PDA

View Full Version : Giấc mơ của một người tị nạn - Chu Sa Lan



Pages : 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 [16] 17 18 19

tintin27
05-01-2009, 02:28 AM
Chương 16


22h00
03- 05- 1975
Tướng Trưởng với tướng Minh, tướng Lân và bộ tư lệnh hành quân Sinh Nam Tử Bắc đóng tại ngôi nhà hai tầng trước kia là Ủy Ban Nhân Dân của thành phố Nam Định. Sau khi cuộc đổ bộ hoàn tất phó đô đốc Cang đã xuống tàu chỉ huy hạm đội ngược sông Hồng chở theo sư đoàn Sài Gòn lên Hà Nội. Sư đoàn này có nhiệm vụ đóng chốt tại vùng Bắc Ninh thay thế cho liên đoàn 3 biệt động quân của đại tá Biết để đơn vị này đánh vào mặt bắc Hà Nội. Ngoài ra tàu hải quân còn yểm trợ trên sông cũng như bốc các liên đoàn biệt động quân qua bên này sông Hồng để đánh vào mặt đông của Hà Nội.

Hàng chục chiếc máy truyền tin lớn nhỏ kêu xè xè. Đèn nhấp nháy sáng. Đại tá Hùng, tham mưu trưởng của tướng Trưởng mở lời.
- Thưa hai tư lệnh... Theo báo cáo mới nhất lúc 20h00 thời các cánh quân của ta đều vào đúng vị trí ấn định. Bộ tư lệnh sư đoàn 3 của tướng Hinh đang đóng tại Ninh Bình. Trung đoàn 56 án ngữ tại Bỉm Sơn. Trung đoàn 2 sau nhiều trận đụng độ ác liệt đã bứng các chốt của địch ra khỏi đèo Tam Điệp và đóng chốt tại cứ điểm này. Riêng trung đoàn 57 thời một tiểu đoàn đóng tại Phát Diệm còn bộ chỉ huy trung đoàn và hai tiểu đoàn đóng tại Yên Mô...

Tướng Minh để ý thấy khi đại tá Hùng nói tới đâu tướng Trưởng lại nhìn vào các vị trí đã được khoanh vòng đỏ trên bản đồ.
- Mặt tây thời sư đoàn dù đang đóng ở Trôi. Tây nam thời ông Thân đang ở Hoài Đức.
Ông Nhựt đang ở Chúc Sơn. Ông Điềm đang ở Thanh Oai, còn bộ tư lệnh tiền phương của sư đoàn thủy quân lục chiến đang đóng tại Thường Tín. Riêng mặt bắc thời liên đoàn 3 biệt động quân đã chiếm đóng các địa điểm từ Bắc Ninh xuống tới Từ Sơn.
Theo báo cáo mới nhất thời sau nhiều trận đụng độ đẫm máu biệt động quân đã kiểm soát được phi trường Gia Lâm. Mặt đông thời liên đoàn 4 đang đóng tại Như Quỳnh để yểm trợ cho liên đoàn 3. Hai liên đoàn 1 và 2 đang đóng tại Văn Giang. Khi nào các chiến hạm của hải quân lên tới sẽ bốc biệt động quân qua bên này sông Hồng...
- Anh định chừng nào mình mới bắt đầu đánh vào Hà Nội?


Tướng Trưởng trầm ngâm trước câu hỏi của tướng Lân. Lát sau ông ta mới lên tiếng.
- Sở dĩ mình tiến nhanh được trong ngày đầu tiên là nhờ hai yếu tố bất ngờ và các đơn vị chủ lực của họ đã vào hết trong nam rồi. Xuyên qua hai cuộc chạm súng giữa thủy quân lục chiến với các đơn vị của địch ở Hải Dương và sư đoàn 1 ở Nam Định tôi đoán vòng đai cố thủ của Hà Nội khá mạnh mẻ. Ít nhất chúng cũng có từ một tới hai sư đoàn chính quy bảo vệ thủ đô. Theo dự trù mình có năm ngày để dứt điểm Hà Nội. Ngày thứ nhất đã qua. 04h00 ngày 04- 05- 1975 tôi sẽ ra lịnh cho các đơn vị thám sát mở cuộc thăm dò rồi đúng 6h00 lịnh tổng tấn công vào Hà Nội sẽ bắt đầu...

Quay sang Đào tướng Trưởng nói nhỏ.
- Em liên lạc với ông Cang xem tàu đang ở đâu...

Đào nhấc máy. Vinh thấy Đào im lặng lắng nghe bên kia đầu giây nói liên tục rồi mới trả lời.
- Thưa trung tướng phó đô đốc Cang đã bắt được liên lạc với biệt động quân. Ngoài ra các tàu đỗ bộ cũng đã đỗ sư đoàn Sài Gòn lên trám chỗ cho biệt động quân. Chỉ cần có lệnh của trung tướng là tàu sẽ đỗ biệt động quân vào Hà Nội...

Liếc nhanh ba ông tướng Đào ngập ngừng giây lát mới hắng giọng.
- Đoàn tàu chiến của ta đã bị phi cơ địch oanh kích dữ dội. Chiếc HQ 406 đã bị đánh chìm. Ngoài ra đoàn tàu còn bị địch phục kích dài dài từ Hưng Yên lên tới Hà Nội. Hải quân ta cũng đã bắn rơi nhiều chiếc Mig của địch...

Tướng Trưởng chỉ hơi cau mày khi được Đào báo cáo. Riêng tướng Minh nói nhanh.
- Chắc tôi phải cho các F5 đánh Hà Nội... Tôi đã cho một phi đoàn khu trục và một phi đoàn phản lực đáp xuống Cát Bi rồi... Tuy nhỏ nhưng Cát Bi lại gần Hà Nội hơn Vinh. Nếu ta kiểm soát được Gia Lâm thời tôi có thể đem hết các phi đoàn khu trục và phản lực ra bắc...

Chăm chú nhìn vào tấm bản đồ của thành phố Hà Nội tướng Trưởng nói với Đào.
- Em nói với ông Cang hãy đỗ liên đoàn 1, 2 và 4 lên vùng Yên Sở. Ngoài ra em cũng nhắc với ông Cang là kiểm soát thật gắt gao đường sông đừng để cho họ chạy về vùng Đông Anh... Ngoài ra ta cũng cho các toán tháo gỡ chất nổ đặt mìn các cây cầu vào Hà Nội để ngăn chặn các đơn vị của địch về giải vây...

Ngừng lại giây lát tướng Trưởng nói với Vinh.
- Em có thể liên lạc trực tiếp với đại tá Biết không?
- Dạ được...
- Bảo ông Biết chuyển liên đoàn 3 sang vùng Đông Anh để tàu bốc qua vùng Hồ Tây rồi tấn công vào mặt tây bắc của Hà Nội...

Ngước nhìn tướng Minh giây lát vị tư lệnh của lực lượng Giải Phóng Miền Bắc hỏi nhỏ.
- Anh biết gì về không quân của Bắc Việt?
- Từ sau khi Mỹ chấm dứt oanh tạc Bắc Việt thời tôi không có biết nhiều lắm. Tôi chỉ biết là không quân của họ đã bị nhiều tổn thất trong những cuộc không chiến với không và hải quân Hoa Kỳ. Sau hiệp định Paris thời tôi nghĩ họ không chú trọng nhiều về không quân vì không bao giờ họ nghĩ tới chuyện ta sẽ đánh ra bắc... Cũng như mình được Mỹ viện trợ thời họ cũng được Nga đưa cho một số máy bay như Mig 17, Mig 19...

Tướng Trưởng im lìm không nói. Đại tá Hùng lên tiếng.
- Sư đoàn Giải Phóng Hà Nội báo cáo là họ bị bốn chiếc máy bay của không quân Bắc Việt oanh kích hồi trưa nay. Sau đó không quân của ta xuất hiện và cuộc không chiến xảy ra. Cuối cùng một chiếc bị bắn cháy còn ba chiếc kia bỏ chạy...
- Tôi hỏi vậy thôi chứ ngay cả họ có máy bay thời tình thế cũng không thay đổi... Các đơn vị bộ chiến có mang theo hỏa tiển Tow không?
- Dạ có thưa trung tướng... Mỗi tiểu đoàn được lãnh mười trái Tow và M72...
Vinh trả lời nhanh. Ngừng lại giây lát cúi nhìn vào bản đồ tướng Trưởng nói với đại tá Hùng.
- Anh hãy liên lạc với ông Điềm và ông Nhựt. Bảo ông Điềm rút một trung đoàn về đóng ở Phú Xuyên và ông Nhựt cho một trung đoàn án ngữ ở Phủ Lý. Nếu sư đoàn 3 không giữ nổi Tam Điệp hoặc Ninh Bình thời hai trung đoàn này sẽ tiếp viện cho sư đoàn 3...

6h00
04- 05- 1975
Giờ lịch sử. Lệnh từ bộ tư lệnh hành quân Sinh Nam Tử Bắc được ban ra. Sư đoàn dù tiến vào phía bắc Từ Liêm. Sư đoàn Giải Phóng Hà Nội tiến chiếm Cầu Diễn, một vị trí nằm cạnh sông Nhuệ. Sư đoàn 2 tấn kích Hà Đông còn sư đoàn 1 đánh vào vùng Đại Áng, Thường Phúc. Lấy sông Hồng và quốc lộ 1 làm ranh giới ba lữ đoàn thủy quân lục chiến kinh lý mặt đông nam trong lúc biệt động quân được tàu đỗ lên vùng Yên Sở. Tất cả các cánh quân đều được lệnh bắn hạ các máy bay của địch xuất hiện trên trời Hà Nội cũng như phải đánh nhanh và đánh mạnh để tiến chiếm mục tiêu. Đúng 18h00 sư đoàn dù phải vào tới địa phận của Hồ Tây, sư đoàn của tướng Thân phải kiểm soát vùng Cầu Giấy trong khi sư đoàn 2 và 1 phải tiến tới sông Tô Lịch, còn thủy quân lục chiến và biệt động quân phải hiện diện ở quận Hai Bà Trưng.

Sau ngày 30- 4- 75, sư đoàn thủy quân lục chiến lừng danh còn lại quân số độ bảy ngàn, được cải tổ thành 3 lữ đoàn và chỉ huy trực tiếp bởi vị tư lệnh phó là đại tá Trí. Tướng Lân vì lý do sức khỏe nên ở tại bộ tư lệnh hành quân Sinh Nam Tử Bắc. Tuy quân số không nhiều lắm nhưng lính giỏi không cần đông. 147 đi bên phải, 268 đi bên trái còn 369 đi chính giữa. Điểm xuất phát là Thường Tín và điểm cuối là Bộ Quốc Phòng. Tất cả đeo quanh đầu vành tang trắng có bốn chữ Sinh Nam Tử Bắc. Có đi mà không có về. Có tiến mà không có lùi. Nhất định là không lùi. Nhất định không đầu hàng. Lính bảo nhau như thế.
- Thủy quân lục chiến... Sát...
- Hàng sống chống chết... Hàng sống chống chết...

Lính thủy quân lục chiến la rầm trời. Súng địch nổ dồn dập. Mặc súng nổ. Lính cọp biển chạy ào tới trước như những con trâu điên đang thấy bóng địch quân. M16 nổ rền. Khói súng bốc mù mịt. Lính ào tới phòng tuyến. Lựu đạn nổ. M79 bắn trực xạ. Họ tràn qua hầm hố, giao thông hào. Cận chiến bằng lưỡi lê. Lính thủy quân lục chiến tấn công không ngừng nghỉ. Họ đánh cho hả giận. Cho vơi nỗi uất hận của tháng 3- 75 ở Huế và Đà Nẳng. Họ đánh cho tiêu hết nỗi nhục nhả của tháng 4- 75 ở Vũng Tàu, Long Thành, Biên Hoà và Sài Gòn. Họ như cơn sóng thần cuốn tới đâu xác tự vệ thành, công an phường khóm, bộ đội chủ lực nằm la liệt. Máu loang đỏ con đường số 1. Thây bộ đội nổi lềnh bềnh trên hồ Linh Đàm. Xác bộ đội nằm chật vùng Văn Điển. Thịnh Liệt. Tân Mai.

Hà Nội. Cứ điểm an toàn của Võ Nguyên Giáp, Lê Duẫn, Lê Đức Thọ rung rinh vì tiếng reo hò của lính miền nam, vì tiếng súng của chiến xa M48, M41 và cơn giận dữ của thủy quân lục chiến. Hà Nội bốc cháy. Hà Nội đỏ lửa. Hà Nội ngã nghiêng trước cơn phẫn nộ của mấy chục ngàn lính miền nam. Dân Hà Nội có người sợ hãi, có người vui mừng, có người hoan hô chào đón lính miền nam, có người lo âu vội vàng tản cư ra khỏi thành phố.

18h00.
Lịnh ngưng chiến được ban ra cho lính nghỉ ngơi. Lính ở bộ tư lệnh hành quân Sinh Nam Tử Bắc bận bù đầu. Máy liên lạc làm việc không nghĩ. Sư đoàn Dù vượt qua sông Tô Lịch và án ngữ dài theo Đường Bưởi. Liên đoàn 3 biệt động quân cũng có mặt ở phường Nhật Tân vùng Hồ Tây. Sư đoàn Giải Phóng Hà Nội đã tới sát sông Tô Lịch. Ba sư đoàn 1, 2, thủy quân lục chiến và biệt động quân đã vào sát ranh giới của hai quận Đống Đa và Hai Bà Trưng. Vòng vây từ từ xiết chặc lại. Tuy nhiên vòng vây càng nhỏ thời sức kháng cự của địch càng mạnh hơn. Những cuộc chạm súng trở nên ác liệt và đẫm máu hơn. Lính đụng khắp nơi. Đụng bên trái. Đụng bên phải. Đụng trước mặt. Đụng sau lưng. Đụng trong nhà. Đụng ngoài đường phố. Mặc dù những cuộc chạm súng không cản được bước tiến của lính nhưng cũng làm chậm lại. Mười hai tiếng đồng hồ mà họ đi chưa được nửa cây số. Lính bắc việt đóng chốt tử thủ khắp nơi. Họ đóng ba người một chốt cũng có. Sáu người cũng có. Tiểu đội có. Trung đội có. Nhiều khi phải có sự can thiệp của thiết giáp mới bứng được chốt.

Tướng Trưởng, tướng Lân, tướng Giai và tướng Minh bắt tay phó đô đốc Cang khi ông ta bước vào bộ tư lệnh hành quân Sinh Nam Tử Bắc đóng ở Thường Tín. Nhìn bộ quân phục mọi người đều biết vị tư lệnh hải quân và thủy thủ đoàn của ông ta đã trải qua một trận chiến đẫm máu nhất trong đời lính hải quân của họ.

Đón lấy ly nước lạnh của Đào đưa cho, hớp ngụm nhỏ vị tướng ba sao của hải quân tươi cười nói với mọi người.
- Nguyên hạm đội của tôi đụng dài dài từ Hưng Yên lên tới Hà Nội. Nó đem cả mấy chục chiếc Mig đánh tàu. Dù bị thiệt hại nhưng tàu cũng bắn rơi nhiều máy bay lắm...

Hướng về tướng Trưởng ông ta cười tiếp.
- Theo lời anh tôi đã đỗ sư đoàn Sài Gòn lên Bắc Ninh, bốc liên đoàn 3 biệt động quân qua vùng Hồ Tây và đỗ liên đoàn 1, 2 và 4 xuống Yên Sở...
Tướng Trưởng cười nhẹ nói với phó đô đốc Cang mà cũng để cho mọi người nghe.
- Hà Nội được tôi chia làm bảy khu vực 1, 2, 3, 4, 5, 6 và 7. Liên đoàn 3 Biệt Động Quân sẽ đánh khu vực 7 tức là vùng Hồ Tây. Hai sư đoàn Dù và Giải Phóng Hà Nội sẽ vượt qua sông Tô Lịch đánh vào khu vực 1 và 2 thuộc quận Ba Đình. Sư đoàn 1 và 2 sẽ đánh chiếm khu vực 3 và 4 thuộc quận Đống Đa. Đây là khu vực nằm lọt bởi quốc lộ 1 với phố Láng Hạ. Riêng Thủy Quân Lục Chiến với liên đoàn 1, 2 và 4 Biệt Động Quân sẽ tấn kích vào khu 5 và 6 tức là quận Hai Bà Trưng và quận Hoàn Kiếm. Các cơ quan đầu não cũng như tư dinh của đám lãnh tụ cộng sản đều nằm trong các quận này...

Ngừng lại giây lát tướng Trưởng nói với mọi người bằng một giọng trầm, chậm chạp và nghiêm nghị.
- Sáng mai ta sẽ bắt đầu cuộc tổng tấn công với ba binh chủng hải, lục và không quân. Ta có ba ngày 5, 6 và 7 để dứt điểm Hà Nội... Bây giờ anh em nên nghỉ ngơi để lấy hơi sức cho ngày mai...

Trung tá Hùng tươi cười vổ vai Thiên.
- Em dẫn đại đội trinh sát tới phường Mai Dịch trình diện ông Thân... Ổng cần đại đội trinh sát đột kích vào sâu trong lòng địch...

Tuân lệnh Thiên kéo đại đội của mình về Mai Dịch. Chuẩn tướng Thân tỏ ra ngạc nhiên và vui mừng khi gặp lại người sĩ quan chỉ huy đại đội trinh sát của mình. Đưa gói thuốc Capstan mời Thiên vị tư lệnh sư đoàn Giải Phóng Hà Nội cười đùa.
- Mình đúng là hữu duyên thiên lý năng tương ngộ phải không em...

Hít một hơi thuốc lá Thiên cười nhẹ trước lời nói đùa của vị tư lệnh.
- Dạ... Em cám ơn tư lệnh về vụ triệt thoái khỏi cao nguyên....

Chuẩn tướng Thân vổ vai Thiên một cách thân mật.
- Anh chỉ làm những gì mình có thể làm. Đại đội trinh sát của em được bao nhiêu người?
- Dạ được hơn một trăm...

Vị tư lệnh sư đoàn Giải Phóng Hà Nội gật gù.
- Anh cho em cái danh dự treo lá cờ vàng ba sọc đỏ lên cột cờ Hà Nội...

Thiên sáng mắt khi nghe câu nói của chuẩn tướng Thân.
- Tuy nhiên muốn làm được chuyện này em phải theo kế hoạch mà đại tá Lý bày ra...

Chuẩn tướng Thân thì thầm với Thiên xong người đại đội trưởng trinh sát đứng nghiêm giơ tay chào kính tư lệnh của mình rồi bước ra cửa. Đưa tay chào trả lễ chuẩn tướng Thân khe khẽ thở dài. Ông ta vừa cho Thiên một danh dự được treo lá cờ vàng ba sọc đỏ lên cột cờ Hà Nội đồng thời cũng giao cho anh một chuyến đi khó có trở về.
Đêm lấm tấm sao. Trời tối đen. Một toán quân chừng đại đội mặc quân phục bằng vải kaki Nam Định, đội nón cối, mang giép râu và AK47 xuất hiện trên con đường chạy dọc theo hồ Đống Đa nằm trong phường Ô Chợ Dừa. Họ dừng lại chừng mươi phút xong tách ra thành bốn toán len lỏi vượt qua con đường, khu phố và các dãy nhà ngói lụp xụp tối tăm.
- Ai? Đứng lại?

Tiếng quát nghiêm lạnh. Giọng người bắc trả lời nhỏ nhẹ.
- Các đồng chí đừng bắn... Chúng tôi bị thất lạc đơn vị...
- Các đồng chí thuộc đơn vị nào?
- Chúng tôi là lính của đại đội 1 thuộc tiểu đoàn Quyết Thắng...
- Tiểu đoàn của đồng chí đóng ở đâu?
- Thưa đồng chí... Đơn vị của chúng tôi đóng ở Thường Tín. Hồi đêm qua bị một tiểu đoàn ngụy tấn công khiến cho tiểu đoàn tan hàng. Chúng tôi phải chạy về Chương Mỹ trốn tránh xong đợi cho yên ổn mới tìm đường về thành...
- Ai là người chỉ huy của các đồng chí?
- Thưa đồng chí... Tôi là thiếu úy Thanh, đại đội phó...
- Đồng chí tới đây trình diện tôi...

Thiếu úy Thanh bước ra khỏi bóng tối rồi từ từ tiến lại chỗ có đèn sang sáng. Tay mặt của ông ta cầm khẩu AK47 và ngón tay trỏ đặt hờ lên cơ bẩm. Hàng chục họng súng khác trong bóng tối im lìm chờ đợi.
- Đại đội của đồng chí được bao nhiêu người?
- Hơn một trăm... Các đồng chí có thuốc lá không. Bọn này nguyên ngày hôm nay nhịn thèm...

Toán lính canh cười ha hả. Khi thiếu úy Thanh tới gần chúng mới nhận ra đồng bọn xuyên qua bộ quân phục và khẩu súng AK47 cầm trên tay.
- Đồng chí thiếu úy và anh em đi nhanh lên kẻo lính ngụy tới bây giờ... Đây nè thiếu úy cầm lấy gói thuốc chia cho anh em...

Thiếu úy Thanh ngoắc tay. Hơn trăm người lính của ông ta trong bóng tối từ từ bước về chỗ trạm gác. Họ thấy được họng súng đại liên đen ngòm đang hướng về phía đường Bưởi. Thiếu úy Thanh cùng đại đội chưa bước đi người lính trưởng toán hỏi nhanh.
- Thiếu úy biết mật khẩu không?

Thiếu úy Thanh chưa kịp trả lời hắn nói liền.
- Hy Sinh - Cứu Bác... Đồng chí nhớ cho kỹ...

Thiếu úy Thanh tươi cười nói:
- Cám ơn các đồng chí... Các đồng chí nhớ canh gác cẩn thận... Coi chừng lính ngụy mò vào...

Nói xong thiếu úy Thanh cùng đại đội đi nhanh trên con đường vắng tanh. Đèn đường có cái cháy có cái không hắt chút ánh sáng lờ mờ xuống khu phố tối tăm. Nhà cửa và đường phố của Hà Nội đều không được sửa sang vì tất cả nhân lực, tài lực đều dồn vào cuộc chiến tranh xâm lăng miền Nam. Dù máy bay Mỹ đã ngưng oanh tạc gần hai năm mà nhiều khu phố vẫn còn bị xụp đổ.

Đi được chừng hai trăm mét họ gặp một ngã ba. Thiếu úy Thanh thì thầm.
- Đường La Thành... Ta phải quẹo tay mặt... Chừng hai trăm mét ta sẽ gặp ngã năm, quẹo tay trái theo đường Tôn Đức Thắng mình sẽ gặp đường Nguyễn Thái Học. Văn Miếu nằm gần con đường này. Tôi nghĩ mình lủi vào Văn Miếu ngủ là chắc ăn nhất. Đi ban đêm dễ dụng lắm. Ông thầy tính sao?

Người được thiếu úy Thanh gọi là ông thầy trả lời.
- Ông là dân Hà Nội mà... Ừ thì mình lủi vào Văn Miếu ngủ cho khỏe. Cột cờ gần đây không?
- Nó nằm trên đường Điện Biên Phủ cách đây chừng ba bốn con đường thôi. Sáng mai mình chạy cái ào là tới...

Bị chặn hỏi ba lần nhưng nhờ lá bùa " Hy Sinh - Cứu Bác " đại đội thuộc tiểu đoàn Quyết Thắng của thiếu úy Thanh tới Văn Miếu vào lúc nửa đêm. Người lính bật máy truyền tin. Tiếng kêu xè xè.
- Thanh Bình đây Thiên Nga... Thanh Bình đây Thiên Nga...

Chuẩn tướng Thân nhấc lấy ống liên hợp.
- Thanh Bình nghe Thiên Nga...
- Thiên Nga đã gặp đức Khổng... Thanh Bình nghe rõ trả lời...

Môi nở nụ cười vị tư lệnh của sư đoàn Giải Phóng Hà Nội nói.
- Thanh Bình nghe Thiên Nga... Chúc Thiên Nga ngủ ngon...

Cuộc nói chuyện ngắn không đầy mười giây đồng hồ vì sợ bị địch phát giác vị trí.
Quay sang đại tá Lý đang ngồi trầm ngâm chuẩn tướng Thân nói nhỏ.
- Thằng con của mình đã tới Văn Miếu rồi. Sáng mai nó chạy cái ào là tới cột cờ rồi...
- Anh tính cho lính dựng cờ ngày mai?
C
huẩn tướng Thân gật đầu.
- Mình phải dựng cờ để tinh thần của lính lên thật cao. Có như vậy họ mới chọc thủng phòng tuyến của địch được... Thôi tôi với anh ngã lưng một chút. Ngày mai dài lắm...