Hồi 56 - Chùa Thiếu Lâm Xảy Chuyện Bất Ngờ


Chốn này ở ngay bên ngoài cổng lớn Thiếu Lâm. Những chuyện thị phi, những điều khúc triết xảy ra tại đây, đã có phương trượng cùng các vị cao tăng chùa này phán xét. Nếu chúng ta thiện tiện động thủ thì tỏ ra mình không biết tôn trọng phái Thiếu Lâm.


Bao Bất Ðồng thấy Ðặng đại ca nói đúng lý, nghĩ thầm:


- Mình mà ra tay đáng người ngay ở cổng chùa Thiếu Lâm hòng có khác gì: "Múa rìu qua mắt thợ, đánh trống qua cửa nhà sấm"và không khỏi có sự hiềm nghi là đã coi thường phái Thiếu Lâm, hơn nữa phái này có sẵn thành kiến coi "Cô Tô Mộ Dung" mình vào hạng tàn ác lại hay sanh sự. Xem chừng tên đệ tử yêu nghiệt phái Tinh Tú kia cũng chẳn có bản lĩnh gì đáng kể mà phải lo hắn trốn thoát. Hơn nữa Ðinh Xuân Thu mặt mũi hồng hào như trẻ nít, mà tóc bạc phơ khác nào một vị thần tiên. Lão có khi độ dung nhan, rõ ra một vị cao nhân đắc đạo. Tuy thấy Du Thản Chi gọi mà lão vẫn thản nhiên như không, mặt mày chính khí. Cứ trông nét mặt cùng cử chỉ kiên quyết của lão không phải là nhân vật phái Tinh Tú. Mặc khác Mộ Dung Công Tử đến đâu là muốn mưu đồ công chuyện lớn lao, mình cũng nên chắc nhặt những chi tiết nhỏ nhen.


Bao Bất Ðồng nghĩ đến đại sự, đành nén giận cho khỏi lỡ việc, rồi từ từ hạ tay xuống. úc đó Công Dã Càn đã đỡ Phong Bá Ác ngồi dậy và thấy gã toàn thân run bắn lên hai hàm răng dập vào nhaucầm cập, tựa hồ như người ngã vào biển tuyết.

Phong Bá Ác vốn là người hiếu thắng, từng trải bách chiến, bị thương không biết bao nhiêu lần, gã vẫn mạnh dạn chịu đựng.


Một nhà sư đứng bên đáp:


- Vâng.


Huyền Nạn Ðại sư giữ địa vị cao cả tại chùa Thiếu Lâm. Trong chùa có rất nhiều hạng người thì biết hết thế nào được. Ðặc biệt Du Thản Chi hình thù cổ quái nên đại sư mới nhớ mà thôi, nhưng cũng không nhớ rõ gã có phận sự gì trong chùa.


Ðang lúc hỗn loạn bỗng nghe có tiếng vó ngựa "lộp cộp" đang lên núi.

Công Dã Càn lộ vẻ mừng rỡ la lên:


- Chắc công tử đến rồi?


Y ngó thấy con ngựa màu xanh phớt thì lại xịu mặt xuống. Các nhà sư Thiếu Lâm nghe tiếng y la"chắc là công tủ"đều tưởng Mộ Dung Phục nên đưa mắt nhìn ra.

Khi ngựa gần đến nơi thì người cỡi lại là một nữ lang.


Nữ lang này người mảnh dẽ phong tư yểu điệu mặc áo lụa màu lục.

Nàng vừa trông thấy mọi người đã vội vàng xuống ngựa hất hàm hỏi ngay:


- Tam ca ơi! A Châu tỉ nương có ở đây không?


Nữ lang này là thị tỳ của Mộ Dung Phục tên gọi A Bích, chủ nhân toà nhà Cầm Vân Tiểu Trúc. Ngày nọ A Châu cải trang vào chùa Thiếu Lâm lấy kinh sách, đã lâu không về.

A Bích rất nóng lòng hàng ngày thôi thúc Mộ Dung Phục đi tìm. Song chàng mắc nhiều việc trọng yếu, không muốn vì một gã thị tỳ điều động binh tướng đến chùa Thiếu Lâm tra xét.


Vụ này Mộ Dung Phục lần chần mãi cho đến ngày nay, và bây giờ một là chính chàng cũng lo đến sự an nguy của A Châu, hai là chàng bị A Bích thúc giục không thể khất lần mãi được, đành phải dẫn bọn thuộc hạ lên chùa Thiếu Lâm"bái sơn."







Công Dã Càn không trả lời về việc A Châu, y hỏi lại bằng một giọng hốt hoảng:


- Công tử đâu? Công tử đâu?


A Bích dắt ngựa rảo bước đến trước quán Lương Ðình nói:


- Dọc đường công tử gặp một nhà sư đang đuổi theo một cô gái để hà hiếp. Công tử lấy làm bất bình muốn ra tay cứu vớt, liền sai tiểu Muội đến trước đây. Chắc công tử cũng sắp tới nơi.


Rồi nàng nhìn Phong Bá Ác:


- Ủa! Tứ ca! Tứ ca làm sao vậy?


Nàng buông dây cương trong tay xuống chạy đến bên Phong Bá Ác. Tóc nàng phủ một lớp sương trắng mỏng. Mớ tóc đen láy đột nhiên biến thành đầu bạc.


Nàng chìa tay ra muốn nắm lấy cổ tay Phong Bá Ác, Công Dã Càn vội giật tay nàng ra nói:


- Tứ đệ trúng chất kịch độc đường chạm vào người y. Bọn thủ hạ Mộ Dung Phục là Ðặng Bách Xuyên, Công Dã Càn, Bao Bất Ðồng, Phong Bá Ác, A Châu, A Bích. Sáu người này vẫn coi nhau như tình anh em.


A Bích nghe nói tứ ca bị trúng độc vừa khinh hãi vừa tức giận. Nàng trừng mắt nhìn các nhà sư Thiếu Lâm hỏi:


- Phải chăng các vị đại hòa thượng đã hại tứ gia! Mau lấy thuốc giải độc để cứu cho tứ ca tôi.


Công Dã Càn lắc đầu nói:


- Không phải mấy vị đây.


Bất thình lình tiếng chuông chùa boong boong khua nhộn lên. các nhà sư cả kinh thất sắc. Tiếng chuông đổ liên hồi ra chiều cấp bách.

Công Dã Càn cùng A Bích tuy không hiểu chuyện gì nhưng cũng đoán là trong chùa đã xảy ra cuộc diễn biến khẩn cấp.

Bỗng thấy hai nhà sư mặc áo tro từ cửa ngách trong chùa hốt hoảng chạy ra.

Khinh công hai nhà sư này vào hạng rầt thuần thục chớp mắt trước quán Lương Ðình.


Nhà sư chạy trước vừa trông thấy Huyền Nạn đại sư đã khom lưng bẩm:


- Bạch sư bá! Sau núi có kẻ địch lẻn vào. Huyền Thống sư bá bị thương rất nặng.


Huyền Nạn gật đầu hỏi:


- Chúng đến mấy người? Hình dạng thế nào?


Huyền Nạn đại sư lúc nào vẻ mặt cũng rất bình tĩnh mà nghe tin Huyền Thống bị thương không khỏi ngạc nhiên. Nguyên Huyền Thống về đường quyền chưởng đã đến mức siêu quần, là một trong những tay cao thủ vào bậc nhất chùa Thiếu Lâm. Kẻ địch dù có võ nghệ cao cường tới đâu cũng phải chiến đấu dai dẳng mới có thể đánh y bị thương được. Thế mà các sư vừa mới ra khỏi cửa chùa, ông đã bị thương ngay là nghĩa làm sao?


Nhà sư báo tin đáp:


- Tiểu điệt không hiểu bên địch có bao nhiêu người và chúng là ai?


Huyền Nạn nhíu cặp lông mày lại liếc mắt nhìn Công Dã Càn. Trong bụng đại sư yên trí là Mộ Dung ở Cô Tô dã sui người đến đột kích, mới đánh Huyền Thống được mau lẹ đến thế, và có lẻ chính Mộ Dung Phục đã ra tay.


Ðại sư lạnh lùng nói móc:


- Cái kế dương Ðông kích Tây gớm thật!


Công Dã Càn để hết tâm trí trông nom Phong Bá Ác, chẳng để ý gì câu nói xói của Huyển Nạn. Nhiều vị cao tăng chùa Thiếu Lâm ra quán Lương Ðình để nghêng tiếp Mộ Phục mà không thấy chàng đâu, đã sinh lòng ngờ vực. Khi nghe chuông chùa báo động, rồi được tin Huyền Thống bị trọng thương, mọi người từ từ dời chỗ bao vây bọn Công Dã Càn vào giữa.


Trong chùa Thiếu Lâm có biết bao nhiêu tay cao thủ, nên những nhà sư đã ra quán Lương Ðình không còn vội vã quay về cứu ứng.


Lát sau dứt tiếng chuông báo động, lại có một nhà sư trong chùa chạy ra bảo:


- Sau chùa có hai người lạ mặt xuất hiện. Một người tự xưng là họ Ðặng thủ hạ của nhà Mộ Dung ở Cô Tô, còn một người nữa cũng bị thương ngã lăn ra đất. Kẻ địch đã tẩu thoát không biết đi về phương nào.


Công Dã càn bực mình vội hỏi:


- Người bị thương là ai? Phải chăng là một hàn tử gầy nhom mặc áo hoàng bào không?


Nhà sư kia không trả lời câu Dã Càn hỏi, mắt lộ vẻ băn khoăn và lưu ý đề phòng coi y như là kẻ địch. Trông vẻ mặt nhà sư, Công Dã Càn cũng biết rõ người bị thương chính là Bao Bất Ðồng.

Công Dã Càn tuy rất nóng lòng, nhưng nghĩ đến tứ đệ bị thương nằm đây, không dám bỏ đi, y đành để tam đệ cho đại ca trông nom, chắc cũng không có điều gì đáng ngạc lắm.






Huyền Nạn thấy Công Dã Càn tuyệt không để ý gì đến chuyện kháng cự, còn A Bích chỉ là một thiếu nữ xinh đẹp yếu đuối, nước mắt ngắn nước mắt dài chẳng làm gì được ai, nhà sư chậm rãi hỏi:


- Mộ Dung Công Tử có đến không? Ðể chúng tôi chờ đây nghênh tiếp đại giá?


A Bích khép nép đáp:


- Công tử tiểu nữ giữa đường gặp một gã ác tăng hiếp đáp một cô gái yếu đuối, người còn đuổi theo gã để giải cứu cho nàng, không dám phiền các đại sư chờ lâu...


Huyền Nạn lộ vẻ không bằng lòng, nói:


- Các tăng sĩ bản tự vốn giữ thanh quy, có lý đâu lại đi hiếp tróc đàn bà con gái? Cô nương ăn nói hồ đồ. Có điều lão tăng thấy cô nương trẻ người non dạ, chẳng thèm chấp trách làm gì.


A Bích vội cãi:


- Ðúng là một nhà sư... có điều nhà sư này chưa chắc đã phải ở chùa Thiếu Lâm.


Huyền Nạn nói:


- Trong phạm vi mấy chục dặm núi Thiếu Thất, tất cả các tăng sĩ khu vực này đều có mối quan hệ với bổn tự, nếu không xuống tóc ở đây thì cũng thời thường trú ngụ. Hừ! Cô nương... Cô nương...


Huyền Nạn vốn nóng tính, toan cho nàng một bài học, nhưng thấy vẻ mặt A Bích khổ sở đáng thương không nỡ nặng lời, nên nói dỡ câu rồi ngưng bặt.


Trầm ngâm một lúc, đại sư ngờ Mộ Phục chẳng có ý gì tử tế với mình, liền nói:


- Xin mời ba vị cùng vào tệ tự nghĩ ngơi để chờ Mộ Dung Công Tử đến đây.


Câu này nhà sư có ý nói muốn giam giữ bọn Công Dã Càn. Nếu Dã Càn không nghe, thì phải đi đến cưỡng ép, còn A Bích cô nương thì chùa không tiên lưu giữ, để tùy ý cô đi đâu thì đi.


Không ngờ Công Dã Càn lại chịu ngay. Y nói:


- Chúng tôi chỉ e quấy nhiễu quý tự nhiều quá!



Rồi cuối xuống ẵm Phong Bá Ác vào lòng rảo bước đi vào phía cửa chùa.


A Bích vừa đi vừa hỏi dò nhà sư ra báo tin sau cùng:


- Ðại sư phụ ơi! Tam ca tiểu nữ bị thương có nặng lắm không? Người mặc áo hoàng bào chính là tam ca tiểu nữ đó. Y... y... bị thương thế nào? Có phải y bị các vị hòa thượng trong qúy tự đánh bị thương không? Các nhà sư rảo bước về chùa rồi, còn nhà sư này thấy có Huyền Nạn đi lên cũng không dám nói nhiều. Nhưng nghe A Bích ăn nói dịu dàng uyển chuyển y không nỡ bỏ qua, khẽ đáp:


- Thằng... Thí Chủ... vị thí chủ đó...


Y toan biểu "Thằng cha đó" nhưng nể mặt A Bích nên nói đổi lại "Vị thí chủ."


Ngừng một lát lại nói tiếp:


- Vị thí chủ đó không hiểu bị ai đánh, chứ không phải nhà chùa chúng tôi và cũng bị thương hệt như thí chủ này!


Y vừa nói vừa trỏ vào Phong Bá Ác.


Huyền Nạn rùng mình hỏi:


- Cả Huyền Thống sư đệ cũng bị rét run lên cầm cập phải không?


Nhà sư kia nói:


- Ðúng vậy.


Huyền Nạn đại sư rất lấy làm kỳ, trầm ngâm một lúc rồi lẩm bẫm:


- Tại sao lại cả ba người cùng bị thương giống nhau?


Nhà sư kia đáp:


- Huyền Thống sư bá da thịt lạnh toát, phương trượng đã đem kim cương chưởng lực để giúp dương khí cho người mà vẫn chưa khỏi.



Huyền Nạn nghe nhà sư nói đến bốn chữ "mà vẫn chưa khỏi" thật là một lối mập mờ, tỏ ra không muốn nói rõ chỗ một mình kém cõi trước mặt người ngoài. Ðáng lý ra phải nói là chẳng ăn thua gì thì mới đúng sự thật.

Huyền Nạn lại nhìn thấy tình trạng Phong Bá Ác ra chiều khổ cực, càng lo cho Huyền Thống sư đệ.

Ðại sư đột nhiên chì bàn chân xuống đất, băng người ra cửa trông tựa hồ một bóng dây đỏ bay qua.


Công Dã Càn rùng mình khen thầm:


- Thân pháp tuyệt dịêu.


Cả đoàn người vào đến phòng tiếp khác bên Ðại Hùng Bảo Ðiện.

Các nhà sư vẫn nhìn nhận bọn Công Dã Càn ba người đều là cừu địch, nên không ai tỏ vẻ niềm nở nhã nhặn, mà chỉ giữ thái độ quảng đại của môn phái lớn, cũng mời ngồi uống trà nhưng ra chiều lạnh nhạt.


Công Dã Càn hỏi ngay:


- Người anh em tại hạ bị thương hiện giờ ở đâu?


Bỗng thấy phía sau nhà có tiếng oang oang như tiếng chuông đồng của Ðặng Bách Xuyên đáp lại:


- Nhị đệ ta ở đây. Nhị đệ cũng bị người ta hạ độc thủ rồi ư?


Ðặng Bách Xuyên ẵm Bao Bất Ðồng chạy vào với vẻ mặt lo âu.

Bách Xuyên đặt Bao Bất Ðồng xuống ghế.

Công Dã Càn móc ba viên thuốc giải độc nhét vào miệng Bao Bất Ðồng.


Bao Bất Ðồng run như cầy sấy, hai hàm răng đập vào nhau lập cập, nói:


- Gã tiểu tử mặt sắt đó là thuộc hạ một phái tà đạo ghê gớm. Tiểu đệ... tiểu đệ...


Gã nói luôn ba tiếng "Tiểu đệ" rồi hàm răng đập lập cập không nói thêm được nữa.

A Bích lấy tấm khăn lau của mình ra lau mồ hôi trán cho vị nghĩa huynh. Nàng thấy những giọt mồ hôi chớt mắt đã đọng lại thành những hạt sương.


Giữa lúc A Bích đang hoảng hốt thì có bốn vị cao tăng ở hậu đường đi ra.

Vị đi dầu nhìn Ðặng Bách Xuyên nói:


- Ðặng thí chủ. Huyền Thống sư huynh ở tệ tự cũng bị gã đầu sắt đánh trọng thương. Tà thuật gã ghê gớm lắm.






Huyền Tử phương trượng nói:


- Xin hai vị thí chủ bị thương hãy uống trước mấy viẽn chính khí lục dương đan của bảo tự rồi lão tăng sẽ dùng thuần dương la hán công để trợ lực cho hai vị.


Ðặng Bách Xuyên nghe nói cả mừng, y biết rằng chính khí lục dương đan là một thứ linh đan hạng nhất, rất nổi tiếng khắp thiên hạ của chùa Thiếu Lâm chữa hàn độc hiệu nghiệm như thần. Y lại biết "Thuần dương la hán công" là một tuyệt kỹ của phái Thiếu Lâm. Người ta tu luyện môn này phải khởi đầu từ thuở nhỏ và phải cố công rèn luyện ít ra là từ bốn mươi năm trở lên mới hy vọng thành đạt đến mức thượng thặng. Nếu không phải là một vị cao tăng giữ luật thanh tu từ lúc xuất gia và tuyệt đối không gần nữ sắc bốn năm chục năm, thí không tài nào giữ được thân thể tráng kiện của tuổi trẻ cho đến lúc già. Y liền cùng Công Dã Càn khoanh tay tạ ơn.


Vị tăng này lấy ra hai viên thuốc lớn bằng mắt rồng và đỏ tươi như máu nhét vào miệng Bao Bất Ðồng và Phong Bá Ác.


Bốn vị lão tăng lại cha làm hai chỗ, hai vị phục thị cho một người đặt bàn tay vào ngực và bụng Bao bất Ðồng cùng Phong Bá Ác rồi vận nội lực thúc đẩy khí thuần dương trong mình vào người hai gã.


Trong khoảng thời gian chừng ăn xong bửa cơm. Bao Bất Ðồng cùng Phong Bá Ác mới hết run, nét mặt xám xanh đã biến chuyển dần lại Huyền Tự kéo tay lại không biết nàng là con gái thì còn biết A Châu là gì nữa?


Sau Kiều Phong đưa A Châu đến Tụ hiền trang nhờ Tiết Thần Y điều trị. A Châu lại nói dối là nàng gặp một chàng thanh niên đánh bị thương. Lúc đó các vị cao tăng chùa Thiếu Lâm là Huyền Tịch, Huyền Nạn đều được mắt thấy.


Nhưng không ai biết đến chổ nàng đã trá hình Trí Thanh hòa thượng để lấy cắp kinh sách của chùa. Vì thế mà A Bích xin phương trượng tha A Châu, mọi người không còn ai biết việc đó. Thực ra trên cõi đời này chỉ có một người biết rõ đầu đuôi vụ ấy là Kiều Phong mà thôi.


Huyền Từ tức mình nói:


- Cô này nói chuyện gì tệ tự giữ người không tha, tất cô nghe lầm rồi. Chùa Thiếu Lâm là nơi thanh tu của những người xuất gia, giới luật cực kỳ nghiêm mật, quyết chẳng ai dám làm điều càn rỡ.


A Bích vội nói:


- Tiểu nữ có dám bảo các vì làm điều càn rỡ đâu. Tiểu nữ biết rằng chị A Châu vốn tính ngang ngạnh và tinh nghịch và nhất định đã gây nên tội lỗi với nhà chùa. Vì vậy mà công tử tiểu nữ bữa nay phải đến đây bồi tội bằng những lời lẽ phải chăng để khẩn cầu các vị, xin các vị phóng xá chị A Châu, tiểu nữ lại xin dập đầu bái tạ.


Nàng thấy vẻ mặt Huyền Từ phương trượng rất hiền lành mà Huyền Nạn đại sư ra chiều nghiêm khắc. Nàng chắc vụ này các vị lão hòa thượng Huyền Nạn, Huyền Tịch có ý làm khó dễ nên nàng bước lại toan lạy lục.


Huyền Nạn phất tay áo một cái để khẽ đẩy nàng lại khiến cho nàng không thể quỳ xuống được.






Thế "Tụ Lý Càn Khô"của Huyền Nạn đại sư là một trong những tuyệt kỹ của phái Thiếu Lâm. A Bích thấy một luồng khí lực ngăn cản mình không cho quỳ lạy xuống thì trong lòng lấy làm quái dị.


Huyền Nạn nói:


- Lề luật chùa Thiếu Lâm từ mấy trăm năm nay không đón tiếp nữ thí chủ, tỉ nương cô đừng nói nhà chùa có dám lưu lại, mà dù côta có muốn vào đây, chùa Thiếu Lâm cũng khước từ không dám để cô vào. Chỗ ta đang ngồi đâu đã ra ngoài phạm vi bổn tự và phương trượng đặt biệt nể cô nương mới mời vào đây để tương hội.


A Bích rung rinh hàng lệ muốn khóc hỏi:


- Các vị không lưà gạt tiểu nữ đấy chứ? Vậy thì chị A Châu tiểu nữ đi đâu. Hôm đó rõ ràng tỉ nương bảo tiểu nữ là lên chùa Thiếu Lâm mà.


A Bích người đã xinh đẹp, lại nói năng cử chỉ rất ôn hoà khả ái. Nàng không linh lợi hoạt bát như A Châu mà cũng không điêu xảo cổ quái như A Tử. Các vị cao tăng chùa Thiếu Lâm đã tu hành đắc đạo mấy chục năn trời, không ai còn nhớ đến dáng điệu nồng nàn của nữ nhi nữa. Thế mà lúc này lời A Bích tha thiết khẩn càu khiến các vị không khỏi động tâm. Các vị coi nàng chẳng khác gì con cháu mình vẻ mặt lộ ra những nét từ ái vô bờ bến.


Huyền Tịch đại sư nói:


- Hư Phong! Ngươi đi kêu Ẩn Nguyệt sư bá ở Thiện Duyên Ðường mở cuộc điều tra xem vị cô nương chị cô này lạc vào nơi nào? Khi điều tra được rồi thì lập tức đưa tin xuống nhà Mộ Dung Công Tử ở Cô Tô.


Bọn Ðặng Bách Xuyên, A Bích đều biết Thiện Duyên Ðường là một cơ quan của Thiếu Lâm chuyên việc liên lạc với các bậc anh hùng trên chốn giang hồ, Huyền Tịch đại sư đã giao phó công việc này cho họ thì rõ ràng đúng là A Châu chưa từng đến đây. Hơn nữa chúa Thiếu Lâm đã phụ trách giúp việc tra xét mà những vị này giao thiệp khắp chốn giang hồ, chắc rằng chẳn bao lâu nữa sẽ biết tin.


Mọi người nghĩ vậy đều ngỏ lời cảm tạ.


Huyền Tịch lại hỏi đến trường hợp Bao Bất Ðồng bị thương ra sao?


Bao Bất Ðồng ngước mắt lên trời nói:


- Tại hạ gặp phải trường hợp đúng hệt như Huyền Thống đại sư. Người nhà Mộ Dung ở Cô Tô bị ẻ mặt, thì vị cao tăng chùa Thiếu Lâm cũng chẳn vẻ vang gì hơn. Thật khó mà phân biệt ai thua ai kém. Ông anh hết tị với ông em. Rúc cuộc cái hạn năm nay đều bất lợi cho cả hai nhà nên xảy đến tai nạn này.


Phong Bá Ác nghiến răng nghiến lợi nói:


- Vụ này không đánh nhau mà bị thương mới tức chứ! Giả tỉ như trận ác đấu ba trăm hiệp mà mình bị thua để gã đầu sắt đánh ngã thì mình cam tâm chẳng chút ân hận.


Mọi người lặng lẽ ngẫm nghĩ về thân thế Du Thản Chi và đều nhận thấy nội lự gã thuộc phái nội gia chân chính song trong bàn tay gã lại khó khí hàn độc tàn nhẫn vô cùng. Cứ thế mà suy thì trong phái tà còn co ùđiểm chính và không thể là đệ tử phái Tinh Tú mới phải.


Bao Bất Ðồng bỗng nhiên lạnh lùng nói:


- Chưởng lực gã tương tự như Ðạt Ma thần chưởng trong quí phái.


Huyền Thống đưa mắt nhìn ba vị Huyền Từ, Huyền Tịch và Huyền Nạn lẳng lặng không nói gì. Mấy vị này đã ngấm ngầm nghĩ trong bụng về vụ này. Gã đầu sắt kia chẳng những đòn chưởng giống như Ðạt Ma thần chưởng mà thôi, có thể chính là Ðạt ma thần chưởng không sai. Có điều trước mặt người ngoài các vị không tiện nói. Bây giờ Bao Bất Ðồng nói ra, các vị cao tăng không tiện phủ nhận, nghĩ thầm trong bụng: "Việc này nội tình còn có nhiều điều rắc rối chứ không phải chỉ có mình yêu nhân phái Tinh Tú đến tập kích mà thôi."


Huyền Nạn không muốn cho Bao Bất Ðồng hỏi vặn thêm về vụ này nữa, đánh trống lãng quay lại hỏi Ðặng Bách Xuyên:


- Ðặng thí chủ! Mộ Dung công tử liệu có đến đây không? Bên quí vị cũng như bên bần tăng đều bị kẻ địch ám toán, ta nên hiệp lực đối phó. Công tử mà đến đây tất có cao kiến để giải quyết những mối nghi ngờ này.





Ðặng Bách Xuyên đưa mắt nhìn A Bích.


A Bích nói:


- Tiểu nữ đã bạch cùng các vị sư phụ: Công tử tiểu nữ chủ tâm lên đây, nhưng dọc đường ngươiø lại chạy theo để cứu một vị cô nương. Cô nương này mặt mày che tấm mạng đen, thân hình tha thướt mà võ công không phải tầm thường. Nhưng nàng bị một nhà sư bản lĩnh cao rượt theo. Tiểu nữ chỉ trông thấy sau lưng nhà sư này hao hao giống vị Hộ Quốc Pháp Vương nước Thổ Phồn tên gọi Luân Minh Vương Cưu Ma Trí chi chi đó...


Huyền Tịch, Huyền Nạn đều kinh ngạc buột miệng hỏi:


- Ðại Luân Minh Vương nước Thổ Phồn xuống Trung Nguyên?


A Bích đáp:


- Lão tự xưng như vậy chẳng hiểu có đúng hay không? Thân pháp lão mau lẹ quá chừng! Loáng một cái lão đã lướt qua tiểu nữ không kịp nhìn thấy rõ mặt. công tử quay lại bảo tiểu nữ: "ngươi hãy đến chùa Thiếu Lâm trước chờ ta"rồi người đuổi theo nhà sư.


Huyền Tịch cùng Huyền Từ phương trượng đưa mắt nhìn nhau và đều nghĩ thầm: "nếu Ðại Luân Minh Vương nước Thổ phôn Cưu Ma Trí lại xuống Trung Nguyên thì trong võ lâm còn nổi nhiều cơn sóng gió dữ dội. Hay là gã đầu sắt kia có dính líu đến Cưu Ma Trí? Võ công nhà Phật nước Thổ Phôn bắt nguồn ở Thiên Trúc thì bọn họ có hiểu môn"Ðạt ma thần chưởng"cũng chẳng lấy chi làm lạ."


Mấy nhà sư chùa Thiếu Lâm tuy đoán không trúng, nhưng dù sao cũng có chút lý lẽ để tạm thời giải quyết những mối nghi ngờ cho đỡ bận tâm.


Huyền Từ nói:


- Các vị đường xá xa xôi nhọc mệt đến đây. Huyền Tịch sư đệ thay mặt ta khoản đãi các vị. Chờ Mộ công tử đến đây, mới có thể tìm ra kế hoạch lâu dài.


Nói xong đứng dậy. Trong thâm tâm các vị cao tăng chùa Thiếu Lâm thực ra úy kỵ nhất làanh chàng Mộ Dung công tử, chuyên môn dùng lõi"gậy ông đập lưng ông." Năm ngoái đã tập họp những vị anh hùng trong thiên hạ để bàn kế đối phó với Mộ Dung Cô Tô, rồi xảy ra cuộc đại chiến với Kiều Phong ở Tụ Hiền Trang, nên cuộc đại hội anh hùng ở chùa Thiếu Lâm chưa tổ chức xong. Bây giờ các vị thấy bọn Ðặng Bách Xuyên đến tuy cũng giảm đôi phần hằn học nhưng chưa phải đã cởi hẳn được mối lo này.


Ta nên biết vị cao tăng chùa Thiếu Lâm là Huyền Bi đại sư bị chết ở chân núi Trung Sơn vì vết thương của môn"kim cương chưởng"môn này chính là tuyệt kỹ của Huyền Bi. Các vị cao tăng trong chùa kvẫn cho cái lối"gậy ông đập lưng ông"ngoài họ Mộ Dung ở Cô Tô không còn ai có thể dùng tuyệt chiêu của Huyền Bi để giết ông được.


Bửa nay nghe nói Mộ Dung công tử dẫn thuộc hạ đấn bái sơn, các nhà sư đã cầm chắt sẽ có một cuộc tử chiến để báo thùcho Huyền Bi. Ngờ đâu xảy tai bay, Mô Dung công tử chưa xuất hiện thì hai tên thủ hạ của chàng cùng Huyền Thống chùa Thiếu Lâm đồng thời bị võ công phái tà đánh bị trọng thương.


Huyền Từ thấy Ðặng Bách Xuyên phong độ ung dung. Công Dã Càn nho nhã thanh kỳ, A Bích mỹ miều khả ái, toàn là những người rất chính đính. Dù Bao Bất Ðồng ương ngạnh nóng nảy, Phong Bá Ác hiếu dũng ưa đánh nhau, nhưng xem ra cũng không phải là hạng gian tà. Theo lẽ thường thì cha nào con nấy, thầy nào trò ấy. Bọn thuộc hạ đã thế chắc chủ nhân cũng không đến nỗi là phường đại gian ác. Nhưng chân tướng ra sao thì phải chờ thấy mặt Mộ Dung công tử mới biết rõ lập trường để định kế hoạch.






Ðặng Bách Xuyên nghe Huyền Từ biểu Huyền Tịch khoản đãi bọn mình để chờ Mộ Dung công tử tới nơi, liền chắp tay nói:


- Như vậy thì bọn tại hạ quấy nhiễu các vị đại sư nhiều quá!


Huyền Từ đại sư chắp tay để trước ngực đáp lễ xong, vừa toan bước ra khỏi nhà đại sảnh thì đột nhiên đánh"huỵch" một tiếng, Phong Bá Ác ngã lăn ra. Công Dã Càn vội vàng đỡ dậy. Bên kia Huyền Thống cùng Bao Bất Ðồng cũng té theo.


Nguyên ba người này đã bị trúng độc giờ lại lên cơn. Trong chùa Thiếu lâm thuốc chũa thương rất nhiều song"chính khí lục dương đan"là thứ thần hiệu hơn hết đã không linh nghiệm, cả môn"Thuần dương La Hán Công"cũng không công hiệu, thì chẳng còn thuốc nào để trị nữa.


Bọn Huyền Thống ba người cứ sau một lát lên cơn. mấy vị cao tăng hết sức cứu chữa cực kỳkhổ sở mà chẳng được bao lâu thương thế lại tái phát. Mọi người vất vả suốt đêm rồi đành chịu bó tay chờ đến khi trời sáng.


Mộ Dung công tử vẫn chưa đến, ba người bị thương về hàn độc tuy không thấy biến chứng gì nguy hiểm hơn, nhưng rõ ràng là chưa bớt được chút nào. Mỗi người đã uống đến ba viên"chính khí lục dương đơn"rồi, dù có uống thêm nữa chưa chắc đã ăn thua gì và chất thuốc này quá mạnh uống nhiều rất có hại.


Tình trạng này kéo dài thêm một ngày nữa, ba người liên tiếp bị hàn độc hành hạ rất là khổ sở. ai cũng biết rằng nếu cứ để nguyên tình trạng này thì rồi họ chịu đựng không nổi nữa.


Ðặng Bách Xuyên nhìn Huyền Nạn cáo từ nói:


- Hai người anh em tại hạ bị thương nặng quácác vị đại sư đã cố gắng hết lòng cứu chữa mà thủy chung chưa khử trừ được hàn độc. Theo ý tại hạ thì cần phải tìm đến Tiết Thần Y để xin điều trị.


Huyền Nạn cũng đồng ý nói:


- Hay lắm! Hay lắm! Tiết Thần Y cùng lão tăng cũng có cơ duyên gặp mặt mấy lần. Nếu đến cầu, chắc ông không nỡ từ chối. Nhà ông ở thị trấn Liễu Nguyên về phía tây thành Lạc Dương. Từ đây đến đó cũng không xa mấy. Chúng ta nên thượng lộ ngay.


Ðặng Bách Xuyên cả mừng nói:


- Nếu được đại sư hết lòng thì mấy vị hiền đệ của tại hạ có cơ cứu được.


Ðặng Bách Xuyên nói xong lấy bút thảo mấy dòng lưu lại để trao cho Mộ Dung công từ. Nhà chùa chuẩn bị ba cỗ xe lón. Huyền Nạn đại sư thân hành dẫn sáu tay đệ tử, pháp hiệu chữ"Tuệ"đi theo.


Sáu nhà sư sắp hàng chữ"tuệ"tuy tuổi già, song đều tu luyện môn"Thuần dương la hán công"vào hạng cao thủ, được đi theo để tiện dọc đường phục thị cho bệnh nhân. A Bích toan ở ngụ lại trong một ngôi chùa gần để chờ Mộ công tử đến, song nàng thấy vẻ mặt tiền tụy của Bao Bất Ðồng cùng Phong Bá Ác lại không đành lòng, nên cũng theo đi.


Từ chùa Thiếu Lâm đến trấn Liễu Nguyên cách nhau chỉ chừng vài tăm dặm. Tuy đường núi gập ghềnh mà đến trưa hôm thứ ba đã đến nơi. Nhà Diêm Dương Ðịch Tiết Thần Y ở chốn thâm sơn cách trấn Liễu Nguyên hơn ba mươi dặm về phía Bắc. May mà ngày nọ khi ở Tụ Hiền Trang lão đã nói rõ đường lối với Huyền Nạn đại sư nên đoàn người không mất công dò hỏi, đi một mạch đến cửa nhà Tiết Thần Y.


Huyền Nạn cưỡi ngựa đi trước, thấy bên sông có mấy tòa nhà đổ tường trắng ngói đen. Trước nhà có một vườn thuốc. Nhà sư biết là chỗ ở của Tiết Thần Y liền giục ngựa đến nơi.


Trước cửa nhà treo hai chiếc đèn lồng phất giấy trắng rất lớn, Huyền Nạn giật mình tự hỏi:


- Trong nhà Tiết Thần Y chẳng lẽ có người chữa bệnh không khỏi?