Nhím Hoàng Kim
08-18-2007, 10:16 AM
Chương 5
Hồi ấy Sương có người chị bà con tên là Hợi, giữ cương vị xã đội trưởng du kích.
- Chào bà xã đội! Đang nằm lơ mơ, Hùng bật người khỏi võng đứng dậy.
- Chào bà đội trưởng đội võ trang tuyên truyền xã Thời Hoà - Hợi nghiêm mặt sửa lại bằng cái giọng khàn khàn y hệt giọng đàn ông. Tôi được người ta bảo đến chỗ đồng chí để hiệp đồng tác chiến.
Một chút nữa thì Hùng phì cười. Anh khẽ nghiêng mặt, kín đáo quan sát người đàn bà bao lâu nay tiếng tăm nổi như cồn mà bây giờ mới trực tiếp được gặp. Chừng hai nhăm tuổi, hơn Sương vài tuổi nhưng cứng cáp, rắn rỏi hơn nhiều. Tóc húi kiểu con trai, còn ngắn hơn cả con trai, khuôn mặt góc cạnh, lông mày xếch, mắt sáng lì, vai nở, ngực rất nở, được bó chặt đến nỗi tưởng rằng chỉ cần thở mạnh một cái là tất cả những nút áo, nút nịt ngực sẽ đứt tung, bật văng vào mặt người đối diện. Chưa hết. Phía dưới cái bụng tròn lẳn được thít chặt căng bằng chiếc dây lưng Mỹ đeo đầy tạc đạn lớn nhỏ, tròn méo là một đường hông bung toa? đến ngang ngửa. Chỉ có điều tiếp liền cái ngang ngửa tối mắt đó lại là chiếc quần cụt mốc thếch, chỉ hở ra đôi đầu gối chắc nịch và đôi bắp chân xoắn bện màu bánh mật chi chít những đường gai cào sần sượng dọc ngang. Tóm lại nếu thêm hàng ria rậm ở mép nữa thì cô xã đội nức tiếng đánh giặc trời gầm này sẽ trở thành một chàng trai bặm trợn, phong trần. Song có một cái rất lạ, nằm ngầm bên trong, phải để ý tinh mới thấy, đó là sự duyên dáng, ắp đầy nữ tính ẩn đằng sau cái vẻ nửa đàn ông nửa đàn bà ấy. Lạ hơn nữa mà có lẽ chỉ riêng Hùng mới nhận thấy: Hợi rất giống cô em. Tất cả những chi tiết trên mặt đều ngược nhau, một đằng vâm vam, một đằng mềm mại, một đằng bung ra, một đằng khép kín nhưng nhìn tổng thể lại phảng phất giống nhau. Cũng như ở đời, một người rất xấu lại giống một người rất đẹp nhưng không có nghĩa là phải đẹp theo. Phát hiện được điều bí mật thầm kín này, trước mặt Hùng, cô xã đội bỗng trở nên có phần nào dễ thương hơn. Bằng đôi mắt hững hờ và u tối, cô ta đăm đắm nhìn vào thân thể, vào bộ ngực, bộ đùi nở nang của Hùng như cái kiểu người ta nhìn vào gốc cây, tảng đá. Chỉ vậy thôi nhưng cũng để anh con trai thoắt trở nên bối rối. Và khi cái nhìn không dừng lại, nó trượt nhanh xuống dưới… anh bất giác thả người xuống võng, khép cứng hai đùi lại. Cô ta cười, một cái cười cũng hững hờ, u tối, gò má được cái cười soi rọi, hơi ánh hồng lên một chút.
- Sương nó hỏi thăm ông và gửi cho ông mấy viên thuốc ngủ. Nó bảo mắt ông là loại mắt của người trầm uất, hay thao thức nghĩ ngợi. Nhưng đến đây, tôi mới thấy con nhỏ em tôi nó nhầm. Cái thân hình bò mộng kia, nếu có mất ngủ thì duyên do cũng chỉ là thiếu ngủ với… đàn bà. Đúng không? Thôi nhận đi cha! Làm gì mà nhệch mồm ra cười như hoẵng thèm đực thế. Trở về tôi sẽ bảo nó, cách tốt nhất là nhét vào ông một bụng rau răm là ổn. Đúng không!
Hợi cười to, răng trắng nhưng nhức. Quái lạ! Người gì nói thì khồ khồ mà cười lại thanh đến thế, như tiếng cười của một cô gái hoàn chỉnh. Nhìn toàn thể là đàn ông nhưng nhìn tách ra từng bộ phận thì lại là đàn bà. Anh cũng cười theo bởi một sức lây lan không thể cưỡng lại được.
- Hôm nay mới được gặp người đàn bà inốc. Tôi thấy thiên hạ đồn không ngoa.
- Thôi, đừng có mà bẻm mép. Bây giờ vào việc, đồng chí đội trưởng đặc nhiệm!
Thú thật, suốt hơn một giờ đồng hồ nghe bà đại diện lực lượng võ trang địa phương hăng hái thông báo về tình hình một tiểu đoàn. Anh cả Đỏ của Mỹ vừa đổ quân xuống đóng chốt ở Bình Cơ, tôi chỉ nghe được lõm bõm. Đầu óc tôi đang còn mải bảng lảng với những giai thoại thật hư, kỳ quặc của nhân vật đang hiện lên bằng xương bằng thịt ngồi chồm hỗm cạnh tôi đây…
… Ngày xưa vốn là dân bán thịt chợ. Cuộc sống cạnh tranh dao búa đã chuyển hoá một cô Hợi đa tình nhí nhảnh thành một cô hàng thịt đanh đá và dữ dằn. Cô có tình nhân từ năm mười lăm tuổi. Tình nhân thay lòng, đêm tối cô lừa ra sông dìm cho một trận gần chết rồi lột quần đuổi đi. Từ ấy, cô yêu đương bạt mạng, càng bạt mạng càng đẹp lồ lộ ra, được bao nhiêu tiền cũng đem bao trai hết. Nhưng gã trai nào phản lại cô hoặc chỉ cần lộ ra một chút Sở Khanh bạc bẽo, lập tức bị cô trừng phạt tàn canh liền: kẻ khuynh gia bại sản, kẻ bị vợ đuổi đi, kẻ tuột hết cấp chức, kẻ lại được để thẹo trên mặt hay bị thiến đi cái của gậy thằng ăn mày, đành ôm hận suốt đời. Nhưng nói chung, ít ai dám phản cô mà cô bỏ rơi thiên hạ thì nhiều. Đặc biệt cô không thể chịu được những gã đàn ông ưỡn ẹo, tính tình bạc nhược…
- Nè! Ông có nghe tôi nói không đó? - Hợi nhìn lên, đôi mày xếch chau lại với vẻ uy nghiêm và phiền muộn.
- Nghe… Nghe chứ. Bờ đê cao hai mét, hào sâu mét rưỡi, thường xuyên có hai tiểu đội bảo an đi tuần…
- Thôi! Tập trung vô không lại bỏ con bỏ cái tùm lum trong đó ông ơi!
- Rõ!
… Năm hai mươi tuổi, sắc đẹp đang vào kỳ rực rỡ, bỏ qua tất cả những hy vọng, những thất vọng của đám úy tá, quận trưởng, tỉnh trưởng, Hợi tự nhiên sanh tật đi phải lòng một gã thượng sĩ bảo an quèn. Giống như một thứ luật bù trừ, ngày trước cô làm khổ đàn ông bao nhiêu, thì giờ viên thượng sĩ lại làm cô khổ sở bấy nhiêu. Cô yêu anh ta như bị bùa bị ngải, đam mê, cuống quýt, hãi sợ, mịt mờ. Nếu có ai hỏi vì sao? Cô chỉ lắc đầu cười: Không biết! Anh giống như đứa trẻ con nhưng ảnh cũng giống một ông bụt trong chùa, càng yêu, càng đi vào, càng cảm thấy mỏng manh…
Cuộc tình đang dâng đến tột đỉnh thì bỗng một đêm, Hợi phát hiện ra anh ta đã có vợ. Thế là xong! Chuyện này Hợi chưa hề được nghe anh ta nói và cô cũng không muốn cướp đoạt hạnh phúc của ai, không khóc một tiếng, bạt tai cho anh ta một cái rồi mấy hôm sau, nhân có cô em họ là Sương đang làm y tá trong căn cứ, cô quyết định bỏ ấp vào rừng làm Việt Cộng. Bọn đàn ông ngoài đời đều khốn nạn hết! Chỉ còn hy vọng vào đám đực rựa ở trong rừng coi có khá hơn không? Ngay đêm đầu tiên gặp em, cô đã vừa phun nước miếng phèo phèo xuống thảm lá khô vừa nói như thế.
- Địa bàn nơi ta đang ở là một vạt rừng mỏng, bên này sông Sài Gòn, bên kia lộ 13 - Tiếng Hợi vẫn đều đều - Luôn luôn có bốn sắc lính bất cứ lúc nào cũng có thể nổ súng vào giữa đầu mình: Mỹ, chủ lực, bảo an, dân vệ. Cho nên việc đi lại ăn ở được đưa lên hàng đầu…
… Vào rừng, cô quyết định cắt tóc ngắn, thay quần dài bằng quần cụt, lông mày lông mi không thèm tỉa, da dẻ chân tay để mặc cho nắng rọi, gai cào… Tiếng nói cô trầm xuống, khàn đi, điệu bộ trở nên bặm trợn, cứng ngắc, vào trận là hò la hét lác như đàn ông, hơn đàn ông. Cái tiềm năng đanh đá dữ dằn và cả đôi chút độc địa ngày trước được phát toa? trọn vẹn, vuốt nhọn trong trận mạc, trong giành giật sống còn từng giây từng phút với hoàn cảnh. Cô trở thành người chỉ huy can tràng, tàn bạo và ngổ ngáo. Đụng địch, cô vác B40 xông lên trước, tiếp cận hàng rào gai, cô lột phăng quần áo chui ào ào, ai rụt rè, ai hèn nhát, cô đá đít, tạt tai, lột súng đuổi về phía sau liền. Kẻ địch ngán cô, du kích sợ cô và ngay cả những lực lượng xuống phối hợp với cô cũng không tránh khỏi sự ngại ngần, vì nể sợ. Ít nhất trên hai lần, xã uỷ, huyện uỷ bảo cô viết đơn vào Đảng nhưng cô đều lắc đầu. Đảng điếc gì, cô nói. Vào rồi cứ phải làm ra cái vẻ đứng đắn, đạo mạo, cáu cũng cáu giả, buồn cũng buồn giả, ngứa ngáy chân tay lắm, tôi hứa sẽ không thua kém một đứa Đảng nào hết.
… Thiên hạ nói về cô như vậy. Cảm phục có, chê trách có và thương hại cũng có nhưng tựu trung lại, con người như cô rất cần cho sự tồn tại của những cánh rừng mỏng tang này. Riêng có một điều thầm kín không ai biết, ít ai biết và chính Hùng cũng chỉ mới được nghe qua tâm sự của bác sĩ Ba Thành trong một lần anh cáng thương binh lên trạm phẫu: thi thoảng, vào những đêm trăng tỏ, những đêm rảnh rỗi không phải vùi đầu vào súng đạn, cô xã đội trưởng vốn được coi như một người đàn bà lãnh cảm, ghê tởm đàn ông lại lên những cơn co giật khổ sở. Lên cơn một mình và tự tiêu huỷ cũng một mình, không cần tới một sự trợ lực giới tính nào hết. Ngay sau đó, người ta thấy cô nhìn đám con trai bằng tia mắt vừa cồn cào vừa mờ mịt. Nếu có anh chàng ngộ nhận nào hiểu lầm cái nhìn ấy mà sán lại là lập tức bị trả giá ngaỵ Cũng như bình thường, cô hay nhảy xuống suối tắm chung với đàn ông nhưng rủi có anh nào chân tay quờ quạng là được ăn đầu gối vào hạ bộ liền. Thầm kín hơn, vẫn theo lời kể của ông thầy thuốc đồ tể, nếu có dịp, cô thường xuất hiện lặng lẽ trong những ca mổ bụng của anh em thương binh bị trúng đạn, trúng mảnh vào ruột, khi thì cáng lên, khi thì tìm cớ lên thăm người ốm. Cô ngồi ở một góc sạp, âm thầm, chìm trong khoảng tối mà ánh đèn măng-sông không thể hắt tới. Cái nhìn tội lắm. Cái nhìn vời vợi của người mẹ, người em và cả người vợ, vừa buồn, vừa thương, vừa… có một cái gì đó không thể gọi tên khi, theo trình tự giải phẫu, người thầy thuốc buộc phải cạo đi đám lông đen nhức dưới bụng người bị thương để tránh nhiễm trùng. Như đám lông trên thân thể trai trẻ, tràn căng sinh lực đang nằm thiêm thiếp vợi dần đi, rơi lả tả xuống sông, lặng lẽ trôi theo dòng…
- Đồng chí Hùng! - Đột nhiên Hợi đứng phắt dậy.
- Có tôi! - Hùng cũng ngơ ngác đứng lên theo.
- Thái độ đồng chí không nghiêm túc. Tôi dư biết trong cái đầu lộn xộn của đồng chí đang nghĩ gì nhưng tôi bỏ quạ Tóm lại: Tối nay cánh du kích của tôi sẽ đến, cánh của Tám Tính cũng tập kết ở đây, huyện đội nhờ đồng chí lo cho anh em chỗ ngủ an toàn.
- Rõ!
Dù không muốn nhưng đôi chân Hùng cũng chụm lại thẳng đơ như đứng trước người chỉ huy trực tiếp của mình.
- Tốt! Còn nữa: Làm thằng đàn ông cứ thấy gái là nghệt mặt ra, dở ẹc. Nhưng cố làm bộ nghệnh nghệnh lại còn dở ẹc hơn. Bộ Ông đang tính quyến rũ con nhỏ em tôi hả?… Ngắc ngứ gì nữa? Chỉ cần cái giọng nó nhắc tới tên ông thì biết. Nhưng cẩn thận nghe cha! Vàng mười đó. Nó mà làm sao thì ông dè chừng cái sọ.
- Rõ!
Buột miệng nói xong, Hùng ngậm ngay lại, im thin thít.
Khoảng xế chiều thì tổ của Tám Tính tới.
Vừa nhìn thấy Hợi, anh ta đã duỗn mặt ra, cặp mắt ốc nhồi phát toa? những tia sáng nhấp nháy theo cái kiểu nhà địa chất đã nhìn thấy một vỉa quặng tốt tươi ẩn sau cái vỏ xù xì của nó. Phải chăng đây cũng là lần đầu tiên anh chàng được trực tiếp gặp người đàn bà thép và phải chăng cái méo mó hoang sơ trong tâm hồn anh con trai đã bắt gặp được sự giao thoa hoà đồng trong cái ngoại hình dị biệt của người con gái? Có phải thật như vậy không? Hùng chưa rõ lắm nhưng anh tự thú vị với cái nhận xét vừa loé sáng trong trí não mình. Tự dưng anh tin rằng, đêm nay, cùng cư trú trong một vạt rừng mỏng tang lảng vảng đầy bóng dáng tử thần, hai tính cách đó nhất định sẽ bùng nổ trong một cú va chạm dữ dội thật ngẫu hứng.
Nhưng lúc này mới là chiều. Hoàng hôn ở đâu cũng hiu hắt. Hoàng hôn trong những cánh rừng chiến tranh càng ảm đảm hơn. Tối được một lát, cánh du kích còn lại, trong đó có Ba Sương cắt rừng tìm đến. Sự xuất hiện của bốn cô gái trong xã đội đã làm cả vạt rừng nóng bỏng trở nên mềm ướt. Thế là đã hội tụ đủ cả ba thứ quân, ba quả đấm thép sẵn sàng giáng xuống đám đất đỏ tươi mà bọn người ngoại quốc trắng đen đang ăn ở.
Nhác thấy Sương, không hiểu sao Hùng lại trạnh nhớ đến Viên. Chao ôi! Giá lúc này còn nó, bằng đôi mắt rượi buồn, ánh sắc thần linh, nó sẽ thầm thì mách bảo cho mọi người biết cuộc chém giết tàn bạo sắp xảy ra sẽ đi đến đâu? Sẽ kết thúc như thế nào? Và Sương nữa? Có đúng là số phận đã ràng buộc vào với anh rồi không?… Thôi, dẫu sao thế cũng là may cho mày Viên ạ! Đằng nào cũng chết, chết sớm ngày nào đỡ cực ngày ấy. Nếu còn sống, liệu cái tâm linh quá ư mẫn cảm của mày có gánh nổi cái sức nặng của cuộc chiến vô định như một cơn ác mộng triền miên này không?
- Anh Hùng ơi! - Bảo ở đâu đi đến, ngồi xuống bên cạnh anh, nói nhỏ.
- Cái gì? Nói to lên! Sao cậu lúc nào cũng khẽ khàng như tỏ tình ấy thế? Liều B41 thối à?
- Không! - Bảo đỏ mặt lúng túng - chị… chị Sương…
- Chị Sương làm sao? Nói đại đi!
- Chị ấy… khóc. Đang khóc.
- Khóc! Sao khóc? Đứa nào trêu mà khóc?
- Không. Chị ấy vô tình giở nồi cơm của mình, thấy toàn báng già độn với củ nần, chị ấy khóc. Chị bảo: “Mấy anh ở ngoài ấy vô đây sao cực quá! Ăn vậy làm sao sống?”.
- Lúc này Sương… Cô ấy đang ở đâu?
- Hình như ở ngoài sông.
Sông Sài Gòn vào kỳ trăng lặn, nước dâng đầy ăm ắp, láng líp bờ. Mặc kệ cho con người và chiến tranh tàn phá xơ xác ở hai bên, dòng sông vẫn yên ả trôi ngược trôi xuôi, như dửng dưng, như ngạo mạn, như không đoái hoài gì tới những dã tâm toan tính lặt vặt, nhất thời, đáng thương hại của con người.
Trong dòng sông buổi chiều, Sương đang tắm.
Quần kéo lên quá ngực, vai để trần, tóc thả dài trong nước… cô du kích hoá thân thành cô thôn nữ miệt vườn đang tắm táp sau giờ đi bưng về. Hùng đứng lặng, để mặc cho muôn vàn vòng tròn sóng từ cái thân thể kia lan ra, thổi tràn vào người. Thưở còn đi học, anh đã nhiều lần được ra sông ra biển, được tới những bãi tắm, những bể bơi đông người nhưng chưa bao giờ anh được nhìn thấy một nét tắm thanh tao, đẹp đẽ dường này. Nét tắm của cô gái trong trận mạc, nét tắm tinh khiết, không vẩn đục mảy may, tắm giữa sự điêu tàn, tắm bên cạnh cái chết, như tắm một lần cho mãi mãi… Vai mảnh, cổ mảnh, nhỏ và gầy, trắng xanh, gợi nhắc một vóc dáng trẻ thơ đang đùa nghịch ở ao nhà. Cô ngửa mặt, lim dim mắt, hướng về phía ráng chiều rói đỏ giống một con chim non ngỡ ngàng hớp nắng, lúc lúc lại khẽ rung cánh giật mình. Chỉ khác, cô thôn nữ tắm sau một ngày trồng tỉa, cô du kích tắm trước một đêm hãi hùng. Cô này muốn sạch thơm nếu chẳng may phải vật mình xuống lòng đất.
Sương sẽ mãi là con chim nhỏ hớp thèm thuồng ráng chiều như thế nếu như từ bên kia sông không có một dáng bơi đang rẽ nước ào ào tiến sang. Hùng nhận ra đó là Khiển, người Hải Hậu, vùng đồng chua nước mặn, một mũi trưởng thiện chiến, lầm lì và đáng tin cậy của mình. Lầm lì sống, lầm lì đáng giặc, lầm lì sáng chiều đều đặn ngày hai lượt bơi qua bơi lại mặt sông một mình. Bơi cho đỡ nhớ khổ sở con vợ mình mẩy tròn ủng như con ong. Được hỏi, Khiển sẽ cười lặng lẽ, trả lời nửa đùa nửa thật như thế.
Sương kín đáo kéo cao thêm cạp quần rồi nhẹ nhàng lội trở lại bờ. Thân hình cô cao dần lên, nháng nước, bó sát, thon thả và trong suốt. Trong buổi chiều vùng giáp ranh còn một chút mặt trời vương lại trên đỉnh rừng, cô du kích nhỏ bé giống như một vật thể huyền thoại không có thật đang từ lòng nước trồi lên, e ấp, dịu mát và tan nhoà. Hùng khẽ nhắm mắt lại… Đến khi mở ra, cô gái đã hiện ra trước mắt anh tự lúc nào. Cô không tránh né và anh cũng không có ý nhường đường. Một chút chấp chới trong đáy mắt, một chút rung nhẹ trong giọng nói của cô:
- Anh… Anh Hùng!
Họ đang đứng đối diện với nhau, lặng lẽ, âm thầm. Một to tát, một mảnh dẻ, một cường tráng, một yếu ớt, một gồ ghề, một mịn mượt… Sự đối lập bất thần đó sẽ tạo thành lực hút nam châm mãnh liệt nếu như lúc đó, Hùng không chợt nhớ tới lời tiên liệu nghiệt ngã của Viên. Anh đánh tia nhìn sang hướng khác:
- Xin chào cô cứu thương của đoàn cảm tử quân hỗn hợp. Nói rồi, không chờ cô kịp trả lời, anh bước thẳng xuống mặt sông khi ấy đang chuyển dần sang màu chì giá lạnh.
Gần nửa đêm các tổ trinh sát mới lục tục trở về bơ phờ, mệt mỏi.
Đám con gái rửa ráy qua loa rồi xuýt xoa leo lên võng. Cánh con trai bền sức hơn, nháy nhau lôi can rượu ra nhậu bậy với mấy ngọn lá giang chua dôn dốt. Chỉ có hai người thiếu mặt. Đó là Hùng, vốn xưa nay ít nhậu, không biết nhậu và Tám Tính, cây nhậu thần sầu không rõ lủi đi đâu.
Gà trong ấp đã eo óc gáy canh hai. Tiếng gà của yên hà, của đời thường ấm cúng vẳng vào tới đây nghe sao lạc lõng đến thế nhưng sao cũng da diết đến thế? Rừng đêm phập phồng, bí hiểm và xào xạc. Nước sông âm thầm vỗ sóng trễ nải vào bờ như ngàn năm nay nó không bao giờ trễ nải như thế. Hoa? châu trôi lờ lững trên trời như những linh hồn cô độc không biết đi đâu về đâu, chỉ thỉnh thoảng run rẩy chớp sáng một mình…
Rồi đám nhậu cũng tan. Dấu hiệu sự sống của con người nơi đây còn lại độ dòng đưa lịm dần của những cánh võng nilông giăng sát mí nước.
Tám Tính vẫn ngồi. Người đàn ông mạnh mẽ gần ba mươi tuổi mang biệt danh nhậu thần sầu này đêm nay không ngủ. Anh đang say nỗi say riêng của mình. Say cái mồi đang hiện diện ngồn ngộn trong tấm võng trước mặt. Anh ngồi cái dáng ngồi của cọp. Vai gù lên, đầu gầm xuống, hai tay buông rơi, hơi thở nặng nề. Sự nặng nề ấy càng gia tăng khi từ tấm võng kia thi thoảng lại phát ra những tiếng cựa mình sột soạt. Và cứ như một sự trêu ngươi tai ác, đêm khuya thanh vắng, võng vãnh gì mà nhiều sột soạt đến thế…
Cách đấy không xa, ở bên kia bụi tầm vông lá nhỏ, cũng có thêm hai người đang thức. Đó là Sương và Hùng. Một người đứng và một người ngồi bập thuốc trên võng. Cả hai đều lặng thầm, chỉ đôi lúc nhìn sâu vào mắt nhau qua ánh sáng tàn lửa đầu thuốc. Hồi tối, khi trườn qua hàng rào chốt Mỹ, anh đã bị một cái lưỡi lam khứa vào bả vai sâu đến nửa phân. Bây giờ, sợ anh đau nhức, lo anh nhiễm trùng, cô sang coi lại vết thương. Ngồi xuống đi em! Anh nói nhỏ. Cô ngoan ngoãn vâng lời. Em lên võng này này, để anh ngồi dưới ấy chọ Không! Lúc này anh đang là thương binh và em đang là thầy thuốc. Hai ánh mắt chuyển sang vị trí thế cân bằng. Họ không nói nữa. Rừng đêm truyền tiếng nói của con người đi xa lắm! Hãy để cho mọi người ngủ yên. Đừng để cho đồng đội phải trạnh lòng, dù lúc này đây chúng mình vẫn là chúng mình, riêng biệt hai đứa, phải không em? Ánh mắt anh nói và cô gật đầu ra ý hiểu. Bởi lẽ chẳng có sự chạnh lòng này thì họ đã có quá nhiều điều nghĩ ngợi rồi, nhất là trước một trận đánh khốc liệt như trận này. Chao ôi! Trận đánh! Những trận đánh. Trận này nối tiếp trận kia, cái mất mát này nối liền cái mất mát khác, sự thành bại không ngớt đuổi theo nhau… Biết đến ngày nào mới không còn trận đánh? Biết đến ngày nào mới được thoa? sức nói to lên mọi điều không phải thầm thì nhìn vào mắt nhau như thế này? Anh đang nghĩ gì thế? Sao có lúc nhìn vào mắt anh thấy buồn kinh khủng? Mắt anh giống mắt mẹ. Cả đời mẹ buồn. Nếu anh không trở về nữa, mẹ sẽ chết. Im lặng… Cô gái day mặt nhìn ra sông. Con sông màu sữa đang mờ mịt sương đêm. Sao tên em lại là Sương? Nghe buồn thế? Sương ơi! Người ta nói trước khi anh về đây, em là bông hoa dại của rừng. Hầu như tất cả đều phải lòng em, tất cả đều muốn có em, được em để mắt đến, đúng không? Anh đang nghĩ, anh đang dò tìm, cớ sao lại thế, em có gì ghê gớm lắm đâu?
- Không biết! Em không biết! Mặc kệ người tạ Người ta cũng nói em… Đừng giận nhé! Em có số sát chồng?
- Em đã sát ai? Sát những ai? Tức là em đã có yêu, yêu nhiều rồi phải không? Hay là em vẫn là em, một mình tinh khiết, thiên hạ tìm đến với em, thương em rồi ngã xuống, rồi bảo rằng là tại em?
- Không biết, không biết, đừng hỏi, đừng nhìn em như thế! Dòng sông đêm nay sao đẹp quá! Giá như không có chiến tranh, không có bom đạn, không có cái chốt Mỹ cần phải nhổ đi ngày mai, không có gì cả, chỉ có anh và… thì cuộc đời sẽ dễ thương biết chừng nào phải không anh? Không… Đừng! Đừng cúi sát xuống mặt em như thế, đừng… đừng hôn em! Em không chịu nổi đâu. Thôi, mắt anh lại buồn rồi! Thì đó, anh hôn đi! Đừng khinh em, hãy hôn thiệt lòng nghe anh… Ơ! Sao lại thế? Sao anh lại ngồi thẳng trở lại rồi? Cô gái thoáng mỉm một cái cười héo hắt… Sát chồng! Sát người yêu… Sao họ lại nỡ nói như thế? Để anh phải sợ… Sợ hôn em tức là hôn vào môi thần chết chớ gì?…
Một tiếng thở nặng nề như tiếng thở của con thú bị thương vẳng đến. Hùng chợt thấy sống lưng mình ớn lạnh. Anh biết tiếng thở ấy là của ai rồi và đang phát ra từ đâu. Anh hơi chao mình che đi tầm mắt của Sương có thể nhìn được sang chỗ Tám Tính. Khổ chưa! Nếu như đúng như lời thiên hạ thì con người kia đang sắp đến giờ mụ mị. Không biết nói, không biết đẩy đưa, tán tỉnh, chỉ biết thèm, biết ào ào bươn tới. Cứ thấy hơi hướng đàn bà, bất kể già trẻ lớn bé, miễn là có da thịt là tâm thần bấn loạn, mắt nhìn như lồi ra, toàn thân cứng ngắc như bị thôi miên, như bị hoá thạch, như cái dáng ngồi lì lợm kia. Ngồi rất lâu, ngồi im lìm, chẳng ho hắng, chẳng ngọ nguậy, chỉ thở, thở như rên. Rồi vào một thời điểm nào đó, lý trí mất hoàn toàn khả năng kiểm soát, không đắn đo, không nghĩ ngợi, không cần biết đối tượng là ai, hậu quả gì sẽ xảy đến… Cả thân hình hực lửa đang rung lên từng chập đó bất định đứng dậy, nhọc nhằn lao vào cuộc chinh phạt như thói quen công đồn táo tợn đã lặn sâu vào tiềm thức.
Cuộc chinh phạt năm ăn năm thua mà phần lớn là… thuạ Mười lần may ra mới một lần được. Nhưng vẫn không nản, không gục ngã, say máu rồi, lại tiếp tục những cú vồ vỡ mặt. Những cú vồ bản năng mang tính tật bệnh điên rồ. Thói quen chém giết đã chuyển hoá không tự biết thành thói quen tình dục. Hai thói quen mang ý nghĩa rất trái ngược nhau nhưng lại hỗ trợ bổ sung cho nhau tưởng như là một. Chính vì thế mà đồng đội tạm chép miệng bỏ quạ Cấp trên cũng chỉ nhắc nhở gọi là. Thế giới đàn bà tránh né nhưng không tỏ ra có ý ghê tởm. Anh ta chỉ làm nhiệm vụ cô lại, bộc lộ tận cùng những cái gì mà ở trong thế giới thầm kín của mỗi người đều ủ dấm. Sâu xa hơn, nơi trận tuyến giáp ranh ngày nào cũng có người ngã xuống, ngày nào cũng có người nản chí chiêu hồi, thậm chí chiêu hồi ở những cấp rất cao, ai ngớ ngẩn đi chấp một hành vi bệnh tật để tiêu huỷ đi một chiến sĩ kiên cường, một chỉ huy tháo vát. Có một thời, giá trị nhân phẩm của một con người không phụ thuộc vào những khuyết tật lặt vặt, những cá tính khó xài, những khôn ngoan lọc lõi, mà chỉ phụ thuộc vào chuyện anh có dám hết mình thuỷ chung với cách mạng, với bạn bè, có dám xả thân ăn thua đủ với kẻ thù đang ở thế mạnh không. Đó là hạt nhân của nhân cách, của lòng cao thượng và vị tha.
Tiếng thở có chiều nặng nề hơn… Hùng định đi tới làm một động tác gì đó để tháo gỡ cho con người tội nghiệp kia ra được khỏi cơn mê hoảng và cho cả mình lẫn Sương khỏi phải chứng kiến một hành vi phàm tục có nguy cơ sẽ bị phá vỡ đi hết thảy những giá trị tinh thần mà hai người vừa vun vén được, nhưng không kịp! Anh chưa đi đến nơi thì đã thấy con bệnh đứng dậy, lừ lừ tiến đến tấm võng no tròn. Hợi còn thức hay ngủ? Người đàn bà thép có tiếng là ghê tởm, coi thường đàn ông này sẽ phản ứng ra sao? Tiếng nổ của hai tính cách va chạm sẽ vang lên theo ý nghĩa nào đây? Một chút tò mò thích thú xen một chút lo lắng mơ hồ, Hùng bất giác nín thở ngồi xuống như sắp phải chứng kiến một màn kịch đau lòng mà thực ra anh đã tuyệt đường trốn tránh.
Cái võng vẫn không hay biết. Vẫn no tròn và ấm sực. Cái bóng cọp đen rầm kia đã sát gần. Nó mềm mại cúi xuống… Ngồi xuống… Vươn tay ra… Rẹt! Mép võng bị vén khẽ lên… Vẫn im lìm, vẫn căng mọng. Lại còn sột soạt như thách thức. Những ngón tay nhẹ lùa vào, run rẩy… Tiếng thở như bị chẹt cổ. Chen vào, hình như có cả tiếng ngáy êm êm. Cả khu rừng im phắc. Dòng sông cũng ngừng trôi. Mảnh trăng hạ tuần ngượng ngùng núp kín vào mây đen… Bỗng roạt! Mép võng bị xé ra để từ đó bung lên một thân hình thấp đậm. Trong thoáng chốc, cô xã đội đã chuyển thế dựng đứng trước mặt con đực. Tám Tính bàng hoàng (Thường là như vậy mà sao vẫn cứ bàng hoàng? Chuyện đực cái kỳ bí và đầy ma lực như vậy sao?). Chưa kịp định thần thì một cái tát rất gọn và khô đã văng mạnh vào mặt. Hùng ù đầu như chính mình vừa nhận lãnh cái tát ấy. Anh bịt chặt lấy mang tai. Sắp sửa la toáng cả lên bây giờ đây này! Sắp sửa cả cánh rừng này sẽ đổ xô lại chứng kiến sự bẽ bàng ô nhục của giới mày râu này!… chát! Khuôn mặt nở nang kia nhận thêm một cái tát bên trái nữa, vẫn lặng lẽ, gọn và khộ Đến nước này thì chính Hùng cũng không chịu nổi. Thà cô ta cứ kêu toác lên lại còn hơn, đằng này cứ từng cái một, lặng lẽ đẩy thằng đàn ông vào một sự hành hạ không thể chống trả thì đau quá! Anh quyết định bước lại. Nhưng lần thứ hai cũng muộn. Muộn theo chiều ngược lại. Anh tiểu đoàn trưởng gan hùm sau cái tát thứ hai đã tỉnh hẳn, giống như một đứa trẻ nghịch ngợm bị bắt quả tang, lủi thủi xây lưng định chuồn thẳng thì, cũng bất ngờ như mép võng bị xé ra lúc đầu, cô gái bỗng đưa tay dịu dàng giữ lại. Hai thân hình đứng sững trước mặt nhau, xù xì, không lay động, trông như hai gốc cây cụt ngọt bị pháo tiện đứt. Lâu lắm. Thời gian vón cục lệt sệt. Không gian tan loãng… Và rồi cái gì cần xảy ra đã xảy ra, ngẫu nhiên và nhuốm màu phi lý, không tuân theo một trình tự logic nào cả. Cái bóng đàn ông cao lớn cúi xuống bế thốc cái bóng đàn bà lên, rón rén và hối hả đi ra mép sóng…
Tảng đá đang đè nặng lên ngực bỗng được hất ra, Hùng thả người xuống thảm lá khô, mỉm cười. Toa. độ hạnh phúc một trên mười đã được xác định. Chúc may mắn. Hãy hết mình dẫu chỉ một lần các bạn thân yêu, một lần thôi cũng là đủ cho mãi mãi bởi vì đêm mai, đêm mốt, có thể một trong hai người, một trong chúng ta sẽ không còn.
Anh chợt rùng mình bởi một bàn tay người đậu nhẹ lên vai như chiếc lá… Sương!
- Chết thôi! Em nhìn thấy cả rồi ư?
- Dạ… - Cô ngồi xuống, thì thầm - Em thương chị Hai lắm! Đời chị toàn những lận đận long đong. Em mong chị tìm được một người con trai nào đó để dồn hết yêu thương, điều mà trong chị khi nào cũng dư thừa, để chị trở lại là chị như cũ. Anh Hùng ơi! Mỗi lần thấy chị Ôm súng la lối, gạt mọi người chạy lên đầu như đàn ông, em cứ muốn khóc. Hình như đêm nay chị đã tìm được, đã có nhưng… em chỉ sợ không bền.
- Chị Hai cưng em lắm phải không?
- Cha mẹ hai bên không còn, anh em họ mạc cũng tứ tán khắp nơi, ngoài hai chị em ra có còn ai nữa đâu. Chị bảo quý em hơn cả bản thân chị. Vì em một phần mà chị vào đây làm du kích. Cái gì ngon chị cũng nhường, trận nào ác liệt là chị cắt cử em ở nhà. Chị không cho em trực tiếp cầm súng, cứ một mực bắt em học cứu thương, y tá, một mực bắt em phải gội đầu lá sả cho thơm, bắt em phải uống nước hà thủ ô cho xanh tóc. Chị đối xử với em còn quá chị ruột. Có lần gian nan quá như hồi đầu năm ngoái, chị còn bảo em trở vào ấp lấy chồng đi, chuyện ngoài này một mình chị sẽ cáng đáng cho cả hai. Chị chết được rồi, nếm trải đủ mùi vị cuộc đời rồi.
- Sao em không vào.
- Nếu vào thì… Bây giờ đâu có còn được gặp anh.
Anh hỏi lướt đi để xoá nhanh một thoáng xúc động vừa nhen lên:
- Nghe nói em và chị Hai không phải người vùng này?
- Dạ… Hình như quê em đâu ở tận miệt sông Cửu Long hay sông Kiên Giang gì đó, rồi loạn lạc bồng bế nhau lên đây làm cao su đồn điền. Ba má em, ba má chị Hai đều ngã bệnh chết cả trong đận này. Đại khái vậy, có gì không anh?
- Không! Hỏi để biết. Này, lạ thật! Hai chị em tính khí, hình dạng khác hẳn nhau như mặt trăng mặt trời mà lại có thể quấn quyện, có thể hợp nhau, yêu thương nhau được đến thế.
- Gần đây mới khác thôi chứ trước đây ai cũng bảo em với chị giống nhau tựa chị em ruột. Hồi đó chị Ốm, để tóc dài và ưa mặc đồ mỏng kia. Chị cố làm khác mình đi. Em sợ chiến tranh kéo dài.
- Nếu một ngày nào đó…
- Anh…
- Sao em?
- Không!… Chị Hai với anh Tám liệu có…
- Mặc họ… Mặc họ Sương ạ! Cứ để họ sống thật với nhau, dù chỉ một đêm, một giờ, đừng nghĩ gì xa xôi nhiều quá…
- Đừng - Cô gái đưa tay bịt miệng anh - Đừng nói gì nữa. Sắp sáng rồi. Em muốn được ngồi cạnh anh thế này… ngủ một lát.
Họ ngồi sát vào nhau hơn một chút. Chút nữa, chìm sâu vào bóng tối bụi tầm vông. Và im lặng. Chỉ thế thôi.
Chỉ thế thôi, dẫu rằng bằng cảm giác mơ hồ, dường như cả hai đều thấy mặt đất dưới chân khẽ chuyển động, từng cây xào xạc hơn bởi sức sống hừng hực của hai thân thể chắc là đang quấn quyện ở chỗ mí sông kia, gần lắm…
- Sương… Anh thương em!
- Anh… Anh không sợ… sát ư?
- Không! Anh đã nghĩ rồi. Anh thách thức tất cả.
Cô gái không nói gì nữa, chỉ khẽ lả đầu vào ngực anh, thốt lên một tiếng thở dài thật sâu.
Lúc ấy họ và tất cả những đồng đội của họ đều không hề biết rằng sự rùng động bất thường của vạt đất ven sông đêm nay chính là điềm báo trước một thảm họa sắp xảy ra.
*
Đó là vào một chiều như mọi buổi chiều chiến tranh khác sau đó ba ngày của mùa khô năm 1968.
Cánh của Tám Tính và Hai Hợi đã vượt sông chuyển sang bên kia để làm trận phục kích giao thông chặn quân tiếp viện. Bên này chỉ còn cánh của Hùng và tổ phẫu thuật của Ba Sương.
Anh đang lên sa bàn hạ quyết tâm lần cuối cùng cho trận tập sáu người diệt hai trăm tên ngoại quốc. Đồng đội ngồi rải rác xung quanh anh. Họ im lặng. Sa bàn đâu chỉ là giáo án, từ chiếc que trên tay người đội trưởng, họ nhìn thấy máu đổ, thấy những thây người ngã xuống, rách toác, óc vỡ, ruột đùn ra như ruột lợn, những ống xương thòi thụt nham nhở trắng hếu… Họ nghe thấy tiếng thét, tiếng hộc, tiếng rên la và cả tiếng rú khoái trá man dại… Và họ vẫn chỉ ngồi im lặng, mắt nhìn lên, gần như trống rỗng, gần như không có một mảy may xao xuyến gì. Họ đã quen? Hay làm như đã quen? Không rõ, chỉ thấy người này nắn nắn lại chùm thủ pháo, người kia gài lại lưỡi dao găm đã mòn vẹt, người kia nữa, đang loay hoay chỉnh lại vòng cánh trái B41 cho bay được xa hơn… Nhưng cũng có người chỉ ngồi đập muỗi vã hoặc bẻ ngón tay khùng khục. Chỉ có Bảo, cậu con trai mười chín tuổi, e ấp, trắng trẻo và xinh xắn như con gái là đang mồ hôi mồ kê hối hả chuẩn bị cho bữa cơm chiều ở một góc khuất và cạnh đó là Sương, cô vừa vo gạo vừa chốc chốc nhìn lên anh, đôi gò má xanh xao hơi ửng hồng.
Đang như thế bỗng nghe đến rầm một tiếng dữ dội. Một mùi khét lẹt xộc lên. Cành lá rụng rào rào. Cây cối ngả nghiêng. Không gian vỡ vụn, nóng cháy… Chết mẹ rồi! Địch tập kích! Tất cả nằm xuống!… Hùng chỉ kịp hét lên được một câu như thế rồi lăn nhanh người xuống đất. Tiếng hét của anh thừa. Theo phản xạ đã được tôi rèn đến mức tinh nhuệ, mọi người đã tìm được vị trí che khuất, che đỡ trước anh rồi. Im lặng… Cái gì thế này? Sao lại im lặng?… Vô lý! Chả lẽ chúng lần này lại giở chứng tập kích chỉ bằng một trái đạn mồ côi? Hay đúng là một trái cối lạc đàn? Không phải! Lạc gì thì cũng phải có tiếng rít gió chứ. Mới nghĩ thế, Hùng đã thấy một vật gì đó đè nặng lên người, rất nặng, tiếp liền là một tiếng rên buồn bã:
- Anh Hùng… Em chết!
Hùng quay lại: Bảo đang nằm ngửa đầu, đầu ngoẹo lên lưng anh, mắt chỉ còn độc lòng trắng trợn ngược, miệng sùi máu, đang thở hắt ra. Và ở phần bụng, thật quái dị, có một vật thể gì đó dài và nhọn đang đội xếch vạt áo của cậu ta lên, rung rung. Hùng giở ra… Anh bỗng bủn rủn chân tay, không còn tin vào mắt mình nữa. Từ cái bụng toang hoác đỏ lòm của Bảo, một cái chuôi đạn B41 xanh lè, dài gần hai gang tay đang lòi ra theo một góc độc chênh chếch! Theo phản xạ, anh quay ngoắt lại nhìn về phía anh chàng giữ hoa? lực ngồi cách đó hơn chục thước và chợt hiểu cả…
Thủ phạm chính là Tuấn, xạ thủ B41, đang ôm cứng lấy gốc cây, quỳ gục, mặt mày bạc phếch, mắt đổ chàm và toàn thân run bắn như đang lên một cơn động kinh dữ dội. Trái đạn khổng lồ hình hoa chuối lúc nãy nằm nghễu nghện ở đầu nòng giờ không còn nữa, thay thế vào đó là một ngún khói vàng đục đang ngoằn ngoèo bay ra… Hai mươi tuổi, quê Nghệ An, đen cháy, bền như một sợi chão neo thuyền, đánh giặc như trò đùa, chưa hề biết sợ là gì, lần đầu được phân công đảm trách cây hoa? lực hạng nặng thay cho Bảo bị sốt rét, không biết táy máy thế nào, cậu ta đã để cướp cò. Cướp cò đối với bất cứ một loại vũ khí gì cũng có nghĩa là chết chóc, cướp cò B41 lại khủng khiếp gấp ngàn lần hơn. Nhưng thật may: Trong quá trình bay đi, quả đạn thay vì đã huỷ diệt gọn cả đơn vị ngon lành nhưng ở đây, không hiểu do một thế lực siêu nhiên nào xui khiến, nó liên tục va đập vào cây cành mạnh mẽ tới nỗi đầu đạn rắn chắc là thế mà cũng phải vỡ văng ra mỗi nơi một mảnh, chỉ còn lại cái chuôi thon nhỏ nhằm bụng Bảo phóng tới, xuyên qua lần vải, thuốn ngập vào trong.
- Anh Hùng… Em… Em…
Bảo vẫn chưa chết, cái miệng vẫn há ra ngáp ngáp, để lộ cả hàm răng nhuộm máu. Máu đang phì bọt ở đằng mũi, máu ướt đẫm hai vạt áo, máu chảy loang xuống đùi. Máu… Luồng mắt Hùng bất giác vuốt theo nhìn vào đấy và một lần nữa anh thấy xa xẩm mặt mày: trong bể nước, cùng với máu và những cục phân vàng vàng là mấy con giun đũa màu trắng đục, nhẫy nhụa đang chuyển động loằng ngoằng…
- Chôn!
Hùng quay mặt đi ra lệnh sau một lúc dường như thấy máu ngừng chảy trong người. Sương hớt hải bước tới, trên ngực áo cũng đang có mấy giọt máu bắn vào:
- Anh Hai!… Anh ấy còn sống?
- Sống cũng chôn! Mà… Sống cái gì nữa? - Anh nói mà không nghe được giọng nói của mình.
- Để em thử coi lại coi. Biết đâu…
- Coi cái gì? - Anh gắt khẽ trong khi cơ mặt sạm lại - Cô có dám rút cái cán chết tiệt này ra không? Có đảm bảo rằng trong bụng cậu ấy đã hết… những mảnh nổ nguy hiểm không? (Thực ra anh muốn nói về những cục phân và búi giun đũa vấy máu sẽ bục tiếp theo ra).
Sương cúi đầu xuống một giây rồi ngẩng lên, nét mặt lạnh cứng:
- Dám!
- Đồng chí y tá! - Hùng cũng sắt mặt - Đây là lệnh, đồng chí không được can thiệp vào. Anh em đâu? - Thằng Khiển, thằng Vượng đâu? Cả thằng Tuấn khốn nạn kia nữa, mày ngồi chết giẫm ở đó à? Mang nó ra hố pháo chôn ngay!
- Không! - Sương thét - Không được chôn sống người ta như thế!
- Lôi con người lắm điều này đi! - Hùng chỉ tay ra cửa rừng.
Chát!… Cả khuôn mặt râu ria của Hùng hơi bật ngửa ra sau trước một cái tát quá bất ngờ.
- Khốn nạn!…
Anh rít lên kiểu con thú bị sa bẫy rồi cầm lấy cái cổ tay bé xíu như cổ tay con nít của Sương siết chặt như muốn bóp vụn thành bụi.
- Ôi chao!… Đau!
Sương thốt lên một tiếng não ruột rồi lả người ra, mặt mày xanh mét đến ghê rợn. Không thèm để ý, Hùng càng siết mạnh, gần như nâng khỏi mặt đất cái thân hình bé nhỏ đang mềm oặt kia.
- Ngu ngốc! - Anh gằn giọng, nói sát vào mặt cô - Rất ngu ngốc cô biết không? Với một vết thương như thế, sự cứu chữa chỉ làm cho nó trở nên trầm trọng thêm, sẽ gây một mức độ khiếp hãi không lường được cho tất cả mọi người mà chết vẫn hoàn chết. Rõ chưa? Đồ y tá lang băm!
- Chết em…
Cô gái không nghe được lời sỉ mạ ghê gớm ấy vì toàn thân cô đang lả ra, mồ hôi vã thành từng hạt trên trán… Hùng bất giác nhìn xuống và như bị bỏng, anh đang vội buông tay… Cái bàn tay phải anh vừa siết có một vòng băng trắng ở ngón trỏ. Vòng băng đã chuyển sang màu đỏ thẫm, đang rịn máu… Anh làu bàu trong khi nét mặt tự dưng nhăn quắt lại:
- Rất may mà cô bị thương chứ không thì… Cả đời tôi, tôi chưa bị ai dám đối xử như thế bao giờ. Kể cả bố đẻ. Về chỗ! Và xem lại băng đi!
Sương ngồi phịch xuống, nước mắt trào, cô chỉ còn đủ sức nhìn lên anh với một ánh nhìn ai oán.
Thi thể Bảo, vẫn còn nguyên cái chuôi đạn trong bụng, được quýnh quáng khênh đến một hố pháo ở gần cửa rừng. Khi gượng nhẹ đặt được Bảo vào cái đáy hố méo mó, nham nhở, hai con mắt cậu ta vẫn còn mở nhưng là một thứ mở trống trải, vô hồn, nước da đã chuyển sang màu sáp trắng.
Trước mặt đồng đội đang đứng lặng, Hùng quỳ xuống mép hố, nói lầm rầm:
- Tha thứ cho bọn tao nhé, Bảo ơi!... Bọn tao không còn cách nào khác… Không còn phương tiện nào khác cả. Bọn tao không nỡ nhìn mày chết trên đường cáng đi phẫu. Xa lắm… Muốn mày chết ở đây, giữa bạn bè. Hãy tha thứ… Hãy nhắm mắt lại cho bọn tao đỡ khổ… Được không?
Dường như nghe thấu được những tiếng nói vang ra từ lồng ngực ngột ngạt ấy, đôi mắt mù mịt của Bảo khẽ nhắm lại một chút rồi liền đó lại mở ra và… không bao giờ nhắm lại nữa! Người chiến sĩ ấy đã chết thật sự, mang theo vào lòng đất cái cán đạn màu xanh để yên lòng đồng đội.
Cho đến tận lúc tối trời, khi giàn pháo Tân Tây Lan từ căn cứ Lai Khê bắt đầu nhả đạn cầm canh, người ta vẫn thấy một thân người nằm úp xuống nấm mồ đắp vội hầu như không động cựa. Đó là Tuấn.
Ở cửa hầm chỉ huy, Hùng đọc cho chiến sĩ điện đài đánh về cấp trên:
“… Tai họa không lớn nhưng có tác động sâu sắc đến tâm lý chiến đấu của bộ đội. Với ấn tượng quá xốc do cái chết của đồng chí Bảo tạo ra, tôi chính thức đề nghị trên cho ngừng trận đánh lại. Nếu cứ tiếp tục tiến hành, lẽ dĩ nhiên đơn vị vẫn sẽ tiến hành khi có lệnh, nhưng hậu quả xấu sẽ xảy ra không thể lường trước được.
Để có đề nghị này, tôi xin lãnh mọi trách nhiệm…”.
Tuấn thẫn thờ đi đến trước mặt Hùng, giọng ủ dột:
- Anh kỷ luật em đi!… Bắn bỏ em đi! Em không thiết sống nữa… Em với nó cùng làng, cùng học một lớp, cùng cắt tay lấy máu viết đơn xin vào đây. Mẹ nó có mình nó… nhận em làm con nuôi. Vậy mà em lại giết nó!… Sống làm gì nữa? Bắn bỏ em đi!…
- Muốn bắn, tự kiếm súng mà bắn đi. Còn không, cút về võng và ngủ đi một giấc! Đi! Đồ thối thây!
Hùng nói và bỏ đi ra vệ sông. Anh cần tắm. Nếu không vục toàn thân xuống nước lạnh ngay bây giờ, có thể anh sẽ tru lên từng chập như chó sói mất.
Một bóng đen gầy guộc chặn trước mặt…
- Anh Hai…
- Gì nữa?… Cô lại tính muốn phê phán tư tưởng hữu khuynh chao đảo cho ngừng trận đánh của tôi?
- Không… Em muốn hỏi… Anh còn giận em?
- Còn.
- Em… em xin lỗi! Em mụ mị đầu óc, em không biết mình đã làm gì nữa. Tại vì… Tại vì em thương quá… Anh đánh lại em đi… Bóp chặt tay như hồi nãy cũng được. Em đáng như thế. Em là một con bé ngu ngốc. Em…
- Tay còn đau nhiều không?
Một tiếng khóc tấm tức bật lên:
- Đừng giận… Đừng bỏ em nghe anh! Em chỉ có một mình anh. Em… thương anh!
Hùng quay mặt đi, tiếng nói ngàn ngạt:
- Thế là bao nhiêu công sức đổ vào đó mà phải dừng lại! Người ta sẽ nghĩ gì?
- Không… Không sao đâu. Em thay mặt lực lượng địa phương… sẽ cùng chịu trách nhiệm với anh.
- Sương…
Hồi ấy Sương có người chị bà con tên là Hợi, giữ cương vị xã đội trưởng du kích.
- Chào bà xã đội! Đang nằm lơ mơ, Hùng bật người khỏi võng đứng dậy.
- Chào bà đội trưởng đội võ trang tuyên truyền xã Thời Hoà - Hợi nghiêm mặt sửa lại bằng cái giọng khàn khàn y hệt giọng đàn ông. Tôi được người ta bảo đến chỗ đồng chí để hiệp đồng tác chiến.
Một chút nữa thì Hùng phì cười. Anh khẽ nghiêng mặt, kín đáo quan sát người đàn bà bao lâu nay tiếng tăm nổi như cồn mà bây giờ mới trực tiếp được gặp. Chừng hai nhăm tuổi, hơn Sương vài tuổi nhưng cứng cáp, rắn rỏi hơn nhiều. Tóc húi kiểu con trai, còn ngắn hơn cả con trai, khuôn mặt góc cạnh, lông mày xếch, mắt sáng lì, vai nở, ngực rất nở, được bó chặt đến nỗi tưởng rằng chỉ cần thở mạnh một cái là tất cả những nút áo, nút nịt ngực sẽ đứt tung, bật văng vào mặt người đối diện. Chưa hết. Phía dưới cái bụng tròn lẳn được thít chặt căng bằng chiếc dây lưng Mỹ đeo đầy tạc đạn lớn nhỏ, tròn méo là một đường hông bung toa? đến ngang ngửa. Chỉ có điều tiếp liền cái ngang ngửa tối mắt đó lại là chiếc quần cụt mốc thếch, chỉ hở ra đôi đầu gối chắc nịch và đôi bắp chân xoắn bện màu bánh mật chi chít những đường gai cào sần sượng dọc ngang. Tóm lại nếu thêm hàng ria rậm ở mép nữa thì cô xã đội nức tiếng đánh giặc trời gầm này sẽ trở thành một chàng trai bặm trợn, phong trần. Song có một cái rất lạ, nằm ngầm bên trong, phải để ý tinh mới thấy, đó là sự duyên dáng, ắp đầy nữ tính ẩn đằng sau cái vẻ nửa đàn ông nửa đàn bà ấy. Lạ hơn nữa mà có lẽ chỉ riêng Hùng mới nhận thấy: Hợi rất giống cô em. Tất cả những chi tiết trên mặt đều ngược nhau, một đằng vâm vam, một đằng mềm mại, một đằng bung ra, một đằng khép kín nhưng nhìn tổng thể lại phảng phất giống nhau. Cũng như ở đời, một người rất xấu lại giống một người rất đẹp nhưng không có nghĩa là phải đẹp theo. Phát hiện được điều bí mật thầm kín này, trước mặt Hùng, cô xã đội bỗng trở nên có phần nào dễ thương hơn. Bằng đôi mắt hững hờ và u tối, cô ta đăm đắm nhìn vào thân thể, vào bộ ngực, bộ đùi nở nang của Hùng như cái kiểu người ta nhìn vào gốc cây, tảng đá. Chỉ vậy thôi nhưng cũng để anh con trai thoắt trở nên bối rối. Và khi cái nhìn không dừng lại, nó trượt nhanh xuống dưới… anh bất giác thả người xuống võng, khép cứng hai đùi lại. Cô ta cười, một cái cười cũng hững hờ, u tối, gò má được cái cười soi rọi, hơi ánh hồng lên một chút.
- Sương nó hỏi thăm ông và gửi cho ông mấy viên thuốc ngủ. Nó bảo mắt ông là loại mắt của người trầm uất, hay thao thức nghĩ ngợi. Nhưng đến đây, tôi mới thấy con nhỏ em tôi nó nhầm. Cái thân hình bò mộng kia, nếu có mất ngủ thì duyên do cũng chỉ là thiếu ngủ với… đàn bà. Đúng không? Thôi nhận đi cha! Làm gì mà nhệch mồm ra cười như hoẵng thèm đực thế. Trở về tôi sẽ bảo nó, cách tốt nhất là nhét vào ông một bụng rau răm là ổn. Đúng không!
Hợi cười to, răng trắng nhưng nhức. Quái lạ! Người gì nói thì khồ khồ mà cười lại thanh đến thế, như tiếng cười của một cô gái hoàn chỉnh. Nhìn toàn thể là đàn ông nhưng nhìn tách ra từng bộ phận thì lại là đàn bà. Anh cũng cười theo bởi một sức lây lan không thể cưỡng lại được.
- Hôm nay mới được gặp người đàn bà inốc. Tôi thấy thiên hạ đồn không ngoa.
- Thôi, đừng có mà bẻm mép. Bây giờ vào việc, đồng chí đội trưởng đặc nhiệm!
Thú thật, suốt hơn một giờ đồng hồ nghe bà đại diện lực lượng võ trang địa phương hăng hái thông báo về tình hình một tiểu đoàn. Anh cả Đỏ của Mỹ vừa đổ quân xuống đóng chốt ở Bình Cơ, tôi chỉ nghe được lõm bõm. Đầu óc tôi đang còn mải bảng lảng với những giai thoại thật hư, kỳ quặc của nhân vật đang hiện lên bằng xương bằng thịt ngồi chồm hỗm cạnh tôi đây…
… Ngày xưa vốn là dân bán thịt chợ. Cuộc sống cạnh tranh dao búa đã chuyển hoá một cô Hợi đa tình nhí nhảnh thành một cô hàng thịt đanh đá và dữ dằn. Cô có tình nhân từ năm mười lăm tuổi. Tình nhân thay lòng, đêm tối cô lừa ra sông dìm cho một trận gần chết rồi lột quần đuổi đi. Từ ấy, cô yêu đương bạt mạng, càng bạt mạng càng đẹp lồ lộ ra, được bao nhiêu tiền cũng đem bao trai hết. Nhưng gã trai nào phản lại cô hoặc chỉ cần lộ ra một chút Sở Khanh bạc bẽo, lập tức bị cô trừng phạt tàn canh liền: kẻ khuynh gia bại sản, kẻ bị vợ đuổi đi, kẻ tuột hết cấp chức, kẻ lại được để thẹo trên mặt hay bị thiến đi cái của gậy thằng ăn mày, đành ôm hận suốt đời. Nhưng nói chung, ít ai dám phản cô mà cô bỏ rơi thiên hạ thì nhiều. Đặc biệt cô không thể chịu được những gã đàn ông ưỡn ẹo, tính tình bạc nhược…
- Nè! Ông có nghe tôi nói không đó? - Hợi nhìn lên, đôi mày xếch chau lại với vẻ uy nghiêm và phiền muộn.
- Nghe… Nghe chứ. Bờ đê cao hai mét, hào sâu mét rưỡi, thường xuyên có hai tiểu đội bảo an đi tuần…
- Thôi! Tập trung vô không lại bỏ con bỏ cái tùm lum trong đó ông ơi!
- Rõ!
… Năm hai mươi tuổi, sắc đẹp đang vào kỳ rực rỡ, bỏ qua tất cả những hy vọng, những thất vọng của đám úy tá, quận trưởng, tỉnh trưởng, Hợi tự nhiên sanh tật đi phải lòng một gã thượng sĩ bảo an quèn. Giống như một thứ luật bù trừ, ngày trước cô làm khổ đàn ông bao nhiêu, thì giờ viên thượng sĩ lại làm cô khổ sở bấy nhiêu. Cô yêu anh ta như bị bùa bị ngải, đam mê, cuống quýt, hãi sợ, mịt mờ. Nếu có ai hỏi vì sao? Cô chỉ lắc đầu cười: Không biết! Anh giống như đứa trẻ con nhưng ảnh cũng giống một ông bụt trong chùa, càng yêu, càng đi vào, càng cảm thấy mỏng manh…
Cuộc tình đang dâng đến tột đỉnh thì bỗng một đêm, Hợi phát hiện ra anh ta đã có vợ. Thế là xong! Chuyện này Hợi chưa hề được nghe anh ta nói và cô cũng không muốn cướp đoạt hạnh phúc của ai, không khóc một tiếng, bạt tai cho anh ta một cái rồi mấy hôm sau, nhân có cô em họ là Sương đang làm y tá trong căn cứ, cô quyết định bỏ ấp vào rừng làm Việt Cộng. Bọn đàn ông ngoài đời đều khốn nạn hết! Chỉ còn hy vọng vào đám đực rựa ở trong rừng coi có khá hơn không? Ngay đêm đầu tiên gặp em, cô đã vừa phun nước miếng phèo phèo xuống thảm lá khô vừa nói như thế.
- Địa bàn nơi ta đang ở là một vạt rừng mỏng, bên này sông Sài Gòn, bên kia lộ 13 - Tiếng Hợi vẫn đều đều - Luôn luôn có bốn sắc lính bất cứ lúc nào cũng có thể nổ súng vào giữa đầu mình: Mỹ, chủ lực, bảo an, dân vệ. Cho nên việc đi lại ăn ở được đưa lên hàng đầu…
… Vào rừng, cô quyết định cắt tóc ngắn, thay quần dài bằng quần cụt, lông mày lông mi không thèm tỉa, da dẻ chân tay để mặc cho nắng rọi, gai cào… Tiếng nói cô trầm xuống, khàn đi, điệu bộ trở nên bặm trợn, cứng ngắc, vào trận là hò la hét lác như đàn ông, hơn đàn ông. Cái tiềm năng đanh đá dữ dằn và cả đôi chút độc địa ngày trước được phát toa? trọn vẹn, vuốt nhọn trong trận mạc, trong giành giật sống còn từng giây từng phút với hoàn cảnh. Cô trở thành người chỉ huy can tràng, tàn bạo và ngổ ngáo. Đụng địch, cô vác B40 xông lên trước, tiếp cận hàng rào gai, cô lột phăng quần áo chui ào ào, ai rụt rè, ai hèn nhát, cô đá đít, tạt tai, lột súng đuổi về phía sau liền. Kẻ địch ngán cô, du kích sợ cô và ngay cả những lực lượng xuống phối hợp với cô cũng không tránh khỏi sự ngại ngần, vì nể sợ. Ít nhất trên hai lần, xã uỷ, huyện uỷ bảo cô viết đơn vào Đảng nhưng cô đều lắc đầu. Đảng điếc gì, cô nói. Vào rồi cứ phải làm ra cái vẻ đứng đắn, đạo mạo, cáu cũng cáu giả, buồn cũng buồn giả, ngứa ngáy chân tay lắm, tôi hứa sẽ không thua kém một đứa Đảng nào hết.
… Thiên hạ nói về cô như vậy. Cảm phục có, chê trách có và thương hại cũng có nhưng tựu trung lại, con người như cô rất cần cho sự tồn tại của những cánh rừng mỏng tang này. Riêng có một điều thầm kín không ai biết, ít ai biết và chính Hùng cũng chỉ mới được nghe qua tâm sự của bác sĩ Ba Thành trong một lần anh cáng thương binh lên trạm phẫu: thi thoảng, vào những đêm trăng tỏ, những đêm rảnh rỗi không phải vùi đầu vào súng đạn, cô xã đội trưởng vốn được coi như một người đàn bà lãnh cảm, ghê tởm đàn ông lại lên những cơn co giật khổ sở. Lên cơn một mình và tự tiêu huỷ cũng một mình, không cần tới một sự trợ lực giới tính nào hết. Ngay sau đó, người ta thấy cô nhìn đám con trai bằng tia mắt vừa cồn cào vừa mờ mịt. Nếu có anh chàng ngộ nhận nào hiểu lầm cái nhìn ấy mà sán lại là lập tức bị trả giá ngaỵ Cũng như bình thường, cô hay nhảy xuống suối tắm chung với đàn ông nhưng rủi có anh nào chân tay quờ quạng là được ăn đầu gối vào hạ bộ liền. Thầm kín hơn, vẫn theo lời kể của ông thầy thuốc đồ tể, nếu có dịp, cô thường xuất hiện lặng lẽ trong những ca mổ bụng của anh em thương binh bị trúng đạn, trúng mảnh vào ruột, khi thì cáng lên, khi thì tìm cớ lên thăm người ốm. Cô ngồi ở một góc sạp, âm thầm, chìm trong khoảng tối mà ánh đèn măng-sông không thể hắt tới. Cái nhìn tội lắm. Cái nhìn vời vợi của người mẹ, người em và cả người vợ, vừa buồn, vừa thương, vừa… có một cái gì đó không thể gọi tên khi, theo trình tự giải phẫu, người thầy thuốc buộc phải cạo đi đám lông đen nhức dưới bụng người bị thương để tránh nhiễm trùng. Như đám lông trên thân thể trai trẻ, tràn căng sinh lực đang nằm thiêm thiếp vợi dần đi, rơi lả tả xuống sông, lặng lẽ trôi theo dòng…
- Đồng chí Hùng! - Đột nhiên Hợi đứng phắt dậy.
- Có tôi! - Hùng cũng ngơ ngác đứng lên theo.
- Thái độ đồng chí không nghiêm túc. Tôi dư biết trong cái đầu lộn xộn của đồng chí đang nghĩ gì nhưng tôi bỏ quạ Tóm lại: Tối nay cánh du kích của tôi sẽ đến, cánh của Tám Tính cũng tập kết ở đây, huyện đội nhờ đồng chí lo cho anh em chỗ ngủ an toàn.
- Rõ!
Dù không muốn nhưng đôi chân Hùng cũng chụm lại thẳng đơ như đứng trước người chỉ huy trực tiếp của mình.
- Tốt! Còn nữa: Làm thằng đàn ông cứ thấy gái là nghệt mặt ra, dở ẹc. Nhưng cố làm bộ nghệnh nghệnh lại còn dở ẹc hơn. Bộ Ông đang tính quyến rũ con nhỏ em tôi hả?… Ngắc ngứ gì nữa? Chỉ cần cái giọng nó nhắc tới tên ông thì biết. Nhưng cẩn thận nghe cha! Vàng mười đó. Nó mà làm sao thì ông dè chừng cái sọ.
- Rõ!
Buột miệng nói xong, Hùng ngậm ngay lại, im thin thít.
Khoảng xế chiều thì tổ của Tám Tính tới.
Vừa nhìn thấy Hợi, anh ta đã duỗn mặt ra, cặp mắt ốc nhồi phát toa? những tia sáng nhấp nháy theo cái kiểu nhà địa chất đã nhìn thấy một vỉa quặng tốt tươi ẩn sau cái vỏ xù xì của nó. Phải chăng đây cũng là lần đầu tiên anh chàng được trực tiếp gặp người đàn bà thép và phải chăng cái méo mó hoang sơ trong tâm hồn anh con trai đã bắt gặp được sự giao thoa hoà đồng trong cái ngoại hình dị biệt của người con gái? Có phải thật như vậy không? Hùng chưa rõ lắm nhưng anh tự thú vị với cái nhận xét vừa loé sáng trong trí não mình. Tự dưng anh tin rằng, đêm nay, cùng cư trú trong một vạt rừng mỏng tang lảng vảng đầy bóng dáng tử thần, hai tính cách đó nhất định sẽ bùng nổ trong một cú va chạm dữ dội thật ngẫu hứng.
Nhưng lúc này mới là chiều. Hoàng hôn ở đâu cũng hiu hắt. Hoàng hôn trong những cánh rừng chiến tranh càng ảm đảm hơn. Tối được một lát, cánh du kích còn lại, trong đó có Ba Sương cắt rừng tìm đến. Sự xuất hiện của bốn cô gái trong xã đội đã làm cả vạt rừng nóng bỏng trở nên mềm ướt. Thế là đã hội tụ đủ cả ba thứ quân, ba quả đấm thép sẵn sàng giáng xuống đám đất đỏ tươi mà bọn người ngoại quốc trắng đen đang ăn ở.
Nhác thấy Sương, không hiểu sao Hùng lại trạnh nhớ đến Viên. Chao ôi! Giá lúc này còn nó, bằng đôi mắt rượi buồn, ánh sắc thần linh, nó sẽ thầm thì mách bảo cho mọi người biết cuộc chém giết tàn bạo sắp xảy ra sẽ đi đến đâu? Sẽ kết thúc như thế nào? Và Sương nữa? Có đúng là số phận đã ràng buộc vào với anh rồi không?… Thôi, dẫu sao thế cũng là may cho mày Viên ạ! Đằng nào cũng chết, chết sớm ngày nào đỡ cực ngày ấy. Nếu còn sống, liệu cái tâm linh quá ư mẫn cảm của mày có gánh nổi cái sức nặng của cuộc chiến vô định như một cơn ác mộng triền miên này không?
- Anh Hùng ơi! - Bảo ở đâu đi đến, ngồi xuống bên cạnh anh, nói nhỏ.
- Cái gì? Nói to lên! Sao cậu lúc nào cũng khẽ khàng như tỏ tình ấy thế? Liều B41 thối à?
- Không! - Bảo đỏ mặt lúng túng - chị… chị Sương…
- Chị Sương làm sao? Nói đại đi!
- Chị ấy… khóc. Đang khóc.
- Khóc! Sao khóc? Đứa nào trêu mà khóc?
- Không. Chị ấy vô tình giở nồi cơm của mình, thấy toàn báng già độn với củ nần, chị ấy khóc. Chị bảo: “Mấy anh ở ngoài ấy vô đây sao cực quá! Ăn vậy làm sao sống?”.
- Lúc này Sương… Cô ấy đang ở đâu?
- Hình như ở ngoài sông.
Sông Sài Gòn vào kỳ trăng lặn, nước dâng đầy ăm ắp, láng líp bờ. Mặc kệ cho con người và chiến tranh tàn phá xơ xác ở hai bên, dòng sông vẫn yên ả trôi ngược trôi xuôi, như dửng dưng, như ngạo mạn, như không đoái hoài gì tới những dã tâm toan tính lặt vặt, nhất thời, đáng thương hại của con người.
Trong dòng sông buổi chiều, Sương đang tắm.
Quần kéo lên quá ngực, vai để trần, tóc thả dài trong nước… cô du kích hoá thân thành cô thôn nữ miệt vườn đang tắm táp sau giờ đi bưng về. Hùng đứng lặng, để mặc cho muôn vàn vòng tròn sóng từ cái thân thể kia lan ra, thổi tràn vào người. Thưở còn đi học, anh đã nhiều lần được ra sông ra biển, được tới những bãi tắm, những bể bơi đông người nhưng chưa bao giờ anh được nhìn thấy một nét tắm thanh tao, đẹp đẽ dường này. Nét tắm của cô gái trong trận mạc, nét tắm tinh khiết, không vẩn đục mảy may, tắm giữa sự điêu tàn, tắm bên cạnh cái chết, như tắm một lần cho mãi mãi… Vai mảnh, cổ mảnh, nhỏ và gầy, trắng xanh, gợi nhắc một vóc dáng trẻ thơ đang đùa nghịch ở ao nhà. Cô ngửa mặt, lim dim mắt, hướng về phía ráng chiều rói đỏ giống một con chim non ngỡ ngàng hớp nắng, lúc lúc lại khẽ rung cánh giật mình. Chỉ khác, cô thôn nữ tắm sau một ngày trồng tỉa, cô du kích tắm trước một đêm hãi hùng. Cô này muốn sạch thơm nếu chẳng may phải vật mình xuống lòng đất.
Sương sẽ mãi là con chim nhỏ hớp thèm thuồng ráng chiều như thế nếu như từ bên kia sông không có một dáng bơi đang rẽ nước ào ào tiến sang. Hùng nhận ra đó là Khiển, người Hải Hậu, vùng đồng chua nước mặn, một mũi trưởng thiện chiến, lầm lì và đáng tin cậy của mình. Lầm lì sống, lầm lì đáng giặc, lầm lì sáng chiều đều đặn ngày hai lượt bơi qua bơi lại mặt sông một mình. Bơi cho đỡ nhớ khổ sở con vợ mình mẩy tròn ủng như con ong. Được hỏi, Khiển sẽ cười lặng lẽ, trả lời nửa đùa nửa thật như thế.
Sương kín đáo kéo cao thêm cạp quần rồi nhẹ nhàng lội trở lại bờ. Thân hình cô cao dần lên, nháng nước, bó sát, thon thả và trong suốt. Trong buổi chiều vùng giáp ranh còn một chút mặt trời vương lại trên đỉnh rừng, cô du kích nhỏ bé giống như một vật thể huyền thoại không có thật đang từ lòng nước trồi lên, e ấp, dịu mát và tan nhoà. Hùng khẽ nhắm mắt lại… Đến khi mở ra, cô gái đã hiện ra trước mắt anh tự lúc nào. Cô không tránh né và anh cũng không có ý nhường đường. Một chút chấp chới trong đáy mắt, một chút rung nhẹ trong giọng nói của cô:
- Anh… Anh Hùng!
Họ đang đứng đối diện với nhau, lặng lẽ, âm thầm. Một to tát, một mảnh dẻ, một cường tráng, một yếu ớt, một gồ ghề, một mịn mượt… Sự đối lập bất thần đó sẽ tạo thành lực hút nam châm mãnh liệt nếu như lúc đó, Hùng không chợt nhớ tới lời tiên liệu nghiệt ngã của Viên. Anh đánh tia nhìn sang hướng khác:
- Xin chào cô cứu thương của đoàn cảm tử quân hỗn hợp. Nói rồi, không chờ cô kịp trả lời, anh bước thẳng xuống mặt sông khi ấy đang chuyển dần sang màu chì giá lạnh.
Gần nửa đêm các tổ trinh sát mới lục tục trở về bơ phờ, mệt mỏi.
Đám con gái rửa ráy qua loa rồi xuýt xoa leo lên võng. Cánh con trai bền sức hơn, nháy nhau lôi can rượu ra nhậu bậy với mấy ngọn lá giang chua dôn dốt. Chỉ có hai người thiếu mặt. Đó là Hùng, vốn xưa nay ít nhậu, không biết nhậu và Tám Tính, cây nhậu thần sầu không rõ lủi đi đâu.
Gà trong ấp đã eo óc gáy canh hai. Tiếng gà của yên hà, của đời thường ấm cúng vẳng vào tới đây nghe sao lạc lõng đến thế nhưng sao cũng da diết đến thế? Rừng đêm phập phồng, bí hiểm và xào xạc. Nước sông âm thầm vỗ sóng trễ nải vào bờ như ngàn năm nay nó không bao giờ trễ nải như thế. Hoa? châu trôi lờ lững trên trời như những linh hồn cô độc không biết đi đâu về đâu, chỉ thỉnh thoảng run rẩy chớp sáng một mình…
Rồi đám nhậu cũng tan. Dấu hiệu sự sống của con người nơi đây còn lại độ dòng đưa lịm dần của những cánh võng nilông giăng sát mí nước.
Tám Tính vẫn ngồi. Người đàn ông mạnh mẽ gần ba mươi tuổi mang biệt danh nhậu thần sầu này đêm nay không ngủ. Anh đang say nỗi say riêng của mình. Say cái mồi đang hiện diện ngồn ngộn trong tấm võng trước mặt. Anh ngồi cái dáng ngồi của cọp. Vai gù lên, đầu gầm xuống, hai tay buông rơi, hơi thở nặng nề. Sự nặng nề ấy càng gia tăng khi từ tấm võng kia thi thoảng lại phát ra những tiếng cựa mình sột soạt. Và cứ như một sự trêu ngươi tai ác, đêm khuya thanh vắng, võng vãnh gì mà nhiều sột soạt đến thế…
Cách đấy không xa, ở bên kia bụi tầm vông lá nhỏ, cũng có thêm hai người đang thức. Đó là Sương và Hùng. Một người đứng và một người ngồi bập thuốc trên võng. Cả hai đều lặng thầm, chỉ đôi lúc nhìn sâu vào mắt nhau qua ánh sáng tàn lửa đầu thuốc. Hồi tối, khi trườn qua hàng rào chốt Mỹ, anh đã bị một cái lưỡi lam khứa vào bả vai sâu đến nửa phân. Bây giờ, sợ anh đau nhức, lo anh nhiễm trùng, cô sang coi lại vết thương. Ngồi xuống đi em! Anh nói nhỏ. Cô ngoan ngoãn vâng lời. Em lên võng này này, để anh ngồi dưới ấy chọ Không! Lúc này anh đang là thương binh và em đang là thầy thuốc. Hai ánh mắt chuyển sang vị trí thế cân bằng. Họ không nói nữa. Rừng đêm truyền tiếng nói của con người đi xa lắm! Hãy để cho mọi người ngủ yên. Đừng để cho đồng đội phải trạnh lòng, dù lúc này đây chúng mình vẫn là chúng mình, riêng biệt hai đứa, phải không em? Ánh mắt anh nói và cô gật đầu ra ý hiểu. Bởi lẽ chẳng có sự chạnh lòng này thì họ đã có quá nhiều điều nghĩ ngợi rồi, nhất là trước một trận đánh khốc liệt như trận này. Chao ôi! Trận đánh! Những trận đánh. Trận này nối tiếp trận kia, cái mất mát này nối liền cái mất mát khác, sự thành bại không ngớt đuổi theo nhau… Biết đến ngày nào mới không còn trận đánh? Biết đến ngày nào mới được thoa? sức nói to lên mọi điều không phải thầm thì nhìn vào mắt nhau như thế này? Anh đang nghĩ gì thế? Sao có lúc nhìn vào mắt anh thấy buồn kinh khủng? Mắt anh giống mắt mẹ. Cả đời mẹ buồn. Nếu anh không trở về nữa, mẹ sẽ chết. Im lặng… Cô gái day mặt nhìn ra sông. Con sông màu sữa đang mờ mịt sương đêm. Sao tên em lại là Sương? Nghe buồn thế? Sương ơi! Người ta nói trước khi anh về đây, em là bông hoa dại của rừng. Hầu như tất cả đều phải lòng em, tất cả đều muốn có em, được em để mắt đến, đúng không? Anh đang nghĩ, anh đang dò tìm, cớ sao lại thế, em có gì ghê gớm lắm đâu?
- Không biết! Em không biết! Mặc kệ người tạ Người ta cũng nói em… Đừng giận nhé! Em có số sát chồng?
- Em đã sát ai? Sát những ai? Tức là em đã có yêu, yêu nhiều rồi phải không? Hay là em vẫn là em, một mình tinh khiết, thiên hạ tìm đến với em, thương em rồi ngã xuống, rồi bảo rằng là tại em?
- Không biết, không biết, đừng hỏi, đừng nhìn em như thế! Dòng sông đêm nay sao đẹp quá! Giá như không có chiến tranh, không có bom đạn, không có cái chốt Mỹ cần phải nhổ đi ngày mai, không có gì cả, chỉ có anh và… thì cuộc đời sẽ dễ thương biết chừng nào phải không anh? Không… Đừng! Đừng cúi sát xuống mặt em như thế, đừng… đừng hôn em! Em không chịu nổi đâu. Thôi, mắt anh lại buồn rồi! Thì đó, anh hôn đi! Đừng khinh em, hãy hôn thiệt lòng nghe anh… Ơ! Sao lại thế? Sao anh lại ngồi thẳng trở lại rồi? Cô gái thoáng mỉm một cái cười héo hắt… Sát chồng! Sát người yêu… Sao họ lại nỡ nói như thế? Để anh phải sợ… Sợ hôn em tức là hôn vào môi thần chết chớ gì?…
Một tiếng thở nặng nề như tiếng thở của con thú bị thương vẳng đến. Hùng chợt thấy sống lưng mình ớn lạnh. Anh biết tiếng thở ấy là của ai rồi và đang phát ra từ đâu. Anh hơi chao mình che đi tầm mắt của Sương có thể nhìn được sang chỗ Tám Tính. Khổ chưa! Nếu như đúng như lời thiên hạ thì con người kia đang sắp đến giờ mụ mị. Không biết nói, không biết đẩy đưa, tán tỉnh, chỉ biết thèm, biết ào ào bươn tới. Cứ thấy hơi hướng đàn bà, bất kể già trẻ lớn bé, miễn là có da thịt là tâm thần bấn loạn, mắt nhìn như lồi ra, toàn thân cứng ngắc như bị thôi miên, như bị hoá thạch, như cái dáng ngồi lì lợm kia. Ngồi rất lâu, ngồi im lìm, chẳng ho hắng, chẳng ngọ nguậy, chỉ thở, thở như rên. Rồi vào một thời điểm nào đó, lý trí mất hoàn toàn khả năng kiểm soát, không đắn đo, không nghĩ ngợi, không cần biết đối tượng là ai, hậu quả gì sẽ xảy đến… Cả thân hình hực lửa đang rung lên từng chập đó bất định đứng dậy, nhọc nhằn lao vào cuộc chinh phạt như thói quen công đồn táo tợn đã lặn sâu vào tiềm thức.
Cuộc chinh phạt năm ăn năm thua mà phần lớn là… thuạ Mười lần may ra mới một lần được. Nhưng vẫn không nản, không gục ngã, say máu rồi, lại tiếp tục những cú vồ vỡ mặt. Những cú vồ bản năng mang tính tật bệnh điên rồ. Thói quen chém giết đã chuyển hoá không tự biết thành thói quen tình dục. Hai thói quen mang ý nghĩa rất trái ngược nhau nhưng lại hỗ trợ bổ sung cho nhau tưởng như là một. Chính vì thế mà đồng đội tạm chép miệng bỏ quạ Cấp trên cũng chỉ nhắc nhở gọi là. Thế giới đàn bà tránh né nhưng không tỏ ra có ý ghê tởm. Anh ta chỉ làm nhiệm vụ cô lại, bộc lộ tận cùng những cái gì mà ở trong thế giới thầm kín của mỗi người đều ủ dấm. Sâu xa hơn, nơi trận tuyến giáp ranh ngày nào cũng có người ngã xuống, ngày nào cũng có người nản chí chiêu hồi, thậm chí chiêu hồi ở những cấp rất cao, ai ngớ ngẩn đi chấp một hành vi bệnh tật để tiêu huỷ đi một chiến sĩ kiên cường, một chỉ huy tháo vát. Có một thời, giá trị nhân phẩm của một con người không phụ thuộc vào những khuyết tật lặt vặt, những cá tính khó xài, những khôn ngoan lọc lõi, mà chỉ phụ thuộc vào chuyện anh có dám hết mình thuỷ chung với cách mạng, với bạn bè, có dám xả thân ăn thua đủ với kẻ thù đang ở thế mạnh không. Đó là hạt nhân của nhân cách, của lòng cao thượng và vị tha.
Tiếng thở có chiều nặng nề hơn… Hùng định đi tới làm một động tác gì đó để tháo gỡ cho con người tội nghiệp kia ra được khỏi cơn mê hoảng và cho cả mình lẫn Sương khỏi phải chứng kiến một hành vi phàm tục có nguy cơ sẽ bị phá vỡ đi hết thảy những giá trị tinh thần mà hai người vừa vun vén được, nhưng không kịp! Anh chưa đi đến nơi thì đã thấy con bệnh đứng dậy, lừ lừ tiến đến tấm võng no tròn. Hợi còn thức hay ngủ? Người đàn bà thép có tiếng là ghê tởm, coi thường đàn ông này sẽ phản ứng ra sao? Tiếng nổ của hai tính cách va chạm sẽ vang lên theo ý nghĩa nào đây? Một chút tò mò thích thú xen một chút lo lắng mơ hồ, Hùng bất giác nín thở ngồi xuống như sắp phải chứng kiến một màn kịch đau lòng mà thực ra anh đã tuyệt đường trốn tránh.
Cái võng vẫn không hay biết. Vẫn no tròn và ấm sực. Cái bóng cọp đen rầm kia đã sát gần. Nó mềm mại cúi xuống… Ngồi xuống… Vươn tay ra… Rẹt! Mép võng bị vén khẽ lên… Vẫn im lìm, vẫn căng mọng. Lại còn sột soạt như thách thức. Những ngón tay nhẹ lùa vào, run rẩy… Tiếng thở như bị chẹt cổ. Chen vào, hình như có cả tiếng ngáy êm êm. Cả khu rừng im phắc. Dòng sông cũng ngừng trôi. Mảnh trăng hạ tuần ngượng ngùng núp kín vào mây đen… Bỗng roạt! Mép võng bị xé ra để từ đó bung lên một thân hình thấp đậm. Trong thoáng chốc, cô xã đội đã chuyển thế dựng đứng trước mặt con đực. Tám Tính bàng hoàng (Thường là như vậy mà sao vẫn cứ bàng hoàng? Chuyện đực cái kỳ bí và đầy ma lực như vậy sao?). Chưa kịp định thần thì một cái tát rất gọn và khô đã văng mạnh vào mặt. Hùng ù đầu như chính mình vừa nhận lãnh cái tát ấy. Anh bịt chặt lấy mang tai. Sắp sửa la toáng cả lên bây giờ đây này! Sắp sửa cả cánh rừng này sẽ đổ xô lại chứng kiến sự bẽ bàng ô nhục của giới mày râu này!… chát! Khuôn mặt nở nang kia nhận thêm một cái tát bên trái nữa, vẫn lặng lẽ, gọn và khộ Đến nước này thì chính Hùng cũng không chịu nổi. Thà cô ta cứ kêu toác lên lại còn hơn, đằng này cứ từng cái một, lặng lẽ đẩy thằng đàn ông vào một sự hành hạ không thể chống trả thì đau quá! Anh quyết định bước lại. Nhưng lần thứ hai cũng muộn. Muộn theo chiều ngược lại. Anh tiểu đoàn trưởng gan hùm sau cái tát thứ hai đã tỉnh hẳn, giống như một đứa trẻ nghịch ngợm bị bắt quả tang, lủi thủi xây lưng định chuồn thẳng thì, cũng bất ngờ như mép võng bị xé ra lúc đầu, cô gái bỗng đưa tay dịu dàng giữ lại. Hai thân hình đứng sững trước mặt nhau, xù xì, không lay động, trông như hai gốc cây cụt ngọt bị pháo tiện đứt. Lâu lắm. Thời gian vón cục lệt sệt. Không gian tan loãng… Và rồi cái gì cần xảy ra đã xảy ra, ngẫu nhiên và nhuốm màu phi lý, không tuân theo một trình tự logic nào cả. Cái bóng đàn ông cao lớn cúi xuống bế thốc cái bóng đàn bà lên, rón rén và hối hả đi ra mép sóng…
Tảng đá đang đè nặng lên ngực bỗng được hất ra, Hùng thả người xuống thảm lá khô, mỉm cười. Toa. độ hạnh phúc một trên mười đã được xác định. Chúc may mắn. Hãy hết mình dẫu chỉ một lần các bạn thân yêu, một lần thôi cũng là đủ cho mãi mãi bởi vì đêm mai, đêm mốt, có thể một trong hai người, một trong chúng ta sẽ không còn.
Anh chợt rùng mình bởi một bàn tay người đậu nhẹ lên vai như chiếc lá… Sương!
- Chết thôi! Em nhìn thấy cả rồi ư?
- Dạ… - Cô ngồi xuống, thì thầm - Em thương chị Hai lắm! Đời chị toàn những lận đận long đong. Em mong chị tìm được một người con trai nào đó để dồn hết yêu thương, điều mà trong chị khi nào cũng dư thừa, để chị trở lại là chị như cũ. Anh Hùng ơi! Mỗi lần thấy chị Ôm súng la lối, gạt mọi người chạy lên đầu như đàn ông, em cứ muốn khóc. Hình như đêm nay chị đã tìm được, đã có nhưng… em chỉ sợ không bền.
- Chị Hai cưng em lắm phải không?
- Cha mẹ hai bên không còn, anh em họ mạc cũng tứ tán khắp nơi, ngoài hai chị em ra có còn ai nữa đâu. Chị bảo quý em hơn cả bản thân chị. Vì em một phần mà chị vào đây làm du kích. Cái gì ngon chị cũng nhường, trận nào ác liệt là chị cắt cử em ở nhà. Chị không cho em trực tiếp cầm súng, cứ một mực bắt em học cứu thương, y tá, một mực bắt em phải gội đầu lá sả cho thơm, bắt em phải uống nước hà thủ ô cho xanh tóc. Chị đối xử với em còn quá chị ruột. Có lần gian nan quá như hồi đầu năm ngoái, chị còn bảo em trở vào ấp lấy chồng đi, chuyện ngoài này một mình chị sẽ cáng đáng cho cả hai. Chị chết được rồi, nếm trải đủ mùi vị cuộc đời rồi.
- Sao em không vào.
- Nếu vào thì… Bây giờ đâu có còn được gặp anh.
Anh hỏi lướt đi để xoá nhanh một thoáng xúc động vừa nhen lên:
- Nghe nói em và chị Hai không phải người vùng này?
- Dạ… Hình như quê em đâu ở tận miệt sông Cửu Long hay sông Kiên Giang gì đó, rồi loạn lạc bồng bế nhau lên đây làm cao su đồn điền. Ba má em, ba má chị Hai đều ngã bệnh chết cả trong đận này. Đại khái vậy, có gì không anh?
- Không! Hỏi để biết. Này, lạ thật! Hai chị em tính khí, hình dạng khác hẳn nhau như mặt trăng mặt trời mà lại có thể quấn quyện, có thể hợp nhau, yêu thương nhau được đến thế.
- Gần đây mới khác thôi chứ trước đây ai cũng bảo em với chị giống nhau tựa chị em ruột. Hồi đó chị Ốm, để tóc dài và ưa mặc đồ mỏng kia. Chị cố làm khác mình đi. Em sợ chiến tranh kéo dài.
- Nếu một ngày nào đó…
- Anh…
- Sao em?
- Không!… Chị Hai với anh Tám liệu có…
- Mặc họ… Mặc họ Sương ạ! Cứ để họ sống thật với nhau, dù chỉ một đêm, một giờ, đừng nghĩ gì xa xôi nhiều quá…
- Đừng - Cô gái đưa tay bịt miệng anh - Đừng nói gì nữa. Sắp sáng rồi. Em muốn được ngồi cạnh anh thế này… ngủ một lát.
Họ ngồi sát vào nhau hơn một chút. Chút nữa, chìm sâu vào bóng tối bụi tầm vông. Và im lặng. Chỉ thế thôi.
Chỉ thế thôi, dẫu rằng bằng cảm giác mơ hồ, dường như cả hai đều thấy mặt đất dưới chân khẽ chuyển động, từng cây xào xạc hơn bởi sức sống hừng hực của hai thân thể chắc là đang quấn quyện ở chỗ mí sông kia, gần lắm…
- Sương… Anh thương em!
- Anh… Anh không sợ… sát ư?
- Không! Anh đã nghĩ rồi. Anh thách thức tất cả.
Cô gái không nói gì nữa, chỉ khẽ lả đầu vào ngực anh, thốt lên một tiếng thở dài thật sâu.
Lúc ấy họ và tất cả những đồng đội của họ đều không hề biết rằng sự rùng động bất thường của vạt đất ven sông đêm nay chính là điềm báo trước một thảm họa sắp xảy ra.
*
Đó là vào một chiều như mọi buổi chiều chiến tranh khác sau đó ba ngày của mùa khô năm 1968.
Cánh của Tám Tính và Hai Hợi đã vượt sông chuyển sang bên kia để làm trận phục kích giao thông chặn quân tiếp viện. Bên này chỉ còn cánh của Hùng và tổ phẫu thuật của Ba Sương.
Anh đang lên sa bàn hạ quyết tâm lần cuối cùng cho trận tập sáu người diệt hai trăm tên ngoại quốc. Đồng đội ngồi rải rác xung quanh anh. Họ im lặng. Sa bàn đâu chỉ là giáo án, từ chiếc que trên tay người đội trưởng, họ nhìn thấy máu đổ, thấy những thây người ngã xuống, rách toác, óc vỡ, ruột đùn ra như ruột lợn, những ống xương thòi thụt nham nhở trắng hếu… Họ nghe thấy tiếng thét, tiếng hộc, tiếng rên la và cả tiếng rú khoái trá man dại… Và họ vẫn chỉ ngồi im lặng, mắt nhìn lên, gần như trống rỗng, gần như không có một mảy may xao xuyến gì. Họ đã quen? Hay làm như đã quen? Không rõ, chỉ thấy người này nắn nắn lại chùm thủ pháo, người kia gài lại lưỡi dao găm đã mòn vẹt, người kia nữa, đang loay hoay chỉnh lại vòng cánh trái B41 cho bay được xa hơn… Nhưng cũng có người chỉ ngồi đập muỗi vã hoặc bẻ ngón tay khùng khục. Chỉ có Bảo, cậu con trai mười chín tuổi, e ấp, trắng trẻo và xinh xắn như con gái là đang mồ hôi mồ kê hối hả chuẩn bị cho bữa cơm chiều ở một góc khuất và cạnh đó là Sương, cô vừa vo gạo vừa chốc chốc nhìn lên anh, đôi gò má xanh xao hơi ửng hồng.
Đang như thế bỗng nghe đến rầm một tiếng dữ dội. Một mùi khét lẹt xộc lên. Cành lá rụng rào rào. Cây cối ngả nghiêng. Không gian vỡ vụn, nóng cháy… Chết mẹ rồi! Địch tập kích! Tất cả nằm xuống!… Hùng chỉ kịp hét lên được một câu như thế rồi lăn nhanh người xuống đất. Tiếng hét của anh thừa. Theo phản xạ đã được tôi rèn đến mức tinh nhuệ, mọi người đã tìm được vị trí che khuất, che đỡ trước anh rồi. Im lặng… Cái gì thế này? Sao lại im lặng?… Vô lý! Chả lẽ chúng lần này lại giở chứng tập kích chỉ bằng một trái đạn mồ côi? Hay đúng là một trái cối lạc đàn? Không phải! Lạc gì thì cũng phải có tiếng rít gió chứ. Mới nghĩ thế, Hùng đã thấy một vật gì đó đè nặng lên người, rất nặng, tiếp liền là một tiếng rên buồn bã:
- Anh Hùng… Em chết!
Hùng quay lại: Bảo đang nằm ngửa đầu, đầu ngoẹo lên lưng anh, mắt chỉ còn độc lòng trắng trợn ngược, miệng sùi máu, đang thở hắt ra. Và ở phần bụng, thật quái dị, có một vật thể gì đó dài và nhọn đang đội xếch vạt áo của cậu ta lên, rung rung. Hùng giở ra… Anh bỗng bủn rủn chân tay, không còn tin vào mắt mình nữa. Từ cái bụng toang hoác đỏ lòm của Bảo, một cái chuôi đạn B41 xanh lè, dài gần hai gang tay đang lòi ra theo một góc độc chênh chếch! Theo phản xạ, anh quay ngoắt lại nhìn về phía anh chàng giữ hoa? lực ngồi cách đó hơn chục thước và chợt hiểu cả…
Thủ phạm chính là Tuấn, xạ thủ B41, đang ôm cứng lấy gốc cây, quỳ gục, mặt mày bạc phếch, mắt đổ chàm và toàn thân run bắn như đang lên một cơn động kinh dữ dội. Trái đạn khổng lồ hình hoa chuối lúc nãy nằm nghễu nghện ở đầu nòng giờ không còn nữa, thay thế vào đó là một ngún khói vàng đục đang ngoằn ngoèo bay ra… Hai mươi tuổi, quê Nghệ An, đen cháy, bền như một sợi chão neo thuyền, đánh giặc như trò đùa, chưa hề biết sợ là gì, lần đầu được phân công đảm trách cây hoa? lực hạng nặng thay cho Bảo bị sốt rét, không biết táy máy thế nào, cậu ta đã để cướp cò. Cướp cò đối với bất cứ một loại vũ khí gì cũng có nghĩa là chết chóc, cướp cò B41 lại khủng khiếp gấp ngàn lần hơn. Nhưng thật may: Trong quá trình bay đi, quả đạn thay vì đã huỷ diệt gọn cả đơn vị ngon lành nhưng ở đây, không hiểu do một thế lực siêu nhiên nào xui khiến, nó liên tục va đập vào cây cành mạnh mẽ tới nỗi đầu đạn rắn chắc là thế mà cũng phải vỡ văng ra mỗi nơi một mảnh, chỉ còn lại cái chuôi thon nhỏ nhằm bụng Bảo phóng tới, xuyên qua lần vải, thuốn ngập vào trong.
- Anh Hùng… Em… Em…
Bảo vẫn chưa chết, cái miệng vẫn há ra ngáp ngáp, để lộ cả hàm răng nhuộm máu. Máu đang phì bọt ở đằng mũi, máu ướt đẫm hai vạt áo, máu chảy loang xuống đùi. Máu… Luồng mắt Hùng bất giác vuốt theo nhìn vào đấy và một lần nữa anh thấy xa xẩm mặt mày: trong bể nước, cùng với máu và những cục phân vàng vàng là mấy con giun đũa màu trắng đục, nhẫy nhụa đang chuyển động loằng ngoằng…
- Chôn!
Hùng quay mặt đi ra lệnh sau một lúc dường như thấy máu ngừng chảy trong người. Sương hớt hải bước tới, trên ngực áo cũng đang có mấy giọt máu bắn vào:
- Anh Hai!… Anh ấy còn sống?
- Sống cũng chôn! Mà… Sống cái gì nữa? - Anh nói mà không nghe được giọng nói của mình.
- Để em thử coi lại coi. Biết đâu…
- Coi cái gì? - Anh gắt khẽ trong khi cơ mặt sạm lại - Cô có dám rút cái cán chết tiệt này ra không? Có đảm bảo rằng trong bụng cậu ấy đã hết… những mảnh nổ nguy hiểm không? (Thực ra anh muốn nói về những cục phân và búi giun đũa vấy máu sẽ bục tiếp theo ra).
Sương cúi đầu xuống một giây rồi ngẩng lên, nét mặt lạnh cứng:
- Dám!
- Đồng chí y tá! - Hùng cũng sắt mặt - Đây là lệnh, đồng chí không được can thiệp vào. Anh em đâu? - Thằng Khiển, thằng Vượng đâu? Cả thằng Tuấn khốn nạn kia nữa, mày ngồi chết giẫm ở đó à? Mang nó ra hố pháo chôn ngay!
- Không! - Sương thét - Không được chôn sống người ta như thế!
- Lôi con người lắm điều này đi! - Hùng chỉ tay ra cửa rừng.
Chát!… Cả khuôn mặt râu ria của Hùng hơi bật ngửa ra sau trước một cái tát quá bất ngờ.
- Khốn nạn!…
Anh rít lên kiểu con thú bị sa bẫy rồi cầm lấy cái cổ tay bé xíu như cổ tay con nít của Sương siết chặt như muốn bóp vụn thành bụi.
- Ôi chao!… Đau!
Sương thốt lên một tiếng não ruột rồi lả người ra, mặt mày xanh mét đến ghê rợn. Không thèm để ý, Hùng càng siết mạnh, gần như nâng khỏi mặt đất cái thân hình bé nhỏ đang mềm oặt kia.
- Ngu ngốc! - Anh gằn giọng, nói sát vào mặt cô - Rất ngu ngốc cô biết không? Với một vết thương như thế, sự cứu chữa chỉ làm cho nó trở nên trầm trọng thêm, sẽ gây một mức độ khiếp hãi không lường được cho tất cả mọi người mà chết vẫn hoàn chết. Rõ chưa? Đồ y tá lang băm!
- Chết em…
Cô gái không nghe được lời sỉ mạ ghê gớm ấy vì toàn thân cô đang lả ra, mồ hôi vã thành từng hạt trên trán… Hùng bất giác nhìn xuống và như bị bỏng, anh đang vội buông tay… Cái bàn tay phải anh vừa siết có một vòng băng trắng ở ngón trỏ. Vòng băng đã chuyển sang màu đỏ thẫm, đang rịn máu… Anh làu bàu trong khi nét mặt tự dưng nhăn quắt lại:
- Rất may mà cô bị thương chứ không thì… Cả đời tôi, tôi chưa bị ai dám đối xử như thế bao giờ. Kể cả bố đẻ. Về chỗ! Và xem lại băng đi!
Sương ngồi phịch xuống, nước mắt trào, cô chỉ còn đủ sức nhìn lên anh với một ánh nhìn ai oán.
Thi thể Bảo, vẫn còn nguyên cái chuôi đạn trong bụng, được quýnh quáng khênh đến một hố pháo ở gần cửa rừng. Khi gượng nhẹ đặt được Bảo vào cái đáy hố méo mó, nham nhở, hai con mắt cậu ta vẫn còn mở nhưng là một thứ mở trống trải, vô hồn, nước da đã chuyển sang màu sáp trắng.
Trước mặt đồng đội đang đứng lặng, Hùng quỳ xuống mép hố, nói lầm rầm:
- Tha thứ cho bọn tao nhé, Bảo ơi!... Bọn tao không còn cách nào khác… Không còn phương tiện nào khác cả. Bọn tao không nỡ nhìn mày chết trên đường cáng đi phẫu. Xa lắm… Muốn mày chết ở đây, giữa bạn bè. Hãy tha thứ… Hãy nhắm mắt lại cho bọn tao đỡ khổ… Được không?
Dường như nghe thấu được những tiếng nói vang ra từ lồng ngực ngột ngạt ấy, đôi mắt mù mịt của Bảo khẽ nhắm lại một chút rồi liền đó lại mở ra và… không bao giờ nhắm lại nữa! Người chiến sĩ ấy đã chết thật sự, mang theo vào lòng đất cái cán đạn màu xanh để yên lòng đồng đội.
Cho đến tận lúc tối trời, khi giàn pháo Tân Tây Lan từ căn cứ Lai Khê bắt đầu nhả đạn cầm canh, người ta vẫn thấy một thân người nằm úp xuống nấm mồ đắp vội hầu như không động cựa. Đó là Tuấn.
Ở cửa hầm chỉ huy, Hùng đọc cho chiến sĩ điện đài đánh về cấp trên:
“… Tai họa không lớn nhưng có tác động sâu sắc đến tâm lý chiến đấu của bộ đội. Với ấn tượng quá xốc do cái chết của đồng chí Bảo tạo ra, tôi chính thức đề nghị trên cho ngừng trận đánh lại. Nếu cứ tiếp tục tiến hành, lẽ dĩ nhiên đơn vị vẫn sẽ tiến hành khi có lệnh, nhưng hậu quả xấu sẽ xảy ra không thể lường trước được.
Để có đề nghị này, tôi xin lãnh mọi trách nhiệm…”.
Tuấn thẫn thờ đi đến trước mặt Hùng, giọng ủ dột:
- Anh kỷ luật em đi!… Bắn bỏ em đi! Em không thiết sống nữa… Em với nó cùng làng, cùng học một lớp, cùng cắt tay lấy máu viết đơn xin vào đây. Mẹ nó có mình nó… nhận em làm con nuôi. Vậy mà em lại giết nó!… Sống làm gì nữa? Bắn bỏ em đi!…
- Muốn bắn, tự kiếm súng mà bắn đi. Còn không, cút về võng và ngủ đi một giấc! Đi! Đồ thối thây!
Hùng nói và bỏ đi ra vệ sông. Anh cần tắm. Nếu không vục toàn thân xuống nước lạnh ngay bây giờ, có thể anh sẽ tru lên từng chập như chó sói mất.
Một bóng đen gầy guộc chặn trước mặt…
- Anh Hai…
- Gì nữa?… Cô lại tính muốn phê phán tư tưởng hữu khuynh chao đảo cho ngừng trận đánh của tôi?
- Không… Em muốn hỏi… Anh còn giận em?
- Còn.
- Em… em xin lỗi! Em mụ mị đầu óc, em không biết mình đã làm gì nữa. Tại vì… Tại vì em thương quá… Anh đánh lại em đi… Bóp chặt tay như hồi nãy cũng được. Em đáng như thế. Em là một con bé ngu ngốc. Em…
- Tay còn đau nhiều không?
Một tiếng khóc tấm tức bật lên:
- Đừng giận… Đừng bỏ em nghe anh! Em chỉ có một mình anh. Em… thương anh!
Hùng quay mặt đi, tiếng nói ngàn ngạt:
- Thế là bao nhiêu công sức đổ vào đó mà phải dừng lại! Người ta sẽ nghĩ gì?
- Không… Không sao đâu. Em thay mặt lực lượng địa phương… sẽ cùng chịu trách nhiệm với anh.
- Sương…