VietLang
05-31-2007, 04:44 PM
Tiếng Rao Đêm
Tác giả: Nguyễn Lê Tín Nhân
Gần như đêm nào tôi cũng nghe tiếng rao ấy vang lên khắp xóm vắng: Ba…ánh…gi….o…ò…ò ! Tiếng rao đều đều, khàn khàn kéo dài trong đêm khuya tĩnh mịch nghe buồn não nuột, tưởng như tiếng cò, tiếng vạc kêu sương! Tôi bỗng nhớ lời hát ru của mẹ: "Con cò mày đi ăn đêm…" và trong lòng dâng lên niềm thương cảm người bán hàng rong quen thuộc mà xa lạ…
Canh ba đêm ấy, trong giấc ngủ mơ màng, vọng bên tai tôi vẫn là tiếng rao khàn buồn ấy, rồi bỗng chốc là những tiếng động khác thường, tiếng người la hốt hoảng to dần thành những âm thanh ồn ào, ầm ĩ. Tôi bừng mở mắt, ánh lửa bập bùng sáng rực đầu ngõ nhà tôi cùng với tiếng la thất thanh, hoảng loạn, tiếng nổ lép bép, đùng đùng… "Cháy! Cháy!"…
Cả nhà tôi thức dậy, đổ ra đường. Tôi chạy theo. Mẹ tôi gọi các con í ới. Ngôi nhà gần đầu hẻm đang bốc lửa phừng phừng. Người ta mang đủ thứ: sô, chậu, xoong, nồi…thi nhau đổ nước ào ào vào căn nhà đang bốc lửa. Người chạy đi, chạy lại huỳnh huỵch, hối hả. Có tiếng kêu cứu thảm thiết từ sau cánh cửa ngôi nhà đang cháy. Trong ánh lửa, tôi thấy một bóng người cao, gầy, khập khiểng lao tới xô cánh cửa đổ rầm, bóng mấy người thoáng chạy vụt ra, cái khung cửa ập xuống, khói bụi mịt mù…
Trong những tiếng ồn ào hỗn độn của đám đông người, nổi lên tiếng kêu xé ruột của người mẹ gọi con! Bà lăn lộn giữa đường kêu khóc, cầu cứu! Ông chồng chạy loăng quăng như mất hồn và rống lên những âm thanh đứt đoạn…
Khi những đội viên dân phòng ào ạt kéo tới, với những thao tác thành thạo, ngọn lửa được khống chế không lan qua các nhà bên, nhưng tại ngôi nhà kia vẫn rừng rực lửa. Ông bà chủ nhà ôm nhau quỳ gối ngoài đường rũ rượi, rên rỉ, và ngất lịm…Bỗng từ trong nhà, cái bóng người cao gầy, khập khiểng, lom khom cúi gập như che chở vật gì phóng thẳng ra đường. Qua khỏi thềm nhà, người đó vừa té quị thì cùng lúc một cây dầm sập xuống, ánh lửa sáng bừng lên. Mọi người xô đến, mau chóng dập tắt những đốm lửa nhỏ chấp chới trên người nằm đó, ai nấy bàng hoàng thét lên thất thanh vì trong cái bọc chăn mùng còn vương vất khói mà người đàn ông ôm khư khư trong lòng là một đứa bé mặt mày nám khói đen nhẻm, thất thần, khóc không thành tiếng! Vợ chồng chủ nhà bừng tỉnh, nhảy tới vồ lấy đứa con của họ và chạy biến khỏi đám đông. Mọi người tíu tít khiêng người đàn ông xa nơi đám cháy. Người ông mềm nhũn, nằm im lìm, bất tỉnh. Người ta xúm lại cấp cứu cho ông. Có ai đó thảng thốt kêu lên: "Ô… này!". Chưa ai hiểu gì! Một người cầm cái chân cứng nhắc của nạn nhân giơ lên: thì ra là cái chân gỗ! Mọi người hiểu ra: đó là một người tàn tật…
Vừa lúc đoàn xe cứu hoả rú còi inh ỏi ầm ầm kéo tới thì đám cháy đã tàn. Người ta tập trung cứu chữa người bị nạn. Nạn nhân được gỡ bỏ quần áo và đắp lên chiếc mền sạch sẽ. Người ta lần tìm tung tích nạn nhân. Anh công an lấy ra từ túi áo người bị nạn một mớ giấy tờ. Mọi người chụm lại và tất cả đều bàng hoàng, thảng thốt khi thấy trong xấp giấy tờ tuỳ thân có một tấm thẻ thương binh! Bây giờ người ta mới để ý tới chiếc xe đạp nằm lăn lóc ở góc tường và những chiếc bánh gió tung toé bẹp gí lăn ra từ chiếc sọt dúm dó cột sau xe!… Lúc này mọi sự đã rõ ràng: người bán bánh giò là một thương binh mất chân bên phải! Chính anh là người phát hiện đám cháy lúc khởi đầu, đã báo động và cứu cả một gia đình thoát nạn! Đúng lúc chiếc xe cấp cứu trờ tới và vút chở nạn nhân đi…
Mấy ngày sau tôi theo mẹ và bà con trong xóm vào bệnh viện thăm chú thương binh ấy. Chú nằm trên giường, vẻ đau đớn vì thân thể gần như bất động. Vợ chú gầy guộc, hai mắt quầng thâm, bế đứa con nhỏ đứng ở chân giường. Trên chân trái còn lại và khắp thân mình chú phủ đầy những miếng gạc tẩm thuốc vàng khè! Đứa bé mà chú cứu sống được cha nó bế trên tay tròn xoe đôi mắt ngơ ngác nhìn mọi người, nhìn vị cứu tinh của nó! Cha mẹ đứa bé nói lên lòng biết ơn sâu xa. Bà con lối xóm nói những lời khen ngợi chân thành. Chú thương binh dường như không để ý tới những lời khen, với đôi mắt đằm thắm và âu yếm, chú nhìn đứa bé và đưa mắt nhìn đứa con vợ chú đang bế trên tay, chú nói từng tiếng nhỏ nhẹ, chậm rãi và rõ ràng: "Chuyện đó đâu có gì đáng nói! Xin cảm ơn bà con, cô bác…!"
Nguyễn Lê Tín Nhân
Tác giả: Nguyễn Lê Tín Nhân
Gần như đêm nào tôi cũng nghe tiếng rao ấy vang lên khắp xóm vắng: Ba…ánh…gi….o…ò…ò ! Tiếng rao đều đều, khàn khàn kéo dài trong đêm khuya tĩnh mịch nghe buồn não nuột, tưởng như tiếng cò, tiếng vạc kêu sương! Tôi bỗng nhớ lời hát ru của mẹ: "Con cò mày đi ăn đêm…" và trong lòng dâng lên niềm thương cảm người bán hàng rong quen thuộc mà xa lạ…
Canh ba đêm ấy, trong giấc ngủ mơ màng, vọng bên tai tôi vẫn là tiếng rao khàn buồn ấy, rồi bỗng chốc là những tiếng động khác thường, tiếng người la hốt hoảng to dần thành những âm thanh ồn ào, ầm ĩ. Tôi bừng mở mắt, ánh lửa bập bùng sáng rực đầu ngõ nhà tôi cùng với tiếng la thất thanh, hoảng loạn, tiếng nổ lép bép, đùng đùng… "Cháy! Cháy!"…
Cả nhà tôi thức dậy, đổ ra đường. Tôi chạy theo. Mẹ tôi gọi các con í ới. Ngôi nhà gần đầu hẻm đang bốc lửa phừng phừng. Người ta mang đủ thứ: sô, chậu, xoong, nồi…thi nhau đổ nước ào ào vào căn nhà đang bốc lửa. Người chạy đi, chạy lại huỳnh huỵch, hối hả. Có tiếng kêu cứu thảm thiết từ sau cánh cửa ngôi nhà đang cháy. Trong ánh lửa, tôi thấy một bóng người cao, gầy, khập khiểng lao tới xô cánh cửa đổ rầm, bóng mấy người thoáng chạy vụt ra, cái khung cửa ập xuống, khói bụi mịt mù…
Trong những tiếng ồn ào hỗn độn của đám đông người, nổi lên tiếng kêu xé ruột của người mẹ gọi con! Bà lăn lộn giữa đường kêu khóc, cầu cứu! Ông chồng chạy loăng quăng như mất hồn và rống lên những âm thanh đứt đoạn…
Khi những đội viên dân phòng ào ạt kéo tới, với những thao tác thành thạo, ngọn lửa được khống chế không lan qua các nhà bên, nhưng tại ngôi nhà kia vẫn rừng rực lửa. Ông bà chủ nhà ôm nhau quỳ gối ngoài đường rũ rượi, rên rỉ, và ngất lịm…Bỗng từ trong nhà, cái bóng người cao gầy, khập khiểng, lom khom cúi gập như che chở vật gì phóng thẳng ra đường. Qua khỏi thềm nhà, người đó vừa té quị thì cùng lúc một cây dầm sập xuống, ánh lửa sáng bừng lên. Mọi người xô đến, mau chóng dập tắt những đốm lửa nhỏ chấp chới trên người nằm đó, ai nấy bàng hoàng thét lên thất thanh vì trong cái bọc chăn mùng còn vương vất khói mà người đàn ông ôm khư khư trong lòng là một đứa bé mặt mày nám khói đen nhẻm, thất thần, khóc không thành tiếng! Vợ chồng chủ nhà bừng tỉnh, nhảy tới vồ lấy đứa con của họ và chạy biến khỏi đám đông. Mọi người tíu tít khiêng người đàn ông xa nơi đám cháy. Người ông mềm nhũn, nằm im lìm, bất tỉnh. Người ta xúm lại cấp cứu cho ông. Có ai đó thảng thốt kêu lên: "Ô… này!". Chưa ai hiểu gì! Một người cầm cái chân cứng nhắc của nạn nhân giơ lên: thì ra là cái chân gỗ! Mọi người hiểu ra: đó là một người tàn tật…
Vừa lúc đoàn xe cứu hoả rú còi inh ỏi ầm ầm kéo tới thì đám cháy đã tàn. Người ta tập trung cứu chữa người bị nạn. Nạn nhân được gỡ bỏ quần áo và đắp lên chiếc mền sạch sẽ. Người ta lần tìm tung tích nạn nhân. Anh công an lấy ra từ túi áo người bị nạn một mớ giấy tờ. Mọi người chụm lại và tất cả đều bàng hoàng, thảng thốt khi thấy trong xấp giấy tờ tuỳ thân có một tấm thẻ thương binh! Bây giờ người ta mới để ý tới chiếc xe đạp nằm lăn lóc ở góc tường và những chiếc bánh gió tung toé bẹp gí lăn ra từ chiếc sọt dúm dó cột sau xe!… Lúc này mọi sự đã rõ ràng: người bán bánh giò là một thương binh mất chân bên phải! Chính anh là người phát hiện đám cháy lúc khởi đầu, đã báo động và cứu cả một gia đình thoát nạn! Đúng lúc chiếc xe cấp cứu trờ tới và vút chở nạn nhân đi…
Mấy ngày sau tôi theo mẹ và bà con trong xóm vào bệnh viện thăm chú thương binh ấy. Chú nằm trên giường, vẻ đau đớn vì thân thể gần như bất động. Vợ chú gầy guộc, hai mắt quầng thâm, bế đứa con nhỏ đứng ở chân giường. Trên chân trái còn lại và khắp thân mình chú phủ đầy những miếng gạc tẩm thuốc vàng khè! Đứa bé mà chú cứu sống được cha nó bế trên tay tròn xoe đôi mắt ngơ ngác nhìn mọi người, nhìn vị cứu tinh của nó! Cha mẹ đứa bé nói lên lòng biết ơn sâu xa. Bà con lối xóm nói những lời khen ngợi chân thành. Chú thương binh dường như không để ý tới những lời khen, với đôi mắt đằm thắm và âu yếm, chú nhìn đứa bé và đưa mắt nhìn đứa con vợ chú đang bế trên tay, chú nói từng tiếng nhỏ nhẹ, chậm rãi và rõ ràng: "Chuyện đó đâu có gì đáng nói! Xin cảm ơn bà con, cô bác…!"
Nguyễn Lê Tín Nhân