Phần 3

Chu Linh ra nhà xí, mẹ cô cũng bám theo. Bà hỏi đủ mọi thứ, hỏi đứa bé trong bụng cô là con ai. Tiếng hỏi đó như đàn ong mật bay quanh đầu cô, tránh không được mà đuổi cũng không đi. Câu hỏi như roi tre mảnh, không ngừng quật vào tay, lưng và đùi cộ Chu Linh cảm thấy khắp người căng cứng, không còn một chỗ nào thoải mái.

Chu Linh sợ phải nói. Cô nghĩ nếu được câm như Thái Ngọc Trân thì mẹ cô sẽ thôi, không tra hỏi nữa. Câm thì có thể thuận theo tự nhiên, không có trách nhiệm phải nói.

Dương Phượng Trì giơ một cái áo trẻ con, hỏi Chu Linh có thấy đẹp không. Chu Linh không đáp, mẹ cô bảo:

- Một đứa trẻ tốt tươi như thế, sao con nỡ phá thai? Mẹ sờ một cái mà sờ ngay được mũi của nó, cả cằm và chân, lại còn cả chim của nó nữa. Chỉ cần con nói tay đàn ông đó là ai thì cha mẹ bắt nó phải cưới con!

Bà Dương Phượng Trì đã chọn sách lược ngược hẳn với ý con. Bây giờ cả đến trẻ con cũng biết Chu Linh mang thai. Cô không dám ra khỏi cửa. Tan buổi học sáng, có mấy đứa học trò đi ngang qua nhà họ Chụ Bọn chúng bám vào những chỗ hở trên cánh cửa nhòm trộm Chu Linh ở trong đó. Chúng thấy cô như con gấu bị nhốt trong lồng, đi đi lại lại bồn chồn chẳng yên. Bọn chúng lấy làm vui thích được nhòm trộm cuộc sống của người khác qua khe cửa, quên cả về nhà ăn cơm trưa. Cho đến khi Gia Khoan và Ngọc Trân đi qua nhà họ Chu, bọn chúng mới chợt nhớ là phải về nhà.

Hễ có gì vui là bọn học trò lại muốn giở một trò gì đấy. Khi chúng nhìn thấy Gia Khoan, chúng lập tức vây lấy anh hò hét:

Vương Gia Khoan, đại lưu manh,

Làm người ta chửa chối sao đành!

Thái Ngọc Trân thấy bọn học trò vừa hò hét vừa nhảy nhót, những lời thô bỉ như gạch đá, như giầy rách ném vào người anh. Còn anh lại cười với bọn chúng và nhảy với chúng theo nhịp hò, bởi anh chẳng nghe thấy gì cho nên những lời lẽ ô nhục đó không hề làm thương tổn đến anh. Bọn học trò càng hò càng hăng, Gia Khoan càng nhảy càng phấn chấn, mặt anh đã lấm tấm mồ hôi. Thái NgọcTrân không nhịn được nữa, vung nắm đấm với bọn trẻ. Chúng bị cô đuổi ra xa, Gia Khoan mới cùng cô trở về nhà. Họ vừa đi được mấy bước, bọn học trò lại kéo đến. Chúng gào lên:

Thái Ngọc Trân là cô câm,

Cùng anh chàng điếc vui sắt cầm.

Đẻ ra thằng con vừa điếc lại vừa câm!

Thái Ngọc Trân quay lại đuổi theo thằng bé đầu têu, cô đuổi được mấy bước thì vấp phải hòn đá ngã lăn ra đất. Mũi cô đập vào đá chảy máu. Cô bò dậy trên đất, miệng quát lũ học trò nhưng không thành tiếng nói.

Đến mùa đông, Chu Linh tự giải phóng mình ra khỏi nhà. Cô mặc áo bông màu tươi tắn, trông càng tròn trục hơn hồi trước. Cô đến chơi mọi nhà, gặp ai cũng khoe mình sắp cưới. Họ hỏi cô cưới ai, cô đáp lấy Vương Gia Khoan. Có người hỏi:

- Vương Gia Khoan lấy Thái Ngọc Trân cơ mà?

Chu Linh đáp:

- Đấy là sống chung, không phải cưới. Họ không có cơ sở tình yêu, sao gọi là cưới được?

Hoa đào của thôn chỉ trong một đêm đã nở rộ, đỏ như máu, nhìn màu đỏ ấy mà như ngửi thấy mùi máu. Hoa đào năm nay sao nở sớm làm vậy? Chưa đến Tết đã nở bung.

Tay phó nháy quanh năm chụp ảnh ở vùng núi này là Triệu Khai ứng vào nhà Vương Lão Bính hỏi ông có chụp ảnh không. Ông cụ hỏi:

- Nghe giọng bác, có phải bác là ông phó Triệu chăng? Bác đã đến đấy à? Bao giờ trước Tết mấy ngày, bác cũng đến thôn chúng tôi bao giờ cũng đúng hẹn. Bác hỏi tôi có chụp ảnh không à? Bây giờ chụp ảnh còn để làm gì nữa? Mùa đông năm ngoái tôi còn nhìn thấy bác, mùa đông năm nay tôi không nhìn thấy bác được nữa, có chụp cũng phí đi. Bác đi tìm bọn trẻ mà chụp. Thằng Cu Đen, thằng Cẩu Tử và con Chu Linh, năm nào chúng cũng chụp đến mấy kiểu. Bác phó, bác ngồi chơi đã, tôi chỉ mải nói, quên cả mời bác ngồi chơi. Bác Triệu, bác đi đấy à? Sao bác không ngồi một lát đã?

Khi Vương Lão Bính vẫn còn mải nói thì Triệu Khai ứng đã đi rõ xa rồi. Đi theo ông ta là một lũ trẻ con và những người đã thay quần áo mới, chuẩn bị chụp ảnh.

Hoa đào dường như chuyên nở cho Chu Linh. Cô dẫn Triệu Khai ứng đi quanh quẩn trong rừng đào, những cánh đào màu hồng lả tả rơi xuống tóc và áo bông cô như tuyết. Mặt cô hồng hào hẳn lên vì vui sướng, chẳng khác nào được hoa đào nhuộm đỏ. Triệu Khai ứng bảo:

- Chu Linh, cô đứng cho ngay ngắn đi, cái máy ảnh này chụp được cả hơi thở của cô kia đấy!

Chu Linh đáp:

- Bác Triệu ơi, bác cứ chụp thoa? thích, cháu chụp cả mấy chục kiểu, chụp hết một cuộn phim mới thôi.

Nụ cười khác lạ cùng khuôn mặt hồng hào của Chu Linh in dấu lên cây đào năm ấy, sau này hễ nhìn đến hoa đào là người làng lại nhớ đến cô.

Chụp xong ảnh, Chu Linh đi tới nhà Gia Khoan. Từ sau đêm nước mưa rót xuống nhà cô đến nay, đây là lần đầu tiên cô bước qua cổng nhà họ Vương. Cô tỏ ra mệt mỏi, vừa bước vào cửa là nằm dài trên giường của Gia Khoan. Cô ngủ thoải mái trên giường anh chẳng khác gì ngủ trên giường nhà mình. Chỉ một lát sau khi ngả xuống, Ngọc Trân đã nghe thấy tiếng cô ngáy.

Ngọc Trân không chịu nổi tiếng ngáy của Chu Linh, lay cô ta dậy. Cô ta xua tay, Chu Linh nhìn thấy tay cô từ phía giường xua ra ngoài cửa, tỏ ý đuổi cô này về. Chu Linh nói:

- Đây là giường của tôi, cô ở đâu đến thì trở về chỗ ấy đi!

Câu nói ấy không hề làm Ngọc Trân sợ. Ngọc Trân ngồi phịch xuống giường làm ván giường rung rinh, phát ra tiếng kẽo kẹt. Ngọc Trân muốn xua đuổi Chu Linh bằng tiếng động đó. Chu Linh muốn đánh bại Ngọc Trân bằng cách nói luôn miệng bởi Ngọc Trân nghe được nhưng không thể nói. Cô nói:

- Tôi mang thai con của Vương Gia Khoan đấy! Hai năm trước tôi đã ngủ với anh ấy rồi. Cô ở đâu đến chúng tôi không cần biết, chỉ biết cô không thể ở mãi đây được!

Ngọc Trân đứng lên khỏi giường, khóc và chạy đi, sau đó đẩy Gia Khoan vào phòng. Chu Linh nói:

- Gia Khoan, anh là người tử tế, anh biết rõ đứa con trong bụng tôi là con ai. Anh không bán rẻ tôi, nên hôm nay tôi đến để lạy anh đây.

Nói xong, Chu Linh gục đầu lạy trên giường. Thấy thế, Gia Khoan biết cô ta muốn ở lại nhà mình, nhưng cô đâu có ngờ mộng tưởng đẹp đẽ của cô lại tan vỡ ngay trong lúc này. Gia Khoan nói:

- Cô có con với Trương Phục Bảo, sao lại đến tìm tôi? Cô đi đi, cô không đi tôi sẽ nói cho mọi người biết.

Chu Linh vội nói:

- Tôi xin anh đừng nói, ngàn lần đừng để cho mẹ tôi biết. Thôi tôi đi chết đây để mọi người khỏi phải bận tâm.

Chu Linh rút chân ra khỏi chăn bông, bước xuống giường, cô quờ mãi mới tìm thấy giầy. Lời Gia Khoan như một liều linh đan thuốc quý phát sinh tác dụng ngay đối với cộ Cô thử đứng dậy, thử đến mấy lần mà không sao ưỡn thẳng được tấm thân nặng nề. Gia Khoan thuận tay đỡ cộ Chu Linh nói:

- Gia Khoan ạ, tôi bây giờ đã là người điếc, chẳng còn nghe thấy gì hết và cũng chẳng còn sợ ai nữa!

Câu nói lướt qua của Chu Linh ở nhà Gia Khoan đã khiến Ngọc Trân nhớ kỹ, đó là câu: “Thôi tôi đi chết đây để mọi người khỏi phải bận tâm!”.

Ngọc Trân trông thấy Chu Linh cầm một đoạn dây thừng đi vào rừng đào đằng sau thôn. Sắc chiều toa? xuống bốn phía, chút ráng còn lại vương trên đỉnh núi. Đoạn thừng trong tay Chu Linh cũng vương ráng đỏ, như được cả mặt trời gác núi lẫn hoa đào nhuộm đỏ. Thái Ngọc Trân nghĩ: “Ban ngày cô ta còn chụp ảnh ở đây mà chiều tối lại tìm cách chết ở đây!”.

Bất chợt Chu Linh ngoảnh đầu lại. Thấy Ngọc Trân đi theo, cô cúi xuống nhặt một hòn đá dưới đất ném vào Ngọc Trân, mắng:

- Mày chẳng khác gì con chó, đi theo tao làm gì? Có muốn ăn cứt không?

Nghe tiếng chửi mắng, Ngọc Trân lùi lại. Cô do dự giây lát rồi chạy tới nhà ông Chụ Ông Chu đang quét sân, bụi tung mù mịt, khiến ông như đóng khung trong một đám bụi đầy. Ngọc Trân đưa hai tay vòng qua cổ mình rồi lại chỉ tay lên xà nhà. Ông Chu không hiểu ý cô, cảm thấy cô vướng bận cho công việc của mình nên khó chịu ra mặt. Như bị ai cào cấu trong lòng, Ngọc Trân vơ vội đoạn thừng treo trên tường tròng vào cổ mình, nhón gót lên; trong giây lát, người dài hẳn ra. Ông Chu gắt:

- Mày muốn treo cổ à? Muốn treo cổ thì về nhà mà treo?

Nói xong, ông quật một chổi vào mông cô, quét cô ra khỏi cổng nhà họ Chu.

Chỉ chừng hút xong một tẩu thuốc, bà Dương Phượng Trì đi hết nhà này đến nhà khác gọi Chu Linh. Tiếng gọi gấp gáp của bà Chu làm Ngọc Trân thấy sốt ruột vô cùng. Tay cô chỉ vào rừng đào đằng sau thôn, lại luôn tay chỉ quanh cổ. Bấy giờ ông Chu mới liên hệ những động tác rối rắm này với những động tác vừa nãy và cảm thấy tình hình có gì đó không ổn.

Những ánh đuốc như sao sa tiến vào trong núi, mọi người gọi to tên Chu Linh. Mãi đến sáng ngày thứ năm, như thường lệ Trương Phục Bảo ra giếng nước cạnh trường học lấy nước. Gầu múc nước va phải vật gì nổi lập lờ, mùi hôi thối thoang thoảng trên mặt giếng. Trương Phục Bảo về nhà lấy đèn pin soi xuống giếng và nhìn thấy xác Chu Linh. Lập tức ông ta buồn nôn mãi không thôi. Người trong thôn không ngại vất vả, họ thà đi xa hơn một chút gánh nước sông về ăn, còn cái giếng bên cạnh trường học này chỉ có gia đình Trương Phục Bảo sử dụng. Chu Linh chết đã năm ngày, gia đình ông ta cũng ăn năm ngày thứ nước thối đó.

Sáng hôm ấy nhà trường nghỉ dạy. Mấy ngày liền sau đó, Trương Phục Bảo vẫn bị xác chết ám ảnh, học sinh thấy thầy giáo vừa giảng bài vừa nôn oẹ, còn vợ thầy là cô giáo Diệu Dục Bình thì nôn đến mật xanh mật vàng. Cô giáo yếu đến nỗi không lên nổi bục giảng bài.

Sang xuân, Triệu Khai ứng mới đem ảnh chụp trước Tết trả cho người trong thôn. Ông ta cầm ảnh Chu Linh đến nhà mẹ cô đòi tiền. Bà Dương Phượng Trì nói:

- Chu Linh chết rồi, ông đi tìm nó mà đòi tiền.

Ông phó nháy vấp phải đinh, đang định bỏ ảnh Chu Linh vào lửa đốt hết thì Gia Khoan đi qua giật lại được. Anh bảo:

- Ông để ảnh ấy cho tôi, tôi trả tiền, tôi muốn giữ lại toàn bộ số ảnh.

*

Có một thứ tiếng gì rất lạ lăn qua lăn lại trên nóc nhà tựa như tiếng gió hú, lại như tiếng chuột chạy trên mái ngói. Bao giờ cũng tới lúc đêm khuya, người vắng, tiếng đó mới vang lên, Ngọc Trân bị tiếng đó làm cho không yên đến mấy ngày. Cô rất muốn leo thang lên mái nhà xem rốt cuộc đó là thứ tiếng gì, nhưng trong đêm tối nhập nhoạng, cô lại thấy sợ những tiếng động làm cô không yên đó.

Ban ngày, cô trèo lên cây đào đằng sau nhà xem xét rất kỹ mái nhà. Cô chỉ nhìn thấy mái ngói xám đen xô lệch, còn ngoài nắng ra, trên mái ngói chẳng có gì. Thấy thế, cô nghĩ đêm nay tiếng động đó sẽ không còn nữa, nhưng đến đêm, tiếng động đó lại đến, nó đánh thức cô đúng lúc cô thiu thiu sắp ngủ. Cô không cam chịu, thức suốt đêm cho đến lúc trời sáng. Một lần nữa, cô lại trèo lên cây đào. Hết lần này đến lần khác, cô dường như đếm khắp số ngói trên mái nhưng chẳng phát hiện được gì. Cô nghĩ, phải chăng tai mình có vấn đề?

Cùng lúc, Vương Lão Bính cũng bị tiếng động đó quấy rầy. Phản ứng thích hợp của ông đối với tiếng động làm ông khó ngủ là ngồi trên giường hút thuốc cả đêm và không ngừng đi tiểu vào thùng nước tiểu. Ông cảm thấy tiếng đó như lưỡi cưa, cưa vào óc ông. Ông nghĩ nếu ông không ngủ được thì có khi phát điên lên mất. Vừa nghĩ như thế ông vừa bình tâm nằm xuống, nhưng chỉ được một lát, ông lại ngồi dậy. Ông lần tìm chiếc đèn dầu ở đầu giường nhưng ông lại gạt nó rơi xuống đất. Tiếng đèn vỡ đuổi được thanh âm kỳ quái đó đi, nhưng sau một vòng, nó lập tức trở lại bên tai ông. Ông nghĩ phải tạo ra tiếng động để đuổi tiếng động, bèn luôn tay gõ ống điếu vào thân giường. Như một con chim gõ kiến cần cù, ông càng làm cho Ngọc Trân không sao ngủ được.

Rồi tiếng chim gõ kiến im bặt, Vương Lão Bính bắt đầu thay đổi sách lược bằng cách nói huyên thuyên, không có gì để nói cũng nặn ra mà nói. Ngọc Trân thấy bố chồng dần dần ngủ thiếp đi, tiếng ngáy thay thế tiếng nói. Nghe tiếng ngáy, Ngọc Trân như người đói lâu ngày bỗng nhiên ngửi thấy mùi cơm thơm.

Nhưng tiếng động trên mái nhà vẫn không hết hẳn, Ngọc Trân cầm đèn pin soi lên mái. Cô nhìn thấy đầu cột và rui mè đỡ ngói, nhưng không thấy vật phát ra tiếng động. Rồi tiếng động trên mái ngói chuyển xuống đất, dường như nấp trong hòm tủ. Cô mở hết cửa tủ, nắp hòm ra xem, chẳng thấy gì ở trong đó. Tiếng cô lật hòm, mở tủ làm kinh động Vương Lão Bính vừa mới chợp mắt. Ông già mắng:

- Muốn chết đấy à? Mãi tao mới chợp được mắt, mày lại đánh thức dậy thế?

Tiếp đó, khắp nhà im ắng lạ thường, Ngọc Trân nhón chân nhón tay, không dám làm gì phát ra tiếng động nữa. Lát sau, cô nghe tiếng bố chồng gọi:

- Con ơi vào đây đỡ bố dậy, chúng ta phải đi tìm xem tiếng động nấp ở chỗ nào.

Ngọc Trân lay Gia Khoan, anh trở mình nhưng lại ngủ tiếp. Cô lấy hết can đảm đi đến giường Vương Lão Bính, kéo ông đứng lên đi ra cổng. Đêm, gió rất to.

Họ đứng trước cổng lắng nghe một hồi, tiếng động kỳ quặc kỳ quái kia dường như từ sau nhà đưa lại. Họ đi ra sau nhà, bước vào cả rừng đào đằng sau núi. Ngọc Trân nhìn thấy Dương Phượng Trì quỳ dưới gốc một cây đào, tay cầm que gõ vào chiếc chậu sứ úp sấp, làm phát ra tiếng vang lan toả. Đèn pin chiếu vào người mà bà ta vẫn như không hề hay biết. Hai mắt nhắm, mồm lẩm bẩm, Ngọc Trân và Vương Lão Bính nghe ra bà ta đang chửi rủa Gia Khoan, bảo anh đã hại Chu Linh, khiến cô phải chết, vậy anh cũng không được chết yên chết lành, cả nhà anh sẽ chết tiệt giống….

Ngọc Trân nhằm vào cái chậu sứ đá mạnh một phát, cái chậu bay đi khá xạ Dương Phượng Trì mở mắt ra thấy ánh đèn sáng, sợ quá vừa bò vừa lăn ra khỏi rừng đào. Vương Lão Bính nói:

- Mụ này điên rồi. Bây giờ người chết không nói được, mụ ta lại đổ cứt lên người Gia Khoan. Chúng ta tuy nghèo đói nhưng không chết vì nghèo đói được mà có khi lại chết vì những thứ bẩn thỉu đó. Chúng ta phải dọn nhà thôi, ở càng xa họ càng tốt…