VietLang
05-16-2007, 03:43 PM
Chương 4
Cho đến bây giờ, không đứa nào quên cái ngày kỷ niệm ngoại ô ấy. Chuyến đi đó không còn là cuộc đi chơi, đi tham quan bình thường với mục đích đơn giản của Đen là xem cách trồng hoa chuyên nghiệp, mà chuyến đi chơi đó đã khiến ba người bạn thực hiện một việc làm tốt, có ý nghĩa lớn lao biết mấy: cứu sống một người!
Hôm ấy, Trí, Đen và Diễm vượt qua con đường rất ngoằn nghèo không có người ở, đi qua ngôi nhà hoang có cây bã đậu, qua cầu và rẽ nhiều lần thì đến được xóm Lá Dừa. Gọi đó là xóm Lá Dừa, có lẽ vì nhà nào cũng cất lên giữa vườn hoa có hàng rào vây rất kỹ và đặc biệt mái nhà nào cũng lợp bằng lá dừa nước.
Gặp người đàn ông lớn tuổi có vườn hoa đầu tiên, Đen đánh bạo cất tiếng xin:
-Chú ơi, cho tụi con vô vường quan sát những luống đồng tiền một lát nghen chú!
Không dè người đàn ông có bộ mặt khó đăm đăm la lối:
-Quan sát, quan siết gì vườn hoa nhà tao? Cút đi chỗ khác chơi, đồ mấy đứa con nít quỷ!
Trí lắc đầu trong khi Diễm nói lén:
-Người gì đâu hàm hồ! Không cho vô vường thì thôi, khi không chửi con nít này con nít nọ là sao?
Đen tỏ ra chịu đựng:
-Chủ vườn này khó quá, mình lân la xin chủ vườn khác vậy.
Diễm lụng bụng:
-Không biết có ai chịu cho không đây?
Trong tình thế ấy mà Trí vẫn chọc ghẹo Diễm:
-Tui nghĩ chắc người ta thấy quần áo Diễm dơ quá, nên tưởng kẻ gian đó thôi.
Diễm phồng miệng, cự lại:
-Chẳng lẽ không nói chừng vài giây, bồ sẽ lăn đùng ra chết ư?
-Lăn đùng ra một lần rồi đó, cho nên áo quần mới ra nông nỗi...
Trí kèm theo giọng cười hi hí, khiếm Diễm tức nhảy đòng đõng lên. Đen đưa tay lên môi, ra dấu im lặng:
-Các bạn suy nghĩ xem, làm cách nào để vô vườn ?
Diễm từ chối đầu tiên:
-Chịu thôi. Người ta không cho vô mà liều vô, lỡ người ta vu là kẻ gian, bắt giao nộp cho công an thì quả là oan ức.
Trí đưa tay di di trán, tỏ vẻ suy nghĩ:
-Đen nè, dù mình có vô được vườn cũng đâu ích gì. Mục đích của mày là hỏi cách trồng hoa đồng tiền chứ đâu phải đứng dòm vườn hoa.
Đen nao núng:
-Ừ nhỉ! Nhưng bây giờ mình hổng quen ai, làm hỏi được ?
-Trước khi đi, bồ không lường trước tình huống này, giờ vất vả biết bao nhiêu mới tới được đây, hổng lẽ đâm vô tích sự!
Nghe Diễm nói, đứa nào cũng nản lòng, song Đen mím môi quyết định:
-Mình thử xin người ta thêm một lần nữa coi!
Trí co vai:
-Tao không dám tiên phong đâu.
-Tụi mày theo tao!
Đen nói xong, dẫn đầu đi dần tới một vườn hoa khác có diện tích hàng rào rất rộng. Giữa vường có căn nhà lá lớn hơn những nhà khác và thấp thoáng bóng người, cùng với mấy con chó thấy người lạ sủa um lên. Ngay lập tức, từ bên dưới hàng rào phên khuất, một cái đầu đàn bà đội nón vải rộng vành ló lên. Đen đã nhìn thấy bà nhưng chưa kịp thưa gởi, đã bị bà quạt cho một mách:
-Mấy đứa mày làm gì lấp ló vườn tao? Bộ tính ăn cắp bông hả ? Tao tóm đầu, đánh thấy mẹ à nghen!
Trí và Diễm sượng trân, còn Đen vô cùng thất vọng, không hiểu vì sao dân ở xóm Lá Dừa này khó gần đến như vậy ?
Ba đứa kéo nhau ra xa xa, kẻ đứng người ngồi, đưa mắt nhìn nhau:
-Tính sao bây giờ ?
-Đi về, chứ còn tính sao.
Đen chép lưỡi:
-Uổng công một buổi sáng chủ nhật đến đây không lẽ về ?
Diễm đưa tay quẹt quẹt lỗ mũi:
-Vậy chứ Đen muốn làm cái gì ?
-Mình đi về cuối xóm Lá Dừa xem!
-Thôi, tui đầu hàng vô điều kiện rồi đó. Bồ không thấy người ta đuổi mình còn hơn đuổi tà ma ư?
Đen khổ sở giải thích:
-Thấy, nhưng mình rất cần tìm hiểu cách trồng hoa mà.
Đen nói vậy, nghĩa là cậu đã nghĩ đến Hạnh thật nhiều. Hạnh rất thích hoa đồng tiền, mà cậu thì đâu thể mỗi ngày mua cho bạn gái vài ba đoá hoa. Nhà cậu nghèo, tiền ăn sáng chỉ có một ngàn mua đỡ cục xôi bỏ vào bụng trước khi đến trường. Đen chỉ có thể nhịn ăn sáng một vài bữa, chớ không thể nhịn dài dài đế dành tiền mua hoa. Vì ngồi trong lớp, bụng đói réo ào ào, cậu còn tâm trí nào để giải những bài toán khó. Đen đã quan sát, nhà cậu có vài khoảnh đất trống, có thể trồng được vài chục cây hoa đồng tiền. Hoa nở vừa đẹp mắt, cho mọi người cảm giác yêu đời, vừa có thể cho Đen cắt mỗi ngày mấy đoá hoa đem tặng cho Hạnh, cũng giống như đem tặng cho Hạnh niềm vui trong chuỗi ngày bất hạnh.
Vậy mà giờ đây, dự tính của Đen đang tiêu tan. Trí khuyên:
-Về thôi, mình có thể tìm trong sách kỹ thuật trồng hoa xem có dạy cách trồng hoa đồng tiền hay không?
Đen nói yếu xìu:
-Hy vọng đó quá mong manh!
Đúng lúc Đen đang thất vọng nhất và chuấn bị ra về, thì thật bất ngờ cậu nhận ra chị bán hoa ban sáng chạy xe đạp tới. Cậu mừng rỡ lao ra, chận xe của chị:
-Chị ơi!
Chị bán hoa cũng nhận ra Đen, cậu bé tốt bụng ban sáng đã nhặt hoa giùm chị. Chị cười thân thiện:
-Sao em tới đây?
Diễm tài lanh, tranh nói:
-"Hắn" khăn gói đi tìm chỗ học cách trồng hoa đồng tiền, nhưng ở đâu họ cũng từ chối không nhận.
Chị bán hoa tròn mắt:
-Học cách trồng hoa đồng tiền ư?
Đen xác nhận:
-Vâng.
-Nhưng... để làm gì ?
-Em muốn trồng hoa.
-Biết rồi, nhưng em trồng hoa để làm gì ? Không phải là để đem bán như chị chứ ?
Đen lắc đầu:
-Không phải. Em trồng để lấy hoa chưng.
Chị bán hoa cười hiền dịu:
-Nếu em yêu hoa đồng tiền thì mỗi sáng ra chợ, chị sẽ cho vài bông, khỏI cần trồng làm chi cho mệt.
Trí nghe có lý, gật lịa:
-Vậy thì tốt rồi, khỏi cần trồng hoa cho mất công!
Nhưng Đen không đồng ý:
-Em muốn chính tay em trồng được những bông hoa, chớ không phải mỗi ngày đều đi xin hoa chị.
Diễm góp lời:
-Có cần phải như vậy không bồ ? Năm nay là năm cuối cấp của tụi mình, còn phải thi chuyển cấp đó, không có nhiều thời gian đâu.
-Các bạn yên tâm! Tui trồng hoa không có ảnh hưởng đến thời gian học tập mà.
Chị bán hoa nói:
-Thôi được, em đã thích thì chị sẽ hướng dẫn cho. Mời các em vô nhà chị chơi! Nhưng nhà chị nghèo, các em đừng cười chê nhé!
Diễm nói một câu rất người lớn:
-Sao chị đánh giá tụi em thấp thế ?
Rồi Diễm huyên huyên kể cho chị bán hoa tên Ngọc Hồng nghe, ba đứa bị mấy người chủ vườn hoa xua đuổi khi chúng có ý muốn vào thăm vườn. Kể xong, Diễm hỏi chị Ngọc Hồng:
-Sao họ có thái độ kỳ vậy chị ?
Chị Ngọc Hồng đáp:
-Ở đây, thỉnh thoảng có đám học sinh ở đâu về chơi, hoặc đến tham quan làng hoa. Chúng phá phách lắm, hái hoa vô tội vạ, ném bừa bãi chơi hoặc đôi lúc dẫm nát cả những luống hoa. Chủ vườn nói, chúng chỉ nhăn răng cười trừ. Có lẽ từ dạo ấy, người dân xóm Lá Dừa không thích cho học sinh hay ai vô thăm vườn, vì cuối cùng chỉ có thiệt hại cớ không có ích lợi chi.
Trí ấm ức thốt:
-Thiệt con sâu làm rầu nồi canh mà.
Chị Ngọc Hồng lấy khăn ràn chùi mồ hôi, nói tiếp:
-Các em cũng đừng giận họ! Tâm lý chung, đâu ai muốn bị làm phiền.
Đen chợt hỏi:
-Thế bọn em có làm phiền chị không?
Chị Ngọc Hồng xua tay:
-Không đâu. Chị đã quen với em này rồi mà.
Chị nói tên của chị cho ba đứa biết, rồi yêu cầu ba đứa giới thiệu tên. Nghe tên từng đứa xong, chị cười:
-Em Đen thì đen giòn như cái tên của mình. Em Trí đeo kiếng cận nhìn rất trí thức. Còn em Diễm thì rất xinh đẹp...
Diễm được khen thì sung sướng như ai cho kẹo, cô hĩnh lỗ mũi lên:
-Trí "cận" nghe chưa ? Chị Ngọc Hồng khen tui xinh đẹp, chỉ có bồ không có mắt mới chê tui xấu thôi.
-Ý ẹ, bồ mà đẹp, chắc thằng Cuội ở trên cung trăng cưới bồ về làm "vợ bé" rồi.
Thấy đám trẻ đùa giỡn, chị Ngọc Hồng cũng thấy vui. Về đến nhà, chị rót nước mời ba đứa uống, rồi giới thiệu cha mẹ già của chị cho ba đứa khoanh tay chào. Sau đó, chị nổi lửa nấu cơm trưa và chân thật mời ba đứa cùng ăn. Đen từ chối:
-Em không dám làm phiền chị đâu!
-Có gì đâu mà phiền! Một bữa cơm nghèo đãi khách cũng là niềm vui của gia đình chị mà.
Cha mẹ chị Ngọc Hồng cũng hết sức ân cần mời, khiến Đen không cách gì từ chối được. Thế là nghiễm nhiên nhóm ba đứa bạn ăn một bữa cơm ngoại ô thật ngon miệng. Nhà Đen không giàu có gì, nên những bữa ăn đạm bạc thế này cậu đã quen. Nhưng đối với Trí và Diễm luôn luôn ăn cao cấp như bò xào hành tây, tôm đất rim mặn, sườn cốt-lết chiên, gà kho rừng hay cá lóc nướng... thì bữa cơm ra dền luộc chấm mắm chanh, trứng chiên và tàu hủ trắng chấm mắm tôm đã tạo cho chúng cảm giác ngon miệng.
Ăn cơm xong, chị Ngọc Hồng đưa cho mỗi đứa một trái chuối sứ chín kèm theo một nụ cười cảm mến:
-Chị thích ba đứa em ở tánh tự nhiên vui vẻ. Hồi còn đi học, chị cũng có những đứa bạn vui tánh như thế. Bây giờ trưởng thành, mỗi đứa tha phương về một nơi lo tìm kế sinh nhai, dù có nhớ nhau cũng không thể nào gặp mặt.
Diễm có tật ưa tò mò:
-Vậy chị không phải là người sống từ nhỏ ở thành phố này sao?
-Không phải. Quê chị ở một tỉnh miền Bắc. Đất vườn này là của một người bà con xa. Họ không có ai chăm chút làm vườn, nên gọi gia đình chị vô cho làm ăn đó chứ.
Trí chép miệng:
-Thảo nào! Nếu như đất này của chị, chị có bán không?
Chị Ngọc Hồng trố mắt:
-Sao lại bán ?
-Vì đất ngoại ô bây giờ em nghe nói bán rất có gía. Bán đi lấy tiền làm ăn cái khác, không phải sướng hơn sao?
Chị Ngọc Hồng cười nhẹ:
-Tại em còn nhỏ không nghĩ sâu, chớ làm ăn cái khác là làm ăn cái gì ? Ôm một đống tiền gởi vô ngân hàng, rồi ngồi không chờ rút tiền lời ăn ư? Đã làm người thì phải có lao động, bằng không thì người đó sống ngoài xã hội loài người. Còn đem tiền đi làm kinh tế thì phải có trình độ, nếu như không muốn mất trắng tay. Tóm lại, mình làm nghề gì cũng phải hợp với khả năng của mình. Đủ ăn đủ mặc, tâm hồn thanh thản đã là một hạnh phúc lớn, mà không phải ai cũng dễ có đâu.
Đen rất mê cách nói chuyện của chị Ngọc Hồng. Diễm trầm trồ khen:
-Chị Ngọc Hồng nói chuyện hay ghê!
Đen ngẫm nghĩ, quả nhiên sách đã có câu "đi một ngày đàng, học một sàng khôn" đúng không sai một ly. Ai có ngờ đâu, một chị trồng hoa rất tầm thường, song lại có trình độ hiểu biết. Nếu như ngày hôm nay Đen không gặp gỡ lại chị ở xóm Lá Dừa này, thì cậu không hề khám phá ra "đừng nhìn bề ngoài mà đánh giá con người ta". Đen tin chắc chị Ngọc Hồng là người có học thức, nhưng vì lẽ gì chị không chọn nghề khác ngoài nghề trồng hoa nuôi cha mẹ già thì cậu không được biết.
Cho đến bây giờ, không đứa nào quên cái ngày kỷ niệm ngoại ô ấy. Chuyến đi đó không còn là cuộc đi chơi, đi tham quan bình thường với mục đích đơn giản của Đen là xem cách trồng hoa chuyên nghiệp, mà chuyến đi chơi đó đã khiến ba người bạn thực hiện một việc làm tốt, có ý nghĩa lớn lao biết mấy: cứu sống một người!
Hôm ấy, Trí, Đen và Diễm vượt qua con đường rất ngoằn nghèo không có người ở, đi qua ngôi nhà hoang có cây bã đậu, qua cầu và rẽ nhiều lần thì đến được xóm Lá Dừa. Gọi đó là xóm Lá Dừa, có lẽ vì nhà nào cũng cất lên giữa vườn hoa có hàng rào vây rất kỹ và đặc biệt mái nhà nào cũng lợp bằng lá dừa nước.
Gặp người đàn ông lớn tuổi có vườn hoa đầu tiên, Đen đánh bạo cất tiếng xin:
-Chú ơi, cho tụi con vô vường quan sát những luống đồng tiền một lát nghen chú!
Không dè người đàn ông có bộ mặt khó đăm đăm la lối:
-Quan sát, quan siết gì vườn hoa nhà tao? Cút đi chỗ khác chơi, đồ mấy đứa con nít quỷ!
Trí lắc đầu trong khi Diễm nói lén:
-Người gì đâu hàm hồ! Không cho vô vường thì thôi, khi không chửi con nít này con nít nọ là sao?
Đen tỏ ra chịu đựng:
-Chủ vườn này khó quá, mình lân la xin chủ vườn khác vậy.
Diễm lụng bụng:
-Không biết có ai chịu cho không đây?
Trong tình thế ấy mà Trí vẫn chọc ghẹo Diễm:
-Tui nghĩ chắc người ta thấy quần áo Diễm dơ quá, nên tưởng kẻ gian đó thôi.
Diễm phồng miệng, cự lại:
-Chẳng lẽ không nói chừng vài giây, bồ sẽ lăn đùng ra chết ư?
-Lăn đùng ra một lần rồi đó, cho nên áo quần mới ra nông nỗi...
Trí kèm theo giọng cười hi hí, khiếm Diễm tức nhảy đòng đõng lên. Đen đưa tay lên môi, ra dấu im lặng:
-Các bạn suy nghĩ xem, làm cách nào để vô vườn ?
Diễm từ chối đầu tiên:
-Chịu thôi. Người ta không cho vô mà liều vô, lỡ người ta vu là kẻ gian, bắt giao nộp cho công an thì quả là oan ức.
Trí đưa tay di di trán, tỏ vẻ suy nghĩ:
-Đen nè, dù mình có vô được vườn cũng đâu ích gì. Mục đích của mày là hỏi cách trồng hoa đồng tiền chứ đâu phải đứng dòm vườn hoa.
Đen nao núng:
-Ừ nhỉ! Nhưng bây giờ mình hổng quen ai, làm hỏi được ?
-Trước khi đi, bồ không lường trước tình huống này, giờ vất vả biết bao nhiêu mới tới được đây, hổng lẽ đâm vô tích sự!
Nghe Diễm nói, đứa nào cũng nản lòng, song Đen mím môi quyết định:
-Mình thử xin người ta thêm một lần nữa coi!
Trí co vai:
-Tao không dám tiên phong đâu.
-Tụi mày theo tao!
Đen nói xong, dẫn đầu đi dần tới một vườn hoa khác có diện tích hàng rào rất rộng. Giữa vường có căn nhà lá lớn hơn những nhà khác và thấp thoáng bóng người, cùng với mấy con chó thấy người lạ sủa um lên. Ngay lập tức, từ bên dưới hàng rào phên khuất, một cái đầu đàn bà đội nón vải rộng vành ló lên. Đen đã nhìn thấy bà nhưng chưa kịp thưa gởi, đã bị bà quạt cho một mách:
-Mấy đứa mày làm gì lấp ló vườn tao? Bộ tính ăn cắp bông hả ? Tao tóm đầu, đánh thấy mẹ à nghen!
Trí và Diễm sượng trân, còn Đen vô cùng thất vọng, không hiểu vì sao dân ở xóm Lá Dừa này khó gần đến như vậy ?
Ba đứa kéo nhau ra xa xa, kẻ đứng người ngồi, đưa mắt nhìn nhau:
-Tính sao bây giờ ?
-Đi về, chứ còn tính sao.
Đen chép lưỡi:
-Uổng công một buổi sáng chủ nhật đến đây không lẽ về ?
Diễm đưa tay quẹt quẹt lỗ mũi:
-Vậy chứ Đen muốn làm cái gì ?
-Mình đi về cuối xóm Lá Dừa xem!
-Thôi, tui đầu hàng vô điều kiện rồi đó. Bồ không thấy người ta đuổi mình còn hơn đuổi tà ma ư?
Đen khổ sở giải thích:
-Thấy, nhưng mình rất cần tìm hiểu cách trồng hoa mà.
Đen nói vậy, nghĩa là cậu đã nghĩ đến Hạnh thật nhiều. Hạnh rất thích hoa đồng tiền, mà cậu thì đâu thể mỗi ngày mua cho bạn gái vài ba đoá hoa. Nhà cậu nghèo, tiền ăn sáng chỉ có một ngàn mua đỡ cục xôi bỏ vào bụng trước khi đến trường. Đen chỉ có thể nhịn ăn sáng một vài bữa, chớ không thể nhịn dài dài đế dành tiền mua hoa. Vì ngồi trong lớp, bụng đói réo ào ào, cậu còn tâm trí nào để giải những bài toán khó. Đen đã quan sát, nhà cậu có vài khoảnh đất trống, có thể trồng được vài chục cây hoa đồng tiền. Hoa nở vừa đẹp mắt, cho mọi người cảm giác yêu đời, vừa có thể cho Đen cắt mỗi ngày mấy đoá hoa đem tặng cho Hạnh, cũng giống như đem tặng cho Hạnh niềm vui trong chuỗi ngày bất hạnh.
Vậy mà giờ đây, dự tính của Đen đang tiêu tan. Trí khuyên:
-Về thôi, mình có thể tìm trong sách kỹ thuật trồng hoa xem có dạy cách trồng hoa đồng tiền hay không?
Đen nói yếu xìu:
-Hy vọng đó quá mong manh!
Đúng lúc Đen đang thất vọng nhất và chuấn bị ra về, thì thật bất ngờ cậu nhận ra chị bán hoa ban sáng chạy xe đạp tới. Cậu mừng rỡ lao ra, chận xe của chị:
-Chị ơi!
Chị bán hoa cũng nhận ra Đen, cậu bé tốt bụng ban sáng đã nhặt hoa giùm chị. Chị cười thân thiện:
-Sao em tới đây?
Diễm tài lanh, tranh nói:
-"Hắn" khăn gói đi tìm chỗ học cách trồng hoa đồng tiền, nhưng ở đâu họ cũng từ chối không nhận.
Chị bán hoa tròn mắt:
-Học cách trồng hoa đồng tiền ư?
Đen xác nhận:
-Vâng.
-Nhưng... để làm gì ?
-Em muốn trồng hoa.
-Biết rồi, nhưng em trồng hoa để làm gì ? Không phải là để đem bán như chị chứ ?
Đen lắc đầu:
-Không phải. Em trồng để lấy hoa chưng.
Chị bán hoa cười hiền dịu:
-Nếu em yêu hoa đồng tiền thì mỗi sáng ra chợ, chị sẽ cho vài bông, khỏI cần trồng làm chi cho mệt.
Trí nghe có lý, gật lịa:
-Vậy thì tốt rồi, khỏi cần trồng hoa cho mất công!
Nhưng Đen không đồng ý:
-Em muốn chính tay em trồng được những bông hoa, chớ không phải mỗi ngày đều đi xin hoa chị.
Diễm góp lời:
-Có cần phải như vậy không bồ ? Năm nay là năm cuối cấp của tụi mình, còn phải thi chuyển cấp đó, không có nhiều thời gian đâu.
-Các bạn yên tâm! Tui trồng hoa không có ảnh hưởng đến thời gian học tập mà.
Chị bán hoa nói:
-Thôi được, em đã thích thì chị sẽ hướng dẫn cho. Mời các em vô nhà chị chơi! Nhưng nhà chị nghèo, các em đừng cười chê nhé!
Diễm nói một câu rất người lớn:
-Sao chị đánh giá tụi em thấp thế ?
Rồi Diễm huyên huyên kể cho chị bán hoa tên Ngọc Hồng nghe, ba đứa bị mấy người chủ vườn hoa xua đuổi khi chúng có ý muốn vào thăm vườn. Kể xong, Diễm hỏi chị Ngọc Hồng:
-Sao họ có thái độ kỳ vậy chị ?
Chị Ngọc Hồng đáp:
-Ở đây, thỉnh thoảng có đám học sinh ở đâu về chơi, hoặc đến tham quan làng hoa. Chúng phá phách lắm, hái hoa vô tội vạ, ném bừa bãi chơi hoặc đôi lúc dẫm nát cả những luống hoa. Chủ vườn nói, chúng chỉ nhăn răng cười trừ. Có lẽ từ dạo ấy, người dân xóm Lá Dừa không thích cho học sinh hay ai vô thăm vườn, vì cuối cùng chỉ có thiệt hại cớ không có ích lợi chi.
Trí ấm ức thốt:
-Thiệt con sâu làm rầu nồi canh mà.
Chị Ngọc Hồng lấy khăn ràn chùi mồ hôi, nói tiếp:
-Các em cũng đừng giận họ! Tâm lý chung, đâu ai muốn bị làm phiền.
Đen chợt hỏi:
-Thế bọn em có làm phiền chị không?
Chị Ngọc Hồng xua tay:
-Không đâu. Chị đã quen với em này rồi mà.
Chị nói tên của chị cho ba đứa biết, rồi yêu cầu ba đứa giới thiệu tên. Nghe tên từng đứa xong, chị cười:
-Em Đen thì đen giòn như cái tên của mình. Em Trí đeo kiếng cận nhìn rất trí thức. Còn em Diễm thì rất xinh đẹp...
Diễm được khen thì sung sướng như ai cho kẹo, cô hĩnh lỗ mũi lên:
-Trí "cận" nghe chưa ? Chị Ngọc Hồng khen tui xinh đẹp, chỉ có bồ không có mắt mới chê tui xấu thôi.
-Ý ẹ, bồ mà đẹp, chắc thằng Cuội ở trên cung trăng cưới bồ về làm "vợ bé" rồi.
Thấy đám trẻ đùa giỡn, chị Ngọc Hồng cũng thấy vui. Về đến nhà, chị rót nước mời ba đứa uống, rồi giới thiệu cha mẹ già của chị cho ba đứa khoanh tay chào. Sau đó, chị nổi lửa nấu cơm trưa và chân thật mời ba đứa cùng ăn. Đen từ chối:
-Em không dám làm phiền chị đâu!
-Có gì đâu mà phiền! Một bữa cơm nghèo đãi khách cũng là niềm vui của gia đình chị mà.
Cha mẹ chị Ngọc Hồng cũng hết sức ân cần mời, khiến Đen không cách gì từ chối được. Thế là nghiễm nhiên nhóm ba đứa bạn ăn một bữa cơm ngoại ô thật ngon miệng. Nhà Đen không giàu có gì, nên những bữa ăn đạm bạc thế này cậu đã quen. Nhưng đối với Trí và Diễm luôn luôn ăn cao cấp như bò xào hành tây, tôm đất rim mặn, sườn cốt-lết chiên, gà kho rừng hay cá lóc nướng... thì bữa cơm ra dền luộc chấm mắm chanh, trứng chiên và tàu hủ trắng chấm mắm tôm đã tạo cho chúng cảm giác ngon miệng.
Ăn cơm xong, chị Ngọc Hồng đưa cho mỗi đứa một trái chuối sứ chín kèm theo một nụ cười cảm mến:
-Chị thích ba đứa em ở tánh tự nhiên vui vẻ. Hồi còn đi học, chị cũng có những đứa bạn vui tánh như thế. Bây giờ trưởng thành, mỗi đứa tha phương về một nơi lo tìm kế sinh nhai, dù có nhớ nhau cũng không thể nào gặp mặt.
Diễm có tật ưa tò mò:
-Vậy chị không phải là người sống từ nhỏ ở thành phố này sao?
-Không phải. Quê chị ở một tỉnh miền Bắc. Đất vườn này là của một người bà con xa. Họ không có ai chăm chút làm vườn, nên gọi gia đình chị vô cho làm ăn đó chứ.
Trí chép miệng:
-Thảo nào! Nếu như đất này của chị, chị có bán không?
Chị Ngọc Hồng trố mắt:
-Sao lại bán ?
-Vì đất ngoại ô bây giờ em nghe nói bán rất có gía. Bán đi lấy tiền làm ăn cái khác, không phải sướng hơn sao?
Chị Ngọc Hồng cười nhẹ:
-Tại em còn nhỏ không nghĩ sâu, chớ làm ăn cái khác là làm ăn cái gì ? Ôm một đống tiền gởi vô ngân hàng, rồi ngồi không chờ rút tiền lời ăn ư? Đã làm người thì phải có lao động, bằng không thì người đó sống ngoài xã hội loài người. Còn đem tiền đi làm kinh tế thì phải có trình độ, nếu như không muốn mất trắng tay. Tóm lại, mình làm nghề gì cũng phải hợp với khả năng của mình. Đủ ăn đủ mặc, tâm hồn thanh thản đã là một hạnh phúc lớn, mà không phải ai cũng dễ có đâu.
Đen rất mê cách nói chuyện của chị Ngọc Hồng. Diễm trầm trồ khen:
-Chị Ngọc Hồng nói chuyện hay ghê!
Đen ngẫm nghĩ, quả nhiên sách đã có câu "đi một ngày đàng, học một sàng khôn" đúng không sai một ly. Ai có ngờ đâu, một chị trồng hoa rất tầm thường, song lại có trình độ hiểu biết. Nếu như ngày hôm nay Đen không gặp gỡ lại chị ở xóm Lá Dừa này, thì cậu không hề khám phá ra "đừng nhìn bề ngoài mà đánh giá con người ta". Đen tin chắc chị Ngọc Hồng là người có học thức, nhưng vì lẽ gì chị không chọn nghề khác ngoài nghề trồng hoa nuôi cha mẹ già thì cậu không được biết.