Trí huệ chỉ thích hợp với đúng hoàn cảnh

Thanh Hải Vô Thượng Sư khai thị , Thiền Tam tại Formosa ,
ngày 2 tháng 6 , 1995 (nguyên văn tiếng Trung Hoa)
Băng thâu hình số 475


Thuở xưa tại Âu Lạc có một vị vua hung bạo và kiêu ngạo . Nhà vua rất ghét một vị quan trong triều . Vị quan là người chánh trực , thường khuyên can nhà vua bằng lời thẳng thắn , vì vậy nhà vua càng không thích ông !

Một hôm , vị bạo chúa và văn võ bá quan ngồi thuyền rồng ra biển du ngoạn . Những nịnh thần tìm đủ cách để tâng bốc nhà vua . Họ rất ghét vị quan chánh trực , nên tìm cách chế diễu và nói nhiều câu mai mỉa . Cuối cùng , nhà vua cũng không chịu nổi vị trung thần , nên hỏi ông : “Trẫm nghe nói khanh là bậc học giả , vậy khanh phải biết nhiệm vụ của một người dân là gì”. Vị quan chánh trực trả lời : “Phải trung quân ái quốc , ai cũng biết điều này , không cần phải là học giả”.

Nghe những lời này , vị bạo chúa càng bực tức . Nên ông tiếp tục hỏi : “Giả sử khanh là trung thần . Ðiều này có nghĩa là nếu vua bắt khanh phải chết , thì khanh sẽ chết hay sao ?” Nhà vua lập bẫy để hại vị quan . Vị trung thần lập tức trả lời : “Ðúng vậy , thưa bệ hạ !” Vị bạo chúa liền nói : “Vậy trẫm ra lệnh cho khanh phải chết ! Hãy nhảy xuống biển tự vận !” Kết quả là , vị trung thần liền nhảy xuống biển .

Vị quan này có nghiêm trọng hơn Khuất Nguyên* không ? (Thính chúng đáp : “Có”) Không ! Chuyện vô lý ! Tại sao lại phải chết ? (Sư Phụ cười)

Rồi tất cả văn võ bá quan trên tàu bắt đầu khóc , cố gắng nhỏ vài giọt nước mắt cá sấu : “Thật đáng thương ! Trời ơi ! Một người thật tốt , lại chết đi ! Hỡi ôi !” (Sư Phụ và mọi người cười) Mọi người khóc lóc náo loạn . Họ ném vài bó hoa nhựa xuống biển để tống biệt vị trung thần .

Có lẽ vị trung thần nghe được tiếng khóc thương tâm của mọi người , nên ông từ dưới nước nổi lên . (Sư Phụ và mọi người cười) Có lẽ ông chưa muốn chết . Ông leo lên thuyền , toàn thân ướt như chuột lột . Nhà vua hỏi : “Ô , khanh chưa chết sao ?” Ông nói : “Hạ thần lẽ ra đã chết rồi , Nhưng khi chìm xuống dưới , hạ thần gặp Khuất Nguyên”. Nhà vua hỏi : “Thật à ? Tại sao Khuất Nguyên ở dưới đó được ?” Vị quan nói : “Phải ! Khuất Nguyên trước kia đã chết tại đây . Cả đại dương đều là của ông ! (Sư Phụ cười) Linh hồn ông đi khắp nơi . Ông biết khi hạ thần rơi xuống , nên liền đến gặp hạ thần . Ông chuyện trò với hạ thần một lúc , rồi bảo hạ thần đi lên”.

Nhà vua hỏi : “Tại sao ông ta lại bảo khanh đi lên ? Trẫm ra lệnh cho khanh chết . Tại sao ông ta bảo khanh đi lên ?” Vị quan nói : “Khuất Nguyên mắng hạ thần hết lời . Ông nói thần rất ngu xuẩn . Khi còn tại thế , Khuất Nguyên gặp phải một vị hôn quân , nên ông phải tự vận . Nhưng giờ thần có được vị vua tốt , vậy tại sao lại tự vận ? (Sư Phụ và mọi người cười và vỗ tay). Thần cảm thấy ông la mắng rất có lý . Thần không thể chết được , nên phải lên đây !”

Quý vị nghe chứ ? Câu chuyện kết thúc rất hay . Nếu ông ta chết , tôi sẽ đánh cho ông một trận ! (Sư Phụ cười) Tôi sẽ không giúp ông giải thoát !

Ðây là một câu chuyện có thật của Âu Lạc . Có thể là quan Âu Lạc thông minh hơn một chút . (Sư Phụ cười) Họ biết cách tự bảo vệ mình và khuyên can nhà vua . Không cần phải dùng cách nghiêm trọng ! Có biết bao nhiêu người trên thế giới . Nếu không khuyên được một vị vua , tại sao phải chết ? Có thể trong một thời gian ngắn , ông vua cũng sẽ chết . (Sư Phụ cười) Nếu có thể chờ sau khi ông ta chết , quý vị có thể phụng sự một vị vua khác . Quý vị nên dâng hiến tài năng , óc thông minh và trí huệ của mình để phụng sự quốc gia , không phải chỉ dành cho một ông vua .

Nếu nhà vua là minh vương , chúng ta phụng sự , kính trọng , và cống hiến tất cả tài năng cho ngài . Nếu nhà vua không tốt , chúng ta nên giữ tài năng và trí huệ mà Thượng Ðế cho mình , bởi vì chính Thượng Ðế cho chúng ta tài năng và trí huệ , không phải là nhà vua . Thượng Ðế cho chúng ta tài năng và trí huệ để phụng sự quốc gia và thế giới . Nếu một vị vua không biết dùng người , chúng ta có thể chờ đợi , tìm một người khác .

Mục đích chính của chúng ta là phụng sự quốc gia , phụng sự nhân dân , giúp dân chúng sống an lạc và hạnh phúc , không phải là phụng sự một vị vua , và để cho ông vua xét xử mình . Thí dụ như , chúng ta có con công xinh đẹp , rồi chúng ta bắt nó phải miễn cưỡng lấy một con cóc . Nhưng con cóc cho rằng công không đẹp , không muốn lấy con công . Vậy chúng ta có nên buồn bã và giết con công chăng ? Có nên không ? (Mọi người đáp : “Không”) Ðiều này vô nghĩa ! Cho nên không cần biết là chúng ta làm gì , nếu chúng ta làm sai thời hay sai hoàn cảnh , đều là vô dụng . Ðây là trí huệ . Nếu quý vị là người rất thông minh , nhưng làm việc khinh suất , như vậy cũng không tốt !


* Khuất Nguyên (340-278 trước Công nguyên) là trung thần nước Sở . Ông tự vẫn để chống đối sự tham ô của thời đại . Cái chết của ông được kỷ niệm vào ngày Tết Ðoan Ngọ .