– Chịu anh đi. Anh sẽ cho em thật nhiều tiền!

Yến Nhi lắc đầu nguầy nguậy:

– Không, không.

Tay chân hắn bắt đầu động đậy:

– Tại sao lại không? Ai mà chẳng ham tiền chứ?

Yến Nhi thét lên:

– Nhưng tôi không cần.

Hắn nắm tay Yến Nhi ôm cô vào lòng:

– Chìu anh đi cô bé!

Yến Nhi cố giãy giụa:

– Buông tôi ra. Ai cứu tôi!

Mạnh Cường nãy giờ đã nghe thấy tất cả. May mắn cho anh là Dũng đen lù lù bước vào. Anh nắm vội tay Dũng.

– Anh gõ cửa mau lên!

Dũng ngơ ngác:

– Giám đốc đâu?

Từ trong phòng giám đốc vang ra tiếng kêu cứu. Như đã hiểu Dũng nhảy đến gõ cửa:

– Giám đốc! Giám đốc ơi! Xảy ra chuyện to rồi!

Hắn gầm gừ:

– Chuyện gì sáng mai hãy nói.

Dũng hét to:

– Không được ngoài bãi đã xảy ra chuyện to rồi!

Hắn liếm môi:

– Mẹ kiếp! Tụi bây là đồ ăn hại.

Mặc lại chiếc áo. Hắn mở cửa bước ra. Túm lấy cổ áo Dũng. Hắn rít lên:

– Việc gì?

Dũng nhăn mặt:

– Bãi biển, tàu thuyền đánh cá của xí nghiệp bị vỡ nhiều lắm.

Hắn trợn mắt:

– Bị đắm tàu ư?

Dũng gật đầu:

– Vâng!

Hắn ngồi phịch xuống ghế, ôm đầu vò tóc:

– Thiệt hại to rồi!

Dũng thì thầm:

– Bây giờ tính sao đây giám đốc?

Mạnh Cường từ ngoài bãi chạy vào:

– Số anh em còn lại tinh thần rất sa sút tính sao đây giám đốc.

Hắn đập đầu vỗ trán:

– Tiêu tan hết rồi sao? Tổn thất nầy quá lớn.

Thuận tay hắn gạt tất cả những thứ ở trên bàn quát.

– Chúng mày đi ra hết đi!

Yến Nhi ngồi thu mình trong phòng cô run rẩy:

– Anh Cường! Cứu em với!

Mạnh Cường vội chạy đến nói nhỏ vào tay cô:

– Em chạy ra ngoài nhanh lên.

Cô ngập ngừng:

– Nhưng ông ấy.

Cường lắc đầu trấn an:

– Em cứ chạy đi hắn đang tức giận đám công nhân nên không còn tâm trí đâu mà để ý đến em.

Yến Nhi rón rén bước ra ngoài, Mạnh Cường bước theo.

Yến Nhi khóc sướt mướt:

– Hắn không phải là con người mà.

Mạnh Cường dỗ dành:

– Lỗi cũng do anh. Nếu lúc nãy anh không bảo em vào thì đâu có chuyện.

Yến Nhi nước mắt giàn giụa lắc đầu:

– Anh có cản cũng đâu phải dễ. Suýt chút nữa là em đã bị hắn hại rồi.

Cường dỗ dành:

– Không sao là tốt rồi! Thôi em về nghỉ ngơi đi.

Yến Nhi lo lắng hỏi:

– Anh em công nhân lần nầy gặp nạn nữa phải không anh?

Mạnh Cường đáp giọng buồn hiu:

– Anh em bị mất tích nhiều lắm. Em về đi! Anh vào xem sao?

Yến Nhi đi rồi Mạnh Cường trở vào. Anh đến bên hắn dò hỏi?

– Tính sao đây giám đốc.

Hắn ngước mắt giận dữ nhìn Dũng:

– Mầy đã nắm rõ tình hình chưa?

Dũng gật đầu:

– Dạ rồi.

– Tàu hư mấy chiếc.

– Dạ mười tàu ra đi. Nhưng về được chỉ một mà thôi.

Hắn lại ôm đầu rên rỉ:

– Ôi ta đã đến hồi mạt vận rồi sao?

Mạnh Cường lại hỏi:

– Còn mấy anh em bệnh tính sao?

Dũng nhanh miệng:

– Tôi đã đưa anh em vào bệnh viện cấp cứu rồi.

Hắn trợn mắt nạt:

– Ai bảo mày làm như vậy chứ.

Dũng ấp úng:

– Họ bệnh rất nặng cần phải đưa đi cấp cứu.

Hắn trợn mắt:

– Mầy thanh toán tiền cho họ phải không?

Mạnh Cường xen vào:

– Họ là những con người đã bán sức lao động cho xí nghiệp nầy khi gặp hoạn nạn ông phải lo cho họ chứ?

Hắn hậm hực:

– Làm sao tao có thể lo cho xuể.

Mạnh Cường tiếp:

– Họ là những người nghèo khổ. Gia đình rất cần sự giúp đỡ của giám đốc ...

Hắn xua tay:

– Thôi đi mày, hàng tháng tao vẫn trả lương cho tụi nó mà.

Đành là vậy. Nhưng họ đã vào xí nghiệp, gắn bó nơi đây cũng đã nhiều năm, nay vì xí nghiệp mà họ chết, mất xác ngoài biển khơi lẽ nào ông lạí làm ngơ với gia đình họ.

Hắn nạt lớn:

– Mày dạy khôn tao đó sao?

Mạnh Cường lắc đầu:

– Tôi chỉ nói lên lẽ phải mà thôi. Nếu ông ngoảnh mặt làm ngơ trước biến cố vừa xẩy ra, liệu sau nầy có còn ai dám vào đây làm với ông nữa không?

Hắn lại quát:

– Mầy im đi!

Mạnh Cường dai dẳng:

– Ông nên xoa dịu họ là cách tốt nhất, nếu không ông sẽ bị họ làm cho ám ảnh suốt cả đời. Họ chết nhưng họ rất linh thiêng. Như ông đã từng thấy rồi đó.

Hắn ôm đầu:

– Tao bảo mầy im đi.

Mạnh Cường cùng Dũng với mấy công nhân nam lẳng lặng bước ra ngoài màn đêm tĩnh mịch có vài ông sao tỏ trên trời. Mạnh Cường cảm thấy hụt hẫng chán chường. Anh đâu ngờ lòng dạ Sĩ Tiến keo kiệt đến như thế. Hắn nhẫn tâm nhìn gia đình công nhân bị mất tích sống trong đau khổ, hắn không một lời thăm hỏi, sớt chia buồn phiền thật là một con người vô tâm 􀃌 􀃌 􀃌 Đám cúng nhân lạl nhốn nháo lên hẳn. Họ ngồi xúm lại bên nhau mà căng mắt ra nhìn. Họ sợ hãi kêu la í ới, ngoài bờ biển gió đang nổi sóng dữ dội. Tự dưng từ dưới nước nổi lên một làng lửa đỏ rực, mới đầu là một chấm nhỏ, rồi toả ra dần, toả ra dần. Thông hất hoảng kêu lên:

– Lửa, lửa cháy ngoài biên!

Một công nhân đứng cạnh bên kêu lên:

– Ngoài bãi đâu có gì để mà phát cháy như vậy?

Một người khác lại nói:

– Ma lửa!

Cả đám công nhân kinh hoàng:

– Ma lửa ư?

Dũng đen đã có mặt cùng Mạnh Cường, Dũng cũng khiếp đảm nói:

– Làm sao bây giờ anh Cường?

Mạnh Cường nhíu mày suy nghĩ:

– Hiện tượng này thật kỳ lạ!

Một người lớn tuổi trong đám lên tiếng:

– Ma đuốc?

Dũng giật mình:

– Ma đuốc sao mà tràn lan thế? ...

Anh ta nói:

– Đấy là rất nhiều ánh đuốc ở xa ta nhìn thấy như một làn lửa.

– Nhưng ở đâu mà ra nhiều ma lắm thế.

Thông gãi gãi đầu:

– Có lẽ tôi sẽ bỏ việc nơi này thôi.

Dũng chép miệng:

– Biết đâu chừng sáng nay lại có sự cố gì xảy ra.

Thông chửi đổng:

– Mẹ kiếp! Tay giám đốc này thật là độc ác. Hắn ta chỉ biết thu lợi thôi. Còn anh em công nhân sống chết hắn không thèm để ý đến.

Dũng đen cũng xua tay:

– Tôi cũng chán lắm rồi. Ngày mai tụi mình kéo vào xí nghiệp đấu tranh đòi quyền lợi cho anh em. Nếu hắn không giải quyết, tụi mình kéo đi luôn.

Đám công nhân lại hét lên:

– Ma!

Làm mọi người giật mình. Dũng láo liên:

– Gì vậy?

– Tiếng ma rên!

Mọi người lắng tái nghe:

– Hãy trả.. lại mạng. cho ta.

Mạnh Cường trấn an:

– Đó chỉ lả tiếng gió thổi mà thôi.

Thông lắc đầu:

– Không, tôi nghe rõ ràng tiếng ma rên mà.

– Ơị. tôị. đói lắm!

Dũng co rúm người lại, miệng khẩn khoản:

– Chúng tôi vô tội! Các ông nên vào mà nhát lão ấy.

– Tôi . .... lạnh .. lắm!

Mạnh Cường tuy có sợ thật nhưng vẫn cố bình tĩnh.

– Anh em đừng làm ồn.

Thông ôm lấy Mạnh Cường:

– Trời ơi! Tôi sợ quá.

Dũng lắp bắp:

– Anh ...em ... chúng ... tôi ... vô tội mà. Đừng. đừng nhát chúng tôi.

Người công nhân lớn tuổi nhất cũng khẩn khoản nói:

– Các anh đi đi. Ngày mai chúng tôi sẽ cúng cơm canh, quần áo, tiền bạc cho các anh!

Dũng tiếp luôn:

– Phải đó, phải đó. Tụi tôi sẽ cúng cơm mà. Nếu có linh thiêng thì nén vào tận xí nghiệp mà cho lão chết tiệt ấy một bài học.

Giữa đêm khuya, tiếng rên khóc của ma, tiếng quạ kêu tìm mồi ăn đêm tạo nên âm thanh thật rùng rợn khủng khiếp. Tiếng sóng biển ỳ ạch, tiếng gió thổi vào những vách núi nghe vi vu, vi vu âm thanh nghe buồn thê thiết ...

􀃌 􀃌 􀃌 Yến Nhi ngồi co ro trên một góc giường nhớ lại cảnh hồi chiều tối làm cô cử day dứt mãi. Thấy vậy Hồng Hạnh cố khuyên:

Đã vuột khỏi tay hắn là may mắn lấm rồi mi đừng buồn nữa!

Yến Nhi nói như mếu:

– Nhưng liệu hắn có buông tha cho em không?

Loan nằm trong mùng chép miệng:

– Lão ấy đã muốn, có trời xuống đây mà ngăn!

Yến Nhi tròn mắt:

– Vậy em phảl làm sao?

Hồng Hạnh cũng cảm thấy lo:

– Như vậy Yến Nhi phải khổ rồi!

Yến Nhi oà khóc:

– Không, em không cam tâm?

Loan quát:

– Cô im đi. Để người ta tính.

Hồng Hạnh lừ mắt:

– Mi làm gì mà quát nó dữ thế. Nó đang sợ hãi mà.

Loan bật ngồi dậy:

– Thằng cha dâm ô này phải cho hắn bài học mới được.

Yến Nhi nhăn nhó:

– Hắn giết mình chết!

Hồng Hạnh hằn hộc:

– Ngày mai tụi mình bàn với mấy anh cái đã.

Loan khoát tay:

– Các anh ấy còn bận rất nhiều việc, lo tìm vớt xác các anh ngoài khơi.

Hồng Hạnh chép miệng:

– Các anh ấy chết oan ức quá!

Loan lại nổi nóng:

– Vậy mà hắn vẫn tỉnh queo.

– Một đồng xu cũng không thí cho gia đình họ.

– Thật là một tên giám đốc bẩn thỉu keo kiệt mà.

Yến Nhi lại thút thít khóc:

– Chút nữa là hắn đã hại cuộc đời cua em rồi.

Hồng Hạnh lại thốt lên:

– Thằng cha này thật là con thú đội lốt người mà.

Bỗng có tiếng kêu thất thanh:

– Ối! cứu tôi ...!Ma ...

Hồng Hạnh cùng Loan và mấy công nhân nữ chạy ùa ra. Đêm tối cứ mờ tiếng rên cất lên:

– Cứu ... tôi.

Cả đám xúm lại. Loan kêu lên:

– Trời ơi! Cúc Hoa! Mi làm sao vậy?

Mọi người dìu Cúc Hoa vào trong cô thều thào:

– Một con ... ma.

Hạnh hỏi dồn:

– Đêm tối mi đi đâu?

Cúc Hoa hoang mang:

– Con ma đâu rồi. Bà ta dễ sợ lắm.

Loan kêu lên:

– Trời! Đêm tối mà sao mi thấy được?

Cúc Hoa thở hổn hển, mặt mày vẫn còn tái xanh:

– Tôi soi đèn pin!

Hồng Hạnh trợn mắt:

– Mi soi đúng mặt con ma.

Cúc Hoa gật gù:

– Tôi thấy cục gì một đống to lù lù nên soi đèn thì trời ơi.

Hồng Hạnh ôm bạn:

– Mi bình tĩnh lại đi. Con ma nó ra làm sao?

Cúc Hoa xua tay:

– Nó dễ sợ lắm!

Yến Nhi run lên bần bật:

– Trời ơi! Lại thấy ma! Em phải nghỉ việc thôi!

Loan dỗ dành Cúc Hoa:

– Đêm tối mà sao mi lại đi một mình.

Hồng Hạnh trách bạn:

– Trong mấy chục công nhân nữ mi là người tỏ ra gan dạ nhất. Mi thường bảo là không sợ ma.

Cúc Hoa gật đầu:

– Đúng vậy! Nhưng mà ...

Nhưng mà làm sao?

Cúc Hoa thì thầm:

– Trời ơi! Con ma ấy mới dễ sợ làm sao?

Yến Nhi cũng sợ không kém, cô dè dặt hỏi:

– Con ma nó ra làm sao vậy chị?

Cúc Hoa chép miệng:

– Biết diễn tả thế nào cho các bạn biết đây?

Trong lòng ai nấy đều hồi hợp lo âu. Loan vẫn còn run lên vì sợ:

– Nó có mọc sừng hay không?

Cúc Hoa cố hình dung lại:

– Tóc tai rũ rượi, mặt con ma ấy dường như là quỉ dạ xoa vậy, mặt bị lằn dọc lằn ngang ghê lắm. Nó nhe răng nhìn em. Em sợ quá kêu lên đó.

Yến Nhi kêu lêa thảng thốt:

– Cái gì? Con mà ấy mặt bị xẹo ư?

Cả nhóm quay nhìn Yến Nhi. Ai nấy đều ngạc nhiên về thái độ của cô. Hồng Hạnh buộc miệng hỏi:

– Yến Nhi! Em làm sao vậy?

Yến Nhi lúng túng:

– Không, không có gì đâu.

Loan lo sợ:

– Em cũng đã thấy con ma ấy rồi phải không Nhi.

Cô liền gật đầu:

– Vâng! Vâng.. con đã thấy. Mà nè chị Cúc Hoa!

Cúc Hoa ngạc nhiên:

– Gì vậy Nhi?

Yến Nhi phân vân không biết nên nói thế nào, nên nói tránh:

– Em muốn hỏi chị thấy con ma đó thế nào?

Cúc Hoa lắc đầu:

– Sợ quá nên đâu có để ý kỹ.

Loan hơi nhíu mày:

– Em hỏi kỹ như thế đề làm gì?

Yến Nhi lắc đầu:

– Tiện nên hỏi vậy thôi. Sợ sau nầy em gặp thì sẽ tránh.

Cúc Hoa vẫn còn sợ:

– Em không dám đi một mình vào ban đêm nữa đâu.

Hồng Hạnh nhún vai, cử chỉ như đàn ông:

– Ma mà ai chẳng sợ chứ Nhi?

Loan mím môi:

– Nhưng nó đâu có hại mình đâu.

Yến Nhi chép miệng:

– Nhưng thiệt hại về người cũng đâu có ít.

Hồng Hạnh thở dài:

– Tội cho mấy anh ấy ghê. Vậy mà hắn ta không hề nao lòng chút nào.