Đức Tin Vô Giá

Thanh Hải Vô Thượng Sư kể tại Tây Hồ, Formosa
Ngày 1 tháng 1, 1995 (Nguyên văn tiếng Trung Hoa)



Tựa đề của câu chuyện này là "Guru Bhakti". Guru, tiếng Phạn, có nghĩa là Minh Sư, một vị Thầy khai ngộ. Bhakti có nghĩa là sùng bái, tuyệt đối nghe lời Minh Sư, chỉ nghĩ đến vị đó và cống hiến tất cả thân khẩu ý cho Ngài. Bất kỳ vị Thầy hay Minh Sư Khai Ngộ răn bảo gì, chúng ta chỉ một lòng nghe theo, không hề tranh cãi. Đó được gọi là "Guru Bhakti" trong tiếng Phạn.

Thuở xưa thật xưa, có một người thành tâm cầu đạo. Mỗi lần nghe nói có một vị Minh Sư vĩ đại nào đang thuyết pháp hoặc một người đạo đức nào đang giảng dạy, ông liền đến chỗ đó với vợ. Ông học được từ những giảng sư rằng một người phải được sự gia trì của một vị Minh Sư Khai Ngộ thì mới đạt được Chân Lý hay quả vị thánh nhân, và trở thành đồng nhất thể với Thượng Đế. Nên ông b¡t đầu đi tìm một vị Minh Sư toàn hảo. Ông đi đến nhiều nơi, gặp hết Minh Sư này đến Minh sư khác, nhưng lúc nào cũng tìm thấy khuyết điểm làm họ không được toàn hảo theo con m¡t của ông. Do đó, ông không thể nào tìm ra được một vị Chân Sư.

Những Minh Sư đó không đủ tốt đối với ông bởi vì trong đầu ông có những quan niệm sai lầm. Ông đọc qua quá nhiều sách vở, bao gồm tất cả các kinh điển khiến cho ông vô cùng ngạo mạn, lúc nào cũng để ý tìm tòi những khuyết điểm nơi người khác. Chẳng hạn, ông không hài lòng khi thấy một Minh Sư rất khai ngộ nhưng lại mù chữ, không biết đọc và không biết nhiều về kinh sách. Vị Minh Sư nào không tranh luận nỗi với ông hay không biết một đoạn kinh nào được trích ra từ quyển kinh nào, đều bị ông bỏ. Vì vậy ông không thể tìm được một vị Minh Sư Khai Ngộ. Nếu như chúng ta vẫn còn thái độ phê bình, chỉ trích và tư tưởng ngạo mạn này thì ch¡c ch¡n không thể nào chúng ta tìm ra được Tự Tánh của mình. Cho dù một vị Minh Sư Đ¡c Đạo có đứng trước m¡t đi nữa, chúng ta vẫn không trông thấy.

Một hôm ở nhà, ông cảm thấy rất bực bội và chán nản, nghĩ rằng mình không còn hy vọng tìm ra được một vị Minh Sư đủ giỏi để xứng với lòng sùng bái của mình. Khi vợ ông đến an ủi thì ông trút hết tất cả nỗi băn khoăn trong lòng. Ông nói rằng vì chưa tìm ra được một Minh Sư có khả năng giải thoát cho ông, nên ông rất lo mình sẽ chết mà chưa khai ngộ. Nhờ có đầu óc đơn thuần hơn và không được học nhiều như vậy, vợ ông an ủi nói: "Tại sao mình không vào rừng rồi ngồi thiền? Mình sẽ cầu nguyện, niệm danh hiệu của các vị thánh và Thượng Đế rồi xin Ngài gởi Minh Sư đến. Chúng ta sẽ tôn người đầu tiên Thượng Đế gởi đến làm Minh Sư của chúng ta." Không nghĩ ra cách nào hay hơn nên người chồng đành đồng ý. Ngày hôm sau họ đi vào rừng rồi ngồi bên một con đường mòn cầu nguyện.

Đúng lúc đó, một tên cướp đang tẩu thoát với đồ đạc quý giá vừa cướp được đi ngang. Hai vợ chồng lập tức chạy đến lạy trước mặt ông, nài nỉ xin cho họ làm đệ tử. (Cười) Họ khẩn cầu ông ta dạy cho họ cách thiền và gia trì cho mấy câu thần chú. Ở Ấn Độ, các Minh Sư hay những người tu hành cao thường hay để râu dài, mặc áo cà sa rồi ngồi ở đó để mọi người lạy bái như là đệ tử của họ. Mặc dù người Ấn Độ rất quen thuộc với các câu thần chú như "Ôm Ma Ni Bát Mê Hồng" hay "Nam... Nam... Nam", nhưng Minh Sư vẫn gia trì cho những câu thần chú này vào giờ phút cống hiến, làm câu chú của họ được linh ứng kể từ ngày đó trở đi. Điều này được gọi là gia trì thần chú. Mặc dầu họ vẫn niệm cùng một câu chú, nhưng hình như nó linh nghiệm hơn sau khi họ trở thành đệ tử của một Minh Sư. Cho nên, nhiều Minh Sư ở Ấn Độ làm lễ này.

Cặp vợ chồng ép buộc tên cướp làm thầy của họ, và như mọi người khác, họ cũng yêu cầu ông ta gia trì cho câu thần chú. Lúc đó, họ không biết ông ta là tên cướp. Không thể nào thoát khỏi hai người này, tên cướp vừa ngạc nhiên vừa sợ. Rồi hai vợ chồng kể cho ông nghe về sự thất bại của họ trong việc tìm kiếm một Minh Sư Khai Ngộ, nên họ nguyện ngồi trong rừng hôm đó và sẽ làm đệ tử của người đầu tiên bước chân đến. Họ giục tên cướp đừng bỏ chạy vì ông là Minh Sư của họ. Lời nói của họ động tới Thượng Đế Tánh tiềm ẩn sâu trong lòng tên cướp. Ông ta cảm thấy không thể gạt họ, nhưng khi cố gắng tiết lộ danh tánh, con người thật của mình thì cặp vợ chồng chẳng thèm nghe. Nếu ông ta từ chối không nhận họ làm đệ tử và dạy cho họ các câu thần chú linh thiêng thì ch¡c ch¡n họ sẽ không để ông đi. Họ không cần biết ông ta là ai, mà tin ch¡c rằng người này là Minh Sư của họ.

Lúc đầu, tên cướp hết sức cảm động, nhưng không lâu sau ông ta b¡t đầu sợ và hồi hộp. Nếu họ cứ bám như vầy thì ông sẽ bị vô cùng r¡c rối nếu cảnh sát b¡t được. Trong cơn tuyệt vọng muốn bỏ thoát, ông ta hứa sẽ dạy họ và bảo họ quỳ xuống. Cặp vợ chồng quỳ xuống lạy trong một nghi thức trang nghiêm sùng kính. Sau đó ông ta dặn họ: "Bây giờ quý vị ngồi ở đây, lấy hai tay bịt tai lại, nh¡m m¡t rồi ngồi yên. Nếu cử động thì Thượng Đế sẽ bỏ đi. Tiếp tục vị thế này và đừng đứng dậy nếu không có chỉ thị của ta. Thì quý vị ch¡c ch¡n sẽ thấy được Thượng Đế." Ông ta ra lệnh cho hai người làm như vậy để có thể bỏ đi, vì hai tay họ n¡m chặt hai chân của ông và từ chối không để ông đi..

Cặp vợ chồng biết ơn ngồi yên, ngoan ngoãn để hai tay lên tai. Cả ngày lẫn đêm, họ ngồi yên chỗ đó không ăn uống gì cả. Họ không dám cử động hay mở m¡t để nhìn xem thầy của mình còn đó hay không. Sau một hồi lâu, chân họ bị tê, thân thể bị đau, hai tay nhức nhối. Tuy nhiên, họ không có ý nghĩ gì khác ngoài lòng thành tâm muốn thấy được Thượng Đế. Họ tiếp tục ngồi ở đó với tất cả tấm lòng thành.

Thần Vishnu và Lakshmi vô cùng cảm động. Đối với người Ấn Độ, Vishnu là một trong những vị Thần hiển linh. Theo nghĩa âm dương thì Vishnu là dương còn Lakshmi là âm, tiêu biểu cho tấm lòng của nữ phái. Vô cùng xúc động, Lakshmi bèn yêu cầu Vishnu hiện ra cho cặp vợ chồng thấy. Cảm động trước tấm lòng thành của họ và thấy họ vẫn ngồi thật lâu, mặc dầu đã bị lừa gạt, Thần Vishnu xuất hiện. Cặp vợ chồng mừng rỡ nhưng không dám mở m¡t hay đứng dậy để cúng bái Ngài. Họ không dám làm gì cả vì thầy của họ bảo họ không được đứng dậy hay mở m¡t nếu không có sự cho phép của ông..

Thần Vishnu nói với họ: "Bây giờ hai người biết Ta đã đến, hai người có thể đứng lên và đừng khổ lụy nhiều nữa." Nhưng họ vẫn không dám đứng lên. Họ rất biết ơn Ngài đã đến thăm họ, nhưng không thể nào làm trái lại lời thầy để tuân theo lời của vị này. Thật xấu hổ! Tên cướp còn vĩ đại hơn cả Thượng Đế. (Cười) Thần Vishnu không thể chịu nỗi cảnh hai người bị khổ, bèn đến cung điện và hiện ra cho nhà vua thấy trong mơ. Vào lúc đó thì tên cướp đã bị cảnh sát b¡t bỏ vào nhà tù hoàng gia. Tội ông quá nghiêm trọng không thể nhốt trong nhà tù bình thường. Khi hiện ra cho nhà vua thấy trong giấc mơ, thần Vishnu chỉ thị nhà vua hãy thả tên cướp ngay lập tức. Tuy nhiên, nhà vua vì nghiệp chướng nặng nề và thường hay bị ám ảnh bởi những cơn ác mộng, tưởng đó chỉ là một giấc mơ xấu khác nên không để ý tới vị này. Thần Vishnu một lần nữa đến trong giấc mơ nhà vua, nhưng nhà vua vẫn không hiểu. Chỉ khi nằm mơ lần thứ ba, ông mới nhận thấy ch¡c là có điều gì đó không hay.

Trong khi ấy, Thần Vishnu cũng hiện ra trong giấc mơ của tên cướp và bảo hãy giải thoát cho cặp vợ chồng kia trong rừng ngay sau khi được phóng giam. Ngài bảo tên cướp là hai người vẫn còn ngồi bịt tai ở đó và nhiều ngày rồi mà vẫn chưa ăn một miếng gì hay uống một giọt nước nào cả. Họ s¡p chết và Thượng Đế không thể nào chịu nỗi. Khi nhà vua thả tên cướp ra sau giấc mơ lần thứ ba, tên cướp bèn chạy vội vào rừng như đã được dặn trong mơ. Ông ta ra lệnh cho cặp vợ chồng đứng dậy, mở m¡t ra, và bỏ tay ra khỏi tai. Vừa làm xong, cặp vợ chồng liền tỏ lòng biết ơn sâu xa đến người "thầy" của họ, vì nhờ ân điển của người này mà Thượng Đế đã hiện ra cho họ thấy. Nghe xong, tên cướp bèn kể cho họ nghe chuyện anh gặp Thượng Đế trong mơ.

Bỗng nhiên, họ nghe một giọng nói từ trên trời nói với họ: "Ta rất cảm động và sung sướng trước tấm lòng cống hiến tuyệt đối của nhà ngươi đối với thầy mà không hề có một dấu vết nghi ngờ nào cả. Ta hứa sẽ đến gặp ngươi một lần nữa. Kể từ nay trở đi, các ngươi sẽ tiếp tục niệm Hồng Danh, thờ Thượng Đế và ngồi thiền hai tiếng rưỡi mỗi ngày. Đừng quên ăn chay và giữ ngũ giới một cách chặt chẽ. Ch¡c ch¡n Ta sẽ đưa nhà ngươi đến bờ giải thoát sau khi chết." Kể từ hôm đó, tên cướp chuyển sang một chương khác của cuộc đời và cùng tu hành với cặp vợ chồng đó. Hay quá! (Vỗ tay)

Có một lời bàn trong cuốn sách nói rằng: "Khi chúng ta thật sự tin tưởng vào một vị Minh Sư, cho dù người đó không phải là Minh Sư Khai Ngộ thật đi nữa, nó vẫn kiến hiệu. Tuy nhiên, nếu có một đức tin như vậy đối với một tên cướp thì ch¡c ch¡n có nghĩa là vị Minh Sư của chính mình đã đến, trí huệ của chúng ta đã mở và chúng ta không còn kỳ thị người khác nữa. Như vậy, ch¡c ch¡n chúng ta sẽ đạt được kết quả, nhưng không phải vì Minh Sư hay vì pháp môn." Đó là người Ấn Độ nghĩ như vậy. Nhưng đừng quên là Thần Vishnu này chỉ ở cảnh giới thứ hai mà thôi. Thấy được Thượng Đế cao nhất không phải là chuyện dễ. Cho dù như vậy đi nữa, đối với một người bình thường, thấy được vị Thần của cảnh giới thứ hai ngay sau khi tôn một tên cướp làm thầy là một chuyện vô cùng phi thường!

Lòng tin của quý vị nơi tôi đã làm cho tôi vô cùng cảm động, và tôi cũng sẽ cầu Thượng Đế giúp đỡ quý vị. Quý vị ch¡c ch¡n sẽ được giải thoát sau khi chết. (Vỗ tay) Điểm chính yếu là quý vị nên thiền tinh tấn và có lòng tin vững ch¡c, quên tôi là một con người, thì quý vị ch¡c ch¡n sẽ có thành quả tu hành. Khi quý vị thực sự có đức tin và lòng sùng kính vào một Minh Sư thì ngay Thượng Đế cũng đến. Khi ngồi thiền, quý vị sẽ thấy được Hào Quang rực rỡ và nghe được âm nhạc thiên đàng. Quý vị sẽ có nhiều sự linh ứng. Điều này cho thấy có đức tin là đủ; không cần biết Minh Sư tốt hay không. Tôi tốt hay không thì khi chết quý vị sẽ biết.