau đó cơ thể nở rộ như ngàn bông hoa và tôi cảm thấy nhẹ nhàng dễ chịu.

Trên đoạn đường cuối cùng vào thánh địa, Thanh Hải Vô Thượng Sư bắt đầu như những lần khác, với hai bộ y phục, một đôi giầy thể thao, một túi ngủ, bình nước, một hai quyển sách và cây gậy để đị Khi càng lên cao, cơ thể Ngài lúc nào cũng ướt và lạnh. Lên càng cao, Ngài càng phải bỏ hành trang để giữ sức. Bỏ như vậy, hầu như là gần hết đồ đạc, Ngài đã gửi trọn đời mình vào tay Thượng Đế.

Tất cả sẽ đến với những ai truy cầu Thượng Đế và chỉ Thượng Đế mà thôi. Vì vậy, không khỏi có một ngày ngài tìm được Minh Sư, người mà Ngài luôn luôn mong đợi. Vị Minh Sư đó là đại sư Khuda Ji, sống ẩn dật sâu trong Hy Mã Lạp Sơn. Thầy Khuda Ji được 450 tuổi khi Ngài truyền cho Thanh Hải Vô Thượng Sư vào thuật thiền định cổ xưa, quán Âm Thanh thiên đường và Ánh Sáng thiêng liêng. Ông đã kiên nhẫn ở lại vùng Hy Mã để đợi Ngài. Ngài trở thành đệ tử đầu tiên và duy nhất của Ông. Dù trước đó Ngài đã từng tu pháp thiền này, nhưng Minh Sư Khu da Ji đã truyền cho Ngài pháp cuối cùng, phần cốt yếu của sự truyền Tâm Ấn. Chỉ có vài vị đại sư đã đạt được sự Thượng Thừa, mới có thể truyền Tâm Ấn được.

Thanh Hải Vô Thượng Sư rất ít khi nói về Thầy Khuda Ji. Ông rời thế giới vật chất sau khi hoàn tất sứ mệnh thiêng liêng này. Ngài cảm tạ những người đã dạy dỗ Ngài trong mỗi giai đoạn của hành trình tầm đạo, nhưng dành những sự tri ân sâu đậm nhất cho Thượng Đế. "Tôi có nhiều thầy, cả hữu hình lẫn vô hình, và mỗi người dạy tôi những điều khác nhau. Nhưng thật ra, Thượng Đế là vị Minh Sư duy nhất của tôi." Tuy nhiên, khi có một đồng tu hỏi về vị Đại Sư ở Hy Mã Lạp Sơn này, thì Ngài nói rằng: "ồ! Tôi theo một vị Minh Sư, một vĩ nhân! Tuy nhiên, Ông đã qua đời. Ông chỉ có một đệ tử, người đó là tôi. Và tôi phải tiếp tục công việc của Ông."
Sau khi học với Thầy Khuda Ji, Thanh Hải Vô Thượng Sư ở lại thêm vài tháng trên rặng Hy Mã để thông thạo thuật thiền định cổ điển này. Dù nhiều nghịch cảnh như vậy, Ngài vẫn cảm thấy gần gũi một cách kỳ lạ với nơi tu hành đặc biệt này. Có lần Ngài nói: "Ở Hy Mã Lạp Sơn, quý vị có thể cảm thấy các thú vật, cây cỏ rất hiền lành và thân thiện. Bầu trời êm đềm và không biên giới; những cây thông rất thân thiện. Tôi sống trên một mực độ rất cao và cảm thấy những đám mây trôi chung quanh tôi. Giống như đang đi trên mây vậy. Tôi không gọi mây tới chở tôi đi; chúng tự tới. Quý vị chắc có thấy những bức tranh vẽ người cỡi mây; đó là những gì tôi muốn diễn tả. Đó không phải là hiện tượng trên thiên đường, mà là hình ảnh thông thường trên Hy Mã Lạp Sơn."

Khi trở về đồng bằng, Ngài đã tới thăm một trong những đạo tràng mà Ngài đã sống trước kia. Trong khi đang ngồi xổm đọc một tờ báo cũ, thì một trong những đệ tử lâu năm nhất của đạo tràng, đã tu với ba vị Thầy nối tiếp nhau, quỳ sụp xuống lạy Ngài không dè dặt, trước mặt mọi người chung quanh, sờ và hôn chân Ngài. Dĩ nhiên, Thanh Hải Vô Thượng Sư rất ngạc nhiên và bối rối. Sau này Ngài giải thích rằng: "Đó đâu phải là lần đầu tiên gặp nhau; chúng tôi đã làm việc chung với nhau nhiều tháng trời và cùng uống trà với nhau. Tuy nhiên, sau khi tôi từ Hy Mã trở về, ông ta đã sụp lạy tôi. Tôi sợ cái ngã của mình sẽ cao bằng núi. Cũng như mọi người chung quanh, tôi vô cùng kinh ngạc. Tôi giựt mình tới nỗi không còn nghĩ gì được nữa. Đầu óc trống rỗng không thể nghĩ thêm được. Tôi chỉ biết là mình nên ra đi." Thế là Ngài ra đi, ngay lập tức.

Trong khi du hành rộng rãi ở Ấn Độ, Ngài cố không để ai nhìn thấy. Tuy nhiên, Hào Quang Nội Tại của Ngài không thể nào che dấu được.

Tại đại hội Maha Kumbh Mela, tổ chức mười hai năm một lần tại Hardwar, bên bờ sông Hằng, thành phố Uttar Pradesh, hàng triệu người Ấn Độ Giáo từ khắp nơi trong nước đến tụ tập suốt tháng. Đây là cuộc họp mặt hiếm có của những Minh Sư, có người du hành từ núi Hy Mã xuống chỉ vì cuộc họp mặt này. Vì thế, những người hành hương đến hỏi thăm và cúng dường họ đủ thứ. Có lẽ không mấy ngạc nhiên khi cuộc viếng thăm của Thanh Hải Vô Thượng Sư tại nơi này đã gây ra khá nhiều náo động. "Khi tôi tới Kumbh Mela, nhiều người đã theo tôi. Ở Ấn Độ, nếu đàn bà đi ngoài đường một mình sẽ bị người ta ném đá, nghĩ người đó là đàn bà không tốt. Nhưng dù tôi đi một mình, người ta cũng tới lạy và cho tôi gia vị, dừa, bông hoa, và thức ăn. Họ còn cho tôi chiếc lều tốt nhất, thứ lều dành cho những vị Đại Sư. Họ cho một mình tôi dùng một chiếc lều bự, trong khi những Minh Sư khác chen chúc nhau trong một chiếc lều."

"Tôi không có gì để lôi cuốn sự chú ý của người khác. Tôi không đóng đinh vào người, không có râu dài; mà cũng không dùng tro bôi mặt; cũng không gầy gò như một bộ xương. Quý vị đã nhận ra các vị thánh nhân ngay lúc thấy họ. Họ phơi nắng suốt ngày, nên đa số ai cũng đen. Họ để râu dài vì không có thời giờ cạo. Tóc cũng dài. Quý vị có thể nhận ngay ra họ là Minh Sư hoặc Thánh nhân khai ngộ. Còn tôi thì chẳng giống họ gì cả."

Cuối cùng, Ngài rời Ấn Độ, nhưng dù đi đâu người ta cũng linh cảm Ngài là một đại linh căn. Ngài không hề muốn lôi cuốn tín đồ; nhưng bất kể Ngài trốn chạy bao nhiêu lần, người ta vẫn tiếp tục tìm tới. Cuối cùng, tại Formosa, cũng như những lần xảy ra ở Ấn Độ, Nữu Ước, và những nơi khác trên thế giới, một nhóm người tầm đạo đã được thiên nhân dẫn tới và kiếm được Ngài. Lúc bấy giờ, Ngài còn đang sống, không tên tuổi, đàng sau một ngôi chùa nhỏ, ít người biết đến. Lòng thành của họ đã khiến Ngài cảm động và nhận thấy mình không thể nào tránh khỏi sứ mệnh của đời Ngài. Những người thành tâm cầu đạo này đã xin thọ pháp và cuối cùng đã được Thanh Hải Vô Thượng Sư ban cho, và vì vậy bắt đầu cuộc đời của một Minh Sư ngoài công chúng.

Dù sứ mệnh ưu tiên của Ngài là về tu hành, Ngài vẫn giúp đỡ những vật chất cần yếu cho những người cần thiết, mỗi khi làm được. Kết quả, trong những năm gần đây, Ngài đã nhận được một số phần thưởng về lòng nhân đạo của Ngài, đã giúp đỡ hàng triệu người trên khắp thế giới đang đương đầu với thiên tai, nghèo khó và bệnh hoạn. Cho đến nay, giải thưởng đáng chú ý nhất là giải Nhà Lãnh Đạo Tâm Linh Thế Giới 1994, đã được Thống Đốc của sáu tiểu bang Hoa Hỳ trao tặng (Illinois, Iowa, Wisconsin, Kansas, Missouri và Minnesota) về sự trợ giúp quảng đại của Ngài sau trận lụt sông Mississippi năm 1993. Đa số những trợ giúp khác không được ghi nhận vì khi làm không đi qua các chính phủ.

Lòng từ bi không phân biệt, cũng như sự kiên nhẫn, cương quyết và bền chí mà Ngài đã biểu lộ trong suốt cuộc đời, là những phẩm tính quan trọng cho tất cả những ai khao khát tu hành. Đây cũng là những phẩm tính mà những bậc Đại Sư trong quá khứ đã dạy và làm gương, như Chúa Giê Su, Phật Thích Ca, Krishna, Lão Tử, Mohammed, Guru Nanak, v.v... Dù đời sống của mỗi vị Minh Sư có khác, con đường đạo của họ đã và đang luôn luôn là một. Đây là con đường thiền quán Âm Thanh và Ánh Sáng thiên đàng. Thanh Hải Vô Thượng Sư gọi là Pháp Môn Quán Âm, vì Ngài thuyết pháp đầu tiên tại Formosa. Quán Âm, tiếng Trung Hoa có nghĩa là quan sát Giòng Âm Lưu nội tại.

Giòng Âm Lưu hay Âm Thanh nguyên thủy này có bản tính siêu việt và vì thế mà nghe được trong yên lặng. Đệ tử của Chúa Giê Su gọi nó là "Thánh Thần" hoặc "Ngôi Lời" (lấy từ tiếng Hy Lạp "Logos", nghĩa là âm thanh). "Khởi đầu là Ngôi Lời, Ngôi Lời cùng với Thượng Đế và Ngôi Lời là Thượng Đế." Sau khi Phật Thích Ca đắc đạo, Ngài cũng nói đến Âm Thanh này, gọi nó là "tiếng trống vô tử". Krishna so sánh Ngài với "âm thanh trong không khí". Mohammed nhận biết Âm Thanh này trong hang động tại Gare-Hira, khi Ngài thể nghiệm thấy tổng thiên thần Gabriel; và Lão Tử miêu tả Đạo là "Tiếng Vĩ Đại".

Ánh Sáng tâm linh cũng thể hiện một khía cạnh của sự Hiện Hữu Thiêng Liêng. Do đó các vị Đại Sư tru yền cả Ánh Sáng lẫn Âm Thanh siêu việt, như Thanh Hải Vô Thượng Sư giải thích: "Chúng ta giao tiếp với Thánh Linh này, là hiện thân của Ánh Sáng và Chấn Động Lực thiêng liêng, và bằng cách đó, chúng ta biết được Thượng Đế. Thật ra, nó không hẳn là một phương pháp, mà là lực lượng của Minh Sư. Nếu quý vị có lực này thì có thể tru yền nó được. Đây là một pháp siêu việt, mà ngôn ngữ không thể diễn đạt được. Dù có người tả nó cho quý vị nghe, quý vị cũng không nhận được Ánh Sáng và Chấn Động này, sự hòa bình và trí huệ bên trong. Tất cả đều được truyền trong im lặng, và quý vị sẽ gặp những vị Minh Sư ngày xưa như Chúa Giê Su hoặc Đức Phật. Quý vị sẽ nhận được tất cả những gì cần thiết để theo bước chân các Ngài, và từ từ, quý vị sẽ trở nên giống như Chúa và đồng một thể với Thượng Đế."

Trong gần mười năm, thông điệp cổ xưa về môn thiền Quán Âm này đã lan tràn tới nhiều quốc gia trên thế giới. Những bài thuyết pháp và những buổi nói chuyện thân mật của Thanh Hải Vô Thượng Sư đã được ghi lại thành sách, băng thâu âm, thâu hình với nhiều ngôn ngữ, và hàng trăm ngàn người thuộc mọi tín ngưỡng đã được truyền pháp. Thanh Hải Vô Thượng Sư nhận truyền Tâm Ấn cho tất cả những ai thành tâm cầu đạo. Những buổi thuyết pháp ngoài công chúng, cũng như truyền Tâm Ấn, luôn luôn miễn phí. Những người cầu đạo phải đồng ý suốt đời gìn giữ đạo đức căn bản, kể cả việc trường chay có sữa hoặc không sữa. Ngài đài thọ cho sứ mệnh của Ngài với những nguồn lợi từ việc bán tranh ảnh nghệ thuật màu sắc, y phục thời trang thanh nhã và những kiểu nữ trang mỹ miều. Tất cả đã được triển lãm một cách quốc tế và được ca ngợi.

Tốc độ làm việc nhanh chóng của Thanh Hải Vô Thượng Sư trong sứ mệnh hy sinh vô cùng quan trọng này hãy còn tiếp tục tới ngày nay và nhờ hồng ân của Thượng Đế, sẽ tiếp tục dài lâu trong tương lai. Công việc của Ngài sẽ giúp cho nhiều chúng sinh có cơ hội câu thông với một vị Minh Sư hoàn toàn khai ngộ và cao quý nhất. Ngài thường nói rằng sự câu thông này có lẽ triệu năm mới có một lần, vì vậy đương nhiên, Ngài tiếp nhận tất cả những ai cảm thấy thời điểm của họ cuối cùng đã đến.