VietLang
05-31-2007, 04:22 PM
Làm Công Quả
Tác giả: Đoàn Văn
Phường 17, Tân Bình là một phường vùng ven dân cư đông đảo mà đường ống dẫn nước máy chưa kịp lắp đặt. Vào mùa nắng, các ao hồ đều cạn kiệt, nước giếng nào múc lên cũng đục ngầu và hôi mùi bùn.
Trong địa phận phường, một ngôi trường lớn vừa được dựng lên. Hằng ngày, hơn 1.000 học sinh đến học cả sáng lẫn chiều. Để có nước cho các em dùng, cơ quan UNICEF đã đóng tặng trường một giếng bơm sâu hơn 150 mét mới đụng mạch nước ngầm, bơm lên là có nước, song cũng phải nấu chín mới uống được. Nhưng làm sao nấu đây? Đó là câu hỏi mà thầy hiệu trưởng chưa tìm được lời giải đáp.
Ngày kia, một ông lào râu tóc bạc phơ đến gõ cửa văn phòng trường. Thầy hiệu trưởng mời khách ngồi:
- Bác có điều chi cần?
Ông lão đáp:
- Xin thầy cho tôi hằng ngày đến đây nấu nước cho học sinh uống.
Thầy hiệu trưởng nhìn khách. Vẻ mặt hiền lành, ánh mắt nhân hậu của ông lão thu phục ngay cảm tình của thầy. Vừa vui mừng vừa ái ngại, thầy ngập ngừng:
- Bác ơi! Chúng tôi rất cảm động trước thiện chí của bác. Ngặt nỗi nhà trường không có ngân khoản nào để trả công nấu nước. Mà việc lại vất vả, nặng nhọc. Hơn 1.000 học sinh, có nghĩa là phải nấu cỡ 2.000 lít nước một ngày.
Ông lão xởi lởi:
- Không sao. Tôi tình nguyện nấu nước không tính tiền công, miễn là nhà trường lo củi và tìm cho tôi hai ba cái nồi thật lớn.
Để đáp lại vẻ ngạc nhiên của người đối thoại, ông lão tiếp:
- Người khác vô chùa làm công quả, lau tượng Phật, quét sân chùa cầu hưởng phước về sau. Còn tôi, tôi làm công quả tại ngôi trường này, chỉ mong sao các cháu học sinh có nước sạch uống là tôi vui rồi.
Ông Hai, tên gọi thân mật của ông lão, ở cách trường ngót ba cây số. Vợ con ông đều đã qua đời vì bom đạn lúc chiến tranh. Có ba công đất hương hoả nhưng già yếu không còn cáng đáng nổi việc đồng áng nặng nhọc, ông cho đứa cháu cày cấy, rồi chia lại cho ông gạo đủ ăn hằng ngày. Về mặt vật chất, ông thấy như vậy cũng đủ.
Được thầy hiệu trưởng chấp thuận, hằng ngày ông đến trường nấu nước, mưa cũng như nắng, không sót một bữa.
Hơn hai năm êm đềm trôi qua. Nhưng một ngày mùa nắng, bỗng xảy ra biến cố khó quên: đêm ấy có đến 42 học sinh của trường bỗng bị tiêu chảy và ói mửa, phải chở đi cấp cứu!
Sáng hôm sau, cả trường náo loạn lên. Phụ huynh học sinh kéo đến chật phòng họp. Có người nóng nảy nói:
- Tại nhà trường thiếu trách nhiệm, để học sinh uống nước không đun sôi.
Một vị giận dữ lớn tiếng:
- Hôm qua ông Hai không nấu nước. Ông ấy lo đi đám cưới ở xóm trên!
Quả thật, hôm qua ông Hai có đi dự đám cưới người cháu ruột. Trước khi đi ông đã nấu nước. Nhưng thay vì phải chờ cho nước sôi 15 phút như mọi lần, thì khi nước vừa sủi bọt ông đã bỏ đi ngay, vì sợ đến trễ giờ cúng gia tiên của cháu. Trước khi đi, ông đắn đo một lúc, nhưng nhìn vào bếp thấy than còn đỏ rực mà toàn là than gốc đước rất đượm, ông nghĩ: Bấy nhiêu còn đủ để nước sôi trong 15 phút. Nào dè…
Ngồi nghe các vị phụ huynh học sinh than phiền, ông Hai thấy lòng đau như cắt và rầu rĩ thầm tự trách mình. Ông nghĩ: May mà các cháu học sinh sau khi được điều trị đều đã bình phục trở về nhà, chứ nếu không mình sẽ ân hận biết chừng nào. Phòng họp ồn ào những lời chỉ trích gay gắt. Chợt từ dãy ghế cuối, một cánh tay nhỏ bé giơ lên:
- Cho cháu xin nói!
- Thưa các thầy cô, chú, bác, dì! Chúng cháu đau bụng không phải tại nước nhà trường nấu không kỹ đâu ạ.
Rồi em kể: Chiều hôm qua, hai lớp 7A và 7B chỉ học có hai tiết đầu. Học xong, các bạn trai rủ nhau đá banh, các bạn gái theo cổ vũ. Đá banh xong ai cũng đói. Chợt có xe bán gỏi đu đủ khô bò đi tới, chúng cháu rủ nhau ăn. Ăn rồi thì khát nước, mà nhìn quanh chẳng có hàng giải khát nào, chúng cháu bèn múc nược giếng lên uống. Bị đau bụng là do lỗi chúng cháu.
Cử toạ nghe xong đều sững sờ. Phòng họp chìm trong mấy phút im lặng. Lát sau, một vị cao niên chậm rãi lên tiếng:
- Cháu nói có lý đấy. Trường đông cả ngàn học sinh mà chỉ có những cháu ở hai lớp ăn gỏi đu đủ mới bị đau bụng thì đâu phải tại nước của nhà trường không sạch.
Vị khách ôn tồn tiếp lời:
- Chúng ta đã có những lời không đúng về nhà trường. Xin lỗi thầy hiệu trưởng và ông Hai nấu nước. Mong hai vị bỏ qua cho, chúng tôi quá nóng lòng vì con nên đã có những nhận xét thiếu công bằng.
Thầy hiệu trưởng thở phào nhẹ nhỏm, còn ông Hai thì như có ai vừa đỡ giùm đá nặng đang đè trên ngực mình.
Đoàn Văn
Tác giả: Đoàn Văn
Phường 17, Tân Bình là một phường vùng ven dân cư đông đảo mà đường ống dẫn nước máy chưa kịp lắp đặt. Vào mùa nắng, các ao hồ đều cạn kiệt, nước giếng nào múc lên cũng đục ngầu và hôi mùi bùn.
Trong địa phận phường, một ngôi trường lớn vừa được dựng lên. Hằng ngày, hơn 1.000 học sinh đến học cả sáng lẫn chiều. Để có nước cho các em dùng, cơ quan UNICEF đã đóng tặng trường một giếng bơm sâu hơn 150 mét mới đụng mạch nước ngầm, bơm lên là có nước, song cũng phải nấu chín mới uống được. Nhưng làm sao nấu đây? Đó là câu hỏi mà thầy hiệu trưởng chưa tìm được lời giải đáp.
Ngày kia, một ông lào râu tóc bạc phơ đến gõ cửa văn phòng trường. Thầy hiệu trưởng mời khách ngồi:
- Bác có điều chi cần?
Ông lão đáp:
- Xin thầy cho tôi hằng ngày đến đây nấu nước cho học sinh uống.
Thầy hiệu trưởng nhìn khách. Vẻ mặt hiền lành, ánh mắt nhân hậu của ông lão thu phục ngay cảm tình của thầy. Vừa vui mừng vừa ái ngại, thầy ngập ngừng:
- Bác ơi! Chúng tôi rất cảm động trước thiện chí của bác. Ngặt nỗi nhà trường không có ngân khoản nào để trả công nấu nước. Mà việc lại vất vả, nặng nhọc. Hơn 1.000 học sinh, có nghĩa là phải nấu cỡ 2.000 lít nước một ngày.
Ông lão xởi lởi:
- Không sao. Tôi tình nguyện nấu nước không tính tiền công, miễn là nhà trường lo củi và tìm cho tôi hai ba cái nồi thật lớn.
Để đáp lại vẻ ngạc nhiên của người đối thoại, ông lão tiếp:
- Người khác vô chùa làm công quả, lau tượng Phật, quét sân chùa cầu hưởng phước về sau. Còn tôi, tôi làm công quả tại ngôi trường này, chỉ mong sao các cháu học sinh có nước sạch uống là tôi vui rồi.
Ông Hai, tên gọi thân mật của ông lão, ở cách trường ngót ba cây số. Vợ con ông đều đã qua đời vì bom đạn lúc chiến tranh. Có ba công đất hương hoả nhưng già yếu không còn cáng đáng nổi việc đồng áng nặng nhọc, ông cho đứa cháu cày cấy, rồi chia lại cho ông gạo đủ ăn hằng ngày. Về mặt vật chất, ông thấy như vậy cũng đủ.
Được thầy hiệu trưởng chấp thuận, hằng ngày ông đến trường nấu nước, mưa cũng như nắng, không sót một bữa.
Hơn hai năm êm đềm trôi qua. Nhưng một ngày mùa nắng, bỗng xảy ra biến cố khó quên: đêm ấy có đến 42 học sinh của trường bỗng bị tiêu chảy và ói mửa, phải chở đi cấp cứu!
Sáng hôm sau, cả trường náo loạn lên. Phụ huynh học sinh kéo đến chật phòng họp. Có người nóng nảy nói:
- Tại nhà trường thiếu trách nhiệm, để học sinh uống nước không đun sôi.
Một vị giận dữ lớn tiếng:
- Hôm qua ông Hai không nấu nước. Ông ấy lo đi đám cưới ở xóm trên!
Quả thật, hôm qua ông Hai có đi dự đám cưới người cháu ruột. Trước khi đi ông đã nấu nước. Nhưng thay vì phải chờ cho nước sôi 15 phút như mọi lần, thì khi nước vừa sủi bọt ông đã bỏ đi ngay, vì sợ đến trễ giờ cúng gia tiên của cháu. Trước khi đi, ông đắn đo một lúc, nhưng nhìn vào bếp thấy than còn đỏ rực mà toàn là than gốc đước rất đượm, ông nghĩ: Bấy nhiêu còn đủ để nước sôi trong 15 phút. Nào dè…
Ngồi nghe các vị phụ huynh học sinh than phiền, ông Hai thấy lòng đau như cắt và rầu rĩ thầm tự trách mình. Ông nghĩ: May mà các cháu học sinh sau khi được điều trị đều đã bình phục trở về nhà, chứ nếu không mình sẽ ân hận biết chừng nào. Phòng họp ồn ào những lời chỉ trích gay gắt. Chợt từ dãy ghế cuối, một cánh tay nhỏ bé giơ lên:
- Cho cháu xin nói!
- Thưa các thầy cô, chú, bác, dì! Chúng cháu đau bụng không phải tại nước nhà trường nấu không kỹ đâu ạ.
Rồi em kể: Chiều hôm qua, hai lớp 7A và 7B chỉ học có hai tiết đầu. Học xong, các bạn trai rủ nhau đá banh, các bạn gái theo cổ vũ. Đá banh xong ai cũng đói. Chợt có xe bán gỏi đu đủ khô bò đi tới, chúng cháu rủ nhau ăn. Ăn rồi thì khát nước, mà nhìn quanh chẳng có hàng giải khát nào, chúng cháu bèn múc nược giếng lên uống. Bị đau bụng là do lỗi chúng cháu.
Cử toạ nghe xong đều sững sờ. Phòng họp chìm trong mấy phút im lặng. Lát sau, một vị cao niên chậm rãi lên tiếng:
- Cháu nói có lý đấy. Trường đông cả ngàn học sinh mà chỉ có những cháu ở hai lớp ăn gỏi đu đủ mới bị đau bụng thì đâu phải tại nước của nhà trường không sạch.
Vị khách ôn tồn tiếp lời:
- Chúng ta đã có những lời không đúng về nhà trường. Xin lỗi thầy hiệu trưởng và ông Hai nấu nước. Mong hai vị bỏ qua cho, chúng tôi quá nóng lòng vì con nên đã có những nhận xét thiếu công bằng.
Thầy hiệu trưởng thở phào nhẹ nhỏm, còn ông Hai thì như có ai vừa đỡ giùm đá nặng đang đè trên ngực mình.
Đoàn Văn